Tỷ Lệ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số Tham Gia Cấp Ủy Đảng


Tỉnh ủy thường xuyên phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh để mở các lớp Cao cấp Lý luận chính trị tại tỉnh. Ngoài ra, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, tỉnh thường xuyên mở các lớp dạy tiếng Êđê cho cán bộ, công chức nhất là cán bộ công tác ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số; Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã phối hợp với Trường Đại học Tây Nguyên, Học viện Hành chính khu vực Tây Nguyên mở các lớp cử tuyển cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh để bổ sung nguồn cán bộ cấp cơ sở cho các năm sau.

Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các cấp luôn coi trọng công tác nhận xét, đánh giá đúng kết quả học tập, ý thức rèn luyện trong học tập, khả năng tư duy để vận dụng kiến thức vào thực tế ở môi trường hiện đang công tác của mỗi cán bộ dân tộc thiểu số một cách có hiệu quả. Đây là tiêu chuẩn mà các cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ phù hợp với trình độ được đào tạo, năng lực thực tiễn, phù hợp với các chức danh lãnh đạo, quản lý, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Nhìn chung, các cấp ủy đảng trong tỉnh đã chăm lo đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số. Những cán bộ dân tộc thiểu số qua đào tạo, bồi dưỡng đã được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, có khả năng tiếp thu và vận dụng đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác, từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

- Về công tác sử dụng cán bộ

Trong công tác sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xác định đúng yêu cầu của công việc theo tinh thần ''công việc yêu cầu cán bộ'' và khi bố trí, sử dụng đã tránh sự thiên vị cá nhân. Nhận thức rằng, dùng người là cả một khoa học và nghệ thuật, do đó, bố trí đúng cán bộ dân tộc thiểu số để phát huy mặt mạnh của cán bộ, thúc đẩy được phong trào và đã hạn chế được mặt yếu của cán bộ.


Công tác sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số đã kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh và làm đúng theo quy trình. Đảm bảo đúng nội dung, đối tượng theo Quyết định số 49-QĐ/TW, ngày 3/5/1999; Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 4/7/2007 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW, ngày 26/9/2007 của Ban Tổ chức Trung ương và quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ; từ đó, các cấp ủy đảng trực tiếp, thống nhất ban hành quy định của địa phương, đơn vị mình để lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ theo sự phân công, phân cấp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Việc bố trí, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số được thực hiện đảm bảo theo tinh thần Quyết định số 51-QĐ/TW của Bộ Chính trị và các văn bản hướng dẫn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ luôn được gắn với nguồn cán bộ quy hoạch; bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ dân tộc thiểu số đã được các cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong tỉnh triển khai thực hiện đảm bảo quy trình, điều kiện về tiêu chuẩn chức danh cán bộ dân tộc thiểu số theo hướng từng bước trẻ hoá, kết hợp ba độ tuổi nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, công chức bảo đảm tính liên tục, kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp trong đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Việc đề bạt bổ nhiệm và sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số luôn gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan và công tâm, hạn chế được tình trạng tùy tiện áp đặt chủ quan, duy ý chí trong công tác cán bộ, trên quan điểm trọng dụng người có tài, có đức nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong tỉnh Đắk Lắk.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Tăng cường bổ nhiệm số cán bộ dân tộc thiểu số trong quy hoạch đã được cơ cấu vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp thuộc hệ thống chính trị. Do vậy, các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị các cấp của tỉnh là


người dân tộc thiểu số tăng lên về số lượng qua các giai đoạn. Đồng thời, cũng kiên quyết và khéo léo miễn nhiệm cán bộ dân tộc thiểu số nếu không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tỉnh ủy xác định, tư tưởng vào, ra, lên, xuống là chuyện thường tình của công tác cán bộ.

Công tác luân chuyển cán bộ dân tộc thiểu số làm lãnh đạo, quản lý ở tỉnh thời gian qua đã được các cấp ủy đảng, các cơ quan, đơn vị thực hiện theo kế hoạch, cơ bản đạt được các mục đích, yêu cầu đề ra.

Mạnh dạn thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên, đưa việc luân chuyển cán bộ dân tộc thiểu số vào nền nếp; khắc phục được tình trạng trì trệ, chủ quan, tạo cho cán bộ dân tộc thiểu số sức sống mới, chủ động rèn luyện trong hoàn cảnh mới, tạo môi trường để cán bộ rèn luyện, thử thách, sát thực tiễn cuộc sống, tình hình. Trong luân chuyển cán bộ dân tộc thiểu số đã chú ý đến những khó khăn riêng của việc luân chuyển, nên đã thận trọng không gây nên xáo trộn, công việc bị ngắt đoạn không liên tục trong một thời gian nhất định.

Công tác luân chuyển cán bộ dân tộc thiểu số được thực hiện trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo trong thực tiễn cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số lãnh đạo, cán bộ dự nguồn cấp uỷ và các chức danh chủ chốt cấp tỉnh, huyện. Cán bộ dân tộc thiểu số được điều động đến các đơn vị nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực lãnh đạo, chất lượng quản lý cho tập thể cấp ủy, ban thường vụ các cấp. Tạo điều kiện để cấp quản lý cán bộ dân tộc thiểu số đánh giá, quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số sát hơn.

- Về chính sách cán bộ

Căn cứ vào chính sách của Trung ương, Tỉnh uỷ Đắk Lắk đã cụ thể hoá và triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định về chính sách cán bộ, đảm bảo thống nhất trong toàn tỉnh, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và bảo đảm đúng quy định của Trung ương.


Việc xây dựng chính sách cán bộ dân tộc thiểu số tương đối hợp lý, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, công bằng trong thực hiện chính sách cán bộ, gắn trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi; khuyến khích cán bộ công tác ở địa bàn khó khăn, ở cơ sở; chính sách về nhà ở, nhà công vụ đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang, cán bộ khi luân chuyển công tác.

Ba là, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk luôn chú trọng đến việc bổ nhiệm cán bộ dân tộc thiểu số nên tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số tham gia các chức danh chủ chốt đạt được những kết quả nhất định

Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh chịu khó học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và rèn luyện, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực hoạt động thực tiễn để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Công tác cán bộ dân tộc thiểu số cũng được các cấp ủy đảng, quan tâm chỉ đạo và thực hiện theo hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh làm cho công tác cán bộ của tỉnh từng bước đi vào nền nếp, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp trong tỉnh, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài.

Kết quả bầu cử Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2010-2015 và Hội đồng nhân dân 3 cấp nhiệm kỳ 2011-2016 tỉ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trúng cử đạt được:

Biểu đồ 3 1 Tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy Đảng Nguồn 1

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy Đảng

Nguồn: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk [99]; [110]


Biểu đồ 3 2 Cán bộ dân tộc thiểu số là đại biểu Hội đồng nhân dân 2

Biểu đồ 3.2: Cán bộ dân tộc thiểu số là đại biểu Hội đồng nhân dân

Nguồn: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk [99]; [112]


Các ưu điểm đạt được trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên mức độ rất lớn là nhờ các nguyên nhân, nhân tố sau đây:

Một là, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa Tây Nguyên và các khu vực khác trong cả nước, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách về đầu tư phát triển vùng Tây Nguyên và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, quan tâm đầu tư toàn diện cho khu vực Tây Nguyên và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ việc ban hành các chủ trương, nghị quyết, quy hoạch phát triển vùng đến các cơ chế, chính sách đặc thù riêng đối với khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực.

Hai là, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết về công tác cán bộ dân tộc thiểu số, trong đó, có những chính sách chế độ đối với cán bộ dân tộc thiểu số và những định hướng lớn về công tác tổ chức cán bộ dân tộc thiểu số đã thể hiện sự đúng đắn và kịp thời. Đặc biệt, sau khi có Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy khóa IX (2003), cùng với các Quy định của Trung ương trong việc chuẩn hoá cán bộ đã tạo thành một động lực để cán bộ dân tộc thiểu số tích cực học tập, đào tạo, đào tạo lại không ngừng nâng cao trình độ để chuẩn hoá cán bộ.


Ba là, trên cơ sở các nghị quyết của Trung ương về công tác cán bộ dân tộc thiểu số, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ trực thuộc triển khai thực hiện; ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch, quy định, hướng dẫn về công tác tổ chức cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh. Để cụ thể hoá Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chủ động lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Mặc dù, còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh đã quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ dân tộc thiểu số và chính sách cán bộ. Hàng năm, tỉnh dành một khoản ngân sách nhất định để hỗ trợ cho việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ dân tộc thiểu số; hỗ trợ kinh phí cho cán bộ dân tộc thiểu số cơ sở. Chú trọng kiểm tra, đôn đốc và giải quyết kịp thời những vướng mắc, nhất là về chế độ chính sách hỗ trợ và bố trí sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số phù hợp với đặc thù của ngành, địa phương, đơn vị.

Bốn là, đa số các cấp uỷ đảng từ tỉnh đến huyện xã, cán bộ, đảng viên đã nhận thức sâu sắc về công tác cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên đã nghiêm túc, tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương và của tỉnh Đắk Lắk.

Năm là, các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp đã có những đổi mới về tư duy, cách nghĩ, cách làm bằng những cơ chế cụ thể về chủ trương, chính sách chế độ phù hợp với yêu cầu công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số qua các giai đoạn. Thường xuyên chăm lo giải quyết kịp thời những vấn đề cụ thể có liên quan đến công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số gắn với phối hợp tạo nguồn và quản lý nguồn cả đầu vào, đầu ra.

4.1.2. Về hạn chế

Thứ nhất, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo thực hiện các khâu của công tác cán bộ dân tộc thiểu số so với yêu cầu nhiệm vụ chưa thật sự đổi mới

- Về quy hoạch cán bộ

Một số cấp ủy, địa phương, đơn vị chưa nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số; có cơ sở còn để tình


trạng hụt hẫng cán bộ kế cận trong một thời gian dài. Một số đơn vị còn lúng túng trong việc xác định nguồn cán bộ dân tộc thiểu số để quy hoạch nên có một số chức danh quy hoạch so với tiêu chuẩn chưa đảm bảo theo yêu cầu.

Trong quy hoạch, cơ cấu độ tuổi, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ chưa đảm bảo theo quy định và chưa hợp lý; còn tư tưởng khép kín, cục bộ, chưa thường xuyên thực hiện việc rà soát để bổ sung những nhân tố mới, đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ dân tộc thiểu số không còn đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, năng lực công tác.

- Về công tác đào tạo

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số còn bộc lộ những yếu kém như: Chất lượng đào tạo chưa cao; nội dung, chương trình, phương thức đào tạo và phương pháp giảng dạy chậm được đổi mới, còn nặng về lý thuyết; chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa nâng cao tri thức với rèn luyện đạo đức, giữa tiếp thu với việc vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn, nhất là đào tạo kỹ năng nghiệp vụ. Chưa phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập; chế độ chính sách với người học và người dạy còn bất cập.

Một số cơ quan, đơn vị cử cán bộ dân tộc thiểu số đi đào tạo không theo yêu cầu của nhiệm vụ chuyên môn cán bộ đang đảm nhận, tình trạng học chỉ để có bằng cấp khá phổ biến, chủ yếu lựa chọn những ngành dễ liên kết (luật, hành chính, quản lý xã hội...) dẫn đến nhiều ngành kỹ thuật, chuyên môn sâu hiện nay không có cán bộ dân tộc thiểu số đảm nhận, phải bố trí cán bộ không đúng chuyên môn trong khi những chuyên ngành khác thì vẫn còn tình trạng dư thừa cán bộ...

- Về sử dụng cán bộ

Công tác sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số còn có sự chồng chéo, chưa được phân định rõ, một chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý chịu sự quản lý của nhiều cấp nhiều ngành, nhất là cán bộ thuộc ngành dọc.


Việc bố trí sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số có lúc còn nặng về cơ cấu, chưa chú trọng tiêu chuẩn và hiệu quả công tác thực tiễn của cán bộ; tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số chưa phù hợp trình độ, năng lực. Chưa mạnh dạn trong việc đề bạt, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ trẻ (số lượng chưa đạt tỉ lệ nghị quyết của Tỉnh ủy đề ra).

Ở một số địa phương, đơn vị, tình trạng hẫng hụt về sự kế thừa giữa các thế hệ cán bộ còn phổ biến, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý dân tộc thiểu số tại chỗ. Các địa phương, đơn vị có tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số thấp như: Sở Công thương có tỷ lệ 2,63%, Sở Kế hoạch và đầu tư có tỷ lệ 4,17%, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có tỷ lệ 4,35%... Cá biệt, một số đơn vị chưa bố trí được cán bộ dân tộc thiểu số như Sở Thông tin - Truyền thông, Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh...

Tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số công tác ở các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị tuy tăng lên nhưng không nhiều, đạt tỷ lệ 11,62%; cán bộ dân tộc thiểu số ở các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có tỷ lệ thấp hơn so với cơ quan đảng, đoàn thể; càng lên cấp cao thì tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số giảm dần ở các vị trí chủ chốt.

Công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ dân tộc thiểu số có lúc, có nơi còn nặng về cơ cấu, chưa chú trọng tiêu chuẩn và hiệu quả công tác thực tiễn của cán bộ. Một số địa phương, đơn vị còn biểu hiện tư tưởng bố trí cán bộ khép kín, cục bộ, bản vị và không đúng theo quy hoạch, sở trường của cán bộ.

Công tác luân chuyển cán bộ dân tộc thiểu số chưa làm thường xuyên, đôi lúc chưa dựa trên cơ sở quy hoạch cán bộ dự nguồn để thực hiện chiến lược công tác cán bộ của tỉnh. Việc xây dựng kế hoạch luân chuyển còn chậm; chưa làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ được luân chuyển, thời gian luân chuyển còn dài; việc nhận xét, đánh giá; thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ cho cán bộ luân chuyển còn nhiều bất cập nên một số cán bộ luân chuyển chưa yên tâm công tác. Bên cạnh đó, công tác luân chuyển cán bộ dân tộc thiểu số vẫn còn

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí