Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Đắk Lắk Chỉ Đạo Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số 75485


Trung ương và các tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước, cán bộ chủ chốt các huyện, thị xã, thành phố và tương đương (gọi tắt là cấp huyện), cán bộ chuyên trách xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã). Tiêu chuẩn về trình độ cán bộ không còn quy định phải biết một ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Bổ sung thêm tiêu chí là đảng viên hoặc quần chúng ưu tú có triển vọng phát triển Đảng.

Ngày 4/1/2012, Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Quyết định số 398-QĐ/TU, quy định về phân cấp quản lý cán bộ, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử. Đề ra những quy định chung về phân cấp quản lý cán bộ; quy định về phân cấp quản lý cán bộ trong đó có trách nhiệm, quyền hạn của các cấp ủy, tổ chức đảng trong quản lý cán bộ, trách nhiệm của các cơ quan tham mưu của tỉnh ủy về cán bộ và công tác cán bộ; các chức danh cán bộ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định và chức danh cán bộ cần có sự thẩm định nhân sự của các ban của tỉnh ủy; phân cấp quản lý cán bộ đối với cán bộ khi thôi giữ chức vụ hoặc đã nghỉ hưu; bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; bổ nhiệm lại cán bộ; từ chức, miễn nhiệm; điều động và luân chuyển cán bộ.

Quy định phân cấp quản lý cán bộ có điểm mới là: Các ban và các đơn vị trực thuộc Tỉnh ủy chịu trách nhiệm bổ nhiệm trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc các ban, đơn vị trực thuộc mình và không phải xin ý kiến thỏa thuận các ban đảng của Tỉnh ủy mà chỉ cần báo cáo để Ban Tổ chức Tỉnh ủy theo dõi, tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ.

Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Quyết định số 399-QĐ/TU, ngày 4/1/2012 quy định về quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và chế độ hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh đối với cán bộ thuộc đối tượng Tỉnh ủy quản lý. Nội dung quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và đối tượng cán bộ thuộc đối tượng tỉnh ủy quản lý. Trong các đối tượng, đối tượng B3 là cán bộ lực lượng vũ trang có quân hàm từ cấp thượng tá trở lên nhưng nếu cán bộ là người dân tộc thiểu số có quân hàm từ cấp trung tá trở lên vẫn thuộc đối tượng B3, chuyên viên chính và


tương đương nhóm ngạch công chức loại A2.1 bậc 3, hệ số 5,08 và tương đương trở lên nhưng nếu là cán bộ dân tộc thiểu số có mức lương chuyên môn, nghiệp vụ ở nhóm ngạch công chức loại A2.1 bậc 2, hệ số 4,74 và tương đương trở lên vẫn thuộc đối tượng B3; chế độ thăm hỏi, hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh, nghỉ dưỡng và phân cấp quản lý đối với cán bộ thuộc đối tượng tỉnh ủy quản lý; trách nhiệm của Ban tổ chức tỉnh ủy và Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ thuộc đối tượng tỉnh ủy quản lý.

Để có sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 được Tỉnh ủy Đắk Lắk chú trọng quan tâm. Kế hoạch xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp 2015-2020 của Tỉnh ủy Đắk Lắk số 22-KH/TU, ngày 1/2/ 2012 đã chỉ rõ về cơ cấu cán bộ dân tộc thiểu số tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 14/1/2005 của Tỉnh ủy về việc xây dựng, đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số trong đó, có quy định bắt buộc:

Trong đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp từ tỉnh đến cơ sở (gồm bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy Ban nhân dân) phải có cán bộ dân tộc thiểu số. Lãnh đạo các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh phải có tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số thích hợp, đặc biệt là cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ [115, tr.88].

Tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số thích hợp trong đội ngũ lãnh đạo các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh được quy định từ 20% trở lên. Riêng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh và huyện, tùy theo tính chất công việc và khả năng trình độ của cán bộ để bố trí và cán bộ dân tộc thiểu số phải được ưu tiên khi bố trí sử dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Để công tác cán bộ nói chung và công tác quy hoạch cán bộ nói riêng được hiệu quả hơn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghiêm túc chỉ rõ trong Công văn số 595-CV/BTC, ngày 15/2/2012 về việc thực hiện Kế hoạch số 18 và Kế


Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 - 13

hoạch số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức kiểm điểm, tự phê bình và phê bình trong thời gian qua chưa đến các phòng, ban, cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình quản lý. Do vậy, phải thực hiện ngay thì mới có căn cứ để tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ.

Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ là các cấp có sức khỏe ngày càng tăng, bệnh tật ngày càng giảm, tuổi thọ ngày càng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng tốt, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch số 71-KH/TU, ngày 31/7/2013 về triển khai thực hiện Thông báo kết luận số 127-TB/TW về Đề án “Chương trình mục tiêu bảo vệ sức khỏe cán bộ lãnh đạo (2013-2016) và định hướng những năm tiếp theo”. Quy định đối tượng thụ hưởng bao gồm lực lượng vũ trang, công chức hành chính sự nghiệp, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Đầu tư cơ sở vật chất; hoàn thiện tổ chức, bộ máy nhà nước; công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác khám chữa bệnh, chăm sóc và phục hồi sức khỏe.

Công tác quy hoạch luôn đảm bảo tính mở khi thực hiện. Để kịp thời tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy thẩm định việc rà soát, bổ sung quy hoạch cấp ủy và các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện tỉnh ủy quản lý nhiệm kỳ hiện tại 2010-2015 và nhiệm kỳ đến 2015-2020, Ban Tổ chức Tỉnh ủy ban hành công văn số 1604-CV/BTC, ngày 9/10/2013 về việc rà soát bổ sung quy hoạch cấp ủy và cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó, gia hạn thời gian hoàn thành công tác quy hoạch đến 15/11/2013.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được triển khai thực hiện sau khi có Kết luận số 57-KL/TW, ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư “về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”; Công văn số 4741- CV/BTCTW, ngày 20/5/2013 của Ban tổ chức Trung ương “về một số vấn đề


đào tạo cao cấp lý luận chính trị - hành chính”. Khi lựa chọn cán bộ gửi đi đào tạo lý luận chính trị cần đảm bảo tiêu chuẩn, độ tuổi theo quy định. Cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp, các ngành phải được đào tạo lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức danh và bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới theo quy định. Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cần được đổi mới cho phù hợp với thực tiễn công tác. Trong đó, quan tâm đầu tư đến cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo, Giảng viên Trường Chính trị và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố cần được quy hoạch đào tạo bài bản và chính thống.

Để có căn cứ kết luận về sức khỏe của cán bộ được giới thiệu tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020, ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 và ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV phải có đủ sức khỏe để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch số 101-KH/TU, ngày 6/2/2015 về kiểm tra sức khỏe cán bộ được giới thiệu và ứng cử. Quy định thời gian và nơi khám cho từng đối tượng khám. Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh hướng dẫn mẫu phiếu kiểm tra sức khỏe và phân loại sức khỏe cho từng nhóm đối tượng.

3.2. QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ

Trong những năm 2010-2015, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV, đặc biệt là thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc và Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Ủy ban nhân dân ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 31/12/2010 về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Tỉnh ủy Đắk Lắk chỉ đạo tái lập phòng Dân tộc cấp huyện theo Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi phòng Dân tộc đi vào hoạt động, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho tất cả cán bộ Phòng Dân tộc cấp huyện. Do đó, công tác chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số có sự chuyển biến tích cực trên các mặt.

3.2.1. Về quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số

Thực hiện Nghị quyết số 42 -NQ/TW, ngày 30/1/2004 của Bộ Chính trị, Kết luận số 24-KL/TW, ngày 5/6/2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW, ngày 5/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương và các văn bản của Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Kế hoạch số 22-KH/TU, ngày 1/2/2012 về rà soát bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2010-2015 và xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2015-2020; Kế hoạch số 16- KH/TU ngày 31/8/2016 về xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.

Trên cơ sở rà soát quy hoạch cán bộ những năm trước, đánh giá số cán bộ đã quy hoạch còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn để lựa chọn đưa vào quy hoạch nhiệm kỳ sau, Tỉnh ủy chủ trương bổ sung các đồng chí mới có đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào quy hoạch cán bộ những năm tiếp theo, với mục đích luôn có nguồn cán bộ để dự bị, kế cận đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, trong đó, đặc biệt chú ý đến nguồn cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ dân tộc thiểu số, nhất là đối với cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ nhằm đảm bảo sự chuyển tiếp, liên tục giữa các thế hệ cán bộ, phục vụ cho nhiệm vụ chính trị trước mắt cũng như lâu dài của tỉnh.


Tỉnh ủy chỉ đạo công tác quy hoạch và rà soát bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 đạt được những kết quả như sau [123]:

- Ở cấp tỉnh

Quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 88 đồng chí, trong đó: cán bộ nữ có 19 đồng chí, chiếm tỷ lệ 21,59%; dân tộc thiểu số có 23 đồng chí, chiếm tỷ lệ 26,14%.

Về trình độ chuyên môn: Trên đại học, có 15 đồng chí, chiếm tỷ lệ 17,05%; cao đẳng, đại học có 72 đồng chí, chiếm tỷ lệ 81,82%; trung cấp có 1 đồng chí, chiếm tỷ lệ 1,14%. Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp, cử nhân có 81 đồng chí, chiếm tỷ lệ 92,05%; trung cấp có 6 đồng chí, chiếm tỷ lệ 6,82%. Về độ tuổi: Từ dưới 40 tuổi có 20 đồng chí, chiếm tỷ lệ 22,73%; từ 40 đến 50 tuổi có 36 đồng chí, chiếm tỷ lệ 40,91%; trên 50 tuổi có 22 đồng chí, chiếm tỷ lệ 25%.

Quy hoạch Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có 27 đồng chí, trong đó: nữ có 4 đồng chí, chiếm tỷ lệ 14,81%, dân tộc thiểu số có 8 đồng chí, chiếm tỷ lệ 29,63%.

Về trình độ chuyên môn: trên đại học có 8 đồng chí, chiếm tỷ lệ 29,63%; cao đẳng, đại học có 19 đồng chí, chiếm tỷ lệ 70,37%. Về trình độ lý luận chính trị là cao cấp, cử nhân có 27 đồng chí, chiếm tỷ lệ 100%. Về độ tuổi: Từ dưới 40 tuổi có 4 đồng chí, chiếm tỷ lệ 14,81%; từ 40 đến 50 tuổi có 13 đồng chí, chiếm tỷ lệ 48,15%; trên 50 tuổi có 10 đồng chí, chiếm tỷ lệ 37,04%.

Quy hoạch các cán bộ chủ chốt

Chức danh Bí thư Tỉnh uỷ có 2 đồng chí, trong đó, người dân tộc thiểu số có 1 đồng chí; trình độ chuyên môn, trên đại học có 1 đồng chí, đại học có 1 đồng chí. Chức danh Phó Bí thư Tỉnh uỷ có 6 đồng chí, trong đó, nữ có 1 đồng chí; người dân tộc thiểu số có 2 đồng chí; trình độ chuyên môn, trên đại học có 4 đồng chí, đại học có 2 đồng chí. Chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh có 1 đồng chí, là người dân tộc thiểu số, có trình độ chuyên môn đại học. Chức


danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có 2 đồng chí, trong đó, người dân tộc thiểu số có 1 đồng chí; trình độ chuyên môn, trên đại học có 1 đồng chí, đại học có 1 đồng chí. Các đồng chí được quy hoạch vào các chức danh trên, đều có trình độ lý luận chính trị là cao cấp, cử nhân.

Quy hoạch cấp trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh gồm 81 đồng chí, trong đó: cán bộ nữ có 10 đồng chí, chiếm tỷ lệ 12,3%; dân tộc thiểu số có 10 đồng chí, chiếm tỷ lệ 12,3%.

Về trình độ chuyên môn: trên đại học có 26 đồng chí, chiếm tỷ lệ 32,1%; cao đẳng, đại học có 55 đồng chí, chiếm tỷ lệ 67,9%. Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân có 72 đồng chí, chiếm tỷ lệ 88,9%; trung cấp có 3 đồng chí, chiếm tỷ lệ 3,7%. Về độ tuổi: Từ 35 đến 50 tuổi có 40 đồng chí, chiếm tỷ lệ 49,4%; trên 50 tuổi có 41 đồng chí, chiếm tỷ lệ 50,6%.

Quy hoạch cấp Phó các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh gồm 213 đồng chí, trong đó: cán bộ nữ có 44 đồng chí, chiếm tỷ lệ 20,7%; dân tộc thiểu số có 26 đồng chí, chiếm tỷ lệ 12,2%.

Về trình độ chuyên môn: trên đại học có 53 đồng chí, chiếm 24,9%; cao đẳng, đại học có 158 đồng chí, chiếm tỷ lệ 74,2%; trung cấp có 2 đồng chí, chiếm tỷ lệ 0,94%. Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân có 137 đồng chí, chiếm tỷ lệ 64,3%; trung cấp có 27 đồng chí, chiếm tỷ lệ 12,7%. Về độ tuổi: Từ dưới 35 tuổi có 4 đồng chí, chiếm tỷ lệ 1,88%; từ 35 đến 50 tuổi có 126 đồng chí, chiếm tỷ lệ 59,2%; trên 50 tuổi có 83 đồng chí, chiếm tỷ lệ 39%.

- Ở cấp huyện

Quy hoạch ban chấp hành các đảng bộ trực thuộc gồm 916 đồng chí, trong đó: cán bộ nữ có 219 đồng chí, chiếm tỷ lệ 23,91%; dân tộc thiểu số có 230 đồng chí, chiếm tỷ lệ 25,11%.

Về trình độ chuyên môn: trên đại học có 62 đồng chí, chiếm tỷ lệ 6,77%; cao đẳng, đại học 732 đồng chí, chiếm tỷ lệ 79,91%; trung cấp có 96 đồng chí, chiếm tỷ lệ 10,48%. Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân có 280


đồng chí, chiếm tỷ lệ 30,57%; trung cấp có 372 đồng chí, chiếm tỷ lệ 40,46%. Về độ tuổi: Từ dưới 35 tuổi có 234 đồng chí, chiếm tỷ lệ 25,55%; từ 35 đến 50 tuổi có 542 đồng chí, chiếm tỷ lệ 59,17%; trên 50 tuổi có 140 đồng chí, chiếm tỷ lệ 15,28%.

Quy hoạch mới Ban Thường vụ các đảng bộ trực thuộc gồm 285 đồng chí, trong đó: cán bộ nữ có 51 đồng chí, chiếm tỷ lệ 17,89%; dân tộc thiểu số có 55 đồng chí, chiếm tỷ lệ 19,30%.

Về trình độ chuyên môn: trên đại học có 33 đồng chí, chiếm tỷ lệ 11,58%; cao đẳng, đại học có 235 đồng chí, chiếm tỷ lệ 82,46%; trung cấp có 10 đồng chí, chiếm tỷ lệ 3,51%. Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân có 193 đồng chí, chiếm tỷ lệ 67,72%; trung cấp có 64 đồng chí, chiếm tỷ lệ 22,46%. Về độ tuổi: Từ dưới 35 tuổi có 29 đồng chí, chiếm tỷ lệ 10,18%; từ 35 đến 50 tuổi có 171 đồng chí, chiếm tỷ lệ 60%; trên 50 tuổi có 85 đồng chí, chiếm tỷ lệ 29,82%.

Quy hoạch các cán bộ chủ chốt

Chức danh bí thư cấp ủy cấp huyện có 34 đồng chí, trong đó: cán bộ nữ có 3 đồng chí, chiếm tỷ lệ 8,82%; dân tộc thiểu số có 6 đồng chí, chiếm tỷ lệ 17,64%. Về trình độ chuyên môn: trên đại học có 6 đồng chí, chiếm tỷ lệ 17,64%; cao đẳng, đại học có 28 đồng chí, chiếm tỷ lệ 82,35%. Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân có 33 đồng chí, chiếm tỷ lệ 97,05%; trung cấp có 1 đồng chí, chiếm tỷ lệ 2,94%.

Chức danh phó bí thư cấp ủy cấp huyện có 93 đồng chí, trong đó: cán bộ nữ có 14 đồng chí, chiếm tỷ lệ 15,05%; dân tộc thiểu số có 21 đồng chí, chiếm tỷ lệ 22,58%. Về trình độ chuyên môn: trên đại học có 15 đồng chí, chiếm tỷ lệ 16,13%; cao đẳng, đại học có 25 đồng chí, chiếm tỷ lệ 26,88%. Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân có 73 đồng chí, chiếm tỷ lệ 78,49%; trung cấp có 12 đồng chí, chiếm tỷ lệ 12,9%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023