trung nghiên cứu chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về phát công nghiệp như: cải cách thủ tục hành chính; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng
- kỹ thuật công nghiệp; quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN); công tác đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp; phát triển các ngành công nghiệp; công tác bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp.
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình lãnh đạo thực hiện phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 (năm tái lập tỉnh) đến năm 2015 (năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX).
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển công nghiệp.
4.2. Nguồn tài liệu
- Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp nói riêng và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung.
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 - 1
- Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Phát Triển Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương
- Những Yếu Tố Tác Động Đến Phát Triển Công Nghiệp Ở Bình Dương
- Thực Trạng Công Nghiệp Bình Dương Trước Khi Tái Lập Tỉnh (1986
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
- Các văn kiện (nghị quyết, báo cáo, chương trình hành động) của Đảng bộ; nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Sở Công - Thương và các sở ban ngành của tỉnh Bình Dương; số liệu thống kê của Chi cục Thống kê tỉnh.
- Các sách, các đề tài, đề án, bài báo, tạp chí, luận văn, luận án có liên quan đến đề tài.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, trong đó, chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra thực tế... để làm nổi bật thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2015.
5. Đóng góp khoa học của luận án
- Trên cơ sở phân tích những nhân tố tác động đến quá trình phát triển công nghiệp, luận án làm rõ tính chủ động, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương trong quá trình vận dụng chủ trương của Đảng về CNH, HĐH vào thực tiễn địa phương.
- Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015.
- Đánh giá một cách khách quan những ưu điểm, hạn chế; lý giải nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế; đúc kết kinh nghiệm quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện chủ trương phát triển công nghiệp ở địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp, các ngành của tỉnh Bình Dương và các tỉnh, thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong việc thực hiện phát triển công nghiệp. Ở một mức độ nhất định, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng bộ địa phương, cũng như Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 10 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân bao gồm tất cả các ngành công nghiệp chuyên môn hóa, các xí nghiệp công nghiệp thực hiện chức năng khai thác, chế biến và sửa chữa. Do đó, vấn đề phát triển công nghiệp ở Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, nghiên cứu chuyên sâu, giải quyết cả về lý luận và thực tiễn việc phát triển công nghiệp. Các công trình nghiên cứu này thể hiện dưới hình thức sách chuyên khảo, bài đăng tạp chí, luận văn, luận án của các tác giả. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, tác giả đã tiến hành khảo sát, phân loại các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài thành các nhóm như sau:
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp
Cuốn sách Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam trong quá trình đổi mới Võ Đại Lược [71]. Theo tác giả, điều kiện chủ yếu cho sự phát triển tự chủ của nền kinh tế Việt Nam là quá trình đổi mới KT-XH, thực hiện chính sách mở cửa và hòa nhập với cộng đồng thế giới, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập nền kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện và hiện đại trên cơ sở đó đẩy mạnh quá trình CNH, tạo dựng một nền công nghiệp phát triển hiện đại là những nội dung cơ bản của quá trình phát triển kinh tế tự chủ của Việt Nam, làm cho nền kinh tế được đảm bảo phát triển vững chắc và lâu bền, có vị trí ngày càng cải thiện trên trường quốc tế và khu vực.
Cuốn sách Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam, triển vọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Phạm Xuân Nam [76] trên cơ sở nhìn lại quá trình phát triển công nghiệp và vấn đề công nghiệp hóa ở Việt Nam, đã đánh giá những thành tựu đạt được, những vấn đề tồn đọng từ lâu hoặc mới nảy sinh, nêu lên những bài học thành công và không thành công, đề xuất một số khuyến
nghị cho việc định hướng xây dựng mô hình CNH gắn với HĐH trên cơ sở khoa học và công nghệ ở nước ta trong thập kỷ 90 và những năm tiếp theo.
Cuốn sách Quá trình hình thành, phát triển công nghiệp Việt Nam của Viện Dự báo chiến lược Khoa học và Công nghệ [180] đã khái quát quá trình hình thành, phát triển của công nghiệp Việt Nam từ trước năm 1945 đến năm 1996, trong đó, công trình phân chia quá trình phát triển công nghiệp làm ba giai đoạn phát triển cơ bản: giai đoạn trước năm 1945, công nghiệp Việt Nam chủ yếu dựa vào công nghiệp chính quốc Pháp; từ năm 1945 đến năm 1985, công nghiệp Việt Nam được hình thành chủ yếu dựa vào sự giúp đỡ của các nước XHCN, và bị chi phối bới cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp kéo dài nên nền công nghiệp nước ta hầu như không phát triển; giai đoan 1986 - 1996, với sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, công nghiệp Việt Nam bước đầu phát triển. Trên cơ sở làm rõ các giai đoạn phát triển của công nghiệp Việt Nam, công trình đã đề xuất các giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH.
Cuốn sách Dự báo tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam: Lý thuyết, triển vọng và giải pháp do Nguyễn Công Nhự chủ biên [79] đưa ra nhận định: Công nghiệp Việt Nam kỹ thuật công nghệ thấp, tỷ trọng làm gia công lắp ráp còn cao, chưa chủ động được một số chủng loại vật tư, linh kiện, phụ tùng gia công lắp ráp. Cộng với kinh nghiệm quản lý và hội nhập quốc tế trong nền kinh tế thị trường của các chủ doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước có liên quan còn bị hạn chế, đã tác động không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, theo tác giả, công nghiệp Việt Nam trong thế kỷ XXI có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển, vấn đề quan trọng là chúng ta phải biết nắm bắt, tận dụng tốt nhất các thời cơ, thế mạnh có được và phải có chiến lược phát triển đúng đắn.
Cuốn sách Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong quá trình công nghiệp hóa do Nguyễn Chơn Trung, Trương Gia Long đồng chủ biên [124] đã khẳng định phát triển các KCN, khu chế xuất trở thành một trong những
phương thức huy động vốn và khai thác có hiệu quả nguồn vốn, khoa học công nghệ, trình độ tổ chức quản lý của các nhà đầu tư quốc tế vào quá trình phát triển KT-XH ở Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã tạo ra bước ngoặt của sự phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH, đồng thời từng bước góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu chiến lược của thời kỳ đổi mới.
Trong cuốn sách Việt Nam 20 năm đổi mới, tác giả Hoàng Trung Hải có bài viết “Ngành công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới” [64] đánh giá những thành tựu nổi bật của công nghiệp Việt Nam như đổi mới về CNH xã hội chủ nghĩa (XHCN) và chính sách cơ cấu; đổi mới trong cải tạo xây dựng, củng cố quan hệ sản xuất XHCN, thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, giải phóng mọi năng lực sản xuất; đổi mới cơ chế quản lý công nghiệp. Bên cạnh việc khẳng định những thành tựu, tác giả cũng đánh giá những hạn chế, thiếu sót “Phát triển công nghiệp tuy đạt tốc độ cao nhưng chưa thật vững hắc, biểu hiện ở chỗ giá trị gia tăng chưa đạt yêu cầu, tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp bình quân 1986
- 2005 chỉ đạt khoảng 9,3%/năm” [64, tr.252]. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế, tác giả đề xuất phương hướng, mục tiêu phát triển công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010.
Cuốn sách Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam do Hoàng Văn Châu chủ biên [10] khẳng định công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ giúp các ngành sản xuất chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, chủ động lựa chọn được nhà cung cấp, cắt giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh. Công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp với chuỗi giá trị gia tăng của ngành trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Các tác giả khẳng định:
Công nghiệp hỗ trợ có vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, đặc biệt là các nước đến sau và phát triển công nghiệp dựa trên nguồn vốn và công nghiệp bên ngoài thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính vì vậy, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc xây dựng công nghiệp hỗ trợ là yêu cầu bắt buộc để có thể thực hiện công nghiệp hóa nhanh chóng và bền vững [10, tr.60].
Cuốn sách Toàn cảnh công nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập [65] giới thiệu tổng quan về những chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp của Đảng và Nhà nước; định hướng quy hoạch phát triển của toàn ngành công nghiệp Việt Nam và một số ngành mũi nhọn; giới thiệu năng lực sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp.
Cuốn sách Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đánh giá thực trạng và hệ quả do Trần Đình Thiên chủ biên [94] khẳng định việc phát triển công nghiệp hỗ trợ được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, tuy nhiên, thực trạng ngành còn yếu và cần những chính sách phù hợp, những định hướng rõ ràng về chiến lược để phát triển. Vì vậy, cuốn sách đã tập trung phân tích thực trạng, đồng thời, đề xuất một số định hướng và giải pháp đồng bộ để có thể phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước.
Công trình Phát triển đất nước thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Phan Kế Tuấn [127] đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nước công nghiệp theo hướng hiện đại và nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN. Đánh giá về quá trình phát triển công nghiệp Việt Nam, tác giả cho rằng: “trong những năm đổi mới vừa qua, phát huy những lợi thế so sánh của đất nước, công nghiệp nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng đạt mức cao hơn mức bình quân chung của nền kinh tế, quy mô ngày càng mở rộng, trình độ công nghệ dần dần được nâng cao” [127, tr.181-182].
Luận án Tiến sĩ Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam của Hà Thị Hương Lan [66] đã đánh giá thực trạng của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang từng bước phát triển, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, luồng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng lên, cải cách doanh nghiệp nhà nước đang được tiến hành nhanh chóng. Việt Nam có trên 60.000 doanh nghiệp với các quy mô khác nhau đang phát triển và hình thành các cơ sở sản xuất nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện, vật tư hỗ trợ... phục vụ nhu cầu lắp ráp các mặt
hàng công nghiệp trong nước và xuất khẩu. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn là các cơ sở sản xuất phục vụ cho nhu cầu lắp ráp các sản phẩm tiêu thụ nội địa. Với những ưu đãi thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhiều doanh nghiệp FDI đã trực tiếp đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất hỗ trợ tại Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, tác giả luận án đã mạnh dạn ra quan đểm và các nhóm giải pháp nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
Bài viết Chính sách quy hoạch phát triển khu công nghiệp Việt Nam: nhìn từ góc độ phát triển bền vững của tác giả Nguyễn Thị Thơm [97] đã khẳng định xây dựng và phát triển các KCN phục vụ cho quá trình CNH, HĐH, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. “Đến nay nước ta đã có 154 KCN, phân bố ở 55 tỉnh thành trong cả nước, với khoảng 2.600 dự án, tổng vố đầu tư 25,3 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho lao động” [97, tr.53]. Tuy nhiên, phát triển các KCN thời gian qua cũng đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề phát triển bền vững mà nếu không có giải pháp hữu hiệu sẽ tác động xấu không chỉ đối với các KCN, mà với cả nền kinh tế. Bên cạnh đánh giá về thành tựu và hạn chế, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển bề vững các KCN Việt Nam trong thời gian tới như hoàn thiện và nâng cao chất lương quy hoạch, tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển, giám sát thực hiện quy hoạch phát triển.
Bài viết Chính sách công nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu hóa của tác giả Vũ Thị Tuyết Mai [74] cho rằng Việt Nam cần thay đổi mạnh mẽ chính sách công nghiệp trong thời kỳ nền kinh tế toàn cầu. Chính sách và cách tiếp cận công nghiệp hóa kiểu cũ không còn phù hợp và tương thích với thời kỳ mới, mà đang kìm hãm năng lực cạnh tranh và cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp. Tác giả còn đề xuất thay đổi mô hình phát triển công nghiệp dựa vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, từ bỏ quan điểm chọn trước một khu vực nào đó là “xương sống” hay “chủ đạo”, khuyến khích thích đáng các hoạt động công nghiệp
thuận theo lợi thế so sánh, tăng cường hiệu quả thông tin và hiệu lực điều phối trong việc hoạch định và thực thi chính sách công nghiệp.
Bài viết Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững: khung khổ lý luận và thực tiễn Việt Nam của nhóm tác giả Phan Huy Đường, Tô Hiến Thà [48] cho rằng trong gần ba thập niên tiến hành đổi mới đất nước, công nghiệp Việt Nam bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được, cũng bộc lộ nhiều hạn chế xét theo quan điểm phát triển bền vững. Bài viết chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, từ đó, đề ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm phát triển công nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững trong những năm tới.
Bài viết Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 của nhóm tác giả Nguyễn Trọng Hoài, Huỳnh Thanh Điền [53] đã phân tích các rào cản và hạn chế của chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, các tác giả đã kết hợp học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các bằng chứng từ dữ liệu thứ cấp cũng như dữ liệu nghiên cứu định tính để đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu xác định 5 lĩnh vực cần tập trung phát triển bao gồm: Linh kiện, phụ tùng từ ngành cơ khí, nhựa - cao su, thiết bị điện - điện tử, công nghiệp hỗ trợ dệt may, giày da. Để phát triển công nghiệp hỗ trợ đúng hướng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp; trong đó, trọng tâm nhất là kiện toàn tổ chức thực hiện phát triển công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ mặt bằng, hỗ trợ tiếp cận thị trường, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển công nghiệp ở các địa phương, cơ sở
Phát triển công nghiệp đang được đẩy mạnh ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ở các địa phương, công nghiệp đã mang lại hiệu quả KT-XH to lớn, thúc đẩy tăng trưởng GDP, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Trên phạm vi cả nước, có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội