Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 - 20


KẾT LUẬN


Bình Dương là một tỉnh của tứ giác kinh tế động lực trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại. Trong công cuộc đổi mới, với vị thế của một tỉnh gần như thuần nông, lại mới được tái lập còn gặp nhiều khó khăn bước đầu, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu, cộng với tinh thần dám nghĩ, dám làm của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Ngay từ những ngày đầu tái lập, sớm đánh giá đúng những thế mạnh của địa phương, vận dụng linh hoạt các chủ trương phát triển công nghiệp của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng bộ và các cấp chính quyền của tỉnh Bình Dương đã phát huy các tiềm năng, lợi thế của địa phương, từng bước định hình chiến lược phát triển công nghiệp trong thời kỳ đổi mới, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại.

Đảng bộ tỉnh và Chính quyền tỉnh Bình Dương luôn chú trọng thực hiện các giải pháp đồng bộ về quy hoạch phát triển công nghiệp như: vấn đề cải cách hành chính thực hiện quy chế “một cửa”, trong chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê mặt bằng; đầu tư cơ sở hạ tầng đi trước một bước; quy hoạch, xây dựng các KCN tập trung; phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạn tranh của tỉnh; xây dựng mối quan hệ lao động ổn định, hài hòa và bảo vệ môi trường. Chủ trương của Đảng bộ luôn bám sát thực tiễn, được bổ sung điều chỉnh phù hợp với thực tiễn qua từng giai đoạn. Quá trình lãnh đạo phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương là quá trình từng bước hoàn thiện về chủ trương, biện pháp, sự chỉ đạo tổ chức thực hiện. Trong quá trình đó, Đảng bộ đã chú trọng công tác tổng kết thực tiễn, phát huy dân chủ cơ sở, lắng nghe và tiếp thu các ý kiến đóng góp đúng đắn từ các đảng bộ cơ sở, các cá nhân tạo sự đồng thuận trong quá trình chỉ đạo thực hiện.

Qua gần 20 năm lãnh đạo và phát triển công nghiệp, có thể khẳng định: Một là, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã quán triệt đúng đắn, kịp thời và vận dụng sáng


tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đề ra chủ trương sát hợp với thực tiễn địa phương. Hai là, trong lãnh đạo phát triển công nghiệp, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã sớm vạch ra chủ trương và giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tiễn địa phương. Ba là, việc triển khai chỉ đạo phát triển công nghiệp giai đoạn 1997 - 2015, nhìn chung đã thực hiện đúng định hướng, đạt được những kết quả quan trọng, góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH của địa phương. Các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, cơ khí, hóa chất, may mặc, da giày, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp. Các ngành công nghiệp truyền thống như gốm sứ, vật liệu xây dựng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sơn mài…, đã có sự chuyển biến từng bước về công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đứng vững và phát triển được trên thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp hỗ trợ được tỉnh quan tâm đẩy mạnh phát triển, nhằm đáp ứng cho sự phát triển nhanh chóng trong sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu to lớn về nguyên liệu phục vụ sản xuất. Thu hút đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất nhập khẩu luôn phát triển mạnh. Bộ mặt KT-XH tỉnh Bình Dương đã hoàn toàn thay đổi từ một tỉnh có cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trở thành một tỉnh công nghiệp cơ bản hiện đại trong cả nước. Đây là nền tảng cơ bản và vững chắc để Bình Dương hướng đến việc trở thành một đô thị văn minh và hiện đại trong tương lai.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình lãnh đạo phát triển công nghiệp của Đảng bộ tinh Bình Dương còn một số hạnh chế: sự chỉ đạo thực hiện có lúc còn buông lỏng, hiệu quả chưa cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát triển thiếu bền vững trong hoạch định và thực thi các chính sách phát triển công nghiệp; còn chạy theo lợi ích ngắn hạn; phát triển công nghiệp phụ thuộc quá lớn vào yếu tố nước ngoài; việc tuân thủ quy hoạch tổng thể, dài hạn trong phát triển KT-XH nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng còn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó là những hạn chế yếu kém về khoa học công nghệ, nguồn nhân lực cho công nghiệp, các ngành công nghiệp hỗ trợ… Những hạn chế đó đòi hỏi cần nhanh chóng có các giải pháp, chính sách phù hợp để công nghiệp Bình Dương phát triển theo hướng bền vững trong giai đoạn phát triển mới.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Từ quá trình Đảng bộ tỉnh tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp giai đoạn 1997 - 2015, luận án đúc kết 6 kinh nghiệm chủ yếu, có giá trị tổng kết về lý luận và thực tiễn, đóng góp cơ sở lịch sử quan trọng cho việc phát triển công nghiệp trong giai đoạn tới có hiệu quả hơn. Một là, Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển công nghiệp trong thời kỳ đổi mới. Hai là, luôn coi trọng, bán sát thực tiễn khách quan, vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương. Ba là, ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hiện đại, khai thác, sử sụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển công nghiệp. Bốn là, phát triển công nghiệp phải bền vững, bảo vệ môi trường và chăm lo đời sống cho người lao động. Năm là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển công nghiệp. Sáu là, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

Để công nghiệp Bình Dương tiếp tục đạt được những thành công trong giai đoạn phát triển mới, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, anh dũng, kiên cường, đoàn kết, thống nhất ý chí, hành động và bằng các giải pháp tích cực, thiết thực, hiệu quả; coi trọng phát huy nhân tố nội lực, ưu thế, tiềm năng của các thành phần, khu vực kinh tế. Đồng thời, tranh thủ có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, tạo thành nguồn lực tổng hợp, đảm bảo cho nền kinh tế và công nghiệp phát triển ngày càng cao, hiện đại, ngày càng bền vững, xây dựng Bình Dương ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020, góp phần cùng toàn Đảng và nhân dân cả nước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 - 20


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Văn Linh (2014), “Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2001 - 2012)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 4 (281), tr.86 - 89.

2. Nguyễn Văn Linh (2016), “Quan điểm và giải pháp giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người dân sau thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Bình Dương hiện nay”, Hội thảo khoa học cấp quốc gia 20 năm đô thị hóa Bình Dương những vấn đề thực tiễn, tr.238 - 390.

3. Nguyễn Văn Linh (2017), “Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp (1997 - 2015)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, 7 (320), tr.96 - 99.

4. Nguyễn Văn Linh (2017), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa và sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Bình Dương trong thời kỳ đổi mới”, tại trang http://lyluanchinhtri.vn, ngày 18/9.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Thái An, Nguyễn Văn Kích (2005), 100 năm phát triển công nghiệp Sài Gòn - Thành phồ Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Hải Bắc (2011), Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2011), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1975 - 2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (2002), Tác động của cải cách hành chính đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương, Số 5393/VPCP-CCHC, Hà Nội.

5. Nguyễn Quốc Bình (2005), Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Thương mại, Hà Nội.

6. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2002), Quy chế Bảo vệ môi trường khu công nghiệp, Số 62/2002/QĐ-KHCNMT, Hà Nội.

7. Bộ Công nghiệp (2007), Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020, Số 30/2007/QĐ-BCN, Hà Nội.

8. Bộ Công Thương (2011), Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015 có xét đến năm 2020, Số 6178/QĐ-BCT, Hà Nội.

9. Bộ Công Thương (2013), Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp vùng Đông Nam bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Số 3582/QĐ-BCT, Hà Nội.

10. Hoàng Văn Châu (2010), Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

11. Công ty Cổ phần Thông tin Kinh tế đối ngoại (2003), Bình Dương - Thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


12. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (1997), Niên giám thống kê 1997, Bình Dương.

13. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2000), Niên giám thống kê 2000, Bình Dương.

14. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2000), Con số và sự kiện tỉnh Bình Dương 4 năm 1997 - 2000, Bình Dương.

15. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2000), Công nghiệp Bình Dương 4 năm 1997- 2000, Bình Dương.

16. Cục Thống kê Bình Dương (2003), Số liệu thống kê chủ yếu 3 năm (2001

- 2003), Bình Dương.

17. Cục Thống kê Bình Dương (2004), Số liệu thống kê chủ yếu 5 năm (1999

- 2003), Bình Dương.

18. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2005), Niên giám thống kê 2005, Bình Dương.

19. Cục Thống kê Bình Dương (2005), Con số và sự kiện tỉnh Bình Dương 5 năm 2001 - 2005, Bình Dương.

20. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2011), Niên giám thống kê 2010, Bình Dương.

21. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2016), Niên giám thống kê 2015, Bình Dương.

22. Huỳnh Ngọc Đáng (Chủ biên) (2015), Bình Dương 20 năm phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu (lần 1) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về nhiệm vụ kinh tế, xã hội năm 1999, ngày 17/10/1998, Hà Nội.


29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận

- thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, Số 08-NQ/TW, Hà Nội.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 - 2016), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Đảng bộ tỉnh Sông Bé (1991),Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ V, Sông Bé.

40. Đảng bộ tỉnh Sông Bé (1991), Báo cáo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ V (vòng 2), Sông Bé.

41. Đảng bộ tỉnh Sông Bé (1996),Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sông Bé lần thứ VI, Sông Bé.


42. Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI, Bình Dương.

43. Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VII, Bình Dương.

44. Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII, Bình Dương.

45. Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2010), Văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX, Bình Dương.

46. Đảng bộ tỉnh Bình Dương (2015), Văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ X, Bình Dương.

47. Lê Hữu Đốc (2003), Công nghiệp thành phố Đà Nẵng thực trạng và giải pháp phát triển, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

48. Phan Huy Đường, Tô Hiến Thà (2014), “Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững: Khung khổ lý luận và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 428, tr.31-38.

49. Nguyễn Đức Hải (2006), “Hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trước thềm gia nhập WTO”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị, 7, tr.52-57.

50. Hiệp hội Đầu tư và phát triển các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương (BECAMEX) (2002), Bình Dương thời đổi mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

51. Nguyễn Văn Hiệp (2011), Sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 1945 - 2007, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

52. Trần Ngọc Hiên (2004), “Cơ sở lý luận phát triển mô hình khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta” Thông tin khu công nghiệp Việt Nam, (11), tr.25 - 27.

53. Nguyễn Trọng Hoài, Huỳnh Thanh Điền (2015), “Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 26 (4), tr.02-24.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023