Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế của ngành du lịch Việt Nam - 12

văn hóa (Huế, các dân tộc thiểu số, các công trình tôn giáo)

+ Nghiên cứu các thói quen du lịch - những điềâu thích và không thích của khách Pháp

Khó có thể đưa ra hình ảnh chính xác về một dân tộc Pháp đa dạng về tính cách và văn hóa nhưng cơ bản mà nói, những lời khen chê dưới đây thường được phản ánh từ các khách du lịch Pháp.


Những điều không thích:

- Những chuyến thăm được sắp đặt trước và có tính chất bắt buộc.

- Thiếu sự quan tâm cá nhân.

- Là một thuộc địa trước đây của Pháp nhưng lại ít người biết tiếng Pháp

- Phí thời gian cho những chuyến đi vô bổ (Sự lựa chọn chuyến du lịch được đánh giá cao)

- Các hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư và quá cứng nhắc về thời gian.

- Phải trả giá cao đến bất hợp lý.

Những điều kiện ưa thích:

- Du lịch văn hóa.

- Được gần gũi với người dân nơi họ viếng thăm.

- Có một sự tự do nào đó trong các tuyến du lịch có tổ chức.

- Được hướng dẫn bởi những hướng dẫn viên chuyên nghiệp.

- Thức ăn đặc sản - Người Pháp thường tò mò muốn khám phá các món ăn địa phương.

- Những chuyến viếng thăm mang đậm màu sắc Việt Nam.

- Có sự quan tâm cá nhân.

Chúng ta cần nhắc đến một chi tiết là khách du lịch Pháp thường không khép mình vào kỷ luật và thường phàn nàn về mọi thứ (có vẻ không hài lòng). Vì vậy các hướng dẫn viên du lịch và các tài xế phải được huấn luyện trước về cách sử sự trên của người Pháp để tránh khỏi sự tự ái.

+ Phuơng pháp tiếp cận, giới thiệu sản phẩm tại thị trường khách Pháp : Do quan hệ lịch sử Pháp Việt và xu hướng du lịch của người Pháp, có thể áp dụng những pháp tiếp cận sau :

- Phương pháp trực tiếp bao gồm : (1) Mở văn phòøng đại diện tại nước ngoài. Đây là phương pháp tích cực và hiệu quả nhất vì người Pháp rất thích tìm hiểu gặp gỡ trực tiếp, nhưng nó lại đòi hỏi về điều kiện ngân sách và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp lữ hành Việt nam. (2) Tiếp cận quan phương tiện thông tin, tạp chí du lịch hay tài liệu tự in ấn, đĩa CD (phát hành tiến


Trang 88

Pháp), mạng internet. Tuy nhiên hiệu quả việc tiếp cận qua internet không cao như đối với thị trừơng khác, vì trên mạng chủ yếu là tiếng Anh, tâm lý người Pháp không thích vấn đề này.

- Phương gián tiếp (thực hiện kênh phân phối qua trung gian), liên kết với các hãng lữ hành nước ngoài (công nghệ du lịch tại Pháp rất phát triể, số lượng doanh nghiệp nhiềâu và tính chuyên nghiệp cao), các hãng này sẽ làm đại lý giới thiệu và bán sản phẩm và bán sản phẩm du lịch cho du khách Pháp. Các hãng này tổ chức bán sản phẩm, hưởng hoa hồng hay chiết khấu bán hàng, việc tổ chức sản phẩm do hãng Việt nam thực hiện. Phương pháp này kém hiệu quả hơn nhưng tiết kiệm được kinh phí và là phương pháp tuyền thống trong inbound, áp dụng cả các thị trường khác. Để khắc phục và nâng cao hiệu quả của phương pháp này các doanh ngiệp lữ hành Việt nam có thể đưa nhân sự của mình vào làm cho các hãng nước ngoài, phụ trách sản phẩm du lịch Việt nam.

C- Khuynh hướng tiêu dùng và sở thích của du khách Nhật bản

+ Tình hình tăng trưởng thị phần khách du lịch Nhật

Năm 1998 trong số 834.073 du khách quốc tế đến TPHCM có 78.244 khách Nhật, chiếm tỷ lệ 9,4%, đứng thứ 2 sau khách Đài Loan. Thị trường Nhật có những thuận lợi nhất định và khá hấp dẫn, được nhiều doanh nghiệp du lịch quan tâm, đồng thời có những nét đặc thù đòi hỏi nghiên cứu kỹ lưỡng và có những nỗ lực phù hợp để có thể thu hút nhiều hơn và phục vụ chu đáo hơn.

Thị trường Nhật vẫn là một trong những thị trường đáng kể và đắt giá nhất ở châu Á. Hàn Quốc là điểm đến được nhiều người ưa thích nhất, kế đến là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và các nước ASEAN. Nhìn vào thị trường trên có thể thấy thị phần khách Nhật của Việt Nam là khá khiêm tốn. Tính tổng số khách Nhật đến 13 nước được nêu trên thì Việt Nam chỉ chiếm 1,2% con số này chứa đựng toàn bộ triển vọng và thách thức đối với các doanh nghiệp du lịch chúng ta trên thị trường đầy tiềm năng này. Thị trường này là một thị trường mục tiêu có sức hấp dẫn vì tiêu chuẩn phục được xếp vào loại cao cấp và nước Nhật vẫn là trong những nước đứng đầu về số khách đi du lịch nước ngoài vì Nhật tiếp tục khuyến khích dân đi du lịch nước ngoài để làm giảm thực dư mậu dịch của mình.

Bảng số liệu : Số lượng khách Nhật đi các nước châu Á

Tuy nhiên có số tín hiệu đáng mừng là 6 tháng đầu năm 1999 số lượng du khách Nhật đến TP.HCM là 40.025 người, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy sau một thời gian ngắn sụt giảm, lượng du khách Nhật đến TPHCM đã bắt đầu tăng trưởng trở lại đáng kể. Việc thiết lập đường bay TPHCM - Siêm Riệp sẽ mở rộng khả năng chào bán " Việt Nam -Cămphuchia" như một sản


Trang 89

phẩm chung hấp dẫn hơn.

+ Khách Nhật và những khuynh hướng tiêu dùng của khách Nhật

Khách thanh niên thích đi du lịch riêng lẻ hay nhóm nhỏ để được tự do hơn.

Họ cần tiện nghi đơn giản giá cả vừa phải.

Khách lớn tuổi là một thị trường đầy triển vọng. Hiện nay có 20 triệu người Nhật Bản trên 65 tuổi, với lương hưu trí bình quân 230.000 yên/tháng. Đối tượng này thích đi tour trọn gói với các dịch vụ trước chu đáo, thích tìm hiểu lịch sử văn hóa nơi đến thăm, ở khách sạn nhỏ, yên tĩnh và an toàn, thích các tờ quảng cáo rõ ràng, chữ to và dễ đọc…

Kể đến là thị trường khách đi tuần trăng mật. Năm 1999 dự kiện có khảng

800.000 đám cưới. Đa số các cặp vợ chồng trẻ thích tổ chức hoặc đi hưởng tuần trăng mật ở nước ngoài thay vì trong nước.

Tuy có khuynh hướng giảm sút nhưng hình thức du lịch theo đoàn vẫn còn phổ biến ở đối tượng sinh viên, học sinh, năm 1997 có 140.000 học sinh của 820 trường tại Nhật đi thăm quan, du lịch nước ngoài.

Người Nhật có khuynh hướng khám phá sâu về một điểm thăm quan, thay vì thăm quan nhiều điểm một cách qua loa. Họ đòi hỏi ngày càng cao, lựu chọn đối chiếu nhiều chương trình khác nhau, so sánh giá cả rất kỹ lưỡng, quan tâm đến mối quan hệ chất lượng giá cả. Nhiều người Nhật sẵn sàng hy sinh những khoản mua sắm khác để dành tiền đi du lịch.

Người Nhật quan tâm đến bảo vệ môi trường, thích du lịch sinh thái, thăm quan những kỳ quan thế giới như Vịnh Hạ Long, đền Ăngkor.

Du lịch người khuyết tật cũng đang phát triển, đòi hỏi những trang thiết bị và dịch vụ phù hợp.

Du khách Nhật rất tích đi mua sắm

+ Sản phẩm du lịch của Việt nam sẽ là gì để bán ?

Ông Yuzo, chủ tịch tập đoàn Central Express, trong tham luận tại cuộc hội thảo " Thị trưòng mục tiêu và lối tiếp cận" do Sở du lịch tổ chức tại khách sạn Sofitel Plaza Saigon vào 5/1999, cho rằng du lịch Việt nam có một lợi thế lớn so với các nước khác trong khu vực, đó là sự gần gũi về mặt văn hóa giữa người Việt Nam và người Nhật Bản, thể hiện qua một số nét như lòng mến khách, lễ nghi chính xác, món ăn Việt Nam phù hợp với khảu vị người Nhật, trên đường phố có rất nhiều gương mặt tươi cười, thú chơi cây kiểng rất nhiều, rất nhiều từ tiếng Việt giống từ tiếng Nhật( như kết hôn, ân nghĩa, cảm tạ…) yêu quý các con vật nhỏ như chó, mèo… điều đó tạo cho người Nhật có ấn tượng và cảm giác tốt về Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam có nhiều đồ sứ và hàng thêu, sơn mài hàng tre đan lát… có thể mua được với giá rẻ. Việt Nam còn được biết đến như là một địa danh thăm quan du lịch rất tốt vì có những bãi biển trắng đẹp,


Trang 90

phong cảnh mang dáng dấp châu Âu cổ thời Pháp thuộc và đặc biệt là hai di sản quý báu tầm cỡ thế giới là Vịnh Hạ Long và Cố đô Huế…

Trên thực tế giá cả tiêu dùng của Việt nam tương đối rẻ. Với tâm lý thích đi du lịch để hưởng thụ, thoả mãn mục đích cá nhân : xem biểu diễn nghệ thuật, sư kiện thể thao, chơi gold, hoặc mua sắm chi tiêu thích đáng đồng tiền của mình. Sản phẩm du lịch của Việt nam đã có thể đáp ứng được sự khó tính của du khách Nhật bởi những bãi biển dài và đẹp, những sân gold và những hàng hóa địa phương lạ và rẻ…

+ Điều gì cản trở khách Nhật đến Việt nam?

- Đó chính là tình trạng thiếu thông tin làm cho Việt nam có một hình ảnh chưa đủ rõ ràng và hấp dẫn đến mức nhất định phải đến thăm một lần cho biết.

- An ninh trật tự và an toàn cho du khách chưa được đảm bảo, nhiều du khách Nhật bị mất hết đồ đạc và giấy tờ tùy thân nên gây tai tiếng cho sản phẩm du lịch Việt nam.

- Giá vé tới Việt Nam còn cao hơn các nước khác trong khu vực, vẫn còn phân biệt giá giữa người nước ngoài và người Việt Nam ở đường bay trong nước, các chuyến bay quốc nội bị hoãn gây xáo trộn chương trình, tiện nghi và dịch vụ các sân bay còn yếu. Tâm lý người Nhật là luôn được phục vụ tốt, đặc biệt khó chịu khi phải chờ máy bay.

- Tài nguyên du lịch còn được khai thác dưới dạng thô, ảnh hưởng tới môi trường và cân bằng sinh thái.

- Thiếu khách sạn đủ tiện nghi ở các tỉnh, đường xá còn xấu và phí thông tin liên lạc còn quá cao.

+ Như vậy việc gì cần làm ?

Cân nhắc tất cả các đặc điểm cụ thể trong thực tế hoạt động đón và phục vụ khách Nhật, từng doanh nghiệp du lịch sẽ xác định chính xác nhất việc gì doanh nghiệp mình phải làm, đưa ra sản phẩm phù hợp với tâm lý và thỏa mãn nhu cầu của khách Nhật.

Ở tầm vĩ mô (ngoài các giải pháp sẽ đề cập các phần sau đây), để thu hút được khách Nhật nhiều hơn, vấn đề trước tiên là chúng ta phải hạn chế và tiến tới xóa bỏ những trở ngại như đã nêu trên và cần có một kế hoạch maketing ở tầm quốc gia dành cho thị trường này. Một văn phòng đại diện của Tổng cục du lịch Việt Nam tại Nhật là điều kiện tốt nhất để tuyên truyền, quảng bá tại chỗ, kế đến là tài liệu quảng bá bằng tiếng Nhật. Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp như hiện nay, hình thức rẻ tiền và hiệu quả nhất có lẽ là mới các nhà làm phim, nhà báo Nhật đến Việt Nam du lịch, để khi về nước họ tuyên truền rộng rãi về nước ta, góp phần tăng lượng thông tin và nâng cao hình ảnhViệt Nam trong mắt


Trang 91

người Nhật. Cuối cùng là đào tạo đội ngũ nhân viên du lịch giỏi tiếng Nhật để tiếp xúc và làm việc với khách.

D- Thị trương khách Myõ

+ Thị trường khách du lịch Mỹ đối với Việt nam

Du khách đến từ bên ngoài khu vực được chia đều cho các thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ, trong đó thị trường Mỹ giữ một vai trò khá quan trọng đối với sự phát triển . Du lịch của toàn khu vực nói chung và vùng Đông Nam Á nói riêng. Đặc biệt đối với Việt nam, thị trường Mỹ thực sự là một thị trường mục tiêu tiềm tàng rộng lớn bởi quá trình lịch sử lâu dài tạo ra.

Theo thống kê của WTO về số lượng du khách outbound trên thế giới, thì thị trường Mỹ có 21, 6 triệu khách đi du lịch nước ngoài, trung bình moổi du khách thực hiện 3,2 tour du lịch và 45% du khách chi tiêu trung bình 1500 USD cho mỗi đầu người. Có 50 % du khách thuộc các tổ chức, các câu lạc bộ chuyên về thiên nhiên và du lịch sinh thái. Tỷ lệ khách du lịch khách du lịch Mỹ đến châu Á từ nay đến năm 2005 dự kiến đạt trung bình hằng năm là 7% tăng 4,8% so vói thời gian từ 1985 đến 1993. Việc thu hút khách Mỹ rất thuận lợi vì đa số các hãng lữ hành Mỹ đều làm tour outbound. Riêng đối với Việt nam, sốâ lượng du khách Mỹ thường chiếm thức 2 sau số lượng du khách Đài loan, nhưng thực tế đa số là khách Việt kiều thăm thân, còn lại là số ít khách Mỹ chính gốc vào công vụ. Số lượng khách Mỹ vào Việt nam không đáng kể so với Trung quốc, Thái Lan, Nhật là những nước có du khách Mỹ đến nhiều nhất. Cụ thể theo thống kê của Bộ tư pháp Nhật bản, trong năm 1997 con số tăng lên là 621.737 khách. Như vậy, trong hoạt động lữ hành nói chung, tình hình khai thác thị trường Mỹ quả thật đang đứng trước những thánh thức và khó khăn nếu không có những giải pháp cấp bánh và những chiến lược phù hợp với khuynh hướng sở thích du khách Mỹ.

+ Thị hiếu khách du lịch Mỹ

Dịch vụ thật tốt và đáng giá: Du khách rất quan tâm đến chất lượng phục vụ. Đối với họ, chất lượng phục vụ quan trọng hơn bất kỳ sản phẩm du lịch nào. Chất lượng phục vụ tốt luôn được họ hoan nghênh và ngưỡng mộ. Trái lại, chất lượng phục vụ kém là điều không thể tha thứ được đối với họ.


Sức khỏe được đảm bảo: Đảm bảo sức khỏe là một trong những yếu tố hàng đầu đối với du khách này. Họ luôn quan tâm bảo vệ sức khỏe của họ trong suốt chuyến đi.

Tính chuyên nghiệp và chất lượng tour : Du khách luôn tin tưởng vào tính chuyên nghiệp và chất lương tour do các công ty du lịch cung cấp. Họ thường


Trang 92

chọn các công ty du lịch đạt các tiêu chuẩn cao về chất lượng phục vụ và đáng tin cậy.

Du lịch để tìm hiểu và học hỏi : Bên cạnh các loại hình du lịch nghỉ ngơi và giải trí, du khách ngày càng quan tâm đến du lịch để học hỏi những điều mới lạ, thêm kiến thức và hiểu biết những nền văn hóa và tôn giáo đa dạng cũng như lịch sử và năng đông trong kinh doanh, tất cả đều mới mẻ đối với đa số du khách Hoa Kỳ Thường quen đi du lịch Châu Âu.

Quan tâm đến môi trường : Sự quan tâm đến môi trường của các du khách ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi đến của hoạt động du lịch của họ, đặc biệt tại khu vực vùng biển và đồng quê.

Thích khí hậu ấm áp và nhiều nắng : Đa số du khách thường thíc đi du lịch ở những khu vực có khí hậu ấm áp, nhiều nắng. Ở trong nước, họ thường chọn đến những bang như Florida, California, Nevada và New York. Các địa chỉ ngoài nước được họ ưa chuộng là vùng Caribe, Tây Âu, Canada, Mêhico. Họ thích thực hiện các tour du lịch dài ngày. Các tour mà họ thường chọn là các tour đặc biệt mà các du khách khác chưa bao giờ thực hiện.

An toàn và tình hình an ninh : Du khách luôn đánh giá cao sự an toàn và an ninh, điều kiện tiên quyết trong việc chọn lựa nơi ăn ở và nơi đi du lịch.

Khuynh hướng ẩm thực đặc thù : Du khách thường chọn thức ăn có chất lượng cao, các món ăn truyền thống và tiện lợi, mùi vị thức ăn có nồng độ cao, đồng thời họ cũng thíc thử các mùi vị mới lạ. Ngoài khuynh hướng ẩm thực trên, họ cũng chuộng các khuynh hướng ẩm thực trên thế giới như các loại bánh và các thực đơn của các dân tộc thiểu số, phương pháp nấu bếp đơn giản, gọn nhẹ theo kiểu gia đình, bánh Pizza, cách nấu nướng của khu vực Châu á và các phương pháp nấu bếp hỗn hợp như kiểu Trung - Ý, Thái - Pháp, Nhật - Ý…

Du khách hoa kỳ với thị trường tầu biển : Hiện nay đa số các du khách có khuynh hướng đi du lịch bằng tầu biển. Lượng khách của loại hình du lịch này ngày càng gia tăng. Thị trường du lịch tầu biển chắc chắn sẽ chiếm lĩnh thị trường du khách Hoa Kỳ trong tương lai. Ông Michael Spinelli, nguyên Chủ tịch Hiệp Hội du lịch Hoa Kỳ (ASTA), trong bài phát biểu tại đại hội ASTA ở Băngkok năm 1998, đã kêu gọi đẩy mạnh nghành kinh doanh du lịch tầu biển. Ông cho biết các chuyến du lịch nghỉ hè chiếm 100% trong nghành này và đó chính là huyết mạch của các hãng du lịch tầu biển.


Trang 93



Bảng 2 :Số lượng khách nhập cảnh phân theo mục đích chuyến đi



1993

1994

1995

1996

1997

1998

Du lịch, nghỉ ngơi

242.867

475.825

610.647

661.716

691.402

598.930

Kinh doanh và

công vụ

141.004

263.420

308.015

364.896

403.175

219.865

Thăm bạn bè và họ hàng

141.368

210.064

202.694

273.784

371.849

300.985

Các mục đích

Khác

75.199

68.935

229.940

306.759

249.211

328.348

Tỷ lệ

Khách du lòch

40%

47%

45%

41%

40%

41%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh lữ hành quốc tế của ngành du lịch Việt Nam - 12


Biểu đồ biểu diễn số khách nhập cảnh phân theo mục đích


2,000,000

1,800,000

1,600,000

Mục đích khác Thăm thân Kinh doanh

Du lòch

1,400,000

1,200,000

1,000,000

800,000

600,000

400,000

200,000

0

1993 1994 1995 1996 1997 1998


Trang 94


Trang 95


SWOT

Các cơ hội (O)

1 Nền chính trị và kinh tế ổn định. Được Nhà nước quan tâm định hướng phát triển, coi là ngành kinh tế mũi nhọn

2 Giá cả rẻ, tỷ giá ngoại tệ cao là ĐK thu hút khách đầu tư

3 Nằm trong khu vực có tốc độ phát triển kinh ế cao, du lịch phát triển mạnh

4 Có tiềm năng để phát triển DL. Cơ sở vật chất và các dịch vụ cho kinh doanh lữ hành đang phát triển mạnh.

5 Bùng nổ thông tin và toàn cầu hóa khiến các doang nghiệp có cơ hội tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả vào thị trường.

Các bất trắc (T)

1 Đối thủ cạnh tranh mạnh, đối thủ tiềm tàng có tiềm năng

2 Thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng cao và phong phú hơn

3 DL Việt nam còn lạc hậu và chưa hoà nhập được thị trường quốc tế. Thông tin về DL Việt nam đến với thị trường thế giới còn ít

4 Các yếu tố xã hội của môi trường DL không tốt, an ninh trật tự cho khách DL kém.

Các mặt mạnh (S)

1. Tiềm năng DL to lớn. Có thế mạnh phát triển DL sinh thái

2. Người dân hiếu khách.

3. Tài nguyên DL cho phép có thể tạo nhiều loại hình DL đa dạng, sản phẩm phong phú.

4. Cảnh quan thiên nhiên chưa bị khai thác nhiều, còn một phần sơ khai, tự nhiên

5 .Nguồn nhân lực dồi dào



Các mặt yếu (W)



Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 31/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí