Đây Là Khu Di Tích Và Lễ Hội Có Từ Lâu Đời, “Ăn Sâu Tiềm Thức” Của Nhân Dân

Có thể thấy được ban quản lý đền cũng đã có những kế hoạch quản lý cụ thể nhưng tại sao ở một nơi linh thiêng lại thi nhau mọc lên những trò đỏ đen vào ngày lễ hội? hay còn đâu đó những người hành nghề mê tín dị đoan, rồi nạn móc túi, cướp giật, hay chặt chém giá vé xe, đồ ăn, nước uống thậm chí là cả đồ lễ cũng tăng lên.... Điều này vẫn còn là một bài toán khó giải đối với ban quản lý đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như các nhà quản lý lễ hội ở Việt Nam.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và tổ chức hoạt động lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trong những năm tiếp theo, theo tôi các cấp quản lý cần chú trọng thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:

Một là, phải có sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ và hường xuyên giữa các cấp, các ngành trong quản lý lễ hội vì lễ hội là một hoạt động đa ngành.

Hai là, tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật, an toàn tại lễ hội, đặc biệt là công tác đảm bảo an toàn về giao thông tránh ùn tắc; tăng cường quản lý hoạt động văn hóa dịch văn hóa, ngăn ngừa tệ nạn trá hình.

Bà là, chú trọng công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật có liên quan, về giá trị của di tích, lễ hội để nâng cao hiểu biết của nhân dân, qua đó giúp người dân có ý thức trách nhiệm cùng chính quyền tổ chức tốt lễ hội, đề cao ý thức thực hiện pháp luật và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.

Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời những vi phạm. Đồng thời, khen thưởng các đơn vị, cá nhân đóng góp tích cực và hiệu quả trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội.

Năm là, các địa phương tổ chức lễ hội cần thực hiện nghiêm túc nội dung các văn bản của Đảng, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành về công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

Trong chương 2 này, tác giả muốn giới thiệu một cách bao quát và chung thực về ngôi đền và lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Với

việc đầu tư xây dựng khu di tích cũng như đầu tư trong việc tổ chức lễ hội hàng năm đã chứng tỏ được sự quan tâm của nhà nước, các cấp chính quyền cùng nhân dân đối với danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy rằng khâu quản lý khu di tích và việc tổ chức lễ hội còn nhiều khó khăn và bất cập song ban quản lý đã và đang có những chính sách nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại đó. Qua đây tác giả cũng muốn đóng góp một số giải pháp để di tích và lễ hội Nguyễn Bỉnh Khiêm hạn chế tối đa những mặt còn tồn tại để di tích cũng như lễ hội Nguyễn Bỉnh Khiêm đẹp hơn trong mắt du khách thập phương mỗi lần đặt chân tới đây.

Chương 3‌‌‌‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ LỄ HỘI ĐỀN TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM Ở VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG

3.1. ĐẶC ĐIỂM

Di tích lịch sử và lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - 8

3.1.1. Đây là khu di tích và lễ hội có từ lâu đời, “ăn sâu tiềm thức” của nhân dân

Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần suốt thế kỷ XVI, phần lớn sống ở nông thôn, 44 năm trước khi làm quan sống ở quê nhà, 44 năm sau khi thôi quan lại cũng sống ở quê nhà. Trong quãng thời gian đó đủ để ông được gần gũi với nhân dân, hiểu thêm đời sống và nguyện vọng của nhân dân. Ông luôn khuyên nhân dân không nên bắt chước những người quyền quý sống phi nhân nghĩa, chỉ ưa điều lợi sẽ dẫn tới sự hỗn loạn. Ông còn hăng hái lao vào công cuộc tổ chức cải tạo dân sinh như mở trường, đắp đê, khai khẩn đất hoang... Chính ông cũng cùng người nhà chăm chỉ vỡ đất, cấy trồng. Ông góp công, góp sức cùng nhân đân dựng quán, xây cầu, trồng cây phúc đức.

Trong lời kết bài Nguyễn Công Văn Đạt phả ký soạn năm Quý Hợi (1743), Ôn Đình Hầu Vũ Khâm Lân viết: “Ôi! Trong thiên hạ có nhiều vua chúa và người hiền. Những người ấy lúc sốn thì vinh, lúc chết thì hết. Nhưng Ông (Nguyễn Bỉnh Khiêm) đến nay đã được 7,8 đời, gần thì sĩ phu dân thường chiêm ngưỡng như núi Thái Sơn, như Sao Bắc Đẩu; xa thì xứ nhà Thanh là Chu Xán nói rằng nhân vật Lĩnh Nam, tinh thông lý học có Trình Tuyền, đã viết vào sách truyền vào Trung Quốc, coi là một bậc thánh nhân ở nước Nam vậy”.

Với tài năng và đức độ của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng được nhân dân tôn thờ, là một con người của nhân dân. Bởi vậy mà khi ông qua đời (1585) Vua Mạc Mậu Hợp đã cho Mạc Kính Điền (là ông chú của Vua) làm khâm sai, cùng với các quan trong triều về dự tế truy phong ông làm Lại bộ

thượng thư, Thái phó Trình quốc công. Vua Mạc còn ban cho sở tại 3.000 quan tiền để lập đền thờ và cấp cho 100 mẫu ruộng tự điền. Ngôi đền thờ ông cũng được làm xong sau đó. Nhân dân trong vùng thương nhớ tới ông nên thường đến đây thắp nhan. Cứ đến ngày giỗ cụ Trạng, các làng Am xa gần đều có lễ đến cúng, tưởng nhớ tới công đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lễ hội kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng xuất phát từ đó, dần phát triển và trở thành lễ hội với quy mô lớn như ngày hôm nay với đủ các nghi thức trang nghiêm.‌

Tới nay đã hơn 400 năm đã qua đi, thiên nhiên cùng với những biến cố trong xã hội đã khỏa lấp mất nhiều di vật có liên quan đến đời sống và sự nghiệp của trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Song di tích cùng lễ hội đền Trạng vẫn là một nơi sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu của nhân dân trong, ngoài vùng. Việc tham gia lễ hội đền Trạng dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, nó dần ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân trên quê hương Trạng.

3.1.2. Đây là khu di tích và lễ hội lớn nhất về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm một danh nhân văn hóa, nhà hiền

triết, nhà chính khách, nhà sư phạm, nhà dự báo, nhà thơ, không chỉ là cây đại thụ tỏa bóng suốt thế kỷ XVI mà tên tuổi của ông còn mãi lưu danh cùng đất nước, sống mãi trong lòng người dân Việt Nam. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện được tầm ảnh hưởng cũng như sự tôn kính của người đời đối với mình qua những di tích được lập lên để thờ ông. Không chỉ được thờ cúng tại quê nhà là làng Trung Am, xã Lý Học mà còn ông còn được lập bàn thờ ở nhiều nơi như ở chùa Mét, Cổ Am, Hải Phòng. Được tôn vinh làm thành hoàng làng ở đình Thanh Am, ở làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội. Tại Văn Miếu Mao Điền Nguyễn Bỉnh Khiêm được dựng tượng cùng với 5 vị danh nhân khác đặt thờ ở chính diện cùng với Khổng Tử (Phụ lục 3). Thậm chí ông còn được đạo Cao Đài tôn lên làm đệ nhất thánh trong 3 vị thánh của đạo. Đứng cạnh Vich-to Huy-Go và Tôn Trung Sơn.

Mặc dù có rất nhiều nơi đặt bàn thờ ông nhưng chỉ có quê hương Trung Am là nơi gần gũi với cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm nhất. Đây không chỉ là nơi ông sinh ra và lớn lên mà còn là nơi ông sống suốt quãng đời còn lại của mình từ khi cáo quan về ở ẩn. Từ Am Bạch Vân, ông đã sáng tác ra bao áng văn thơ, đóng góp không nhỏ cho nên văn học nước nhà, từ đây cũng đã sản sinh ra biết bao thế hệ học trò tài giỏi giúp ích cho đất nước. Ngôi đền thờ ông còn được gọi là nhà thờ chính. Được xây dựng trong quần thể di tích rộng hơn 5ha do nhà nước, thành phố đầu tư xây dựng với số kinh phí lên tới hàng trăm tỷ đồng. Ngôi đền ngày càng được xây dựng khang trang, xứng đáng với tầm vóc của một danh nhân như Nguyễn Bỉnh Khiêm.‌

Lễ hội tưởng nhớ Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ có tại di tích đền Trạng. Vào những ngày giỗ Trạng nhân dân nơi đều hành hương về đây để tỏ lòng thành kính với Trạng. Mặc dù di tích và lễ hội tưởng nhớ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có ở nhiều nơi nhưng không có nơi nào có quy mô lớn và thu hút nhiều người quan tâm như di tích lịch sử và lễ hội tại làng Trung Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

3.1.3. Đây là khu di tích và lễ hội có nhiều nét độc đáo riêng Về kiến trúc

Mỗi một khu di tích đền thờ vua hay một vị danh nhân nào đó đều được xây dựng mang những nét độc đáo riêng, nêu bật một phần nào đó tính cách của người được thờ. Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy. Khung cảnh thôn quê, gần gũi khiến những ai đến đây cũng phải mở lòng hòa mình vào với thiên nhiên. Toàn khu di tích đền Trạng là nơi đây có rất nhiều hạng mục công trình lớn: Nhà thờ chính, Am Bạch Vân, Chùa Song Mai, Nhà Tổ, Nhà thờ song thân phụ mẫu của Trạng, cùng với đó là hai hồ nước Thái Nhâm và Bán Nguyệt tượng trưng cho đất và trời. Ba quả đồi nhân tạo liền nhau đằng sau tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể quan sát được toàn cảnh khu

di tích. Tuy rằng có nhiều hạng mục công trình nhưng lại được bày trí hết sức hài hòa, tự nhiên không kém phần thơ mộng.

Điều đặc biệt hơn khu di tích đền Trạng không chỉ thờ một Trình Quốc Công mà còn thờ rất nhiều nhân vật khác khác như: phía sau nhà thờ chính thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thờ Song thân phụ mẫu của Trạng. Cách đó hơn 100m về phía bên phải là nhà Tổ thờ Bà Minh Nguyệt vợ ba của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Kế bên nhà tổ là chùa Song Mai thờ phật. Mỗi nơi thờ cúng đều được xây dựng theo kiểu chữ Đinh (5 gian tiền đường và 2 gian hậu cung), hoa văn mang đậm nét kiến trúc thời Mạc và thời Nguyễn.

Một đặc điểm khá thú vị, khác biệt so với những khu di tích khác tại đền Trạng đó là những vườn tượng được dựng lên một cách sống động đôi nét về tính cách cũng như cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc sinh thời. Một con người luôn đau đáu lòng thương dân, yêu thiên nhiên, đất nước.

Về tổ chức lễ hội

Lễ hội đền Trạng cũng mang những đặc điểm của lễ hội truyền thống và những nét đặc sắc riêng: tính thiêng, tính cộng đồng, tính địa phương, tính đương đại.

-Tính thiêng:

Muốn hình thành một lễ hội bao giờ cũng phải tìm ra một lý do mang tính thiêng nào đó. Đôi khi một vị anh hùng ngã xuống tử thương ở vùng đất ấy, rồi được mối đùn lên thành mộ, vị anh hùng đó bỗng dưng hiển linh bay về trời...cũng có khi lễ hội là ngày kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của một danh nhân, một người có công với đất nước, làng xã hay ở một lĩnh vực nào đó ( người đánh giặc, người trị thủy, ông tổ nghề...), song người đó bao giờ cũng được “thiên hóa” đã trở thành thần thánh trong lòng nhân dân.

Họ tin rằng những người đó có thể phù hộ cho họ trong những mặt mà lúc sinh thời người đó làm mà còn phù hộ cho họ gặp được nhiều may mắn.

Tính thiêng trong lễ hội đền Trạng cũng được thể hiện như vậy. Người ta tìm tới lễ hội đền Trạng ngày càng nhiều để xin cầu về con đường học hành, công danh đỗ đạt... Bởi lẽ lúc sinh thời Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người tài giỏi, thi đậu Trạng Nguyên và làm tới những chức quan lớn trong triều đình.

Chính tính “thiêng” ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong những thời điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ sự lạc quan, những điều tươi đẹp rồi sẽ đến.

- Tính cộng đồng

Lễ hội đền Trạng trước đây chỉ là một ngày kỷ niệm ngày mất, được tổ chức khá nhỏ trên phạm vi làng, xã. Nhưng theo thời gian nhu cầu tham gia lễ hội của nhân dân ngày càng nhiều nên lễ hội đền Trạng đã được tổ chức mở rộng lớn hơn thành cấp huyện, cấp thành phố.

- Tính địa phương

Lễ hội đền Trạng được sinh ra và tồn tại trên mảnh đất Trung Am, xã Lý Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Vì vây nó mang đậm sắc thái lễ hội của vùng đồng bằng sông Hồng thể hiện qua trang phục, kiệu rồng, kiểu cờ...và có những nét đặc trưng riêng của Vĩnh Bảo: đó là trong công tác tổ chức lễ hội, phần hội luôn có sự góp mặt của các trò chơi dân gian: vật cổ truyền, đu sòng, pháo đất, cờ người, cờ tướng, liên hoan văn nghệ thì không thể thiếu múa rối nước Nhân Hòa, múa rối cạn Đồng Minh.

- Tính cung đình

Trong lễ hội đền Trạng, nhân vật được suy tôn là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông đã từng làm quan trong triều đình nhà Mạc. Bởi vậy mà những nghi thức diễn ra trong lễ hội từ tế lễ, lễ dâng hương đến rước kiệu đều mô phỏng sinh hoạt của cung đình. Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách sắp lễ hoành tráng, trang phục màu mè, lộng lẫy, động tác đi lại cũng trang nghiêm

hơn... nó khác hẳn với những ngày thường khiến cho những người tham gia có cảm giác được nâng lên một vị trí khác với ngày thường, điều này đáp ứng được nhu cầu cũng như nguyện vọng của người dân khi tham gia vào lễ hội‌‌

- Tính đương đại

Tuy rằng lễ hội tại đền Trạng mang nặng sắc thái cổ truyền nhưng trong quá trình vận động của lịch sử cũng đã có sự tiếp thu yếu tố đương đại. Nó được thể hiện trong những trò chơi mới như giải bóng truyền, cầu lông, hay những cuộc thi giành cho học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó còn có những phương tiện mới được đưa vào sử dụng: micro, video, tăng âm...nhằm tăng hiệu quả tổ chức lễ hội, đáp ứng được nhu cầu mới.

Song cần phải có sự tiếp thu có sàng lọc của nhân dân để lễ hội đền Trạng không bị mất đi nét đẹp truyền thống vốn có của mình.

3.2. VAI TRÒ

3.2.1. Thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân

Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tư tưởng còn hiện hữu đời sống tâm linh. Đó là đời sống của con người hướng về cái cao cả thiêng liêng - chân, thiện, mỹ - cái mà con người ngưỡng mộ, ước vọng, tôn thờ, trong đó có niềm tin tôn giáo tín ngưỡng. Như vậy, tôn giáo tín ngưỡng thuộc về đời sống tâm linh, tuy nhiên không phải tất cả đời sống tâm linh là tôn giáo tín ngưỡng. Chính tôn giáo tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội góp phần làm thoả mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người, đó là “cuộc đời thứ hai”, đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống trần tục, hiện hữu.

Xã hội hiện đại với nhịp sống công nghiệp, các hoạt động của con người dường như được “chương trình hoá” theo nhịp hoạt động của máy móc, căng thẳng và đơn điệu, ồn ào, chật chội nhưng vẫn cảm thấy cô đơn. Một đời sống như vậy tuy có đầy đủ về vật chất nhưng vẫn khô cứng về đời sống tinh thần và tâm linh, một đời sống chỉ có dồn nén, “trật tự” mà thiếu sự cởi mở,

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí