Chỉ Đạo Công Tác Bảo Vệ Môi Trường Đảm Bảo Phát Triển Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững


Nhóm ngành công nghiệp hóa chất, cao su, nhựa có vai trò quan trọng, trong công nghiệp toàn tỉnh. Số cơ sở sản xuất của ngành không ngừng tăng lên qua các năm, từ 94 cơ sở năm 2000 tăng lên 247 cơ sở vào năm 2005 và đến năm 2014 đạt 468 cơ sở. Trong các giai đoạn phát triển, năng suất lao động của ngành luôn có giá trị cao trong các nhóm ngành công nghiệp (đứng thứ hai sau ngành chế biến nông thủy sản, thực phẩm). Tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành trong các giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 luôn có mức tăng trưởng cao và khá ổn định. Giai đoạn 2011-2015, ngành hóa chất, cao su và nhựa vẫn giữ mức tăng trưởng khá, cụ thể năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) của ngành này đạt 61.818 tỷ đồng, tăng 14,9% so năm 2013; năm 2015, đạt 71.462 tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm 2014. Bình quân giai đoạn 2011-2015, tăng 14,6%/năm. Ngành hóa chất, cao su và nhựa ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, cụ thể: năm 2010, chiếm 13,0% và năm 2015, ngành này chiếm tỉ trọng 13,9% [89].

Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống

Chủ trương của tỉnh là phát triển theo hướng chế biến sâu, ưu tiên đầu tư phát triển các cơ sở chế biến tập trung với quy mô lớn, có thiết bị và công nghệ hiện đại, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao theo hướng tiêu dùng và xuất khẩu. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến có quy mô nhỏ và vừa đổi mới công nghệ và thiết bị, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn, với các doanh nghiệp lớn trong vùng hoặc trên cả nước để mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường và cùng đầu tư vùng nguyên liệu.

Trong các giai đoạn phát triển, ngành chế biến nông sản, thực phẩm luôn duy trì chiếm tỷ trọng cao và ổn định trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh. Toàn ngành có 953 cơ sở sản xuất với gần 41.706 lao động (chiếm 6,5% lao động ngành công nghiệp). Trong đó, có 215 doanh nghiệp với khoảng 32.200 lao động, chiếm tới 70% lao động của ngành chế biến thực phẩm.

Một số doanh nghiệp đáng chú ý có đóng góp cao về giá trị sản xuất công nghiệp của ngành như: Công ty TNHH Frieslandcampina Vietnam (sản xuất các


sản phẩm sữa); Công ty TNHH Uni - president Việt Nam (sản xuất thức ăn thủy sản); Công ty TNHH Thực Phẩm Orion Vina (sản xuất bánh kẹo); Công ty TNHH Công Nghiệp Masan (sản xuất và chế biến thực phẩm); Công ty TNHH Urc Việt Nam (sản xuất bánh kẹo, trà)...

Là ngành tác động mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, tạo ra sự phát triển mạnh của ngành nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp và nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp qua chế biến. Ngành chế biến thực phẩm, đồ uống là một trong những ngành đóng góp nhiều nhất trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, năm 2010, ngành này chiếm 17,6% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, đến năm 2015, ngành vẫn giữ tỷ trọng cao, chiếm 18,5%. Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) của ngành này đạt

101.375 tỷ đồng tăng 12,8% so với năm 2014. Bình quân giai đoạn 2011- 2015, tăng 15,8%/năm [89].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Công nghiệp chế biến gỗ

Chủ trương phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ là đa dạng các loại mẫu mã, xây dựng thương hiệu về đồ gỗ của Bình Dương trên thị trường thế giới. Hướng sản xuất các sản phẩm cao cấp cho xuất khẩu tại chỗ và thị trường nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Đầu tư công nghệ trang thiết bị mới hiện đại để sản xuất các loại gỗ công nghiệp cao cấp cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu để giảm tỷ lệ sử dụng gỗ nguyên liệu. Đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành chế biến và sản xuất sản phẩm gỗ như: sản xuất sơ chế gỗ đầu vào, cung cấp các nguyên phụ liệu cho sản xuất gỗ, giảm nhập khẩu.

Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 - 14

Cùng với ngành chế biến nông sản, thực phẩm, công nghiệp chế biến gỗ là ngành có đóng góp cao trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Lực lượng lao động của ngành chiếm thứ hai trong các nhóm ngành công nghiệp của tỉnh (đứng sau ngành dệt may - da giày) với trên 203.509 lao động, chiếm 25,6% lao động ngành công nghiệp. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 1.136 cơ sở sản xuất. Ngành chế biến gỗ là một trong những ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, tuy nhiên tỉ trọng của ngành đang giảm dần, cụ thể năm 2010 chiếm 17,9%, đến năm 2015 giảm còn 16,8%. Năm 2015, giá trị sản xuất


công nghiệp (giá so sánh năm 2010) của ngành này đạt 97.136 tỷ đồng tăng 14,8% so với năm 2014. Bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 14,4%/năm [89].

Công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và gốm sứ Công nghiệp khai thác khoáng sản: Ngày 09/12/2013, HĐND tỉnh Bình

Dương ban hành Nghị quyết số 22/NQ-HĐND8, Về Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Chủ trương phát triển ngành khai thác khoáng sản đáp ứng nhu cầu cho các ngành chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn. Khai thác và chế biến khoáng sản với quy mô hợp lý, theo hướng tiết kiệm, hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường sinh thái, có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước. Chú trọng công tác điều tra cơ bản, xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản để làm căn cứ quản lý, xây dựng kế hoạch đầu tư khai thác và chế biến có hiệu quả.

Các hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản trên địa bàn đã góp phần vào việc phát triển kết cấu hạ tầng và ngành công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2006- 2010 và đến năm 2015. Lao động trong ngành năm 2015 có 1.698 người, chiếm khoảng 0,22% tổng lao động ngành công nghiệp và có xu hướng giảm nhẹ về tỷ trọng so với giai đoạn trước (năm 2005 và 2000 chiếm 0,5% và 1,1%). Năng suất lao động đạt 173,4 triệu đồng/người/năm. Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành khai thác và chế biến khoáng sản đạt 2.947 tỷ đồng.

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: Ngày 4/01/2012, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 08/QĐ-UBND, Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bình Dương đến năm 2020, dự báo nhu cầu vật liệu xây dựng tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng với quy mô hợp lý, có kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm, đạt tiêu chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế để nâng cao năng suất lao động và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất gạch không nung theo công nghệ tiên tiến từ các nguyên liệu như xi măng, đá mạt, cát. Khuyến khích đầu tư và phát triển các loại vật liệu xây dựng cao cấp như: sứ vệ sinh, gạch ốp lát, kính xây dựng và một số sản phẩm mới khác để cung cấp cho các tỉnh thành trong nước và xuất khẩu.


Năm 2014, toàn tỉnh có 270 cơ sở hoạt động sản xuất trong ngành vật liệu xây dựng và gốm sứ với 20.795 lao động chiếm 2,3% số lao động toàn ngành công nghiệp và có xu hướng giảm dần về tỷ trọng so với giai đoạn trước (năm 2005 và 2000 chiếm 9,3% và 15,3%), do các cơ sở sản xuất nhỏ không thể canh tranh được với các tập đoàn và công ty lớn nên bị phá sản. Năng suất lao động công nghiệp của ngành tính theo giá trị sản xuất năm 2015 đạt 136,7 triệu đồng bằng 68,1% mức trung bình toàn ngành công nghiệp và tăng 8,2% so với năm 2010 (Giai đoạn 2006 - 2010 tăng 4,7%/năm).

Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp ngành sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh đạt trên 12.697 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trong giai đoạn 2006-2015, đạt ở mức thấp (3,8%/năm) so với giai đoạn 2001-2005 là 24,3%/năm. Tỷ trọng của ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2006-2015 có xu hướng giảm dần từ 8,04% năm 2005 giảm còn 1,79% năm 2015 [21].

Công nghiệp dệt may - da giày

Chủ trương của tỉnh đối với nhóm ngành này là phát triển hướng vào xuất khẩu, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa. Tổ chức sản xuất và nâng cao công nghệ nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và giảm dần tỷ lệ gia công. Tập trung sản xuất những sản phẩm có đặc thù riêng. Khuyến khích phát triển các dự án sản xuất nguyên, phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành dệt may - da giày, từng bước tăng tỷ lệ nội địa hóa và khắc phục tình trạng phụ thuộc nguyên, phụ liệu nhập khẩu. Đầu tư chiều sâu, nâng cao năng suất lao động, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Quan tâm việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Dệt may là ngành xuất khẩu lớn nhất của tỉnh, tuy nhiên đây là ngành thu hút nhiều lao động nhất trong các ngành công nghiệp, tình hình biến động lao động và thiếu lao động của ngành này vẫn còn rất lớn. Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) của ngành này đạt 45.491 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2014. Bình quân giai đoạn 2011-2015, tăng 16,5%/năm. Cơ cấu của ngành tăng từ 7,6% năm 2010 lên 7,8%, năm 2015 ngành giữ mức tỷ trọng 7,8% [89].


Da giày là ngành xuất khẩu chủ lực của Bình Dương, tuy nhiên, đây là ngành thu hút nhiều lao động trong các ngành công nghiệp và thuộc ngành hạn chế đầu tư mới của tỉnh. Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) của ngành đạt 22.907 tỷ đồng tăng 8,5% so với năm 2014. Bình quân giai đoạn 2011- 2015 tăng 13,3%/năm. Tỷ trọng của ngành ổn định, năm 2015 ngành chiếm tỷ trọng 4,3% [89].

Sản phẩm dệt may của Bình Dương chủ yếu là xuất khẩu, chiếm tới 90% tổng doanh thu của ngành với mặt hàng chủ lực là các sản phẩm may mặc. Thị trường xuất khẩu chính hàng may mặc của tỉnh là Mỹ và EU, tiếp đến là Nhật Bản và một số thị trường khác như Canada, Hàn Quốc, Nga, Châu Phi...

Tuy nhiên, ngành dệt may là ngành có giá trị gia tăng thấp, chủ yếu thực hiện theo phương thức gia công, chưa chủ động được mẫu mã, thị trường đầu ra. Bên cạnh đó, sản phẩm của ngành cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu do công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trong nước chưa phát triển. Sự thiếu chủ động trong khâu nguyên phụ liệu không những làm tăng chi phí sản xuất mà còn ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng yêu cầu về thời hạn giao hàng. Vấn đề thiếu hụt lao động cũng là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp hàng dệt may Bình Dương, đồng thời chi phí đầu vào tiếp tục tăng, trong khi nhiều doanh nghiệp phải giảm giá để cạnh tranh cả thị trường trong nước và thế giới.

Công nghiệp phân phối điện, nước

Phát triển đồng bộ nguồn, lưới và hệ thống phụ tải theo hướng cải tạo, nâng cấp tiết diện; nối lưới điện trục chính và xây dựng mới các tuyến đường dây và trạm biến áp; đảm bảo đủ nhu cầu phụ tải hiện tại và tương lai của phát triển KT- XH trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp tỉnh. Trong giai đoạn 2006-2015, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 14,4%/năm. Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp sản xuất điện và phân phối điện nước của tỉnh đạt 4.451 tỷ đồng, đưa tỷ trọng của ngành trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh chiếm 0,63%, tăng gấp 2, lần so với năm 2010 [21].


Công nghiệp hỗ trợ

Nhằm đảm bảo thực hiện định hướng ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng thay thế nhập khẩu để nâng cao tính chủ động trong sản xuất và khả năng cạnh tranh, giảm giá thành đầu ra cho sản phẩm ngày 26/9/2011,UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 2751/QĐ-UBND, Về việc phê duyệt đề án định hướng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày của cả nước. Hình thành và phát triển các trung tâm nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày. Kết hợp song song giữa sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày với phát triển dịch vụ cung cấp nguyên liệu ngành. Trở thành địa phương có thế mạnh về công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí. Hình thành các doanh nghiệp lớn có khả năng cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí với quy mô lớn. Hình thành khu công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất động cơ ô tô; phát triển KCN, CCN hỗ trợ công nghiệp cơ khí. Phấn đấu trở thành địa phương có thế mạnh về sản xuất linh kiện điện, điện tử. Gắn kết với phân công lao động và hợp tác quốc tế trong chuỗi giá trị sản xuất ngành điện, điện tử toàn cầu. Hình thành các doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất linh kiện điện tử, có khả năng cung ứng cho các ngành công nghiệp trên địa bàn.

Ngành công nghiệp hỗ trợ ở Bình Dương phát triển mạnh từ năm 2009. Trong đó, công nghiệp hỗ trợ chủ yếu tập trung vào các ngành dệt may, da giày, cơ khí, điện - điện tử, chế biến gỗ. Bình Dương đã hình thành các ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may (sản xuất sợi, dệt vải, chỉ may, dây kéo, nhuộm...), da giày (thuộc da, sản xuất đế giày, mũ giày...), cơ khí (sản xuất kim loại, sản phẩm từ kim loại, sản xuất máy móc thiết bị, phụ tùng cho các ngành công nghiệp ô tô, xe máy và các phương tiện vận tải khác...), điện - điện tử (sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị dây dẫn điện, cáp quang...). Những năm gần đây, Bình Dương đã thu hút được nhiều dự án nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Dự án của công ty TNHH Chain Yarn Việt Nam, sản xuất sợi, dệt vải, hoàn thiện sản phẩm dệt với số vốn 87 triệu USD; dự án của Công ty TNHH công nghiệp De Licacy Việt Nam với số vốn 100 triệu USD đầu tư tại KCN Bàu Bàng; dự án sản xuất, gia công các loại đèn LED BLU dùng trong tivi, monnitor, ứng dụng điện


thoại của Công ty TNHH Lumens Vina... Năm 2015, tỉnh đã thu hút dự án chuỗi liên hợp hóa sợi - dệt nhuộm của Công ty TNHH Far Eastern Polytex (Việt Nam) với vốn đầu tư 274,2 triệu USD vào KCN Bàu Bàng; Công ty TNHH NPC Toda đầu tư 30 triệu USD vào KCN Việt Nam - Singapore II-A để sản xuất các sản phẩm nhựa các loại với quy mô 16.889 tấn/năm…[68].

3.3.6. Chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

Giai đoạn 1997-2005, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND và Sở ban ngành địa phương, công tác bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp ở Bình Dương đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển KT-XH, chất lượng môi trường ở Bình Dương cũng phải chịu một số áp lực lớn. Là một ngành kinh tế đầu tàu của tỉnh, sản xuất công nghiệp đang đi đúng hướng với mục tiêu phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng chất lượng tăng trưởng để đảm bảo tính bền vững, thân thiện với môi trường.

Trước yêu cầu đẩy mạnh phát trển công nghiệp theo hướng bền vững, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương đã có nhiều chủ trương và biện pháp để chỉ đạo quyết liệt vấn đề bảo vệ môi trường. Ngày 28/4/2006, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 108/2006/QĐ-UBND, Về việc phê duyệt chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010. Mục tiêu của chương trình để cải thiện chất lượng môi trường tại các KCN, CCN và các doanh nghiệp nằm ngoài KCN trên địa bàn toàn tỉnh; đặc biệt chú trọng hoàn thiện hạ tầng cơ sở cấp thoát nước, xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, để đảm bảo phát triển bền vững tỉnh Bình Dương. Đảm bảo 100% các dự án đầu tư mới phải thực hiện theo đúng quy hoạch được phê duyệt và tuân thủ đúng các quy định về bảo vệ môi trường của Nhà nước và của Tỉnh ban hành. Đảm bảo 100% các KCN, CCN khi đi vào hoạt động đều phải thực hiện đúng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải và trạm xử lý nước thải tập trung toàn cụm. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, chú trọng quản lý chất thải, đặc biệt là quản lý chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp.


Ngày 16/7/2007, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Chương trình số 42-CTr/TU,

Chương trình bảo vệ môi trường giai đoạn 2007-2010, với chủ trương:

Chủ đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện đúng quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về môi trường, có trạm xử lý nước thải vận hành đạt tiêu chuẩn môi trường, bố trí các cơ sở sản xuất theo đúng quy hoạch phân khu chức năng đã được phê duyệt, bảo đảm 100% các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp đấu nối nước thải về trạm xử lý nước thải tập trung [114].

Ngày 22/8/2011, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Chương trình số 23-CTr/TU, Chương trình bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015. Mục tiêu của Chương trình là ưu tiên thu hút đầu tư những ngành công nghiệp kỹ thuật cao. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường. Hạn chế tối đa việc đầu tư bên ngoài các KCN, CCN, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên liệu, năng lượng, tài nguyên và có nguy cơ gây ô nhiễm cao.

Bên cạnh đó, Tỉnh đã tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, đô thị và xử lý các điểm nóng về môi trường trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 31/5/2010, Ban hành quy định chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm trong các khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tỉnh cũng chỉ đạo trang bị hệ thống quan trắc nước thải tự động để kiểm soát các nguồn nước thải công nghiệp một cách có hệ thống và ngăn chặn kịp thời các hành vi xả lén nước thải ra môi trường; nhiều dự án, công trình bảo vệ môi trường như hệ thống thu gom và xử lý nước thải Thủ Dầu Một, nhà máy sản xuất phân compost, hệ thống xử lý nước thải khu vực Lái Thiêu, hệ thống thoát nước cho KCN Việt Hương - An Tây, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải kênh Ba Bò,... được triển khai thực hiện, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành quy định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023