hiện cải cách hành chính, nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Theo công bố cải cách hành chính của Bộ Nội vụ năm 2013, tỉnh Bình Dương xếp hạng thứ 3/63 tỉnh thành. Trong 8 lĩnh vực và các tiêu chí, có 4 lĩnh vực đạt điểm tuyệt đối (7,5/7,5 điểm). Kết quả trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh đã thực sự trở thành động lực để nâng cao năng lực canh tranh và thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp ở Bình Dương.
3.3.2. Chỉ đạo tiếp tục xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng - kỹ thuật công nghiệp
Giai đoạn 1997-2005, Bình Dương đã đặt đúng trọng tâm vào việc phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ, kết nối hạ tầng giữa các dự án, giữa các dự án với hạ tầng chung của toàn tỉnh, cũng như rất coi trọng kết nối hạ tầng giữa tỉnh Bình Dương với các tỉnh trong khu vực. Thành công của Bình Dương trên lĩnh vực phát triển công nghiệp có sự đóng góp quan trọng của hệ thống hạ tầng đồng bộ. Tuy nhiên, để đáp ứng cho yêu cầu CNH, đô thị hóa và trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương vào năm 2020, hệ thống cơ sở hạ tầng của của tỉnh Bình Dương vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém. Do đó, tỉnh Bình Dương tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng, cải tạo và phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát tiển công nghiệp và nhu cầu của quá trình đô thị hóa.
Cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông - vận tải
Trong giai đoạn 2006-2015, Bình Dương chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông, tạo điều kiện phát triển KT-XH. Xác định được tầm quan trọng của hệ thống giao thông đối với phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư, góp phần hoàn thành mục têu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII và lần thứ IX, tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng nhiều tuyến đường quan trọng, góp phần tạo nền tảng phát triển KT- XH. Trong giai đoạn này, tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh đầu tư nâng cấp, mở rộng toàn tuyến Quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài 62 km, quy mô đường cấp I, II, 6 làn xe; nâng cấp, mở rộng toàn tuyến ĐT741 dài 49 km, quy mô đường cấp I, II, 6 làn xe. Đây là hai trục “xương sống” theo hướng Bắc - Nam của tỉnh, kết nối các KCN, đô thị phía Nam với các KCN, đô thị và vùng nguyên liệu, nông thôn
phía Bắc tỉnh, kết nối Bình Dương với Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên và tuyến biên giới Campuchia. Hai tuyến đường này có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư, công nghiệp hóa, đô thị hóa, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh. Đồng thời, tỉnh Bình Dương cũng đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến ĐT743, ĐT744, ĐT746, ĐT747…, với quy mô đường cấp I, II, 4 đến 6 làn xe, kết nối các KCN, đô thị phía Nam với các KCN, đô thị và vùng nguyên liệu phía Bắc của tỉnh, với các tỉnh thành lân cận và các đầu mối giao thông của khu vực. Đầu tư xây dựng mới các cầu Thủ Biên, Bạch Đằng, Thạnh Hội qua sông Đồng Nai nhằm kết nối giao thông với tỉnh Đồng Nai và Quốc lộ 1. Xây dựng mới cầu Thới An và đường Vành đai 4 đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương, góp phần hình thành các đường vành đai theo hướng Đông - Tây của tỉnh.
Nhằm kết nối thuận lợi trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ngày 28/9/2011, Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1697/QĐ-TTg, 1697/QĐ- TTg, Phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Dương đã chủ động huy động nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư xây dựng mới đường Mỹ Phước - Tân Vạn, kết nối thành phố mới Bình Dương, các trung tâm đô thị, công nghiệp của tỉnh với các đầu mối giao thông quốc gia và các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là trục giao thông huyết mạch, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nhanh KT-XH của tỉnh Bình Dương theo hướng CNH, HĐH, đô thị hóa.
Ngày 16/12/2013, UBND Tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 3247/QĐ- UBND, Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Nội dung Quy hoạch đến năm 2020 bao gồm: hệ thống giao thông đường bộ, trong đó, có hệ thống giao thông quốc gia trên địa bàn tỉnh (quốc lộ 1A, quốc lộ 1K, quốc lộ 13, đường Hồ Chí Minh, đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh); hệ thống đường bộ do tỉnh quản lý, gồm các trục Bắc
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Đạo Công Tác Bảo Vệ Môi Trường Trong Phát Triển Công Nghiệp
- Yêu Cầu Đẩy Mạnh Phát Triển Công Nghiệp Ở Bình Dương Trong Giai Đoạn Mới
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Về Đẩy Mạnh Phát Triển Công Nghiệp
- Chỉ Đạo Công Tác Đào Tạo, Thu Hút Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao
- Chỉ Đạo Công Tác Bảo Vệ Môi Trường Đảm Bảo Phát Triển Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững
- Nhận Xét Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Lãnh Đạo Phát Triển Công Nghiệp Từ Năm 1997 Đến Năm 2015
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
- Nam dự kiến nâng cấp (đường ĐT741, đường ĐT742, đường ĐT743B, đường ĐT744, đường ĐT746, đường ĐT747A, đường ĐT747B, đường ĐT748, đường ĐT749A), các trục Bắc - Nam dự kiến xây mới (quốc lộ 13 trên cao, đường ĐT746B, đường ĐT749C, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đường Đồng Phú - Bình
Dương), các trục Đông - Tây dự kiến nâng cấp (đường ĐT743A, đường ĐT749B, đường ĐT750, đường Bố Lá - Bến Súc), các trục Đông - Tây dự kiến xây dựng mới (đường ĐT745 (A,B,C), đường ĐT750B); hệ thống đường đô thị, đường huyện, hệ thống cầu, nút giao thông, công trình vận tải đường bộ (bến xe, cảng cạn ICD), trạm dừng nghỉ, bãi đỗ xe công cộng, công nghiệp phục vụ giao thông vận tải (cơ khí, kiểm định xe cơ giới). Đầu tư các tuyến đường chính đô thị kết nối giữa các tuyến đối ngoại với trung tâm đô thị, các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh. Phát triển các trục giao thông đường tỉnh theo các hướng Bắc Nam, Đông Tây, tăng cường sự liên kết giữa các khu vực trong tỉnh, các đô thị trong Vùng kinh tế trọng điểm phí Nam với trung tâm thành phố mới Bình Dương.
Phát triển hệ thống giao thông nông thôn, đến năm 2020, tỷ lệ nhựa cứng hóa đạt 100%. Các tuyến đường nội thị tại các trung tâm huyện, thị xã, thành phố, các khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh cũng đượ̣c quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng, xây dựng hoàn chỉnh, phù hợp với tiến trình đô thị hóa theo hướng văn minh, hiện đại, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và quy hoạch xây dựng đô thị Bình Dương. Hệ thống đường do cấp phường, thị trấn quản lý cũng đượ̣c đầu tư chỉnh trang, cải tạo đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị của tỉnh.
Cùng với việc hoàn thiện hạ tầng giao thông, tỉnh Bình Dương quy hoạch phát triển vận tải hàng hóa và vận tải hành khách. Trên địa bàn tỉnh hiện có 02 cảng cạn (ICD) đang hoạt động là ICD Sóng Thần và Cụm cảng - Trung tâm Logistics Dĩ An. Trong đó, ICD Sóng Thần có tổng diện tích 50 ha, có vị trí giao thông thuận lợi, có sở hạ tầng hoàn chỉnh, trang thiết bị xếp dỡ hiện đại, gồm hệ thống kho phân phối, kho ngoại quan. Cụm cảng và Trung tâm Logistics Dĩ An có tổng diện tích quy hoạch 57 ha, có vị trí giao thông thuận tiện, có thể kết nối với các cảng lớn trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 2015, khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 4.674.261 nghì tấn, doanh thu đạt 13.960,2 tỷ đồng [21, tr.311].
Dịch vụ lưu kho, lưu bãi hàng hóa tại Bình Dương phát triển mạnh. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 2 đơn vị thực hiện dịch vụ này là ICD Sóng Thần 2 và ICD TBS Tân Vạn. Đây là các cơ sở có hạ tầng hoàn chỉnh, cung cấp 4 dịch vụ, gồm: xếp dỡ, bảo quản container; lưu kho bãi; vận chuyển container và hải quan. Ngoài 2
đơn vị dịch vụ nói trên, toàn tỉnh còn có 10 kho chứa hàng hóa lớn ở các KCN và nhiều kho nhỏ lẻ khác của tư nhân, bảo đảm các dịch vụ thu gom, vận chuyển hàng hóa và chuyển phát theo yêu cầu. Dịch vụ hải quan gồm kho ngoại quan và đại lý hải quan với 17 kho ngoại quan tại các KCN và 17 doanh nghiệp làm đại lý thủ tục hải quan.
Chỉ đạo tiếp tục cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật điện, nước và viễn thông
Bình Dương là tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, nên nhu cầu đầu tư, cải tạo lưới điện nhằm tăng công suất, nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất công nghiệp và tiêu dùng. Ngày 25/11/2011, Bộ Công - Thương đã ban hành Quyết định số 6178/QĐ-BCT, Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020. Quy hoạch này là cơ sở pháp lý quan trọng để UBND tỉnh, các ban ngành quản lý quy hoạch điện trên địa bàn, đầu tư xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp, đảm bảo tính nhất quán và bền vững của hệ thống điện, góp phần quan trọng trong phát triển KT-XH tỉnh giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu quy hoạch đặt ra đến năm 2015, Lưới 220kV: xây dựng mới trạm biến áp 220/110/22kV Uyên Hưng, công suất 2x250MVA, lắp trước máy T1 vận hành năm 2012; lắp máy biến áp thứ 2 trạm 220/110/22kV Mỹ Phước, công suất 250MVA, nâng quy mô công suất trạm lên 2x250MVA, vận hành giai đoạn 2012-2013. Xây dựng mới 147km đường dây 220kV. Lưới 110kV: Xây dựng mới 7 trạm biến áp 110kVvới tổng công suất 796MVA, nâng công suất 6 trạm với tổng công suất tăng thêm 282MVA; Xây dựng mới 49,2 km đường dây 110kV; Cải tạo, nâng tiết diện dây dẫn 69,4km đường dây 110kV.
Nhờ được đầu tư hệ thống hạ tầng đường dây tải điện, trạm biến áp được cải thiện, xây dựng mới, chất lượng cung cấp điện đảm bảo cho sản xuất và tiêu dùng được nâng cao. Tổng công suất nguồn điện đến năm 2015 đạt 2.179 MVA. Bình Dương trở thành một trong bốn địa phương của cả nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai có mức tăng sản lượng tiêu thụ hàng năm trên 1 tỷ kWh, là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về số hộ sử dụng điện đạt trên 99% với mức tiêu thụ trung bình là 4.836kWh/người/năm.
Cùng với quá trình phát triển các KCN và quá trình đô thị hóa, nhu cầu nước sạch phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân ngày càng tăng. Để đáp ứng
nhu cầu nước sinh hoạt và nước cho công nghiệp tại các khu đô thị, KCN, giai đoạn 2006-2015, tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng 15 nhà máy nước, đưa vào sử dụng 10 công trình cấp nước mới, nâng tổng số nhà máy nước lên 28 nhà máy, tổng công suất cấp nước đạt 329.500m3/ngày đêm, tỷ lệ dân số ở thành thị sử dụng nước sạch đạt 99% [46, tr.52-53].
Viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân; là công cụ quan trọng để hình thành xã hội thông tin, phục vụ tốt quá trình CNH, HĐH. Xây dựng và phát triển viễn thông tỉnh Bình Dương có công nghệ hiện đại, phù hợp với Chiến lược phát triển Bưu chính, Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Ngày 22/7/2008, HĐND tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết số 05/2008/NQ-HĐND7, Về quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Bình Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, hướng đến việc hiện đại hóa bưu chính viễn thông của tỉnh ngang tầm với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tự động hóa, số hóa, di động hóa, công cộng hóa, đồng bộ hóa mạng lưới thông tin và đa dạng hóa các dịch vụ; nâng cao sức cạnh tranh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tập trung đầu tư các dịch vụ mới và đa dạng hoá sản phẩm. Đảm bảo thông tin liên lạc toàn tỉnh, gắn với toàn vùng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chú ý phát triển mạng lưới thông tin liên lạc rộng khắp đến các thị trấn, các KCN và vùng nông thôn.
Chỉ đạo phát triển hệ thống hạ tầng khác
Giai đoạn 2006-2015, thương mại trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh và khá đồng bộ. Nhiều thương hiệu lớn trong và ngoài nước như Coop Mart, Vinatex Mart, Big C, Metro, Lotte, Aeon,… đã lựa chọn Bình Dương để đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị. Năm 2015, toàn tỉnh có trên 100 chợ, 11 siêu thị, 07 trung tâm thương mại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Song song đó, các dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển mạnh theo hướng vừa nâng cao chất lượng, vừa mở rộng cho vay đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn trên địa bàn. Đã có 65 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn tỉnh, trong đó có 4 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán liên thông được đẩy mạnh.
Các dịch vụ bảo hiểm phát triển đa dạng góp phần bảo vệ ngày càng tốt hơn sức khỏe, tài sản, đời sống của nhân dân, doanh nghiệp.
3.3.3. Chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với quá trình đô thị hóa theo hướng hiện đại
Về phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Giai đoạn 1997-2005, việc hình thành và phát triển các KCN, CCN tập trung là rất đúng đắn, tạo môi trường thông thoáng thu hút nhanh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH. Tuy nhiên, do sức ép của môi trường đầu tư nên các KCN tập trung vào phát triển về số lượng doanh nghiệp và tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp là chính, tuy có quan tâm đến chất lượng phát triển nhưng kết quả chưa đáng kể. Trình độ công nghệ chỉ đạt mức trung bình, số doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến chưa đáng kể, doanh nghiệp đạt hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến còn ít. Quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, nhất là khâu thẩm định, lập dự toán, cấp phép đầu tư…
Thực hiện chủ trương quy hoạch và phát triển các KCN, CCN, ngày 30/8/2006, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 215/2006/QĐ-UB, Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2020. Quyết định đề ra mục tiêu đến năm 2020, Bình Dương sẽ có 31 KCN với diện tích 9.220,5 ha (trong đó có 6 KCN nằm trong Khu Liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương) và 23 CCN với diện tích 2.704 ha. Tổng diện tích các KCN, CCN đến năm 2020 khoảng 12.000 ha.
Định hướng phát triển các KCN, CCN theo hướng tập trung, hoàn thiện đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, củng cố các phân khu chức năng trong từng KCN. Đầu tư đồng bộ cho sản xuất, dịch vụ, nhà ở trong và ngoài KCN. Trong giai đoạn 2006- 2010, khẩn trương nghiên cứu và xây dựng bổ sung hoàn chỉnh một khu công nghệ cao với vị trí và quy mô thích hợp.
Ngày 27/4/2007, Tỉnh ủy đề ra Chương trình phát triển công nghiệp nhanh và bền vững giai đoạn 2006-2010, chủ trương: “Phân bố hợp lý các khu, cụm công nghiệp gắn với phát triển đô thị, dịch vụ, quy mô dân cư và khả năng chịu tải của cơ sở hạ tầng tại khu vực” [113, tr.7].
Ngày 07/4/2009, HĐND tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết số 03/NQ- HĐND7, Về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020, Chủ trương điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các KCN của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương là: Phát triển các KCN theo hướng hình thành chuỗi các KCN cùng với sự phát triển các khu đô thị, khu dân cư và hệ thống hạ tầng KT-XH cần thiết cho toàn khu vực, góp phần đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa của tỉnh một cách đồng bộ; Quy hoạch các KCN của tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển vùng theo hướng kết nối với hệ thống giao thông, sân bay, cảng biển trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Các KCN cần tập trung thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, sử dụng ít lao động, ưu tiên các dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao; Phát triển các KCN phải gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, phòng chống các loại tội phạm, đồng thời quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến đội ngũ công nhân và bảo vệ môi trường.
Căn cứ vào tình hình phát triển các KCN tỉnh Bình Dương, ngày 18/12/2013, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 3281/QĐ-UBND, Về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, chủ trương phát triển các KCN theo hướng nhanh và bền vững; chủ trọng thu hút đầu tư các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, phát triển công nghiệp sạch để tăng giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường; đổi mới công nghệ hiện đại, tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đến năm 2020, Bình Dương có 31 KCN với tổng diện tích 11.463,11 ha.
Đối với các CCN, đến năm 2015, đảm bảo 8/8 CCN có quyết định thành lập hoàn thiện kết cấu hạ tầng, có nhà máy xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động. Phấn đấu tỷ lệ lấp đầy bình quân 04 CCN còn lại đạt trên 60%; các cơ sở sản xuất trong CCN phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc có cam kết bảo vệ môi trường theo quy định. Diện tích đất cho phát triển CCN lũy kế là 790,50 ha. Thành lập mới 03 CCN, đưa số lượng CCN lên 11 vào năm 2015.
Chủ trương phát triển thêm nhiều KCN, tỉnh Bình Dương chú trọng chọn lọc các dự án đầu tư, kiên quyết không chấp nhận các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường cao, hạn chế tối đa việc đầu tư ngoài KCN, CCN đã được quy hoạch. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở khu vực phía Bắc của tỉnh gắn với việc khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ và chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Chú trọng phát triển công nghệ theo chiều sâu ở các KCN phía Nam tỉnh.
Cùng với phát triển các KCN, CCN, vấn đề bảo vệ môi trường được đặt ra hết sức nghiêm túc và trở thành một trong những tiêu chí quan trọng trong việc xét duyệt cấp phép các dự án đầu tư. Tuy nhiên, những khó khăn thách thức đối với sự phát triển bền vững của các KCN trên địa bàn tỉnh không phải là ít. Để thực hiện điều đó, Tỉnh ủy, UBND đã đưa ra một số giải pháp như: Nâng cao chất lượng quy hoạch mạng lưới các KCN trên địa bàn tỉnh, quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh và theo hướng mở rộng đầu tư, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với quy hoạch ngành và quy hoạch địa phương với quy hoạch vùng và yêu cầu bảo vệ môi trường. Hoàn thiện mô hình tổ chức KCN theo hướng chuyển từ KCN đa ngành, đa lĩnh vực nhằm khai thác lợi thế về tài nguyên, lao động sang KCN sản xuất, chế biến và dịch vụ với trình độ chuyên môn hóa cao. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ KCN theo hướng phát triển các ngành công nghệ sạch.
Bên cạnh việc lấy yếu tố phát triển công nghiệp bền vững làm nền tảng như Nghị quyết đề ra, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chú trọng phát triển các KCN đòn bẩy. Đến năm 2015, ngoài 16 KCN được xây dựng trước đây, tỉnh Bình Dương đã phát triển thêm 12 khu công nghiệp mới, nâng số lượng các KCN lên 28 khu với tổng diện tích là 9.412,9 ha (gấp 2,7 lần năm 2005), trong đó có 26 KCN đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 65%. Đồng thời, các CCN đã được đầu tư cơ sở hạ tầng, tỉnh đã quy hoạch được 8 CCN với diện tích 600 ha, trong đó có 6 CCN hoàn thiện hạ tầng và đi vào hoạt động [46, tr.46]. Trong số 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào KCN ở Bình Dương, Đài Loan đứng đầu, kế đến là Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan, Cayman Islands, Hoa Kỳ và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Một số dự án có vốn đầu tư lớn thu hút vào các KCN như: Công ty TNHH Lốp Kumho trên 384 triệu USD, Uni-President 225 triệu USD, Giấy Chánh Dương 206 triệu USD, Giấy Vina Kraf trên 193 triệu USD [178].