Về quy hoạch và phát triển đô thị theo hướng hiện đại
Cùng với việc tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghiệp, việc phát triển đô thị nhằm phục vụ cho công nghiệp là vấn đề mà tỉnh Bình Dương ưu tiên hàng đầu. Trên cơ sở đó, cùng với việc tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghiệp thì việc phát triển đô thị nhằm phục vụ cho công nghiệp là vấn đề mà tỉnh ưu tiên hàng đầu. Chú trọng công tác xây dựng quy hoạch làm kim chỉ nam phát triển, Bình Dương đã triển khai lập mới quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu hàng đầu là cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, đô thị loại I trước năm 2020. Bên cạnh đó, tỉnh đã mạnh dạn thuê các đơn vị tư vấn nước ngoài có uy tín để lập quy hoạch chung đô thị Bình Dương đến năm 2030, tầm nhìn 2050 để có cơ sở đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Ngày 5/6/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 81/2007/QĐ- TTg, Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Quyết định nhấn mạnh: Chú trọng công tác xây dựng quy hoạch làm kim chỉ nam phát triển, qua trình đô thị hoá sẽ diễn ra nhanh chóng theo hướng hiện đại hoá, đi đầu trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ đô thị hoá đạt 40% năm 2010, tăng lên 50% năm 2015 và đạt 75% năm 2020. Tập trung phát triển điểm đô thị ở thị xã, thị trấn có sức lan tỏa lớn như Thủ Dầu Một, khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương, các thị trấn trung tâm huyện lỵ và các khu đô thị gần các KCN. Mở rộng các khu vực ngoại vi, hướng tới mở rộng đô thị theo mô hình đô thị hoá các vùng nông thôn, trên cơ sở nâng cao kết nối hạ tầng và các dịch vụ phúc lợi xã hội. Phấn đấu đưa tỉnh Bình Dương trở thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Không gian thành phố Bình Dương kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hoà trở thành đại đô thị của cả nước.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 31/01/2008, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 310/QĐ-UBND, Về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới thuộc Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương; ngày 22/7/2008, HĐND tỉnh Bình Dương thông qua Nghị quyết số 04/2008/NQ- HĐND7, Về nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu xây dựng tỉnh Bình Dương theo hướng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc; cân đối, hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; đảm bảo có sự kết nối giữa đô thị cũ và các đô thị mới một cách có hệ thống, đồng bộ, đạt các tiêu chí đô thị loại I; có đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển KT-XH của khu vực phía Nam và cả nước; liên kết với các tỉnh trong vùng thành phố Hồ Chí Minh, từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ khu vực Đông Nam Á. Phát triển và phân bổ hợp lý các đô thị trên địa bàn toàn tỉnh gắn với đô thị trung tâm sẽ hình thành tại Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị; kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo, chỉnh trang các đô thị cũ và quy hoạch xây dựng các đô thị mới, phát triển và phân bổ hợp lý các đô thị sinh thái dọc các trục lộ chính và các tuyến ven sông; phát triển đô thị phải gắn kết hài hòa với phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường, kết hợp chặt chẽ với đô thị hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Chương trình số 19-CTr/TU ngày 20/7/2011 của Tỉnh uỷ Bình Dương, Về việc phát triển đô thị tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020; ngày 26/6/2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1701/QĐ- UBND, Phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu đến năm 2015, Bình Dương gồm 1 thành phố, 4 thị xã và 4 huyện trực thuộc tỉnh. Trên cơ sở phân tích KT-XH đô thị vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương lựa chọn phương án phát triển đồng đều theo chiến lược khu vực: phía Nam, phía Bắc và trung tâm. Mô hình chùm đô thị và đô thị vệ tinh liên kết chặt chẽ với nhau trên nguyên tắc “một đô thị ba chiến lược phát triển kết nối với hành lang xanh”.
Thực hiện chủ trương CNH, HĐH gắn với đô thị hóa, quá trình đô thị hóa ở tỉnh Bình Dương diễn ra với tốc độ cao, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH hội được đầu tư xây dựng. Đô thị hóa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong tổng thu nhập quốc dân và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Đến năn 2015, tỷ lệ đô thị hóa ở Bình Dương trên 75%, hệ thống đô thị gồm 1 thành phố loại II (trực thuộc tỉnh), 4 thị xã, tổng dân số 1.947.220 người.
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Đẩy Mạnh Phát Triển Công Nghiệp Ở Bình Dương Trong Giai Đoạn Mới
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Về Đẩy Mạnh Phát Triển Công Nghiệp
- Chỉ Đạo Tiếp Tục Xây Dựng, Phát Triển Hệ Thống Kết Cấu Hạ Tầng - Kỹ Thuật Công Nghiệp
- Chỉ Đạo Công Tác Bảo Vệ Môi Trường Đảm Bảo Phát Triển Công Nghiệp Theo Hướng Bền Vững
- Nhận Xét Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Lãnh Đạo Phát Triển Công Nghiệp Từ Năm 1997 Đến Năm 2015
- Sự Chỉ Đạo Sát Sao Của Đảng Bộ Tỉnh Bình Dương Đã Đem Lại Kết Quả Quan Trọng Trong Phát Triển Công Nghiệp
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
3.3.4. Chỉ đạo công tác đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, ngày 12/06/2007, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Chương trình hành động số 38- CTrHĐ/TU, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII về “Đào tạo, thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010”. Chương trình đề ra mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương trong thời gian tới:
Chú trọng đào tạo nghề trong một số lĩnh vực như điện, điện tử, cơ khí chính xác... nhằm tạo nguồn nhân lực có tay nghề phục vụ phát triển công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010, nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%. Liên kết với các tỉnh để thu hút lao động; hình thành Trung tâm thông tin thị trường lao động, tổ chức sàn giao dịch việc làm hàng tháng để đảm bảo cung ứng nguồn lực lao động cho phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động. Xây dựng kế hoạch xúc tiến lao động để giải quyết việc làm cho khoảng 40.000 lao động/năm [116, tr.4].
Xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực và là yếu tố quyết định cho sự phát triển KT-XH, tỉnh Bình Dương đã xây dựng chương trình hành động và tổ chức triển khai, quán triệt các mục tiêu, nhiệm vụ đến cán bộ, công chức, viên chức. Ngày 20/7/2011, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Chương trình số 20-CTHĐ/TU, Về “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015”. Thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung thực hiện 04 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tạo nguồn cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp từ đội ngũ cán bộ, công chức hiện có và từ học sinh, sinh viên xuất sắc của tỉnh; thu hút lao động có trình độ cao về tỉnh làm việc; nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo nghề. Trên cơ sở mục tiêu, nội dung và yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2011-2015, một mặt tỉnh đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, mặt khác chủ động liên hệ với các tỉnh, thành khác trong cả nước để cung ứng lao động cho tỉnh, đồng thời giải quyết các chế độ phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế cho người lao động để giúp họ an tâm làm việc.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đào tạo nghề từ nguồn ngân sách địa phương, khuyến khích doanh nghiệp tiếp nhận lao động và giải quyết việc làm cho người lao động, ngày 24/5/2012, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 1392/QĐ-UBND, Quy định chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015. Theo đó, đối tượng được hỗ trợ đào tạo nghề, gồm: doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh có đăng ký hoạt động dạy nghề và sử dụng lao động sau đào tạo; doanh nghiệp có tổ chức đào tạo người lao động có hộ khẩu thường trú ở Bình Dương, trong độ tuổi lao động, có nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm nhưng chưa từng hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ học nghề. Các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp để tuyển dụng, thu hút các lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, lao động có trình độ cao và lao động có tay nghề theo tiêu chuẩn, ngành nghề đang cần, đồng thời trả lương và có các chế độ đãi ngộ tương xứng với vị trí việc làm.
Để đảm bảo nguồn nhân lực của địa phương phát triển ổn định và lâu dài, tỉnh Bình Dương chủ trương thành lập mới các trường đại học, các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Ngày 7/3/2006, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 62/2006/QĐ-UBND, Về việc thành lập và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trường đào tạo kỹ thuật tỉnh Bình Dương. Trường có chức năng giáo dục và đào tạo các ngành nghề kỹ thuật cho người lao động có trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề, đáp ứng nhu cầu nguồn lao động được đào tạo nghề cho các KCN. Ngày 24/6/2009, Trường Đại học Thủ Dầu Một được thành lập theo Quyết định số 900/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương. Ngày 29/1/2013, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 248/2013/QĐ-UBND phê duyệt Chiến lược phát triển Trường Đại học Thủ Dầu Một đến năm 2020. Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài phục vụ quá trình phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Cùng với việc triển khai thực hiện các đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở rà soát các chế độ, chính sách hiện hành, tỉnh Bình Dương ban hành các quyết định về các chế độ, chính sách phục vụ cho việc đào tạo, thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngày 16/8/2006, UBND tỉnh Bình Dương ban
hành Quyết định số 199/2006/QĐ-UBND, Về quy định chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương; Ngày 21/12/2011, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 74/2011/QĐ-UBND, Về quy định chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương; ngày 01/8/2012 UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND, Về quy định chính sách thu hút người có học hàm, học vị về công tác tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Những chính sách này ra đời đã tạo điều kiện cho địa phương thu hút, đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho nhiệm vụ phát triển KT-XH và phát triển công nghiệp của tỉnh nói riêng.
Giai đoạn 2006-2015, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Dương đạt nhiều kết quả quan trọng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã nâng tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ từ cao đẳng trở lên hiện chiếm 69,64%, trong đó có 5,16% có trình độ sau đại học. Công chức cấp xã có trình độ đại học đạt 57,16%. Tỷ lệ giáo viên các cấp học trên chuẩn tăng cao và nhiều bậc học đã thực hiện vượt mục tiêu đề ra, trong đó giáo dục mầm non có 47,27% trên chuẩn, giáo dục tiểu học có 84,28% trên chuẩn, giáo dục trung học cơ sở có 71,39% trên chuẩn. Tuyển chọn 196 học viên tạo nguồn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã. Đạt 6,8 bác sĩ/1 vạn dân. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%. Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 7.569 người làm việc ở vị trí lãnh đạo trong các ngành, các đơn vị; 70.603 người có chuyên môn kỹ thuật bậc cao (trình độ từ đại học trở lên) có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm trên các lĩnh vực; 74.053 người có chuyên môn kỹ thuật bậc trung; 249.362 thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ kỹ thuật khác có liên quan; 342.306 thợ kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị; 72.174 lao động có kỹ thuật trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản [123].
3.3.5. Chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp
Trong giai đoạn 1997-2005, công nghiệp ở Bình Dương đã có mức tăng trưởng cao nhưng chất lượng tăng trưởng còn thấp, chậm được cải thiện. Sự tăng trưởng đạt được do tăng vốn đầu tư và số lượng lao động, năng suất lao động còn thấp. Ngành công nghiệp có cơ cấu chủ yếu là những ngành gia công, sử dụng
nhiều lao động và có giá trị gia tăng thấp, chưa chủ động được nguyên liệu, thị trường đầu ra; mẫu mã sản phẩm như dệt may, da giày, chế biến gỗ... chưa phong phú. Các ngành cơ khí, điện tử, các ngành sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao tuy có gia tăng tỷ trọng nhưng chậm và quy mô còn nhỏ. Công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển nên phần lớn nguyên, phụ liệu của nhiều ngành sản xuất phải nhập khẩu, ảnh hưởng đến tính ổn định sản xuất khi có biến động từ bên ngoài. Vì vậy, giai đoạn 2006-2015, tỉnh Bình Dương tập trung chỉ đạo phát triển và lựa chọn ngành nghề một cách hợp lý, khuyến khích đầu tư phát triển nhanh các ngành, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao với công nghệ hiện đại. Ngày 30/8/2006, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 215/2006/QĐ-UBND, Về Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2020. Quy hoạch đề ra định hướng phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên như: công nghiệp cơ khí, điện tử, hoá chất, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm hướng xuất khẩu, các ngành công nghiệp công nghệ cao. Các ngành công nghiệp chủ lực: công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; hoá chất, cao su, plastic; dệt may - da giày; sản xuất vật liệu xây dựng và gốm sứ.
Dựa trên những tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương và của đất nước, gắn với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng đối với sản phẩm công nghiệp xuất khẩu và cũng là định hướng phát triển ngành nghề công nghiệp. Ngày 24/10/2008, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 3357/QĐ-UBND, Về định hướng phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008 - 2020 và một số chính sách khuyến kích phát triển; Ngày 18/12/2013, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 3281/QĐ- UBND, Về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tình Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh tập trung chỉ đạo phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành phù hợp với tiềm tăng, lợi thế của đại phương, công nghiệp hỗ trợ...
Công nghiệp cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại
Ngành cơ khí: Trọng tâm phát triển bao gồm: sản xuất các máy móc và thiết bị chuyên dùng hoàn thiện, phục vụ các ngành công nghiệp chế biến gỗ giấy, chế
biến nông sản, lương thực thực phẩm, chế biến cao su, dược phẩm…; sản xuất máy móc thiết bị phục vụ cho ngành nông nghiệp, xây dựng; sản xuất các cụm chi tiết, phụ tùng, linh kiện cho ngành sản xuất ô tô nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và giảm nhập khẩu; sản xuất xe máy, xe đạp, các sản phẩm cơ khí tiêu dùng cao cấp; đóng mới toa xe, sửa chữa ô tô và các phương tiện vận tải khác. Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí để thúc đẩy sản xuất máy móc, thiết bị toàn bộ phát triển. Phát triển mảng sản xuất cơ khí cho công nghiệp hỗ trợ của các ngành công nghiệp khác như: dệt may - da giày, chế biến gỗ giấy, sản xuất điện, điện tử.
Đến năm 2015, chiếm khoảng 7% trong cơ cấu ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 7,8%/năm. Tuy nhiên sang giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 9,2%/năm, cho thấy xu thế phát triển của ngành trong giai đoạn mới để đáp ứng cho sự phát triển công nghiệp hỗ trợ trên toàn tỉnh. Các sản phẩm chủ yếu là kết cấu thép, các loại khuôn mẫu (nhựa, kim loại), đồ gia dụng kim loại, sửa chữa cơ khí, sản xuất linh kiện phục vụ cho chế tạo máy, phụ tùng ô tô, xe máy, xe đạp máy móc phục vụ công nghiệp và thiết bị cơ khí chính xác (chiếm không lớn)... Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của sản xuất cơ khí khá lớn, với khoảng 310 doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất cơ khí lớn của Bình Dương là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [89].
Ngành điện và điện tử: Tiếp tục đẩy mạnh lắp ráp và sản xuất các linh kiện điện tử, điện tử chuyên dùng, sản phẩm điện tử gia dụng. Gắn kết phát triển sản xuất công nghiệp điện tử với các sản xuất cơ điện tử, cơ khí chính xác để phát triển các sản phẩm kết hợp như: máy móc gia công cơ khí chính xác; máy móc sử dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp. Nghiên cứu phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành như: chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim loại, xử lý bề mặt (sơn, mạ…) phục vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện công nghiệp điện tử.
Đây là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong ngành và của công nghiệp Bình Dương. Năm 2015, nhóm sản phẩm này chiếm 32,7% giá trị xản xuất của ngành và bằng 11,2% giá trị xản xuất của công nghiệp Bình Dương. Tốc độ tăng
trưởng của nhóm sản phẩm trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt mức cao (29,0%/năm). Sang giai đoạn 2 năm 2011-2015 tốc độ tăng trưởng của ngành có xu hướng giảm mạnh, chỉ còn 20,2%/năm. Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) của ngành này đạt 73.087 tỷ đồng [89].
Ngành sản xuất kim loại: Tỉnh Bình Dương chủ trương khuyến khích đầu tư đổi mới thiết bị và sử dụng công nghệ hiện đại cho sản xuất kim loại để tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài với nguồn lực lớn, có công nghệ hiện đại đầu tư sản xuất thép trên địa bàn. Phát triển sản xuất các loại thép chất lượng cao, đúc chính xác để sản xuất thép và phôi thép cung cấp cho ngành chế tạo máy, giảm tỷ lệ nhập khẩu.
Là nhóm sản phẩm hiện chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất công nghiệp của ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại và cũng chiếm tỷ trọng cao trong công nghiệp Bình Dương. Đến năm 2015, tỷ trọng của ngành chiếm khoảng 49,6% giá trị sản xuất của nhóm ngành và chiếm khoảng 15,2% giá trị sản xuất của công nghiệp Bình Dương. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của nhóm ngành này đạt 25,2%/năm giai đoạn 2006-2010, giai đoạn 2011-2015 tăng 15,7%/năm. Ngành cơ khí càng ngày chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, cụ thể năm 2010 chiếm 20,3%, năm 2015 chiếm tỷ trọng 19,1% [89].
Ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại là ngành có đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất trong toàn ngành công nghiệp Bình Dương. Đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của nhóm ngành này đã có những hỗ trợ quan trọng cho các ngành công nghiệp khác trên địa bàn phát triển.
Công nghiệp hóa chất, cao su và nhựa
Việc phát triển sản phẩm của nhóm ngành này cần có sự chọn lọc để giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm trên địa bàn, gia tăng giá trị sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, công nghệ phức tạp như: sản xuất nguyên liệu nhựa, hóa tinh khiết, hóa dược liệu, các sản phẩm cao su, nhựa kỹ thuật cao cấp… cần ưu tiên thu hút đầu tư từ phía khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tập trung nguồn lực, đầu tư phát triển một số chuyên ngành hóa chất trọng điểm: sản xuất dược liệu và bào chế thuốc, sản phẩm chất dẻo và đồ nhựa cao cấp, sản phẩm cao su và một số chất giặt rửa, mỹ phẩm.