hóa; “tiến độ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, thực hiện cắm mốc chỉ giới, ban hành quy chế quản lý còn chậm” [174, tr. 13].
2.2.1.3. Công tác tuyên truyền, tổ chức các phong trào thi đua
Để Chương trình MTQG xây dựng NTM được triển khai thực hiện có hiệu quả, Tỉnh ủy Bắc Giang xác định xây dựng NTM là Chương trình phát triển toàn diện, bền vững, tổng hợp cả về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội với mục đích nâng cao đời sống cả vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Theo đó, tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về mục đích, nội dung, ý nghĩa của Chương trình để toàn thể cán bộ, đảng viên, hội viên và Nhân dân nhận thức đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM; từ đó huy động sức mạnh của cả HTCT và toàn xã hội tham gia.
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ Tỉnh, UBND Tỉnh chỉ đạo tổ chức hội nghị cán bộ để quán triệt, triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Chương trình MTQG xây dựng NTM. “Cấp Tỉnh xong trước 10 - 4 - 2011; cấp huyện xong trước 30 - 4 - 2011; cấp xã xong trước 10 - 5 - 2011” [3, tr. 289]. Quá trình tổ chức tuyên truyền sử dụng nhiều hình thức phong phú, thường xuyên nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho các cấp, các ngành, địa phương và toàn thể Nhân dân hiểu được các nội dung xây dựng NTM. Theo đó, cấp Tỉnh chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông như: Đài Phát thanh - Truyền hình Tỉnh, Báo Bắc Giang... thường xuyên đăng tin, bài viết, phóng sự chuyên đề tuyên truyền về những kết quả đã đạt được, phổ biến những mô hình thành công và những cách làm hay ở các địa phương để nhân ra diện rộng; bên cạnh đó những khó khăn, vướng mắc cũng được tuyên truyền để các địa phương xác định đúng nội dung có thể gặp phải từ đó rút kinh nghiệm, chủ động trong xây dựng các giải pháp triển khai tại địa phương. Từ (2010 - 2015), các cơ quan thông tin, truyền thông đã xây dựng được hàng chục cuộc tọa đàm, hội nghị, chuyên đề, “6.000 tin, bài, gần 2.500 pano áp phích, 1.000 đĩa tuyên truyền về các cơ chế chính sách phát triển sản xuất, 30.000 tờ rơi tuyên truyền NTM” [174, tr. 4]. Cấp huyện chỉ đạo Đài
Phát thanh - Truyền hình thường xuyên cập nhật những tin, bài về xây dựng NTM, giới thiệu những cách làm hay, gương điển hình tiên tiến ở các địa phương trong và ngoài huyện để các xã học tập, áp dụng; xây dựng chuyên mục xây dựng NTM để phát sóng định kỳ trên Đài truyền thanh, truyền hình của huyện, thành phố, điển hình như huyện Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hòa... Cấp xã, thôn thường xuyên tổ chức tuyên truyền về xây dựng NTM trên hệ thống Đài truyền thanh của xã, các buổi sinh hoạt của cộng đồng dân cư, sinh hoạt đoàn thể, chi bộ về những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước về NTM, điển hình như xã Lão Hộ, Hương Mai, Bích Sơn, Quang Tiến, Bảo Đài...
Thông qua công tác tuyên truyền vận động, người dân đã chủ động tham gia thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM như hiến đất, đóng góp ngày công, tiền mặt... hết năm 2015 đã có “trên 5.650 hộ tham gia hiến trên 1,5 triệu m2 đất các loại, trên 150.000 ngày công lao động, phá dỡ gần 50.000m2 tường rào để thực hiện công trình công cộng” [174, tr. 4]; một số huyện làm tốt công tác vận động Nhân dân như: Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Dũng, Lạng Giang... Phong trào “Hiến đất làm đường và công trình công cộng” ngày càng lan tỏa, tiêu biểu như gia đình ông Thân Quang Đống thôn Đức Liễn, xã Hồng
Thái, huyện Việt Yên đã tự tháo dỡ 5 gian nhà cổ, gia đình ông Nguyễn Tiến Triển thôn Bảo An, xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa tháo dỡ tường rào, công trình phụ của gia đình; đồng thời vận động các hộ dân trong thôn và các con hiến đất mở rộng đường giao thông, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển giao thông nông thôn, công trình công cộng.
Ngày 16 - 9 - 2011, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch số 45/KH-BCĐ Về thực hiện Nghị quyết 145-NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 phát động Phong trào thi đua, đoàn kết toàn dân xây dựng NTM từ Tỉnh đến thôn, bản trên cơ sở Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” gắn với xây dựng NTM. Thực hiện Kế hoạch số 45, ngày 12 - 10 - 2011, UBND tỉnh Bắc Giang
Có thể bạn quan tâm!
- Những Yếu Tố Tác Động Và Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Bắc Giang Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Tình Hình Thế Giới, Trong Nước Và Chủ Trương, Chính Sách Của Đảng, Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới (2011 - 2015)
- Đảng Bộ Tỉnh Bắc Giang Chỉ Đạo Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Chuyển Đổi Mô Hình, Phát Triển Các Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất Ở Nông Thôn
- Phát Triển Giáo Dục, Y Tế, Giảm Nghèo Và Bảo Vệ Môi Trường
- Bảo Đảm An Ninh Chính Trị, Trật Tự An Toàn Xã Hội
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
tổ chức buổi Lễ phát động Phong trào thi đua “Bắc Giang chung sức xây dựng nông thôn mới”, triển khai đến toàn thể các cấp, các ngành và các địa phương trong toàn tỉnh, và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM, đã được các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp hưởng ứng, cụ thể hóa thành phong trào thi đua ở địa phương, đơn vị, tham gia với nhiều biện pháp, cách làm sáng tạo, cụ thể: Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong khối thi đua Tỉnh căn cứ nhiệm vụ được phân công giúp đỡ 40 xã giai đoạn 2010 - 2015 đã có nhiều việc làm thiết thực đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn Tỉnh như trực tiếp xuống các xã hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho các xã trong quá trình thực hiện điển hình là Văn phòng UBND Tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tư pháp, Sở Khoa học Công nghệ, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Tỉnh Đoàn. Các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể các cấp theo chức năng nhiệm vụ tiếp tục triển khai sâu rộng trong cán bộ, hội viên, nhằm làm cho mọi người nắm rõ mục đích, yêu cầu cũng như nhiệm vụ của tổ chức trong các phong trào xây dựng NTM, thực hiện ký kết giao ước thi đua giữa các tổ chức hội nhằm đẩy mạnh phong trào “Chung sức xây dựng NTM”, nhiệm vụ xây dựng NTM đã thực sự trở thành phong trào trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước, đưa nội dung xây dựng NTM vào chương trình, kế hoạch toàn khoá, chương trình công tác, chỉ tiêu thi đua hằng năm triển khai thực hiện trong các cấp hội. Nhiều cách làm hay, sáng tạo đã được các cấp hội triển khai thực hiện như: Hội Phụ nữ với mô hình “5 không 3 sạch”, ống tiền, hũ gạo tiết kiệm để hỗ trợ hộ gia đình nghèo, phong trào “Ngày chủ nhật xanh” về vệ sinh môi trường nông thôn, “Tổ hợp tác, tổ phụ nữ liên kết sản xuất, kinh doanh”; “Sản xuất thực phẩm sạch, tiêu dùng sạch”; Ủy ban MTTQ Tỉnh triển khai có hiệu quả mô hình “Khu dân cư an toàn”; “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường”; Hội Cựu chiến binh Tỉnh tích cực triển khai thực hiện xây dựng nhà “Tình nghĩa đồng đội” và cuộc vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát; Hội Nông dân Tỉnh vận động hội viên vệ sinh
môi trường nông thôn với phương châm “Sạch từ nhà ra ngõ, sạch từ ngõ vào nhà”; Tỉnh Đoàn đảm nhận và thi công các công trình hạ tầng tại nông thôn, vệ sinh môi trường nông thôn với mô hình: “Làng xã xanh - sạch - đẹp”; “Ngày môi trường xanh”; “Tiếng loa vệ sinh môi trường”...
Các đơn vị quân đội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh Phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn Tỉnh điển hình như: Sư Đoàn 3, Bộ Tư lệnh Quân khu 1, Lữ đoàn xe tăng 203, Lữ đoàn Pháo binh 164, Trường Quân sự Quân đoàn 2, tham gia giúp đỡ các xã nạo vét kênh mương, đào đắp bờ vùng, bờ thửa tại các huyện Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam, Việt Yên với “trên 10.000 ngày công lao động, cải tạo vườn tược, cấp phát thuốc miễn phí cho hộ khó khăn” [170, tr. 4]. Bên cạnh kết quả đạt được, “công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, cơ chế, chính sách, phát huy dân chủ cơ sở, trao quyền tự chủ cho người dân và cộng đồng dân cư một số địa phương chưa quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao” [174, tr. 12]; nhận thức của một bộ phận cán bộ đảng viên, tổ chức đoàn thể, người dân về vị trí vai trò của mình trong xây NTM chưa đầy đủ.
2.2.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
2.2.2.1. Phát triển giao thông nông thôn
Xác định hạ tầng giao thông nông thôn là điều kiện cơ bản, nền tảng để thúc đẩy phát triển KT - XH; đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của xã hội nhằm xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo, góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển. Do vậy, ngay từ những năm đầu triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM Đảng bộ tỉnh Bắc Giang chủ trương: “Đẩy mạnh huy động các nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông” [81, tr. 46]. Thực hiện chủ trương phát triển giao thông nông thôn của Đảng bộ Tỉnh, ngày 31 - 3 - 2011 UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch số 623/KH-BCĐ Về triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh
Bắc Giang 5 năm, giai đoạn 2011 - 2015 xác định: “Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Đến năm 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa)” [3, tr. 290]. Theo đó, HĐND tỉnh Bắc Giang ban hành Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐND ngày 12 - 7 - 2012 Quy định mức hỗ trợ đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình ở các xã xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; các công trình được hỗ trợ đầu tư phải là công trình đầu tư xây dựng mới, phù hợp với quy hoạch xây dựng NTM của xã; nằm trong danh mục đầu tư thuộc Đề án xây dựng NTM của xã được phê duyệt, nằm trong kế hoạch giao vốn hằng năm. Nghị quyết quy định mức hỗ trợ với công trình đường giao thông cứng hóa đường trục xã, liên xã với quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật: “Mặt đường rộng tối thiểu 5,0m; bê tông, xi măng dày 20cm; đá 2x4 mức hỗ trợ là 1.000 triệu đồng/km; trục thôn, xóm: Mặt đường rộng tối thiểu 3,0m; bê tông, xi măng dày 20cm; đá 2x4 mức hỗ trợ là 206 triệu đồng/km” [3, tr. 254].
Ngoài chính sách hỗ trợ của Tỉnh, một số địa phương căn cứ vào điều kiện thực tiễn đã có cơ chế chính sách hỗ trợ thúc đẩy phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn tốt như: Huyện Lạng Giang, huyện Yên Dũng hỗ trợ từ 10 - 20% kinh phí làm đường giao thông nông thôn; huyện Hiệp Hòa hằng năm dành kinh phí 01 tỷ đồng hỗ trợ phát triển đường giao thông nông thôn, huyện Việt Yên có cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông... Một số xã có phong trào làm đường giao thông điển hình như xã Hương Mai, huyện Việt Yên, xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn. Do đó, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đầu tư cứng hóa được gần 2.500km đường giao thông nông thôn. Trong đó, các xã xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2015, từ nguồn vốn hỗ trợ đã triển khai thực hiện 557km đường giao thông (89,5km đường trục xã; 291,7km đường trục thôn xóm; 91,1km đường ngõ xóm; 84,7km đường trục chính nội đồng). Qua đó, đã nâng tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn trên
địa bàn Tỉnh “đạt 40%, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã và hết năm 2015, có 48 xã đạt tiêu chí, tăng 47 xã so với năm 2010” [174, tr. 6].
2.2.2.2. Xây dựng hệ thống thủy lợi
Hệ thống thuỷ lợi có vai trò to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp và cuộc sống của cư dân nông thôn. Chính vì vậy, UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo: “Cải tạo, xây dựng mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã, đến năm 2015 có 45% số xã đạt chuẩn” [3, tr. 290]. Để hoàn thành mục tiêu trên, Nghị quyết 06 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định mức hỗ trợ đối với công trình thủy lợi ở các xã xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2015: “Cứng hóa kênh mương với tiêu chuẩn kỹ thuật xây tường gạch M75# dày 22cm, đáy BTXM 250#, dày 10cm mức hỗ trợ là 350 triệu đồng/km” [3, tr. 255]. Với chủ trương, chính sách hỗ trợ cùng với việc huy động các nguồn lực khác; hàng trăm công trình thủy lợi như: Bờ bao, cống, trạm bơm và hệ thống kênh mương nội đồng đã được sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới phục vụ tưới tiêu, kiên cố hóa 2.527km kênh mương các loại, nâng tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương lên 37% (tăng 17% so với năm 2010), đảm bảo thực hiện tưới tiêu chủ động lên 75%; các xã giai đoạn 2010 - 2015 đã cứng hóa được 158km kênh mương nội đồng... Hết năm 2015 “có 78 xã đạt tiêu chí, tăng 55 xã so với năm 2010” [174, tr. 7].
2.2.2.3. Phát triển điện nông thôn
Điện năng có vai trò rất quan trọng, đem lại tiện ích cho tất cả các lĩnh vực sản xuất và sinh hoạt hằng ngày, là nội dung rất quan trọng trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Vì vậy, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2010, có xét tới năm 2015 của UBND tỉnh Bắc Giang xác định trong giai đoạn 2010 - 2015 xây dựng 4 trạm 110KV bao gồm: Trạm 110KV Yên Dũng có quy mô 2 x 25MVA. Trước mắt đặt 01 máy 25MVA vào năm 2011; trạm 110KV phía Nam thành phố Bắc Giang có quy mô 2x40MVA. Đặt 01 máy 40MVA vào năm 2011; trạm 110KV Tân Yên (thuộc huyện Tân Yên) có quy mô 2x25 MVA. Đặt 01 máy 25MVA vào năm 2012; trạm 110KV Sơn Động (thuộc huyện Sơn Động) có quy mô 2x16MVA, đặt 01 máy 16MVA
vào năm 2014. Với mục tiêu hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Phấn đấu “đến năm 2015 có 85% số xã đạt chuẩn” [106, tr. 9] nhiều công trình điện đã được triển khai; ngành điện lực tiếp tục đầu tư thay mới hệ thống dây dẫn, nâng cấp các trạm biến áp, bổ sung các trạm để chống quá tải tại một số khu vực, người dân đóng góp đất để xây dựng hành lang an toàn lưới điện. Do vậy, “tỷ lệ xã có điện đạt 100%, số xã đạt tiêu chí điện nông thôn là 192 xã, vượt 51 xã so với kế hoạch đến năm 2015” [174, tr. 7]. Tuy nhiên, một số xã Sa Lý, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn bán kính cấp điện còn xa, hệ thống dây dẫn sau công tơ đo đếm chưa đạt yêu cầu quy định, hành lang an toàn lưới điện còn bị vi phạm.
2.2.2.4. Mở rộng, nâng cấp hệ thống trường học
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tốt hơn của Nhân dân. Quyết định số 221/QĐ-UBND ngày 9 - 12 - 2010 của UBND tỉnh Bắc Giang Về việc phê duyệt Đề án xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2020 đề ra mục tiêu: “Đến năm 2015 có 45% xã đạt tiêu chí về trường học; xây dựng 1.180 phòng học; 1.710 phòng học chức năng; 150.000m2 sân chơi bãi tập; 500 phòng làm việc của giáo viên” [106, tr. 10].
Ngày 8 - 8 - 2014 Tỉnh ủy Bắc Giang ra Chương trình hành động số 63- CTr/TU Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 - 11 - 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Chương trình đánh giá: “Quy mô, mạng lưới trường, lớp học phát triển rộng khắp, đa dạng, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên địa bàn Tỉnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, cơ sở dạy nghề được đầu tư theo hướng đồng bộ, từng bước chuẩn hóa” [88, tr. 1]. Chương trình xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2015 củng cố vững chắc kết quả giáo dục phổ cấp tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, phổ cập giáo dục trung
học cơ sở; đạt chuẩn giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 vào năm 2015. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang, tiêu chí trường học được quan tâm đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, tỷ lệ trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia đạt 80%; tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học đạt 85%. Các xã thực hiện giai đoạn 2010 - 2015 từ nguồn vốn hỗ trợ các xã đã triển khai thực hiện 240 phòng học các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang “có 125 xã đạt chuẩn tiêu chí, tăng 42 xã so với năm 2010, vượt 34 xã so với kế hoạch đến năm 2015” [174, tr. 7].
2.2.2.5. Xây dựng cơ sở vật chất văn hóa
Cơ sở vật chất văn hóa bao gồm nhà văn hóa và khu thể thao xã, thôn, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, phục vụ đời sống tinh thần người dân nông thôn. Giai đoạn 2010 - 2015, UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm, chăm lo xây dựng các thiết chế văn hóa. Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 30 - 01 - 2010 của UBND tỉnh Bắc Giang Về phê duyệt quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu: “Lĩnh vực văn hóa giai đoạn 2010 - 2015 có 30 - 40% số di tích lịch sử văn hóa được tu bổ, tôn tạo, có 130 - 135 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 450 - 500 di tích được xếp hạng cấp Tỉnh” [104, tr. 2]. Đối với hệ thống thiết chế văn hóa, giai đoạn 2010 - 2015 có 50% số xã có Trung tâm Văn hóa - Thông tin; số thôn, bản, khu phố, cụm dân cư có Nhà sinh hoạt văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng. Lĩnh vực thể dục, thể thao giai đoạn 2010 - 2015 có 32 - 35% số người tập thể dục thể thao thường xuyên, số gia đình thể thao đạt 15 - 20%, số câu lạc bộ, tụ điểm, nhóm tập luyện thể dục thể thao cơ sở có 1.800 - 2.000; 100% số xã, phường, thị trấn có cán bộ hướng dẫn viên, cộng tác viên được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ về thể dục, thể thao. Cụ thể hóa mục tiêu trên về tiêu chí văn hóa trong xây dựng NTM; Kế hoạch 623/KH-BCĐ của UBND tỉnh Bắc Giang Về triển khai Chương trình