Thực Trạng Tín Dụng Ngân Hàng Góp Phần Xây Dựng Nông Thôn Mới Nam Trung Bộ Giai Đoạn 2014 – 2019


2.2.2. Thực trạng tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 – 2019

2.2.2.1. Nguồn vốn tín dụng tham gia vào xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2016 – 2019

Cơ cấu các nguồn vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 được quy định tại Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: (i) Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương) trong đó vốn trực tiếp để thực hiện các nội dung của Chương trình khoảng 24%, vốn lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các dự án vốn ODA thực hiện trên địa bàn khoảng 6%; (ii) vốn tín dụng (gồm tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại) khoảng 45%; (iii) vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác khoảng 15% và (iv) huy động đóng góp của cộng đồng dân cư khoảng 10%. Từ quy định tỷ lệ các nguồn vốn tham gia xây dựng nông thôn mới cho thấy vai trò của nguồn vốn tín dụng trong đầu tư xây dựng các công trình hạ tần kinh tế - xã hội nông thôn, các dự án phát triển sản xuất, tạo điều kiện để các địa phương khai thác tiềm năng, thế mạnh; các tổ chức và cá nhân tại khu vực nông thôn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Đối với các tỉnh Nam Trung Bộ, nguồn vốn tín dụng tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tính đến năm 2019 nguồn vốn tín dụng của vùng Nam Trung Bộ tham gia xây dựng nông thôn mới là 104.093,26 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 65,49% so với tổng nguồn vốn huy động vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cao hơn tỷ lệ quy định theo QĐ 1600 của Thủ tướng chính phủ. Chính nguồn vốn tín dụng này đã làm đòn bẩy, động lực thúc đẩy người dân trong khu vực mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, góp phần nâng cao thu nhập, tạo bộ mặt mới cho các vùng nông thôn của khu vực.


Bảng 2.10: Nguồn vốn tín dụng tham gia XDNTM các tỉnh Nam Trung Bộ

giai đoạn 2016 – 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


Các tỉnh Nam Trung Bộ

Nguồn vốn tín dụng XDNTM

Tổng các nguồn vốn XDNTM

Tỷ lệ % NVTD so với tổng NV

XDNTM

Đà Nẵng

868,21

3.691,57

23,52

Quảng Nam

14.357,51

28.130,36

51,04

Quảng Ngãi

3.080,45

9.320,46

33,05

Bình Định

44.329,89

53.137,67

83,42

Phú Yên

8.506,22

17.577,83

48,39

Khánh Hoà

9.803

12.772,74

76,75

Ninh Thuận

1.022,19

2.944,43

34,72

Bình Thuận

22.125,79

31.350,87

70,57

Tổng cộng

104.093,26

158.925,93

65,49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 16

Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm XDNTM của các tỉnh Nam Trung Bộ

Xây dựng nông thôn mới được lồng ghép từ nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có nguồn vốn tín dụng. Sự tham gia của nguồn vốn tín dụng thương mại cho xây dựng nông thôn mới là cần thiết bởi nó mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia quan hệ tín dụng và lợi ích tổng thể của cả chương trình. Cụ thể, nó giải quyết nhu cầu về vốn của người đi vay, đảm bảo lợi ích của người cho vay thông qua việc bù đắp tiền lãi; việc đầu tư của tư nhân từ vay thương mại đem lại lợi ích của cá nhân cung là góp phần làm tăng lợi ích tổng thể của Chương trình. (Pham Bao Duong và Yoichi Izumida (2002)). Tại các tỉnh Nam Trung Bộ, nguồn vồn tín dụng tham gia vào xây dựng nông thôn mới chiếm tỷ trong cao trên 60% so với các nguồn vốn khác. Nguồn vốn này được cung cấp bởi nhiều tổ chức tài chính trên địa bàn. Tuy nhiên, trong qúa trình nghiên cứu, tìm hiểu thu thập số liệu của tác giả khi thực hiện luận án, cho thấy thị phần tín dụng thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh Nam Trung Bộ được tập trung chủ yếu vào hai tổ chức tín dụng là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bởi ngân hàng vẫn đi đầu và có tỷ trọng


cho vay đối với lĩnh vực này ở mức cao nhất, chiếm 73% dư nợ của Agribank (Báo cáo Agribank, 2016); tiếp đó là Ngân hàng Chính sách xã hội bởi đến nay, đây là ngân hàng duy nhất thực hiện sứ mệnh của Chính phủ về thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới (thực hiện 20 chương trình tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Chính phủ). Điều này được chứng minh bởi quy mô tín dụng của hai ngân hàng này đến năm 2019 là 92.541 tỷ đồng, chiếm gần 90% dư nợ cho vay xây dựng nông thôn của các tỉnh Nam Trung Bộ. Hơn 10% dư nợ còn lại được phân tán bởi nhiều tổ chức tín dụng khác nhau như ngân hàng Liên Việt, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, các tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân,…

Vì vậy, trong quá trình phân tích hoạt động cấp tín dụng góp phần xây dựng nông thôn mới khu vực Nam Trung Bộ tác giả chỉ sử dụng số liệu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội.

2.2.2.2. Quy mô tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới

Giai đoạn 2014 – 2019 với sự ra đời của nhiều chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (NĐ 55/2015/NĐ-CP và NĐ 116/2018/NĐ-CP bổ sung sửa đổi NĐ 55; QĐ 1050 của Ngân hàng Nhà nước về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP của Chính phủ,….), một số chương trình cho vay đối với các đối tượng chính sách được NHCSXH triển khai (QĐ 63/2015/QĐ-TTg, NĐ 61/2015/NĐ-CP,…). Điều này đã làm cho tổng dư nợ tín dụng đối với xây dựng nông thôn mới tại NHCSXH và NHNo&PTNT tăng liên tục qua các năm từ mức 48.077 tỷ đồng năm 2014 lên 92.541 tỷ đồng năm 2019, tăng xấp xỉ 2 lần. Mặc dù dư nợ của từng ngân hàng đều tăng qua các năm dẫn đến tổng dư nợ của hai ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới của các tỉnh trong vùng cũng tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng tổng tín dụng của cả hai ngân hàng có sự biến động tăng nhanh từ năm 2015 từ 9,23% lên 22,08% năm 2017 nhưng sau đó lại giảm xuống còn 10,14% năm 2019. Xảy ra điều này là do quy mô dư nợ của NHCSXH năm 2019 tăng chậm so với năm 2018 và các năm trước đó (năm 2019 chỉ tăng 1.859 tỷ đồng so với dư nợ năm 2018).


Bảng 2.11: Dư nợ tín dụng tại NHCSXH và NHNo&PTNT Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


Chỉ tiêu về dư nợ tín dụng

2014

2015

2016

2017

2018

2019

NHCSXH

15.414

16.974

18.578

20.273

23.013

24.872

NHNo&PTNT

32.663

35.539

41.147

52.641

61.009

67.669

Tổng dư nợ

48.077

52.513

59.725

72.914

84.022

92.541

Tốc độ tăng trưởng tín dụng


9,23

13,73

22,08

15,23

10,14

Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung, Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả Dựa vào bảng 2.11 và biểu đồ 2.3 mô tả dư nợ tín dụng đối với xây dựng nông

thôn mới của từng ngân hàng, có thể thấy dư nợ của cả hai ngân hàng đều tăng, trong đó NHNo&PTNT vùng Nam Trung Bộ có số dư nợ cao hơn so với NHCSXH của khu vực, điều này là phù hợp với đặc thù và quy mô tài sản của từng ngân hàng, bởi đối tượng cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đa dạng và hạn mức cho vay cao hơn so với Ngân hàng chính sách xã hội. Trong cùng giai đoạn từ 2014 đến 2019, NHCSXH có dư nợ biến động tăng tương đối đều giữa các năm, trong khi đó, NHNo&PTNT có dư nợ cho vay đối với xây dựng nông thôn mới từ năm 2016 đến 2019 tăng cao vượt bậc so với giai đoạn 2014 – 2015, điều này phù hợp với thực tế vì hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT bị chi phối bởi các chính sách tín dụng của Nhà nước, cụ thể là năm 2015 Chính phủ ban hành Nghị định 55/NĐ-CP về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã tháo gỡ một số vướng mắc, khó khăn, hạn chế của Nghị định 41 như mở rộng đối tượng được tiếp cận với vốn vay, giá trị của khoản vay đối với các đối tượng cũng được nâng lên, ra đời một phương thức cho vay mới đó là cho vay lưu vụ đối với cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ, hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm, bãi bỏ việc nộp lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản cho người vay vốn,…Chính những điểm mới của Nghị định 55/2015/NĐ-CP đã tạo điều kiện thuận lợi hơn để các chủ thể khu


Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng của NHCSXH và NHNo&PTNT các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 - 2019

100,000


80,000


60,000


40,000


20,000


0

2014 2015 2016 2017 2018 2019

Năm

NHCSXH

NHNo&PTNT

Tổng dư nợ

Dư nợ tín dụng (tỷ đồng)

vực nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng, làm cho tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngân hàng này tăng vượt bậc từ 8,8% năm 2015 lên 27,93% năm 2017. Sau đó, năm 2018, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 116/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 55, làm cho dư nợ của NHNo&PTNT tiếp tục tăng lên mức gần 68 nghìn tỷ đồng năm 2019 tăng 6.660 tỷ đồng so với dư nợ năm 2018 và tăng 2,07 lần so với 2014. Dư nợ tín dụng của hai ngân hàng liên tục tăng trong giai đoạn từ 2014 đến 2019, cho thấy được các chủ thể khu vực nông nghiệp, nông thôn các tỉnh Nam Trung Bộ ngày càng tiếp cận được nhiều hơn nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng, phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, từ đó tạo ra thu nhập, cải thiện cuộc sống, xoá đói giảm nghèo, đẩy nhanh hoàn thành các tiêu chí về hộ nghèo, thu nhập, tổ chức sản xuất hay tạo việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ. Điều này được minh chứng qua thực tế xây dựng nông thôn mới đang diễn ra tại các tỉnh Nam Trung Bộ, các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới đặc biệt là nhóm tiêu chí sử dụng chủ yếu nguồn vốn tín dụng ngân hàng là kinh tế và tổ chức sản xuất năm 2019 tăng đáng kể so với 2015 và 2010.


Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung, Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả


Song song với dư nợ tín dụng thì số lượng khách hàng được cấp tín dụng của các tỉnh Nam Trung Bộ cũng tăng lên từ 1.007 nghìn khách hàng năm 2014 lên 1.441 nghìn khách hàng năm 2019. Sau khi nghị định 55/2015/NĐ-CP và NĐ 116/NĐ – CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn áp dụng đối với NHNo&PTNT và chính sách tín dụng cho hộ mới thoát nghèo của NHCSXH thì tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới được cấp tín dụng tăng liên tục qua các năm từ 2015 (6,82%) đến 2019 (7,89%). Sự tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại của người dân nông thôn càng tăng lên đã giúp cho người dân có nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, ổn định kinh tế, tổ chức sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của các địa phương trong khu vực.

Bảng 2.12: Số lượng khách hàng được cấp tín dụng tại NHCSXH và NHNo&PTNT Nam Trung Bộ, giai đoạn 2014 – 2019

Đơn vị tính: nghìn người, %


Chỉ tiêu số lượng khách hàng dư nợ

2014

2015

2016

2017

2018

2019

NHCSXH

669

721

787

864

977

1.104

NHNo&PTNT

339

355

367

375

359

337

Tổng số KH tiếp cận

1.007

1.076

1.155

1.240

1.336

1.441

Tăng trưởng số H được cấp TD


6,82

7,29

7,36

7,74

7,89

Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung, Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả


1,600


1,400


1,200


1,000


800


600


400


200


-

2014

Biểu đồ 2.4: Số lượng khách hàng được cấp tín dụng tại NHCSXH và NHNo&PTNT, 2014 - 2019

8.00%

7.80%

7.60%

7.40%

7.20%

7.00%

6.80%

6.60%

6.40%

6.20%

2015

2016

Năm

NHCSXH

2017

2018

NHNo&PTNT

Tổng số Khách hàng

Số H dư nợ (nghìn H)

Tỷ lệ % tăng trưởng

Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung, Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng của dư nợ cao hơn tốc độ tăng trưởng của

số khách hàng được cấp tín dụng nên quy mô dư nợ bình quân mỗi khách hàng được cấp luôn đạt tốc độ tăng trưởng dương trong suốt giai đoạn 2014 – 2019. Số tiền bình quân mỗi khách hàng được cấp cũng tăng dần qua các năm. Dựa vào biểu đồ 2.5, có thể thấy dư nợ bình quân số tiền mỗi khách hàng nhận được có sự chênh lệch giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các tỉnh trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Dư nợ bình quân mỗi khách hàng của Ngân hàng Chính sách xã hội nhận được dao động qua các năm của giai đoạn 2014 – 2019 chỉ trên dưới 23 triệu đồng. Trong khi đó, mỗi khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia hoạt động nông nghiệp, trên địa bàn nông thôn các tỉnh Nam Trung Bộ được nhận bình quân dư nợ từ 96,35 triệu đồng/KH năm 2014 lên 200,79 triệu đồng/KH năm 2019, đặc biệt tăng mạnh về bình quân dư nợ vào các năm 2017, 2018, 2019. Điều này cho thấy được sự tác động tích cực và mạnh mẽ của các Nghị định về cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ trong thời gian qua.



Biểu đồ 2.5: Dư nợ bình quân khách hàng được cấp TD tại NHCSXH và NHNo&PTNT các tỉnh NTB, 2014 - 2019

250


200


150


100


50


0

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Năm

Dư nợ BQ/KH (NHCSXH)

Dư nợ BQ/KH (NHNo&PTNT)

Dư nợ BQ/ H (triệu đồng/ H)

Nguồn: Báo cáo HĐKD của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung, Báo cáo HĐKD của NHCSXH các tỉnh Nam Trung Bộ và tính toán của tác giả

2.2.2.3. Cơ cấu tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới

a/ Cơ cấu theo mục đích sử dụng vốn vay

Cơ cấu tín dụng theo mục đích sử dụng vốn vay được NHCSXH và NHNo&PTNT phân thành 3 nhóm chính là cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng và cho vay khác.

Qua bảng số liệu 2.13 cho thấy, tín dụng đối với xây dựng nông thôn mới trong suốt giai đoạn 2014 – 2019 chủ yếu tập trung vào cho vay sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn và tiêu dùng, chiếm tỷ trọng trên 95%, trong đó tín dụng cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 60%, cao hơn gấp đôi so với tín dụng cho mục đích tiêu dùng. Không những thế dư nợ tín dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh luôn tăng trưởng từ 33.555 tỷ đồng năm 2014 (chiếm 69,8%) lên mức 97.964 tỷ đồng năm 2019 (chiếm tỷ trọng 73,4%). Bên cạnh đó, dư nợ cho vay tiêu dùng của các hộ gia đình nông thôn cũng tăng từ 12.860 tỷ đồng năm 2014 lên mức 21.604 tỷ đồng năm 2019, tuy nhiên mức độ tăng của dư nợ đối với mục đích tiêu dùng chậm hơn so với dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh làm cho tỷ trọng cho vay có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn này. Điều này cho thấy các chủ thể trên địa bàn nông thôn chú trọng hơn trong việc sử dụng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022