Tiểu Thuyết Trịnh Thanh Phong Trong Bộ Phận Tiểu Thuyết Việt Nam Về Đề Tài Nông Thôn Sau Đổi Mới 1986

mà còn là đóng góp của văn học nước nhà cho công cuộc đổi mới. Điều đó cũng cho chúng ta thấy rằng: nhà văn chỉ có khoảng cách về chỗ ở chứ không có khoảng cách trong sáng tạo.

Trong quá trình tìm hiểu những sáng tác của Trịnh Thanh Phong, chúng tôi có tìm gặp và trò chuyện cùng tác giả. Trong câu chuyện vui vẻ ông nói: Như các bạn biết, mỗi nhà văn đều có vùng đất của mình. Nhưng theo tôi khi lựa chọn, điều quan trọng là nhà văn phải biết vùng đất ấy có hợp với cái “tạng” của mình không. Khi thấy hợp rồi thì mình còn phải có biện pháp thích hợp để tiếp cận nó.

Bản thân tôi khi chắc chắn vùng đất nông thôn với những người lính bước ra từ cuộc chiến hợp với mình, tôi bắt đầu bỏ công khai thác. Nói vậy bạn sẽ hỏi: bằng cách nào? “Đơn giản thôi: sống và gắn bó với vùng đất đó, gắn bó với họ đồng thời phải hiểu họ… Hiểu được rồi phải biết biến những đều đó thành máu thịt trong cơ thể mình. Trên cơ sở đó vận hành những nguồn lực đã có trong mình như vốn văn hóa, năng khiếu trời cho… để khơi dòng chảy cho tác phẩm văn học.Quá trình sáng tác, nhất là khi viết Ma làng, Đất cánh đồng Chum.. tôi đã làm như thế…” [16 ]

Quá trình nghiên cứu tác phẩm của Trịnh Thanh Phong sẽ cho ta thấy ý nghĩa của những lời tự bạch trên.

1.2. Tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong trong bộ phận tiểu thuyết Việt Nam về đề tài nông thôn sau đổi mới 1986

1.2.1. Diện mạo chung

Có thể nói, năm 1986 là dấu mốc quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và đời sống văn học nghệ thuật Việt Nam nói riêng. Thời điểm này chứng kiến sự đổi mới tư duy trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.. trong đó có văn học nghệ thuật. Đời sống văn học dần dần được “cởi trói”, không khí cởi mở, dân chủ tác động mạnh mẽ đến lực lượng sáng tác - văn

nghệ sĩ, làm nảy sinh những quan niệm mới về nhà văn và dẫn đến sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người cùng sự thay đổi thi pháp thể loại của các thế hệ nhà văn Việt Nam. Từ lớp nhà văn tiền chiến như Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Tô Hoài… đến những cây bút trẻ trưởng thành trong và sau kháng chiến chống Mỹ..

Văn học viết về đề tài nông thôn cũng nằm trong quỹ đạo phát triển này. Đề tài nông thôn là đề tài không bao giờ cạn đối với văn xuôi Việt Nam. Phong cảnh nông thôn, con người nông thôn đã hiện hữu từ rất sớm trong tiểu tuyết của Tự lực văn đoàn, đặc biệt là vào thời kỳ năm 1936 - 1939 với hàng loạt các tác phẩm như: Trống mái, Gia đình (1936) của Khái Hưng, Hai vẻ đẹp(1936) của Nhất Linh, Con đường sáng (1938) của Hoàng Đạo. Đề tài nông thôn được chú ý và phản ánh sâu sắc hơn trong trào lưu văn học hiện thực phê phán với những cây bút tiêu biểu như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Kim Lân, Nguyễn Công Hoan với hàng loạt các tác phẩm: Tắt đèn, tiểu luận Việc Làng Tập án cái đình - Ngô Tất Tố, Bước đường cùng, Nông dân và địa chủ - Nguyễn Công Hoan, Làng - Kim Lân. Đặc biệt đề tài nông dân đã trở thành một đề tài chính trong sáng tác của Nam Cao với những tác phẩm quen thuộc như: Nghèo, Chí Phèo, Điếu văn, Lão Hạc, Dì Hảo, Nửa đêm, Tư cách mò… các cây bút của trào lưu này đã tỏ ra am hiểu và cảm thông với người nông dân, có cái nhìn hiện thực sâu sắc và nhân đạo hơn với số phận của những người nông dân tội nghiệp đáng thương. Mỗi người một có phong cách, một nét riêng nhưng nhìn chung trong những tác phẩm này các nhà văn đã đi sâu, phản ánh rò nét cuộc sống người nông dân với những hủ tục, những nghèo khổ, đói khát, những gánh nặng trong cuộc sống mà người nông dân phải chịu đựng, cũng như những biểu hiện trong bản chất người nông dân cả phần tốt và xấu. Đề tài nông thôn còn tiếp tục được khai thác nhiều trong văn xuôi giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, và sau hoà bình. Do giai

đoạn này yêu cầu phục vụ chiến đấu, phục vụ nhiệm vụ xây dựng đất nước được đặt lên hàng đầu nên hầu hết các nhà văn viết về đề tài nông thôn để phục vụ nhiệm vụ. Trước năm 1986, đề tài nông thôn được tiếp tục mạch cảm hứng này với những cây bút như Bùi Hiển, Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng và đặc biệt là Nguyễn Minh Châu nhà văn có những đóng góp to lớn trong việc đổi mới tư duy nghệ thuật trong đề tài viết về nông thôn nói riêng với những tác phẩm như Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát, Bến Quê, Chiếc thuyền ngoài xa. Nhà văn đã có cái nhìn về con người và cuộc sống của người nông dân, không còn là cái nhìn giai cấp, con người được nhìn với cái nhìn đa chiều và nhân bản vì vậy ngòi bút của ông đã len lỏi vào từng góc khuất, phản ánh những biến ảo tinh vi trong tâm hồn con người, và các tác phẩm cũng có kết cấu mở theo xu hướng đối thoại. Đây là những đóng góp to lớn của Nguyễn Minh Châu cho nền văn xuôi Việt Nam. Nhưng phải đến sau năm 1986 thì những đổi mới này mới được phát huy mạnh mẽ và trở thành xu hướng chủ đạo của văn xuôi nói chung, văn xuôi viết về đề tài nông thôn nói riêng. Với hàng loạt tên tuổi nổi tiếng như: Trịnh Thanh Phong với tác phẩm Ma làng Đồng làng đom đóm, Nguyễn Khắc Trường với tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma, Phùng Gia Lộc - Cái đêm hôm ấy đêm gì, Dương Hướng - Bến không chồng, Lê Lựu - chuyện làng Cuội, Nguyễn Ngọc Tư - Cánh đồng bất tận… Giai đoạn này các nhà văn đã có sự đổi mới về quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người. Con người ở giai đoạn này là con người đời tư, con người với suy tư, dằn vặt thế sự với những nhu cầu vật chất, tự do, luyến ái, tình dục… được đề cao, các vấn đề nhạy cảm của cuộc sống nông thôn Việt Nam cũng được vạch trần theo hướng dân chủ hoá. Cùng với đó là sự đổi mới đa dạng trong phương thức biểu hiện con người. Những đổi mới này đã đem lại cho văn xuôi viết về đề tài nông thôn những khám phá mới cùng những giới hạn và chiều sâu mới trong sáng tạo nghệ thuật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Quá trình đổi mới văn học ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động và đa dạng trên các thể loại: văn xuôi, thơ, kịch, lý luận phê bình, văn học dịch,… và đạt được nhiều thành tựu ở thể tài văn xuôi. Đây là những thể loại được hình thành, tạo tác trong khu vực tiếp xúc trực tiếp với đời sống hàng ngày, với một hiện thực đang vận động, không ngừng biến chuyển. Nổi lên hàng đầu là sự hiện diện của thể ký. Thể phóng sự sau nhiều năm đứt đoạn, vắng bóng nay đồng loạt ra quân như một sự hồi sinh của thể loại, gây chấn động dư luận với ý thức nhìn thẳng vào sự thật: Cái đêm hôm ấy đêm gì (Phùng Gia Lộc), Tiếng kêu cứu của một vùng văn hoá (Vò Văn Trực), Suy nghĩ trên đường làng (Hồ Trung Tú),...

Bên cạnh ký là sự khởi sắc của truyện ngắn, từ sự đổi mới tư duy nghệ thuật và bút pháp của các cây bút Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Bùi Hiển, Ma Văn Kháng, Đoàn Lê, Lê Minh Khuê cùng sự xuất hiện của những cây bút mới như Nguyễn Huy Thiệp, Hòa Vang, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Tư,…Có thể nói sự thay đổi trong bút pháp nghệ thuật đã đem lại phẩm chất nghệ thuật đích thực cho truyện ngắn và phần nào thu hút được công chúng trở lại với văn học. Thể loại tiểu thuyết với những tác phẩm mở đường cho thời kỳ đổi mới như Chuyện làng Cuội (Lê Lựu), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân) và tiếp đó là những tiểu thuyết đặc biệt thành công như: Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Ma làng của Trịnh Thanh Phong. Như vậy, văn xuôi Việt Nam viết về đề tài nông thôn phát triển khá mạnh mẽ trên hầu hết các thể loại. Không chỉ đa dạng về thể loại mà còn phong phú về nội dung. Cuộc sống, con người nông thôn được khắc hoạ rất sâu sắc ngay cả những góc khuất tận sâu tâm hồn, những biến thái tinh vi của cuộc sống hiện đại cũng được đề cập đến bởi những cây bút sắc lạnh, tỉnh táo, nhạy cảm, đầy nhiệt huyết và trách nhiệm.

Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 3

Văn học Việt Nam từ sau 1986 đặc biệt quan tâm tới số phận con người với những gấp khúc trong đường đời. Vấn đề thân phận trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn. Đặc biệt nhiều trang sáng tác, con người được đặt trong mối quan hệ giữa cá nhân và nhân loại; mỗi người là sự kết hợp, hoà quyện giữa con người xã hội, con người tự nhiên và con người tâm linh.

Trong những thành tựu chung của văn xuôi Việt Nam, tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn đóng một vai trò không nhỏ. Trước hết chúng tôi xin điểm qua diện mạo của bộ phận sáng tác này. Cũng như những bộ phận khác của văn học, văn xuôi vết về đề tài nông thôn được tạo đà từ bầu không khí đổi mới. Nhà văn vì thế có điều kiện để thể hiện những trăn trở, suy tư của mình một cách tương đối trực diện và thấu đáo cộng với những điều kiện mới về in ấn, phát hành, dư luận… khiến cho bộ phận sáng tác này thực sự có điều kiện để bộc lộ sự mởi mẻ.

Mặc dù vậy, mốc 1986 không phải là thời điểm của sự “biến hóa kỳ diệu”, thời điểm làm thay đổi toàn bộ bộ mặt của văn xuôi nói chung và văn xuôi viết về đề tài nông thôn nói riêng mà sự thay đổi đó giống như một dòng chảy ngầm từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Thời gian năm năm từ 1980 đến 1985 - giai đoạn cuối của thời kỳ bao cấp là thời gian nhiều nhà văn đã có những suy tư, trăn trở về tình hình đất nước, về những vấn đề nhân sinh, nhân quyền…. Mặc dầu vậy trong quãng thời gian này, những hạn chế nhất định của cơ chế và của dư luận xã hội chưa cho phép họ bứt phá, nói thẳng, nói thật…tất cả mới chỉ là những “cựa quậy”, những dấu hiệu bước đầu của đổi mới.

Trong bộ phận văn xuôi viết về nông thôn thời kỳ này phải kể đến công lao của cây bút tiên phong Nguyễn Minh Châu. Năm 1987, trong một bài tiểu luận đầy tâm huyết và bản lĩnh, có sức chấn động dư luận Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ, Nguyễn Minh Châu đã đặt ra vấn đề:

Chẳng lẽ mãi mãi thế hệ nhà văn chúng ta vẫn cứ yên tâm sản xuất ra toàn những sản vật không bao giờ được ngó đến trong nền văn học thế giới. Chẳng lẽ Việt Nam ngày nay chỉ hưởng của thiên hạ mà không làm ra được cái gì góp vào của chung thiên hạ”. Chính sách mở cửa đã giúp cho văn học Việt Nam từng bước tháo gỡ vấn đề mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng bức xúc. Trước đó ông viết xong Khách ở quê ra từ tháng 3 - 1984 và trong suốt thời kỳ 1980 - 1985 ông có một loạt truyện ngắn như Chiếc thuyền ngoài xa, Bến quê, Một lần đối chứng, Bức tranh… Những truyện ngắn nói trên thể hiện một khả năng quan sát hiện thực rất sắc sảo và sự cảm nhận cuộc sống có chiều hướng ngày càng gần gũi với thực tế cuộc sống. Mặc dù thời kỳ đầu, những sáng tác của Nguyễn Minh Châu còn mang nhiều hàm ý, chưa thể bộc lộ một cách trực tiếp và thẳng thắn những trăn trở, suy ngẫm của nhà văn, nhưng càng gần với thời điểm 1986, khi chiều hướng dân chủ hóa xã hội trở nên rò ràng thì những tác phẩm của ông (tiêu biểu như Khách ở quê ra) đã nói rò được những điều mà tác giả muốn nói. Có lẽ một phần vì thế mà Nguyễn Minh Châu được đánh giá là “người mở đường anh minh và tài hoa “cho văn học thời kỳ đổi mới. Bên cạnh Nguyễn Minh Châu, có một tác giả mà tác phẩm của ông cũng có thể coi là “mới mẻ” từ rất sớm là Lê Lựu với Thời xa vắng (viết xong tháng 9 - 1984). Có thể nói, thời điểm sáng tác của Khách ở quê ra Thời xa vắng đã thể hiện được sự mẫn cảm, tinh nhạy của hai nhà văn trước công cuộc đổi mới.

Bước hẳn sang giai đoạn “mở cửa”, độc giả nhanh chóng được tiếp xúc với sự đổi thay trong các sáng tác về đề tài nông thôn. Với cái nhìn đa chiều về hiện thực, mọi khía cạnh phức tạp, những ẩn khuất tinh vi, những vấn đề nhạy cảm của con người, của cuộc sống nông thôn đều được các nhà văn khám phá, đào sâu khai thác ở những tầng bậc, góc cạnh khác nhau. Điều này

đem lại cái nhìn mới mẻ cho độc giả về đề tài nông thôn. Có thể tạm thời chia đề tài nông thôn thời kỳ này theo các chủ đề khác nhau như sau:

Chủ đề thói tục làng quê thời hiện đại có thể nói là chủ đề gây được nhiều chú ý và tạo nhiều thành công trong đề tài viết về nông thôn. Tiêu biểu là tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường (viết xong tháng 3 - 1988),xuất bản năm 1990, Tiểu thuyết Ma làng của Trịnh Thanh Phong năm 2007, Dương Hướng với tiểu thuyết Bến không chồng (in năm 1990). Chuyện làng Cuội của Lê Lựu (in năm 1993). Những thói tục của làng quê Việt Nam còn vương vấn đến tận thời nay được phản ánh khá đậm đặc trong những cuốn tiểu thuyết viết về chủ đề này. Những thói tục mâm trên, mâm dưới, một miếng giữa làng bằng một sàng góc bếp, phân biệt dòng tộc, họ hàng chú bác anh em cô dì dằng dịt lôi kéo nhau vào việc làng, việc nước, chuyện phân biệt dân ngụ cư dẫn đến việc tranh chấp, thanh trừng giữa các phe cánh, dòng tộc để lợi dụng chức quyền kiếm trác, thu lợi về mình. Đặc biệt các tác giả đã rất thành công khi phản ánh sự méo mó của mô hình làng xã thời kỳ đầu đổi mới - là sự kết hợp của những thói tục xưa cũ, những di hại thời chiến tranh với mô hình mới khi nó chưa có da thịt mà chỉ là bộ khung, điều này nảy sinh ra bọn phú hào mới với những mưu mô, tính toán sảo quyệt. Nó làm nghiêng ngả đời sống dân sinh thời hiện đại. Trong bối cảnh ấy hiện lên số phận của những con người là người nông dân có tâm hồn, có cá tính như Tâm, Ló, Mưa, Dỏ trong Ma làng, Hạnh trong Bến không chồng, Đào, Tùng trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, không những thế họ còn là những con người có tấm lòng đầy nhân ái. Tuy cuộc đời nhiều bất hạnh, khổ đau nhưng họ là những điểm sáng của tác phẩm. Đây cũng là thành công của các nhà văn so với giai đoạn trước đây.

Một chủ đề nữa cũng là tâm điểm trong đề tài nông thôn đó chính là những tác phẩm viết về sai lầm trong công cuộc đổi mới và cải cách ruộng

đất. Đây vốn là vấn đề nhạy cảm và bị né tránh trong văn học những giai đoạn trước. Bước sang giai đoạn này, nhu cầu nhận thức lại lịch sử được đặt ra, bằng sự tinh nhạy, thẳng thắn, dũng cảm và trách nhiệm của người cầm bút nhiều nhà văn đã gặt hái được thành công trong chủ đề này. Với chủ đề này, nhiều cây bút đã khẳng định tính sắc nhọn và từng trải của mình. Tiêu biểu là tác phẩm: Lời nguyền hai trăm năm của Khôi Vũ, Ác mộng, Sắp cưới của Ngô Ngọc Bội. Những sai lầm trong cải cách ruộng đất như: đấu tố địa chủ, đánh đồng các tầng lớp địa chủ, phú hộ, thu hết ruộng đất và trừng phạt một cách dã man, nguyên tắc cứng nhắc cứ bần nông là trong sạch, càng nhiều đời bần nông thì lí lịch càng tốt, sự nhầm lẫn trong việc tạo nếp sống mới với việc tạo tệ nạn xã hội. Điều này được phẩn ánh toàn vẹn và chân thực trong tác phẩm Ác mộng Sắp cưới. Những sai lầm này cũng được phản ánh trong nhiều tác phẩm viết về đề tài nông thôn, tuy nó không phải là chủ đề chính của tác phẩm nhưng cũng để lại dấu ấn sâu sắc cho người đọc như sai lầm đánh đồng địa chủ - xấu, bần nông - tốt trong Đồng làng đom đóm của Trịnh Thanh Phong. Việc khoán sản với việc quản lí lỏng lẻo gây ra bất công, người chăm làm cho người lười hưởng, cũng được phản ánh trong nhiều tác phẩm. Trong phóng sự Suy nghĩ trên đường làng của Hồ Trung Tú ngoài sai lầm trên còn đề cập đến lề lối quản lí, tệ cường hào.…Với chủ đề này thì các nhà văn đã thể hiện một cái nhìn tương đối toàn vẹn và chân thực về những sai lầm, tồn tại của một thời kỳ lịch sử, cung cấp cho người đọc một lượng thông tin tương đối chuẩn xác.

Chủ đề đóng vai trò trung tâm trong hầu hết các tác phẩm viết về đề tài nông thôn thời kì này là số phận của người nông dân. Đây là điều mà các nhà văn viết về đề tài nông thôn không riêng ở giai đoạn này mà cả ở những giai đoạn trước đều quan tâm. Nhưng điều đáng chú ý ở đây là khi miêu tả cuộc sống cơ cực của người nông dân với những số phận bi kịch đáng thương,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022