Inh Nghiệm Về Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Các Nước Trên Th Giới, Một Số Địa Phương Và Bài Học Cho Các Tỉnh Nam Trung Bộ


quả các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống của nông dân”.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội với ngân hàng

Các ngân hàng cần phải phối hợp với các cơ quan nhà nước như khuyến nông, hội nông dân, hội phụ nữ, tổ chức bảo hiểm,… để mở các lớp tập huấn sản xuất kinh doanh, tìm hiểu về các chính sách vay vốn cho hội viên. Khi sự phối hợp này đạt hiệu quả, người dân sẽ thay đổi những quan niệm sản xuất truyền thống, thay đổi cách tư duy và suy nghĩ, tiếp cận với phương thức sản xuất hiện đại và thị trường rộng lớn. Điều này giúp cho người vay mạnh dạn hơn trong quyết định vay vốn của mình, đặc biệt là họ có chỗ dựa về mặt kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Với những người dân vùng sâu, vùng xa, những nơi khó khăn thì việc tư vấn về mặt pháp lý cũng rất cần thiết.

1.3.2. Các nhân tố từ phía ngân hàng

Đây là những nhân tố thuộc về bản thân, nội tại của ngân hàng liên quan đến sự phát triển của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của khách hàng vay vốn. Bao gồm:

Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuyếch trương hay hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Chính sách tín dụng giúp ngân hàng hướng đến danh mục cho vay có hiệu quả, đồng thời hướng dẫn cho cán bộ tín dụng các thủ tục cần thiết, các bước công việc cần làm để thực hiện hoạt động cho vay trong giới hạn trách nhiệm của họ. Chính sách tín dụng bao gồm các nội dung như:

- Thủ tục cho vay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Đối với người nông dân, việc tiếp xúc với các cơ quan hành chính còn rất nhiều hạn chế, bên cạnh trình độ của họ cũng hạn chế, chính vì vậy việc đáp ứng các thủ tục theo quy định của ngân hàng để được vay vốn đối với họ rất khó khăn và phức tạp. Bởi vậy, các ngân hàng cần có các chính sách tích cực để giảm thiểu các thủ tục rườm rà, người đi vay không mất quá nhiều thời gian để làm thủ tục,


Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 9

ngoài ra thủ tục cũng cần phải dễ hiểu và dễ thực hiện thì người đi vay mới mạnh dạn vay vốn.

- Chương trình vay vốn

Chương trình vay vốn bao gồm các yếu tố như hạn mức cho vay đối với khách hàng, kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay đối với từng đối tượng được vay vốn,…Tất cả các yếu tố đó tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới việc tiếp cận của khách hàng với nguồn tín dụng của ngân hàng. Nếu tất cả các yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý và linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu của người dân về vốn tín dụng là ngân hàng đã thành công trong việc giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Ngược lại, nếu như các yếu tố của chính sách đều cứng nhắc không hợp lý, không đáp ứng được nhu cầu đa dạng về vốn của khách hàng thì ngân hàng đã gây ra những trở ngại nhất định trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng.

Khả năng cung cấp dịch vụ

Khả năng cung cấp dịch vụ: là các yếu tố hỗ trợ trong quá trình cung cấp dịch vụ để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng như thái độ phục vụ khách hàng, am hiểu về ngành nghề khách hàng, mạng lưới chi nhánh.... Nếu như các yếu tố hỗ trợ trong quá trình cung cấp vốn vay đến với khách hàng được các tổ chức tín dụng chú trọng và thực hiện một cách tích cực thì người vay vốn sẽ dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng, ngân hàng cũng có thể giảm thiểu rủi ro và mạnh dạn hơn trong việc cho vay nói chung và cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông thôn mới nói riêng. Tuy nhiên, nếu khâu này không được các ngân hàng quan tâm thì sẽ làm cho việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của khách hàng bị giới hạn. Cụ thể như:

- Trình độ năng lực cán bộ tín dụng

Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và hoạt động quản lý ngân hàng nói chung. Kinh tế càng phát triển, các quan hệ kinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi trình độ của người lao động ngày càng cao. Cán bộ tín dụng là người có trình độ tổng quát, có cái nhìn biện chứng cho mọi vấn đề, phát hiện phân tích một cách đầy đủ, thấu đáo.


Khi cán bộ tín dụng có trình độ cao, khả năng phân tích đánh giá khách hàng tốt, qua đó giúp ngân hàng có được những khách hàng tốt.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ và thông tin tín dụng của NH

Có được thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tín dụng, từ quyết định cho vay đúng đắn đến việc kiểm soát các khoản vay. Dựa vào các thông tin có được, các ngân hàng có thể phát hiện, dự đoán nhu cầu vay vốn của khách hàng để có thể đưa ra chính sách tín dụng, chính sách huy động vốn hợp lý nhằm mở rộng tín dụng.

Khoa học công nghệ hiện đại có vai trò hỗ trợ hết sức quan trọng cho hoạt động cho vay ngân hàng, giúp nâng cao chất lượng và tốc độ xử lý công việc, đồng thời giúp việc tìm kiếm và xử lý thông tin được nhanh chóng, hiệu quả.

- Mạng lưới hoạt động của ngân hàng

Mạng lưới hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của khách hàng. Một ngân hàng nếu có tầm hoạt động rộng với nhiều chi nhánh điều đó sẽ giúp khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn. Đặc biệt là vùng sâu vùng xa, những nơi đi lại khó khăn việc tiếp cận với dịch vụ của ngân hàng càng trở nên khó khăn, chính vì vậy với một mạng lưới rộng khắp, hình ảnh của ngân hàng sẽ trở nên quen thuộc và người dân không cảm thấy xa lạ khi tiếp xúc với ngân hàng.

- Kiểm soát nội bộ

Trong quá trình cho vay, hoạt động kiểm soát là hoạt đông thường xuyên, cần thiết với ngân hàng bởi lẽ công tác kiểm tra, kiểm soát càng chặt chẽ thì càng đảm bảo cho hoạt động cho vay đi đúng hướng, thực hiện đúng nguyên tắc, tránh rủi ro, mang lại hiệu quả. Mặt khác thông qua kiểm tra, kiểm soát nội bộ, ngân hàng sẽ phát hiện sai phạm yếu kém trong hoạt động cho vay để có biện pháp xử lý chỉnh sửa kịp thời tạo điều kiện mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay.

1.3.3. Các nhân tố từ phía khách hàng

Tâm lý của người đi vay vốn

Tâm lý của người đi vay vốn là những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu


óc người vay, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của người vay. Chính những suy nghĩ, tâm lý của người vay vốn sẽ tác động đến hành động đi vay của khách hàng. Đó có thể là các tâm lý như chưa quen với việc vay vốn, sợ bị nợ nần, sợ không trả được nợ, sợ mất tài sản thế chấp… chính những tâm lý này đã ngăn cản các khách hàng tiếp cận với tín dụng ngân hàng.

Bên cạnh đó, khách hàng đi vay trong xây dựng nông thôn mới là chủ yếu là người dân khu vực nông thôn với trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, chính vì vậy việc thay đổi cách suy nghĩ cũng như cách sống cần nhiều thời gian hơn. Việc nhận thức của các thành viên trong gia đình khác nhau sẽ dẫn đến việc đưa ra quyết định vay vốn cũng gặp nhiều khó khăn. Do vậy, yếu tố nhận thức và tâm lý của người đi vay nó tác động ngay từ ban đầu đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh của người dân.

Năng lực tiếp cận vốn vay của người đi vay vốn

Năng lực tiếp cận vốn vay của người có nhu cầu vay vốn là các khả năng vốn có của người đi vay khi tiếp cận với những chính sách, quy định mới của Nhà nước và yêu cầu của các ngân hàng. Đây chính là các kỹ năng cơ bản để có thể đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng như năng lực về tài chính, năng lực về khả năng am hiểu các hoạt động của ngân hàng như: lựa chọn ngân hàng để vay, tài sản thế chấp, quản lý vốn vay, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, điều kiện đi lại,…

1.4. INH NGHIỆM VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC NƯỚC TRÊN TH GIỚI, MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC CHO CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ

1.4.1. Kinh nghiệm về tín dụng ngân hàng đối với xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc được xem là một quốc gia nông nghiệp đang phát triển rộng lớn với hơn 720 triệu dân cùng hơn 121 triệu ha đất canh tác. Xuất phát từ quan điểm về phương pháp và nội dung kích cầu nội địa cho rằng cần gia tăng nhu cầu ở nông thôn, việc tăng thêm đầu tư, trợ cấp, những hỗ trợ về tài chính và chính sách cho


lĩnh vực “tam nông” sẽ giúp phối hợp tốt hơn sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, nên ngày 31/1/2010, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản và Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành văn kiện về đầu tư, hỗ trợ và phát triển khu vực nông thôn. Với thị trường tài chính nông thôn rất lớn chưa được khai thác. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc dự tính, có khoảng 2/3 trong tổng nông dân bị thiếu dịch vụ ngân hàng, mặc dù khoản tín dụng và khoản cho vay trong Quỹ tín dụng nông thôn Trung Quốc mỗi năm tăng 20%, cao hơn so với mức bình quân cả nước. Để giải quyết sự thiếu hụt tài chính kinh niên tại các khu vực nông thôn, Chính phủ đã yêu cầu các thể chế tài chính như Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (Agricultural Bank of China – ABC), Ngân hàng phát triển nông thôn Trung Quốc (Agricultural Development Bank of China – ADBC) Hợp tác xã tín dụng nông thôn (Rural Credit Cooperative – RCC) và Tiết kiệm Bưu điện nông thôn (Rural Postal Saving – RPS), Ngân hàng Trung Quốc tăng các khoản vay tín dụng có liên quan đến nông nghiệp. Đặc biệt, Ngân hàng Phát triển Nông thôn được chỉ thị phải nới rộng lĩnh vực hỗ trợ nông nghiệp và tăng tín dụng dài hạn cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại quốc doanh như Ngân hàng Đầu tư và Thương mại cùng các công ty bảo hiểm tài sản và nhân thọ ở Tân Dương và Thượng Hải cũng cung cấp một vài dịch vụ tài chính cho nông dân.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo coi việc cải thiện thu nhập người dân như một nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu, các ngân hàng cần tăng các khoản cho vay tại nông thôn nhằm nâng cao chi phí cho các công trình công cộng để thu nhập của người dân năm 2020 tăng lên gấp bội.

Trung quốc cũng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường tài chính nông thôn dưới dạng thích hợp, như mở chi nhánh hay lập các liên doanh ngân hàng. Năm 2009, HSBC đã mở chi nhánh đầu tiên ở Thành Đô, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên xâm nhập vào thị trường tài chính nông thôn Trung Quốc. Một số ngân hàng hàng đầu khác như Citibank và Standard Charter cũng thể hiện sự quan tâm đến thị trường này. Ngân hàng xây dựng Trung Quốc có kế hoạch cùng với Ngân hàng Banco Santander SA Tây Ban Nha thành lập một ngân hàng liên


doanh nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn Trung Quốc.

Cấp ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn. Trong nổ lực lấp đầy khoảng cách phát triển giữa các khu vực thành thị và nông thôn. Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ để khuyến khích đầu tư của các lực lượng xã hội vào khu vực nông thôn. Các doanh nghiệp thành lập các quỹ phúc lợi nông thôn sẽ được giảm thuế, cao nhất là 12% lợi nhuận hàng năm.

Hợp tác xã tín dụng nông thôn (RCC) là một tổ chức chủ yếu cấp tín dụng cho nông nghiệp ở Trung Quốc, có hơn 80% số khoản vay nông nghiệp được cấp bởi trên dưới 30.000 RCC. Nhằm hỗ trợ cho RCC trong cho vay nông nghiệp, Trung Quốc đã tiến hành thực hiện chiến dịch thu thập những đánh giá về tín dụng ở các làng xã. Các uỷ ban với thành viên là một số dân làng được lựa chọn sẽ đánh giá mức độ tín nhiệm của tất cả các hộ gia đình trong làng trên cơ sở thu nhập của họ, lịch sử đi vay, việc hoàn thành khoản vay cũng như độ tín nhiệm của hàng xóm láng giềng. Mỗi hộ gia đình được xếp hạng vào một trong bốn hoặc năm hạng rủi ro và được cấp chứng nhận có thể sử dụng để tới các RCC địa phương để vay vốn tương ứng với hạn của mình.

Từ sự nở rộ trên toàn cầu các chương trình tài chính vi mô của các Tổ chức phi chính phủ (NGOs), năm1994, Trung quốc giới thiệu mô hình tài chính vi mô đầu tiên. Đến năm 2001, chương trình cho vay vi mô được áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Các dự án tài chính vi mô chủ yếu hỗ trợ người nghèo theo tổ nhóm, nhấn mạnh vào việc hợp tác và giám sát lẫn nhau của các thành viên. Đa số các khoản vay tài chính vi mô chính phủ ở mức 1.000 – 2.000 CNY với kỳ hạn 1 năm, trả góp, kỳ trả nợ từ 1 – 4 tuần và lãi suất hoàn trả thường ở mức 2,88 – 7,2% khi vay đảm bảo theo tổ, nhóm. Phần lớn các khoản vay vi mô từ các tổ chức nước ngoài thường giới hạn từ 400 – 1.000 CNY với kỳ hạn từ 3 – 12 tháng. Một vài được trả góp trong khi số khác được thanh toán trong 1 lần trả. Tần suất trả nợ từ 1 – 4 tuần, lãi suất thường ở mức 6 – 20%. Phần lớn sử dụng hình thức đảm bảo theo tổ nhóm, nhưng một vài dự án cũng cho vay theo cá nhân.

Sau năm 2002, Trung Quốc tăng cường hỗ trợ tài chính cho sản xuất nông nghiệp


và coi bảo hiểm nông nghiệp là một phần của chương trình xây dựng nông thôn mới Xã hội chủ nghĩa. Năm 2004, Trung ương Đảng và Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành văn kiện Ý kiến về một số chính sách nhằm tăng thu nhập cho nông dân trong đó nêu rõ cần tăng cường thiết lập cơ chế chính sách đối với thị trường bảo hiểm nông nghiệp, lựa chọn một số sản phẩm ở một số vùng để triển khai thí điểm và Chính phủ có thể trợ cấp mức phí bảo hiểm nhất định cho nông dân để nông dân có thể mua bảo hiểm cho cây trồng và vật nuôi của mình. Năm 2010, chương trình bảo hiểm nông nghiệp đã được giới thiệu tại 25 tỉnh của đất nước. Phí bảo hiểm thu được ước tính 2,26 tỷ USD, số tiền bảo hiểm lên tới 59,1 tỷ USD. Khoảng 45,3 triệu hecta cây trồng đã được bảo hiểm theo chương trình. Trong năm 2010, các khoản thanh toán bảo hiểm nông nghiệp đạt 1,6 tỷ USD với tỷ lệ tổn thất kết hợp là 71%.

Đến năm 2016, số tiền bảo hiểm nông nghiệp thu được tổng cộng là 6,3 tỷ USD với số tiền bảo hiểm là 328 tỷ USD. Khoảng 115 triệu hecta cây trồng chính đã được bảo hiểm, chiếm 75% diện tích canh tác quốc gia. Năm 2016, các khoản thanh toán bảo hiểm nông nghiệp đạt 5,2 tỷ USD với tỷ lệ tổn thất kết hợp là 83%. Có khoảng 26 công ty bảo hiểm hoạt động trên thị trường bảo hiểm nông nghiệp. Khoảng 93% doanh nghiệp bảo hiểm nông nghiệp được chia cho sáu công ty bảo hiểm lớn là: Công ty bảo hiểm nhân dân Trung Quốc, Công ty bảo hiểm tài sản Trung Quốc, Công ty bảo hiểm tương hỗ Sunlight, Công ty bảo hiểm nông nghiệp Guoyuan, Công ty bảo hiểm nông nghiệp Anhua và bảo hiểm AVIC Groupama. Trong năm đó, Công ty Bảo hiểm Nhân dân Trung Quốc (PICC) là nhà cung cấp bảo hiểm nông nghiệp chính và chiếm 54% thị phần.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

“Saemaul Undong” có nghĩa là phong trào đổi mới cộng đồng, được đích thân Tổng thống Hàn Quốc phát động vào ngày 22.4.1970. Được phát động cách đây hơn 40 năm nhưng dư âm của “Tinh thần Saemaul” vẫn thôi thúc người dân Hàn Quốc đến tận hôm nay. Từ một trong những quốc gia nghèo đói nhất, vào cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện thắp sáng và


phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là nước nông nghiệp, lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên. Hàn Quốc đã cất cánh, trở thành nước có nền kinh tế đứng thứ 12 thế giới, với thu nhập bình quân đầu người một năm vượt trên 20.000 USD. Tăng trưởng GDP hằng năm là 2,6% trong năm 2015 và 2,8% trong năm 2016. Trong ba năm qua, chi tiêu của chính phủ đã lên tới 32,4% sản lượng của quốc gia và thặng dư ngân sách trung bình 1,4% GDP.

Với những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách, nông nghiệp Hàn Quốc đã phát triển từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và lạc hậu, trở thành nền nông nghiệp hiện đại, công nghiệp hoá. Quá trình này khởi đầu từ các hợp tác xã nông nghiệp và nhanh chóng lan rộng trên khắp các vùng nông thôn Hàn Quốc. Thông qua các hợp tác xã, người nông dân đã được tạo điều kiện tiếp cận với nguồn vốn, các tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo và công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề bất bình đẳng trong thu nhập của Hàn Quốc đang làm cho các nhà hoạch định chính sách nước này phải lo lắng do người nông dân với mức thu nhập thấp và không ổn định vẫn không thể vay vốn do không có tài sản đảm bảo, các ngân hàng và tổ chức tín dụng cũng hạn chế cho vay đối với nhóm đối tượng này vì sợ rủi ro không thu được vốn. Trong khi đó, những người dân thành thị với mức thu nhập cao, có tài sản đảm bảo thì được tạo điều kiện vay vốn phát triển kinh tế với lãi suất ưu đãi. Chính phủ và các tổ chức tín dụng của Hàn Quốc cần phải chung tay tạo điều kiện hỗ trợ người dân tiếp cận những nguồn tài chính phù hợp để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng nông thôn thông qua các hợp tác xã nông nghiệp, các tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) và các quỹ tín dụng.

Sau khi thành lập Hàn Quốc vào năm 1948, Chính phủ bắt đầu thiết lập một khung pháp lý cho các hợp tác xã nông nghiệp dựa trên sự tự giúp đỡ và hợp tác hỗ trợ nông dân nông thôn. Khi mới thành lập, các hợp tác xã chỉ thực hiện chức năng thu mua và xúc tiến bán các sản phẩm nông sản, còn hoạt động cho vay hay cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nông dân và khu vực nông thôn được giao cho Ngân hàng nông nghiệp – một ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước. Ngân hàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022