Chuyển Đổi Mô Hình, Phát Triển Các Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất Ở Nông Thôn


MTQG xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang 5 năm, giai đoạn 2011 - 2015 xác định: “Đến năm 2015 phấn đấu hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ có 65% số xã đạt chuẩn” [3, tr. 290]; hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thôn đạt chuẩn. Căn cứ vào thực tiễn, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và địa phương cơ sở vật chất văn hóa được quan tâm đầu tư và thực hiện tốt việc huy động xã hội hóa trong xây dựng và vận hành nhà văn hóa xã, thôn. Do vậy, đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang “có 149 nhà văn hóa cấp xã, 6 hội trường đa năng; 2.149 nhà văn hóa thôn, bản; 570 sân bóng đá các loại, 338 sân bóng chuyền, 248 nhà tập luyện có mái che” [173, tr. 7]. Qua đó đã đáp ứng các hoạt động văn hóa thể dục thể thao cho người dân, tỷ lệ người dân tham gia hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên đạt 30%. Đối với các xã giai đoạn 2010 - 2015, từ nguồn vốn hỗ trợ các xã đã xây dựng mới, cải tạo 287 công trình văn hóa, 146 công trình thể thao, xây mới, cải tạo 27 trụ sở UBND xã; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 82%, tỷ lệ làng, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 62%, các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống được quan tâm, bảo tồn và phát huy. Hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 39 xã đạt chuẩn tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, tăng 39 xã so với năm 2010. Tuy nhiên, hầu hết nhà văn hóa còn thiếu các trang thiết bị cần thiết và duy trì các hoạt động thường xuyên văn hóa, văn nghệ.

2.2.2.6. Phát triển chợ nông thôn

Nhằm phát huy vai trò của chợ, mở rộng trao đổi, thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa, tăng thu ngân sách, phát triển thị trường trong mối liên hệ thống nhất, gắn kết thị trường với các tỉnh lân cận, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, góp phần phát triển KT - XH, nâng cao đời sống Nhân dân, phù hợp với đặc thù và quy mô phát triển dân số của từng địa phương nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của các địa phương qua các hoạt động tại chợ. Đồng thời, theo quy định chợ đạt chuẩn chỉ áp dụng đối với các xã có chợ theo mạng lưới quy hoạch chợ nông thôn được UBND Tỉnh phê duyệt. UBND tỉnh Bắc Giang giao Sở Công thương hướng dẫn các địa phương xây


dựng chợ NTM đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng, chỉ đạo: “Đến năm 2015 cải tạo, nâng cấp: 41 chợ (đạt 60%), xây dựng mới: 23 chợ (đạt 60%)” [3, tr. 291]. Bằng nguồn vốn đầu tư của Tỉnh, các địa phương đã đẩy mạnh xã hội hóa các hình thức đầu tư chợ, huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư trong xã hội vào phát triển chợ. Hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang “có 107 xã đạt tiêu chí chợ (chiếm 52,7%)” [174, tr. 7]; đối với các xã có chợ còn lại đa số còn thiếu các hạng mục xây dựng cơ bản như: Nhà cầu chợ chính, nhà Ban Quản lý, nội quy chợ, bể nước phòng cháy...

2.2.2.7. Phát triển hệ thống bưu điện

Xác định được ý nghĩa tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng Bưu chính, viễn thông phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT - XH ở nông thôn, tạo sự công bằng trong việc hưởng thụ những lợi ích của các dịch vụ bưu chính, viễn thông và phát huy nguồn lực cho phát triển văn hoá, đáp ứng một số nhu cầu văn hóa thiết yếu của người dân; góp phần tích cực vào Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Kế hoạch 623/KH-BCĐ của UBND tỉnh Bắc Giang xác định: “Xây dựng điểm phục vụ Bưu chính viễn thông; đưa internet đến thôn. Đến năm 2015 đưa hệ thống internet về 150 thôn vùng cao chưa có internet; tỷ lệ số thôn trong Tỉnh có internet lên 95%” [3, tr. 291]. Do vậy, giai đoạn 2010 - 2015 hạ tầng thông tin - truyền thông Bắc Giang luôn được quan tâm đầu tư và phát triển mạnh 100% các xã được phủ sóng điện thoại di động và kết nối được internet. Hết năm 2015, “có 199 đạt tiêu chí Bưu điện, tăng 42 xã so với năm 2010” [174, tr. 7].

2.2.2.8. Phát triển nhà ở dân cư

Để bảo đảm an toàn và đáp ứng các điều kiện về chất lượng xây dựng, kiến trúc, cảnh quan, tiện nghi và môi trường; nâng cao chất lượng đời sống của từng hộ dân nông thôn, tạo dựng nên diện mạo làng quê khang trang, đổi mới. Kế hoạch số 623/KH-BCĐ của UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương trong Tỉnh: “Xóa cơ bản không còn nhà tạm, dột

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.


nát; phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 75% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Xóa nhà tạm, nhà dột nát 50% số lượng hiện có” [3, tr. 291]. Đồng thời, tiếp tục thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 - 12 - 2008 Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ vào tình hình thực tiễn nhà ở dân cư của các địa phương; HĐND tỉnh Bắc Giang ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 11 - 12 - 2013 Thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu đáp ứng nhu cầu cải thiện nhà ở của Nhân dân; thực hiện hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng xã hội khó khăn về nhà ở như người có công với cách mạng, người nghèo… để đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng nhà ở, các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Nghị

Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020 - 8

quyết xác định chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân đến năm 2015: “24,0m2

sàn/người (đô thị 26,6m2 sàn/người, nông thôn 19,2m2sàn/người) tổng diện tích tăng thêm: 4.098.000m2; diện tích nhà ở tối thiểu 6,0m2 sàn/người; tỷ lệ nhà kiên cố đạt 78,6%; giải quyết nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công với cách mạng là 89.300m2” [34, tr. 2]. Trong những năm 2010 - 2015, Bắc Giang đã tập trung nhiều giải pháp như tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, huy động nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo... Do vậy, các địa phương đã tập trung xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát; đến hết năm 2015 “tỷ lệ hộ nghèo cần được hỗ trợ xây dựng, cải tạo nhà ở còn khoảng 1%; tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng đạt khoảng 75%. Hết năm 2015, có 148 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư, tăng 96 xã so với năm 2010” [174, tr. 7].

Bên cạnh kết quả đạt được, xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn đạt được chưa cao, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; “mức độ đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng đạt thấp so với kế hoạch như giao thông (đạt 24%), cơ sở vật chất văn hóa (đạt 19%), môi trường (đạt 16%)...” [174, tr. 12]; một số địa phương chưa phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, chưa giao cho cộng đồng dân cư thực hiện các hạng mục công trình đơn giản, công tác giám sát ở một số địa phương còn hạn chế...


2.2.3. Chuyển đổi mô hình, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn

2.2.3.1. Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Đảng bộ tỉnh Bắc Giang chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh, tăng giá trị sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, giống mới có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao. Bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của Nhà nước, những năm 2010 - 2015 hầu hết các xã xây dựng NTM trong tỉnh Bắc Giang đã chú trọng lựa chọn và xây dựng thành công nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Kế hoạch số 45/KH-BCĐ ngày 16 - 9 - 2011 của BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang chỉ đạo: Xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch; “ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất bằng cách tích tụ ruộng đất, đưa nhanh cơ giới hóa vào các khâu sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động” [3, tr. 319]. Kế hoạch xác định để đổi mới, hình thành các tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn cần tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công; phải lựa chọn, khảo nghiệm các giống mới có năng suất, chất lượng đưa vào sản xuất; cần đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch nhằm giảm chi phí trung gian, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản.

Hướng dẫn số 943/HD-SNNPTNT ngày 10 - 11 - 2011 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang Về thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2011; Hướng dẫn số 03/HD-CTC ngày 21 - 11 - 2011 của Sở Tài chính Về nội dung sử dụng nguồn vốn sự nghiệp; quản lý, thanh quyết toán kinh phí Chương trình MTQG xây dựng NTM nội dung thực hiện hỗ trợ các hoạt động khuyến nông giúp các hộ và tổ chức tiếp cận các dịch vụ, ứng dụng


kiến thức khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn trên địa bàn; hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới và ngành nghề nông thôn, bao gồm: “Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, phân bón, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, máy móc thiết bị, công cụ sản xuất và vật tư khác” [3, tr. 325]. Mức hỗ trợ được áp dụng Điều 4, 5, 6 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 140/2011/QĐ-UBND ngày 22 - 4 - 2011 của UBND tỉnh Bắc Giang Về quy định nội dung chi và mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cụ thể đối với người nông dân sản xuất nông, lâm nghiệp và ngành nghề nông thôn được hỗ trợ: 100% chi phí tài liệu học; tiền ăn không quá 50.000 đồng/người/ngày đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại Tỉnh và thành phố Bắc Giang; không quá 35.000 đồng/người/ngày đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại huyện; không quá 25.000 đồng/người/ngày đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại xã, phường, thị trấn. “Đối với chủ trang trại, chủ doanh nghiệp được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, tiền thuê chỗ ở bằng 50% theo mức quy định” [3, tr. 361].

Hướng dẫn số 943/HD-SNNPTNT quy định mức hỗ trợ đối với các vùng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đối với mô hình sản xuất nông nghiệp trình diễn; ở các địa bàn khó khăn, huyện nghèo được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và không quá 60% chi phí mua vật tư thiết yếu (phân bón, hóa chất, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản); ở các địa phương Trung du và miền núi được hỗ trợ không quá 80% chi phí mua giống và không quá 50% chi phí mua vật tư thiết yếu; ở địa bàn đồng bằng được hỗ trợ không quá 60% chi phí mua giống và không quá 30% chi phí mua vật tư thiết yếu. Đối với mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn được hỗ trợ chi phí mua công cụ, máy móc cơ khí, thiết bị như: Ở địa bàn khó khăn huyện nghèo được hỗ trợ tối đa 75% chi phí, nhưng không quá 120 triệu đồng/mô hình; ở các địa bàn Trung du và miền núi hỗ


trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 100 triệu đồng/mô hình; ở địa bàn đồng bằng hỗ trợ tối đa 30% chi phí, nhưng không quá 70 triệu đồng/mô hình. Mô hình ứng dụng công nghệ cao hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí thực hiện mô hình nhưng không quá 200 triệu đồng/mô hình; mô hình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/mô hình. Theo đó, các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được củng cố, hoàn thiện, phát triển nhanh và đa dạng hơn. Đến hết năm 2015 trên địa bàn Tỉnh có “624 HTX, đã có 61 HTX chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012; trong lĩnh vực nông nghiệp có 314 HTX (tăng 86 HTX so với năm 2010); 172 Tổ hợp tác trong nông nghiệp; 638 trang trại (tăng 501 trang trại so với năm 2010), trong đó 505 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận” [170, tr. 5].

Nhằm thực hiện Chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2015; xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng sức cạnh tranh của 8 nhóm sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nâng cao thu nhập cho nông dân. Kế hoạch 996/KH-UBND ngày 18 - 5 - 2011 của UBND tỉnh Bắc Giang xác định: “Xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của 8 nhóm sản phẩm nông sản hàng hóa; nâng cao thu nhập người dân” [3, tr. 323]; đã tập trung chỉ đạo phát triển nâng cao chất lượng, hiệu quả 08 loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đối với: Cây vải; cây lúa chất lượng; cây rau chế biến, rau an toàn; cây lạc; con lợn; gà; thủy sản (con cá); trồng rừng sản xuất. Theo đó, 08 sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, ba sản phẩm chủ lực của Bắc Giang (cây vải thiều; rau an toàn, rau chế biến; gà đồi Yên Thế) được tập trung chỉ đạo, phát triển nhanh cả về quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng cao; hình thành được một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung có thương hiệu phát huy lợi thế từng địa phương như: Vải thiều Lục Ngạn, lúa thơm Yên Dũng, lạc giống Tân Yên, rau an toàn, rau chế biến xuất khẩu ở Tân Yên, Lạng Giang... một số sản phẩm ngành chăn nuôi đứng tốp đầu cả nước về số


lượng như: Gà, Lợn... Ngoài 08 loại sản phẩm hàng hoá, từ nguồn vốn hỗ trợ của cấp trên các xã đã triển khai được gần 500 mô hình phát triển sản xuất, một số mô hình đã phát huy được hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có khả năng nhân rộng trong thời gian tới như: Sản xuất nấm tại huyện: Lạng Giang, Yên Dũng; cam Đường Canh, cam Vinh tại huyện Lục Ngạn; bưởi Diễn tại huyện: Lục Ngạn, Hiệp Hoà; rau cần Hiệp Hoà; chè tại huyện Yên Thế; hoa cây cảnh tại thành phố Bắc Giang... “Hết năm 2015, toàn Tỉnh có 157 xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất, tăng 62 xã so với năm 2010” [174, tr. 5]. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp vẫn còn phân tán, nhỏ lẻ, sản xuất theo hướng hàng hóa, liên kết 4 nhà trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thiếu tính bền vững.

2.2.3.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn

Kế hoạch số 623/KH-BCĐ ngày 31 - 3 - 2011 của BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang chỉ rõ: “Phát triển kinh tế hộ, trang trại, HTX; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn” [3, tr. 291]. Đến năm 2015, mỗi xã có ít nhất 01 HTX nông nghiệp (dự kiến có 225 HTX nông nghiệp), trong đó có 30% trở lên số HTX hoạt động có hiệu quả; phấn đấu nâng tổng số trang trại của Tỉnh lên 6.000 trang trại, trong đó có 50% trở lên được cấp giấy chứng nhận trang trại. Thực hiện mục tiêu trên nhiều mô hình phát triển sản xuất đã có sự tham gia liên kết 4 nhà trong sản xuất đặc biệt là liên kết sâu giữa doanh nghiệp và người nông dân như: Vải thiều Lục Ngạn xuất khẩu sang Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ; mô hình trồng rau màu chế biến tại xã Đông Phú (Lục Nam), mô hình sản xuất khoai tây chế biến tại xã Tư Mại (Yên Dũng), mô hình rau an toàn đã được tổ chức bán tại Trung tâm thương mại BigC Bắc Giang; rau cần tại xã Hoàng Lương (Hiệp Hoà) đạt danh hiệu thương hiệu Việt Nam tin dùng năm 2014, hiện doanh nghiệp Hàn Quốc đã bước đầu đặt vấn đề về xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc; mô hình lúa giống xã: Phúc Sơn, Ngọc


Thiện, mô hình khoai tây xã: Phúc Sơn, Lan Giới (Tân Yên); thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động đã thành lập tổ hợp tác sản xuất rau an toàn cung cấp cho Công ty TNHH MTV Than 45 và Nhiệt điện... Thực hiện Kế hoạch số 623/KH-BCĐ về: “Thực hiện 20 mô hình Bảo tồn và phát triển làng nghề, phát triển nghề; triển khai 150 lớp đào tạo nghề cho lao đông nông thôn” [3, tr. 291]. Đến năm 2015, tỉnh Bắc Giang bảo tồn 24 làng nghề truyền thống và phát triển nghề mới như: Chẻ tăm lụa, móc sợi, nứa cuốn sơn mài, vôi... đã góp phần tạo việc làm cho khoảng hơn 20.800 nhân khẩu, nâng cao đời sống nhân dân ở khu vực nông thôn. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 2018/QĐ-UBND ngày 07 - 12 - 2010 của UBND tỉnh Bắc Giang Phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020. Từ năm 2011 đến năm 2020, tỉnh Bắc Giang đã đào tạo nghề ngắn hạn cho 42,9 nghìn lao động nông thôn theo 3 nhóm nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đồng thời nâng cao chất lượng lao động tham gia trong nền kinh tế.

Các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được củng cố, hoàn thiện và phát triển nhanh và đa dạng hơn. Đến hết năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 290 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp (tăng 62 HTX so với năm 2010); 194 tổ hợp tác trong nông nghiệp; 620 trang trại (tăng 483 trang trại so với năm 2011), trong đó 480 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận. Toàn Tỉnh đã có “157 xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất, tăng 62 xã so với năm 2010, đạt 77,3%” [174, tr. 5].

Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 01 - 7 - 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Về việc tiếp tục vận động nông dân thực hiện dồn điền, đổi thửa, Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 11 - 7 - 2013 của HĐND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo để khuyến khích các địa phương thực hiện dồn điền, đổi thửa tạo ra những ô thửa lớn hơn, thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023