Phát Triển Giáo Dục, Y Tế, Giảm Nghèo Và Bảo Vệ Môi Trường


người nông dân. Đồng thời, xây dựng cánh đồng mẫu để hình thành những cánh đồng sản xuất hàng hóa tập trung có cùng loại sản phẩm, có quy mô lớn, áp dụng cơ giới hóa và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Theo đó, mức hỗ trợ đối với xây dựng cánh đồng mẫu được thực hiện: Hỗ trợ “600.000.000 đồng/cánh đồng mẫu lớn có quy mô từ 50ha trở lên; hỗ trợ 500.000.000 đồng/cánh đồng mẫu lớn có quy mô từ 30ha đến dưới 50ha; hỗ trợ 400.000.000 đồng/cánh đồng mẫu lớn có quy mô từ 20ha đến dưới 30ha; hỗ trợ 300.000.000 đồng/cánh đồng mẫu lớn có quy mô từ 10ha đến dưới 20ha” [5, tr. 236]. Với chính sách hỗ trợ của tỉnh Bắc Giang phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đến hết năm 2015, “toàn Tỉnh thực hiện dồn điền đổi thửa được 9.429,7ha” [170, tr. 6]; một số huyện có phong trào dồn điền đổi thửa đạt kết quả cao như: Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên. Cùng với việc thực hiện dồn điền đổi thửa các địa phương đã gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, giao thông, thủy lợi nội đồng, qua đó tạo thuận lợi cho việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng thu nhập cao, đưa cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, điển hình như xã Ngọc Lý, Phúc Sơn (Tân Yên), Châu Minh, Danh Thắng (Hiệp Hòa), Tiến Dũng, Cảnh Thụy (Yên Dũng)...

Phát huy kết quả đạt được trong xây dựng điểm cánh đồng mẫu lớn tại huyện Yên Dũng, Tân Yên, Việt Yên, trong những năm 2010 - 2015 toàn Tỉnh đã xây dựng được hàng trăm cánh đồng mẫu lớn, tạo cơ sở cho tổ chức sản xuất nông sản hàng hóa tập trung. Sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn góp phần giảm chi phí đầu vào sản xuất, hiệu quả kinh tế tăng từ 20 - 50% so với sản xuất đại trà. Điển hình như: Cánh đồng sản xuất giống lúa lai tại xã Phúc Sơn (Tân Yên), cánh đồng sản xuất lúa nếp tại xã Thái Sơn (Hiệp Hoà) và cánh đồng lúa nếp Phì Điền xã Tân Quang (Lục Ngạn), cánh đồng sản xuất lúa giống tại xã Đức Thắng (Hiệp Hoà), cánh đồng sản xuất lúa chất lượng tại xã Tiến Dũng, Đức Giang (Yên Dũng)… Qua quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, hình thức tổ chức sản xuất và liên kết trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục được tăng cường đã


góp phần nâng cao giá trị sản xuất bình quân trên 01ha đất sản xuất nông nghiệp ước đạt 86 triệu đồng, góp phần không nhỏ vào việc tăng thu nhập cho người dân nông thôn, kể cả hộ dân ở vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn, giữ vững ổn định xã hội; đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người dân cư nông thôn đạt khoảng 22,5 triệu đồng/người/năm, hoàn thành mục tiêu tăng thu nhập dân cư nông thôn gấp 1,8 lần so với năm 2010. Nhiều hộ gia đình tình nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 8%; hết năm 2015, “có 137 xã đạt tiêu chí thu nhập, tăng 112 xã so với năm 2010” [174, tr. 6]. Bên cạnh đó, đời sống vật chất người dân vẫn thấp so với bình quân chung cả nước, các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo so với các vùng khác còn lớn.

2.2.4. Phát triển giáo dục, y tế, giảm nghèo và bảo vệ môi trường

2.2.4.1. Về phát triển giáo dục

Thực hiện Chương trình MTQG về giáo dục, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM; Tỉnh ủy Bắc Giang tiếp tục đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm đổi mới căn bản, toàn diện sự nghiệp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế để đáp ứng nhu cầu và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập. Kế hoạch 623/KH-BCĐ xác định: “Nâng tỷ lệ phổ cập giáo dục trung học phổ thông lên trên 75%” [3, tr. 291]; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học trung học phổ thông, trung học bổ túc, học nghề lên 85% đồng thời triển khai 200 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 28%. Thực hiện mục tiêu trên, đồng thời để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn Tỉnh; ngày 05 - 9 - 2012 UBND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định số 1235/QĐ-UBND Về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Bắc Giang đến năm 2020; về phát triển mạng lưới trường lớp giai đoạn 2010 - 2015 UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo: Mở rộng quy mô hệ thống trường dân tộc nội trú đã có, phát triển một số trường bán trú dân nuôi tại các xã đặc biệt khó khăn và có nhiều học sinh dân tộc. Giáo dục mầm non, phổ thông: 288 trường mầm non (công lập: 281 trường, ngoài công


lập: 7 trường); 264 trường tiểu học, 244 trường trung học cơ sở và phổ thông cơ sở (trong đó có 02 trường dân tộc nội trú huyện); 49 trường trung học phổ thông (trong đó công lập: 37 trường, ngoài công lập: 12 trường). “Duy trì 230 trung tâm học tập cộng đồng, 01 trung tâm ngoại ngữ tin học” [128, tr. 2]. Đồng thời, Quyết định số 1235 cũng điều chỉnh, bổ sung phát triển quy mô học sinh đến năm 2015 nhằm huy động 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và trên 90% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp. Trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%; củng cố vững chắc phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; 100% xã, phường, thị trấn đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; thu hút trên 80% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào trung học phổ thông (ngoài công lập 20%). Xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Theo đó, 100% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn; trong đó trên chuẩn bậc mầm non đạt 74,9%; cấp tiểu học đạt 83,9%; cấp trung học cơ sở đạt 61,5%; cấp trung học phổ thông đạt 16,9%. “Đảm bảo trên 80% cán bộ quản lý giáo dục có trình độ trung cấp lý luận chính trị và quản lý hành chính nhà nước” [128, tr. 2]. Đồng bộ hóa với phát triển mạng lưới trường học, quy mô học sinh, xây dựng đội ngũ nhà giáo, tỉnh Bắc Giang chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất trường học, trường chuẩn quốc gia đến năm 2015 có 66,3% trường mầm non; 92,8% trường tiểu học; 75,4% trường trung học cơ sở; 63,3% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Những năm 2010 - 2015 tỉnh Bắc Giang chỉ đạo phát triển giáo dục có nhiều đổi mới, chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên. Phổ cập trung học cơ sở tiếp tục được giữ vững, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi hoàn thành trước 01 năm so với kế hoạch, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học trung học phổ thông, trung học bổ túc, học nghề hằng năm đạt 87,6%. “Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50,5%, tăng 17% so với năm 2010, trong đó qua đào tạo nghề đạt 33%” [174, tr. 8]. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục, chuyển biến còn chậm, công tác đào tạo nghề chưa sát với nhu cầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.


2.2.4.2. Về y tế

Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020 - 9

Nhằm phát triển hệ thống y tế tỉnh Bắc Giang phù hợp với điều kiện phát triển KT - XH của Tỉnh; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của Nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và ngày càng phát triển. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo phải phát triển đồng bộ, toàn diện hệ thống y tế của tỉnh Bắc Giang theo hướng hiện đại và bền vững; đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong hoạt động chuyên môn của từng tuyến và giữa các tuyến; phát triển hệ thống y tế theo khu vực dân cư nhằm tạo cơ hội cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe thuận lợi với chất lượng ngày càng cao. Quyết định số 623/QĐ-UBND ngày 21 - 4 - 2009 của UBND tỉnh Bắc Giang xác định đến năm 2015: Hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế thiết yếu có chất lượng; “tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân là 7,5; tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ 100%; có nữ hộ sinh và sản nhi 100%; đạt chuẩn MTQG về y tế 100%; tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân (trong đó có số giường ngoài công lập 20,5 (2 - 3 giường ngoài công lập)” [102, tr. 3 - 4]. Để thực hiện mục tiêu trên, UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo Sở Y tế Bắc Giang thường xuyên đôn đốc các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Cụ thể hóa mục tiêu trên Kế hoạch số 623 nhằm thực hiện các nội dung Chương trình MTQG xây dựng NTM (2010 - 2015) xác định đến năm 2015: “Phấn đấu nâng tỷ lệ dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 30%; tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp trạm y tế ở các xã đã đạt chuẩn” [3, tr. 292]. Theo đó, chất lượng khám chữa bệnh tiếp tục được nâng lên, cơ sở vật chất y tế tiếp tục được quan tâm, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị. Đến hết năm 2015, “tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2010 - 2015 đạt 77,4%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 73%; có 171 xã đạt tiêu chí, tăng 11 xã so với năm 2010” [174, tr. 8]. Bên cạnh đó, “chất lượng y tế cải thiện chậm, tình trạng quá tải ở các bệnh viện còn cao, trang thiết bị y tế còn thiếu và không đồng bộ” [90, tr. 44].


2.2.4.3. Giảm tỷ lệ nghèo, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

Xác định công tác xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc, UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo tiếp tục thực hiện Chương trình giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh, đặc biệt chú trọng các địa phương còn tỷ lệ hộ nghèo cao (như huyện Sơn Động) và thực hiện các chương trình an sinh xã hội. Theo đó, Kế hoạch số 623 xác định: “Phấn đấu đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 8%; giảm tỷ lệ lao động ở độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp từ 70% xuống còn 55%” [3, tr. 291]. Thực hiện mục tiêu trên, tỉnh Bắc Giang chỉ đạo kết hợp nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ và đạt hiệu quả cao như: Chương trình 135 có tổng vốn đầu tư giai đoạn 2010 - 2015 là 362,113 tỷ; dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng số vốn 51,8 tỷ đồng đã tạo điều kiện cho người dân nông thôn tiếp cận với giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt góp phần tăng năng suất, sản lượng sản phẩm; thúc đẩy phát triển, mở rộng quy mô sản xuất. Ngoài ra, các sở, ban, ngành Tỉnh còn giúp các địa phương tu sửa kênh mương, làm đường giao thông, san tạo mặt bằng các công trình lớp học, trạm y tế. Do đó, đến hết 2015 “tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7,5%, bình quân giảm từ 2 - 3%/năm; 139 xã đạt tiêu chí hộ nghèo, tăng 77 xã so với năm 2010; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 56,1%” [174, tr. 6]. Bên cạnh đó, giai đoạn 2010 - 2015 nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẫn chưa đạt hiệu quả tối ưu. Đánh giá về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Linh cho biết: Qua 5 năm triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo của Tỉnh giảm mạnh, nhưng chưa bền vững, tốc độ giảm nghèo giữa các xã, huyện trong Tỉnh không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với bình quân chung của cả nước, số hộ cận nghèo nhiều khả năng tái nghèo lớn.


2.2.4.4. Về bảo vệ môi trường

Xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM; đồng thời, xác định môi trường là tiêu chí khó, cần nhiều nguồn lực, biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Ngày 29 - 12 - 2011 UBND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định số 495/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 nhằm hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; gìn giữ và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn duy trì hệ sinh thái địa phương và đa dạng sinh học vốn có; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, đến 2015 “phấn đấu 50% các thôn, bản có điểm chôn lấp rác thải và có tổ, đội vệ sinh môi trường. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 88%” [123, tr. 2]. Để thực hiện mục tiêu trên, UBND tỉnh Bắc Giang tăng cường hiệu lực chính sách, pháp luật, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đồng thời quy định hỗ trợ kinh phí xây dựng công trình thu gom, xử lý rác thải. Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐND ngày 12 - 7 - 2012 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định mức hỗ trợ: Xây mới bãi chôn lấp rác thải tập trung diện

tích khoảng “15.000m2 mức hỗ trợ 500 triệu đồng/bãi chôn lấp; hố thu gom

rác tập trung tại thôn, bản diện tích 100m2 trở lên, có xây tường bao mức hỗ trợ 50 triệu đồng/hố thu gom; hỗ trợ lò đốt rác công suất 5 tấn rác/ngày, đêm mức hỗ trợ 800 triệu đồng/lò đốt” [3, tr. 255 - 256]. Chỉ đạo xây dựng Đề án bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn đến năm 2020; Đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; Đề án tăng cường năng lực quản lý môi trường cấp cơ sở; thành lập Ban Điều hành Chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Giang; xây dựng các công trình bảo vệ môi trường như: Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải; xây dựng nâng cấp hệ thống thoát nước ở các thôn, xóm; cải tạo xây dựng ao hồ sinh thái trong các khu dân cư trồng cây xanh ở các công viên và các tuyến đường; chỉnh trang, cải


tạo nghĩa trang nhân dân. Bên cạnh đó, chỉ đạo các địa phương tổ chức lễ phát động ra quân làm vệ sinh môi trường. Thông qua đó đã thu hút đông đảo người dân tham gia bảo vệ môi trường, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn; các địa phương phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức phát động các phong trào bảo vệ môi trường lồng ghép với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” nhiều mô hình bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả rõ rệt, mang tính điển hình cao như: Mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường”; “Tổ phụ nữ tự quản bảo vệ môi trường”; “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; Phong trào “Ngày chủ nhật xanh”... đã góp phần làm chuyển biến nhận thức, thay đổi thói quen, tập quán lạc hậu của người dân, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư. Về cung cấp nước sạch, chỉ đạo Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Công ty cổ phần Nước sạch Bắc Giang và một số doanh nghiệp khác đầu tư cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn như: Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Cấp nước Hà Bắc; Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Nam Sơn; Công ty cổ phần Cấp nước và Môi trường đô thị 206… nhằm bảo đảm nguồn cung, mở rộng vùng cấp nước đến địa bàn nông thôn.

Từ năm 2010 đến năm 2015, UBND tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ 14 lò đốt rác thải và xe vận chuyển rác theo quy mô cụm xã tại 8 huyện trên địa bàn Tỉnh; các huyện, thành phố đã quan tâm đến công tác thu gom, xử lý rác thải, hình thành HTX, tổ thu gom rác thải, 100% số xã có tổ, đội vệ sinh môi trường hoạt động khá hiệu quả, góp phần giúp các xã xử lý rác trong nông thôn; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 91,5%. Hết năm 2015, “có 34 xã đạt tiêu chí, tăng 34 xã so với năm 2010” [174, tr. 8]. Tuy nhiên, việc thu gom xử lý rác thải trong nông thôn chưa được thường xuyên, triệt để; một số địa phương thực hiện việc chôn lấp chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, chủ yếu là bãi chứa tạm thời.


2.2.5. Chỉ đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

2.2.5.1. Nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở

Để thực hiện thành công Chương trình MTQG xây dựng NTM, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang xác định tổ chức cơ sở đảng có vai trò là hạt nhân lãnh đạo cùng với sự chỉ đạo điều hành quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc tích cực của hệ thống MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Do đó, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn được Đảng bộ Tỉnh luôn quan tâm, nhất là các tổ chức đảng yếu kém. Năm 2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lựa chọn, “cử 10 cán bộ các cơ quan, ban, ngành ở Tỉnh có năng lực, kinh nghiệm trong công tác đảng, vận động quần chúng, phát triển kinh tế, nông nghiệp… trực tiếp đi tăng cường, củng cố 5 xã yếu kém của huyện Lục Ngạn” [29, tr. 100]. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang chỉ đạo Huyện ủy Lục Ngạn thành lập 5 tổ công tác trực tiếp làm việc tại các xã để nắm tình hình tư tưởng và vận động Nhân dân địa phương; trực tiếp cùng với Đảng ủy, UBND, các ngành, đoàn thể đánh giá, nhận định các mặt hạn chế, yếu kém để xây dựng kế hoạch củng cố, rà soát, sửa đổi, bổ sung và duy trì nghiêm túc quy chế làm việc của cấp ủy và các tổ chức trong HTCT ở cơ sở; triển khai tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp cho đội ngũ cán bộ, công chức xã theo hướng “cầm tay chỉ việc”; chấn chỉnh lề lối tác phong, giờ giấc làm việc của đội ngũ cán bộ xã; đề xuất thay thế những cán bộ yếu kém về năng lực hoặc hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước. Đến năm 2015 “năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục được nâng lên” [90, tr. 40]; năng lực quản lý, điều hành của chính quyền có bước chuyển biến rõ nét; lề lối, tác phong làm việc, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở và thôn, bản đã có nhiều tiến bộ. Do đó, những nội dung xây dựng NTM ở địa phương, đơn vị có chuyển biến rõ rệt; tạo được niềm tin của Nhân dân và sự đồng thuận, ủng hộ cao trong tổ chức thực hiện.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí