Chỉ Đạo Từng Bước Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Các Loại Hình Du Lịch


biển để phục vụ cho dân cư tại chỗ, nghỉ cuối tuần của khách du lịch quốc tế cũng như khách du lịch tham quan trong nước, ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận” [152, tr.6].

Một số điểm du lịch tiêu biểu khác của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã được quy hoạch như Bình Châu - Long Hải - Vũng Tàu là địa bàn nghỉ dưỡng giải trí, Bạch Dinh (Vũng Tàu) là di tích lịch sử,... Vũng Tàu - Long Hải - Côn Đảo. Các điểm du lịch nay là khu vực được Chính phủ đưa vào diện ưu tiên đầu tư phát triển du lịch nghỉ cuối tuần, có dự án riêng cho Côn Đảo; quy hoạch lại khu du lịch Bãi Trước, Bãi Sau thành phố Vũng Tàu.

Như vậy, quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là hoạch định tổng thể phát triển du lịch của từng địa phương, trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu là địa bàn du lịch được quan tâm của cả nước.

Năm 1996, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Quy hoạch Tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 1996 - 2000 [137]. Bám vào 6 nhiệm vụ mang tính chiến lược được Chính phủ đề ra nhằm đạt được mục tiêu trong quy hoạch: Phát triển nguồn nhân lực; phát triển sản phẩm du lịch; nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch; giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch; môi trường, đầu tư cho du lịch; và chiến lược về thị trường, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành đánh giá chi tiết thực trạng các hoạt động du lịch, như số lượng khách, doanh thu, lao động, vốn đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng; tài nguyên du lịch, hiện trạng môi trường du lịch từ khi thành lập tỉnh, để định hướng xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010 theo ngành và theo lãnh thổ.

Về phát triển theo ngành, trong Chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 1996 - 2000, chủ trương chỉ đạo, đẩy mạnh phát triển ngành du lịch với tốc độ cao theo 3 định hướng về các hoạt động kinh doanh du lịch: Phát triển mạnh ngành du lịch, trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; phát triển ngành du lịch thành một ngành công nghiệp trong chiến lược CNH, HĐH; phát triển


đa dạng hóa sản phẩm, để đến năm 2000, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và đến năm 2010 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Mục tiêu Đảng bộ tỉnh đặt ra cho công tác quy hoạch và chỉ đạo là đảm bảo đến năm 2000, tỷ lệ GDP của du lịch là 4,7% so với GDP trong ngành dịch vụ 32,6%; đến năm 2010 đạt 6,3% so với tổng GDP trong ngành dịch vụ địa phương đạt 35,6%” [136, tr.41].

Tỉnh tập trung chỉ đạo tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế, khách nội địa. Giai đoạn 2001 - 2010, khi các dự án về kinh doanh du lịch đi vào hoạt động, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của du khách tăng, số lượng khách quốc tế đến Vũng Tàu giai đoạn này chiếm tới 35 - 40% số khách của Thành phố Hồ Chí Minh; đến năm 2000, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đón gần 2 triệu khách du lịch quốc tế. Đối với khách nội địa chủ yếu từ Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương phụ cận là khách nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần. Giai đoạn 1995 - 2000, tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa đạt 7,3 - 10%; giai đoạn 2000 - 2010, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 11,5 - 14,6% và đến năm 2010 sẽ đón 6,8

- 10,2 triệu lượt khách [136, tr.46].

Về phát triển theo lãnh thổ, được xác định một số điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Tại thành phố Vũng Tàu có các điểm du lịch nổi bật như: Thích ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá, Khu Đình Thần Thắng Tam, Linh Sơn Cổ Tự, tượng Chúa Jesu, Bạch Dinh; các bãi biển có giá trị du lịch như Bãi Sau, Bãi Trước, Bãi Dứa, Bãi Dâu, bãi Nghinh Phong. Một số điểm nổi bật ở Long Hải, Phước Bửu, Núi Dinh, Côn Đảo… Ngoài ra, còn có một số điểm du lịch hấp dẫn trong hệ thống các tuyến điểm du lịch. Đối với cụm du lịch, Quy hoạch đã xác định cụm du lịch thành phố Vũng Tàu và phụ cận, Long Hải - Phước Hải, Bình Châu - Hồ Cốc, Núi Dinh - Thị Vải, Côn Đảo. Quy hoạch đến năm 2000 có các dự án: Phát triển trung tâm du lịch thành phố Vũng Tàu và phụ cận, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ở huyện Long Đất, khu


lâm viên văn hóa Núi Dinh - Thị Vải, khu du lịch Hồ Tràm - Bình Châu, khu du lịch - dịch vụ Côn Đảo; dự án đội tàu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tháng 9 năm 2002, Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” giai đoạn 2001 - 2005, được ban hành và thực hiện, đã tạo ra một bước chuyển mới, toàn diện về hoạt động phát triển kinh tế du lịch. Đề án đưa mục tiêu đến năm 2005 xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh [141]. Đề án đã đưa ra 5 nhiệm vụ, 6 giải pháp quan trọng cùng với các lộ trình thực hiện, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Chỉ đạo công tác Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng, ngay từ khi mới thành lập, Đảng bộ tỉnh đã có chủ trương chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: “Kết hợp đào tạo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn (cả trong nước và nước ngoài); nội dung chương trình gồm những vấn đề thiết thực về chính trị, nghiệp vụ du lịch và an ninh kinh tế”. Chú trọng “Xây dựng đội ngũ cán bộ làm du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tiến trình hội nhập quốc gia, quốc tế” [131, tr.16]. Đồng thời, có các giải pháp tuyển dụng vào các vị trí làm việc phù hợp.

Theo đó, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp du lịch, Sở Du lịch với các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch được tiến hành thường xuyên, liên tục. Các lớp chuyên đề, tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên trong các chương trình ngắn hạn kết hợp với các hội nghị, hội thảo đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp học hỏi lẫn nhau, nâng cao nghiệp vụ du lịch.

Chương trình đào tạo dài hạn đặt trọng tâm đào tạo nhiều nhân viên trẻ, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, đặc biệt là nhân lực trong loại hình du lịch MICE (kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác) là thế mạnh của tỉnh. Đồng thời, khuyến khích nhân


viên theo học các chương trình đào tạo tại các trường đại học chuyên về du lịch, định hướng cho các em học sinh phổ thông thi vào các trường đại học, cao đẳng có đào tạo về du lịch.

Hoạt động du lịch phát triển, thu hút nguồn nhân lực địa phương khá lớn. Năm 1993, toàn tỉnh có hơn 5.000 người, trong đó số lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 15%, lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm trên 20%. Đến năm 2001, có 4.044 người; năm 2005 có

6.041 người làm việc trong ngành du lịch. Số lao động có trình độ từ công nhân kỹ thuật đến cao đẳng, đại học từ 2.256 người năm 2001 lên 4.135 người năm 2005 [141, tr.7]. Công tác đào tạo nguồn nhân lực thực sự là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của tỉnh.

Với chức năng quản lý Nhà nước về du lịch, trong giai đoạn 2001 - 2005, Sở Du lịch đã tổ chức 47 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khách sạn, bảo vệ, cấp cứu thủy nạn, văn minh giao tiếp cho 1.065 lượt người lao động tại các doanh nghiệp [89, tr.3]; cử 119 lượt cán bộ công chức đi đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, chính trị, tin học, đại học đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Các doanh nghiệp du lịch lớn cũng đã chủ động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại chỗ ngay khi dự án bắt đầu khởi động và bồi dưỡng định kỳ bằng nhiều hình thức để đảm bảo cho hoạt động và phát triển doanh nghiệp (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1. Lao động trong ngành du lịch giai đoạn 1993 - 2005

Đơn vị: người


1993

2000

2005

Tổng Lao động

3745

4.260

6.041

Đại học và sau đại học

350

615

1.003

Cao đẳng và trung cấp

385

558

1.083

CN kỹ thuật

2095

1.960

2.049

Lao động khác

95

1.127

1.906

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 - 8

Nguồn: [39, 40, 41].


Như vậy, từ năm 1991 đến năm 2005, cùng với công tác quản lý Nhà nước về du lịch được thực hiện đạt hiệu quả tốt, công tác đào tạo được quan tâm đúng mức với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

2.3.2. Chỉ đạo từng bước nâng cao chất lượng hoạt động các loại hình du lịch

Căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thường xuyên quan tâm chỉ đạo tăng cường các loại hình du lịch, dịch vụ tại các tuyến, điểm du lịch. Ngay từ Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ I (nhiệm kỳ 1992 - 1995), Đảng bộ tỉnh đã xác định tổ chức “nhiều điểm du lịch với các loại hình phong phú, khai thác có hiệu quả điều kiện tự nhiên, các di tích lịch sử và các thiết bị hiện có”. Đến nhiệm kỳ 2001 - 2005, Đảng bộ tỉnh chủ trương “khai thác triệt để điều kiện tự nhiên biển, rừng, núi, đồng thời đầu tư hiện đại dần các trọng điểm du lịch, bao gồm cả hải đảo”. Tập trung đầu tư mở rộng và đa dạng hóa nhiều loại hình du lịch mới với những sản phẩm đặc trưng theo 5 cụm trọng điểm đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010. Trước hết là thành phố Vũng Tàu và vùng phụ cận, trọng tâm là bãi tắm Thùy Vân gắn với Cáp treo - Núi Lớn - Núi Nhỏ, khu công viên dịch vụ Bãi Trước, nối với khu du lịch nghỉ dưỡng ở Chí Linh, Cửa Lấp.

Phát triển du lịch khu vực Long Hải - Phước Hải nhằm chi phối thị trường khách giữa Bình Thuận và Vũng Tàu, lấy Khu du lịch Hoa Anh Đào và di tích lịch sử trên núi Minh Đạm làm trung tâm, vì đây là nơi có điều kiện tự nhiên đa dạng, cơ sở hạ tầng đồng bộ, từ đó phát triển ra toàn bộ khu vực Long Hải. Khu vực Bình Châu - Phước Bửu, trọng tâm là suối khoáng nước nóng Bình Châu, mở rộng ra phía biển Sông Lô, nối các tuyến du lịch đến Hồ Tràm, Hồ Cốc và khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. Khu vực Côn Đảo mà trung tâm là khu vực Phi Yến. Hỗ trợ cho Phi Yến là các đảo nhỏ lân cận. Tại đây, cần nâng cấp và bổ sung cơ sở vật chất du lịch, tôn tạo


các di tích, danh lam thắng cảnh, nhằm phát triển liên hoàn các loại hình du lịch biển - núi - rừng tại Côn Đảo.

Đến năm 2005, tỉnh đã phát triển khá ổn định các loại hình du lịch như du lịch sinh thái cảnh quan, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa kết hợp thể thao. Đối với du lịch sinh thái


Đối với từng địa phương, phát huy tiềm năng, lợi thế xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, trọng điểm. Tại địa phương có lợi thế về biển như thành phố Vũng Tàu, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc “phát triển hành lang dọc tuyến đường ven biển Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Bình Châu” và “Phát triển thành phố Vũng Tàu, các đô thị Long Hải, Phước Hải, Hồ Tràm, Bình Châu thành các đô thị du lịch xanh”; “phát triển Côn Đảo theo hướng xây dựng thành Khu kinh tế du lịch - dịch vụ chất lượng cao” [42, tr.33].

Mấu chốt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế du lịch được Đảng bộ tỉnh xác định là đề ra các giải pháp nâng cao tỷ trọng khách du lịch, nhất là khách du lịch cao cấp và khách quốc tế trong cơ cấu khách du lịch chung của tỉnh; đồng thời, tiếp tục chú trọng thu hút khách du lịch nội địa nghỉ dưỡng cuối tuần đến từ khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, ngành du lịch phải chuẩn bị đi trước, đón đầu cơ hội phát triển cảng biển, dịch vụ logistic, công nghiệp phụ trợ… khi các thương nhân, người nước ngoài đến Việt Nam làm việc ngày càng nhiều. Tiếp tục tăng cường, củng cố các hoạt động xúc tiến, liên kết phát triển du lịch trong và ngoài nước, trong đó chú trọng thu hút khách du lịch quốc tế thông qua việc ký kết hợp tác với các doanh nghiệp du lịch trong khu vực, như: Lào, Campuchia, Thái Lan; khai thác tốt chương trình “Bốn quốc gia - một điểm đến”; đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng cho Côn Đảo để nơi đây thực sự là địa chỉ du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trương rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án du lịch, nhất là các dự án đầu tư có quy mô vốn lớn; đẩy mạnh cuộc vận động văn minh thương mại, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong kinh doanh du lịch nhằm tạo môi trường tự nhiên và xã hội lành mạnh. Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch để thu hút du khách; đẩy mạnh đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch trọng điểm; đầu tư cơ sở hạ tầng kết nối


với các vùng dự án và các dự án du lịch; nghiên cứu phát triển các loại hình du lịch biển, đảo nhằm kết hợp nhiệm vụ kinh tế gắn với quốc phòng…

Như vậy, từ năm 2005 đến năm 2015, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đề ra nhiều chủ trương phát triển kinh tế du lịch. Nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ tỉnh đã cụ thể hóa sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ phù hợp với điều kiện của tỉnh cũng như thế mạnh của địa phương, đưa ngành du lịch từ điểm xuất phát thấp với nhiều khó khăn, thách thức từng bước phát triển. Từ việc xác định tiềm năng, lợi thế, vai trò của du lịch là ngành kinh tế quan trọng đến xác định du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là những bước tiến quan trọng trong nhận thức cùng với những bước đi phù hợp, thể hiện rõ tư duy khoa học của Đảng bộ tỉnh.

3.2. ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU CHỈ ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015

3.2.1. Đổi mới công tác quản lý nhà nước, xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế du lịch

Về đổi mới công tác quản lý nhà nước phát triển kinh tế du lịch

Luật Du lịch ra đời, đánh dấu bước tiến mới về pháp lý trong công tác quản lý nhà nước về du lịch. Luật Du lịch quy định 9 nội dung công tác quản lý nhà nước về du lịch, gồm: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch; tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch; thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài; quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí