Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Và Các Sản Phẩm Du Lịch


Tàu chính thức nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu. Trường đã được tỉnh cấp đất xây dựng mở rộng thêm cơ sở 2, đầu tư các phòng học lý thuyết, thực hành, các trang thiết bị thực hành đạt chuẩn hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên và đảm bảo cho kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trên diện rộng. Nguồn nhân lực của ngành Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng tăng nhanh. Đến năm 2015, tổng số nhân lực đang làm việc trong ngành du lịch ước khoảng 16.520 người (tăng

9.288 người so với thời điểm năm 2006).

3.2.2. Phát triển các loại hình du lịch và các sản phẩm du lịch

Đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch được Đảng bộ Tỉnh quan tâm chỉ đạo ngay từ khi thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1991). Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (2005) nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010 là “phát triển mạnh các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, trú đông, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa” [42, tr.32]. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ Tỉnh cụ thể các loại hình du lịch để tập trung đầu tư phát triển. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V nhiệm kỳ 2010 - 2015 xác định 3 loại hình du lịch tập trung là: loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch sinh thái; du lịch hội thảo, sự kiện [42, tr.27]. Đến Đại hội Đảng bộ lần thứ VI (2015), Đảng bộ Tỉnh xác định nhiệm vụ trước mắt là tập trung phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch hội nghị, hội thảo (MICE); du lịch sinh thái chất lượng cao; du lịch lịch sử, tâm linh [43, tr.28].

Trên cơ sở loại hình du lịch trọng tâm, Đảng bộ Tỉnh đã nhìn nhận, đánh giá tiềm năng và lợi thế của các huyện, thành phố để tập trung chỉ đạo phát triển thành sản phẩm đặc thù, cụ thể là:

Thành phố Vũng Tàu là trung tâm du lịch hội nghị, vui chơi, giải trí; phát triển thành phố thành đô thị du lịch, dịch vụ xanh, sạch, văn minh với các loại hình du lịch chủ yếu như: du lịch thăm quan di tích, du lịch ẩm thực, du lịch kết hợp mua sắm, du lịch giải trí, du lịch hội nghị. Trên thực tế, Thành phố Vũng


Tàu triển khai nhiều giải pháp quan trọng chủ yếu phát triển các loại hình du lịch tương ứng, tập trung xây dựng tour, giới thiệu các điểm thăm quan, trùng tu, tôn tạo di tích, khai thác tốt Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng vũ khí cổ, quảng bá sản phẩm ẩm thực, xây dựng môi trường du lịch sạch, đẹp, văn minh, an toàn… Xây dựng thương hiệu và quảng bá cho du lịch thành phố Vũng Tàu bằng thông điệp du lịch quanh năm dành cho những người trẻ tuổi [91, tr.4].

Huyện Côn Đảo, phát huy lợi thế cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt... phát triển loại hình du lịch biển - đảo, du lịch văn hóa, di tích lịch sử, du lịch sinh thái vườn quốc gia Côn Đảo. Để phát triển thương hiệu Côn Đảo “Thiên đường của du lịch nghỉ dưỡng và khám phá” [91, tr.4].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Để triển khai thực hiện chủ trương Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra là đa dạng các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, các ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể.

Du lịch văn hóa, vẫn luôn là loại hình du lịch hấp dẫn đối với du khách và là thế mạnh của tỉnh, bao gồm du lịch lễ hội, tham quan thắng cảnh, du lịch tín ngưỡng gắn với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và lễ hội. Di tích và lễ hội là hai loại hình đan xen, gắn kết không tách rời nhau “di tích là dấu hiệu truyền thống được đọng lại, kết tinh lại ở dạng cứng, còn lễ hội là cái hồn chuyền tải truyền thống đến cuộc đời ở dạng mềm, phần mềm” [97, tr.183]. Vì vậy, đầu tư nâng cấp, tôn tạo và khai thác các di tích lịch sử - văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng gắn với tổ chức lễ hội được Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chú trọng thực hiện để phục vụ hoạt động kinh tế du lịch.

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 - 10

Đến năm 2015, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 45 di tích lịch sử được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh và cấp quốc gia. Một số di tích tiêu biểu như: di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo; di tích cách mạng Căn cứ Núi Dinh; căn cứ Minh Đạm; trận địa Pháo cổ - Hầm thuỷ lôi Núi Lớn; địa đạo Long Phước; khu lưu niệm Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị


Sáu; di tích Bạch Dinh; di tích Nhà Lớn Long Sơn; đình thần Thắng Tam; dinh Cô Long Hải… Nhiều di tích đã được nâng cấp, tôn tạo và khai thác phát triển du lịch. Phát huy nguồn ngân sách của Trung ương, ngân sách cấp tỉnh, huy động xã hội hóa tham gia trùng tu, tôn tạo di tích.

Theo đó, công tác đầu tư nâng cấp, tôn tạo các di tích lịch sử gắn với các vùng sinh thái được quan tâm, thực hiện bằng nhiều hình thức từ vốn ngân sách, vận động xã hội hóa, nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu lịch sử của du khách, qua đó góp phần định hình sản phẩm du lịch tâm linh. Các di tích đã được trùng tu, nâng cấp như: Trận địa pháo cổ Núi Lớn, Miếu bà Phi Yến, hệ thống nhà tù Côn Đảo và nhà lớn Long Sơn…, khởi công xây dựng và đưa vào hoạt động Bảo tàng Côn Đảo và Đền thờ Côn Đảo phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.

Toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 212 lễ hội lớn nhỏ được tổ chức tại đình, đền, miếu và cơ sở tôn giáo. Một số lễ hội được duy trì tổ chức với quy mô lớn nhằm thu hút du khách như Lễ hội nghinh Ông tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiêu biểu ở Đình Thắng Tam (thành phố Vũng Tàu), Phước Hải, Phước Tỉnh (Đất Đỏ). Lễ hội Đền Ông Trần - Nhà Lớn Long Sơn thành phố Vũng Tàu, Lễ hội Dinh Cô, lễ hội Hùng Vương, Đức Thánh Trần... hằng năm thu hút một lượng lớn khách thập phương, không chỉ ở địa phương, mà từ các tỉnh, thành trong khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ về tham dự. Đề án bảo tồn và phát huy Nhà cổ tại huyện Long Điền, huyện Đất Đỏ phục vụ mục tiêu phục vụ văn hóa du lịch; quảng bá, biên soạn, in ấn, phát hành sách chuyên đề về các di tích phục vụ khách thăm quan du lịch; thực hiện Đề án thuyết minh các di tích phục vụ cho văn hóa - du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu... Hệ thống di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh và các lễ hội lớn ở Bà Rịa - Vũng Tàu được phát huy, phát triển trở thành sản phẩm du lịch, loại hình du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh có hiệu quả.


Các loại hình, sản phẩm nghỉ dưỡng biển kết hợp với vui chơi, giải trí thể thao đã được một số đơn vị kinh doanh du lịch tổ chức, thu hút du khách như: ca nô kéo dù, phao chuối, bóng chuyền bãi biển, thả diều, biểu diễn máy bay mô hình, nhờ đó thương hiệu “du lịch - thể thao biển” của Bà Rịa - Vũng Tàu thời gian qua đã bước đầu được định hình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lữ hành đã chú trọng mở nhiều tour, tuyến mới, hấp dẫn, đặc biệt là tour dành cho khách tàu biển nhằm thu hút khách du lịch, ổn định và nâng cao hoạt động trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế. Đến tháng 12 năm 2015, toàn tỉnh hiện có 32 doanh nghiệp lữ hành, trong đó có 12 đơn vị lữ hành quốc tế và 20 đơn vị lữ hành nội địa.

Loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp được chú trọng. Đảng bộ tỉnh tập trung chỉ đạo đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở lưu trú du lịch sinh thái, đảm bảo phục vụ khách là đối tượng hạng thương gia. Đến tháng 12 năm 2015, toàn tỉnh đã có 276 cơ sở lưu trú được thẩm định xếp hạng với 10.948 phòng, trong đó có 4 khách sạn 5 sao với 1.463 phòng (The Imperial Hotel, Sixsenses Côn Đảo và Hồ Tràm Strip, pullman), 16 khách sạn 4 sao với 2.100 phòng, 20 khách sạn 3 sao với 1.336 phòng…

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng hướng dẫn, vận động các doanh nghiệp du lịch tiếp tục khai thác các loại hình du lịch là thế mạnh của tỉnh như nghỉ dưỡng biển cuối tuần, tham quan các di tích, danh thắng, du lịch hội thảo (MICE), du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, có sự kết hợp giữa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, bước đầu đã tạo những sản phẩm đa dạng phục vụ khách du lịch. Các ngành, địa phương đã duy trì tổ chức các sự kiện Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường niên với những sản phẩm du lịch tầm cỡ quốc tế, quốc gia và khu vực, trở thành những sản phẩm du lịch đặc trưng của Tỉnh, thu hút đông đảo du khách và nhân dân.


Một số đơn vị kinh doanh du lịch đã từng bước nâng cao chất lượng phục vụ khách, phát triển các loại hình, sản phẩm nghỉ dưỡng biển cao cấp kết hợp với vui chơi giải trí và thể thao.

Loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp được các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm và trên thực tế, hoạt động của loại hình này rất có hiệu quả, như: Khu du lịch Camerlina resort, Sanctuary Hồ Tràm, Vietsovpetro resort, The Imperial Hotel, Sixsenses Côn Đảo, Hồ Tràm Strip và Pullman... Ngoài ra, còn nhiều dự án du lịch khác đưa vào hoạt động đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới đáp ứng nhu cầu du khách như: loại hình kinh doanh Casino và trò chơi điện tử có thưởng và thi đấu thể thao tại Sân Golf The Bluffs Ho Tram Strip của khu du lịch phức hợp Hồ Tràm Strip, mua sắm tại Imperial Plaza, Vũng Tàu Squar, vui chơi giải trí tại khu du lịch Hồ Mây, ẩm thực tại Chợ Du lịch...

Phát triển các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, nâng cao chất lượng các loại hình du lịch, thỏa mãn nhu cầu của du khách. Các doanh nghiệp du lịch hợp tác, liên kết khai thác thị trường, tổ chức, phục vụ các đoàn khách lớn đến tổ chức hội thảo, hội nghị, kết hợp nghỉ dưỡng và vui chơi, giải trí, thăm quan các điểm di tích trên địa bàn tỉnh.

3.2.3. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ Tỉnh, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố trong quá trình xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh. Đảng bộ tỉnh thành lập nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về tiến độ triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh, qua đó kiên quyết thu hồi đất đã giao, đã cho thuê đối với các chủ đầu tư không có năng lực triển khai dự án theo tiến độ cam kết. Đồng thời để khả năng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có uy tín tham gia, tạo sự bình đẳng trong quá trình khai thác các dự án


du lịch trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: năm 2011 thành lập Đoàn thanh tra 8 dự án du lịch trên địa bàn huyện Xuyên Mộc; năm 2012 thành lập Đoàn kiểm tra 12 dự án du lịch trên địa bàn huyện Xuyên Mộc và Đoàn kiểm tra 42 dự án chậm triển khai trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đã phối hợp với cùng các đoàn thanh tra Bộ Kế hoạch - Đầu tư tiến hành thanh tra hơn 80 dự án bất động sản du lịch trên địa bàn Tỉnh.

Về thu hút đầu tư, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra nhiều nhiệm vụ đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển kinh tế du lịch. Để tạo điều kiện cho du lịch phát triển, Đảng bộ tập trung chỉ đạo thực hiện quy hoạch tổng thể các ngành kinh tế, trong đó có quy hoạch các dự án về du lịch dựa trên nguyên tắc “giữa các dự án kinh tế du lịch và dự án của các ngành kinh tế khác phải quy hoạch một vùng đệm cách ly, không bố trí dự án của các ngành kinh tế khác (công nghiệp, thủy sản…) vào vùng đã quy hoạch cho ngành du lịch” [121, tr.5]. Tập trung huy động tổng lực của các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ở các khu vực địa bàn trọng điểm là thành phố Vũng Tàu, huyện Xuyên Mộc và Côn Đảo. Chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng, thuế, giá đất đai được xây dựng hợp lý. Tăng cường các biện pháp chuyển vốn đăng ký sang vốn thực hiện. Cải thiện môi trường đầu tư và cải cách thủ tục hành chính theo hướng bình đẳng, công khai, minh bạch, đơn giản và ổn định…

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong đầu tư giai đoạn 1991 - 2005, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đẩy mạnh đầu tư các dự án lớn trong giai đoạn 2005

- 2010 tại các địa phương, nhằm hình thành các điểm, vùng du lịch có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, như: Núi Minh Đạm, Núi Dinh; Láng Hàng - Bình Châu; Chí Linh - Cửa Lấp; Hoa Anh Đào, Thác Hòa Bình; Khu du lịch sinh thái vườn Quốc gia Côn Đảo; khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án du lịch lớn như vườn thú Safari tại Hồ Linh, khu du lịch Atlantic; Trung tâm vui chơi và giải trí liên hợp tại Bãi Trước; Khu du lịch Hồ Tràm, Hồ Cốc, Lộc An… Đầu tư phát triển đồng bộ 5


khu du lịch ở Vũng Tàu; Long Hải - Phước Hải; Bình Châu - Hồ Cốc - Hồ Tràm; Núi Minh Đạm - Núi Dinh và Côn Đảo.

Huyện Côn Đảo được Trung ương và Đảng bộ tỉnh quan tâm trong quy hoạch tổng phát triển KT - XH Côn Đảo: kinh tế - du lịch - dịch vụ chất lượng cao thành mục tiêu trọng tâm. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trương từ 2005 - 2010, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư xây dựng cảng du lịch tại Vịnh Côn Sơn, các bến vận chuyển hành khách trên các đảo; xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Côn Đảo. Tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài như Ngọc Trai Côn Đảo; Côn Đảo resort…

Hợp tác quốc tế phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cũng là giải pháp tích cực, luôn được Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo thực hiện trong các nhiệm kỳ đại hội. Giai đoạn 2001 - 2005 chỉ có 2 dự án hợp tác quốc tế đầu tư bằng nguồn vốn doanh nghiệp trong và ngoài nước, là khu du lịch Núi Dinh, Khu du lịch Minh Đạm, đến giai đoạn (2006 - 2010), số lượng các dự án đầu tư nước ngoài về lĩnh vực du lịch là 14 dự án, nhiều dự án huy động số vốn lớn, như: Khu du lịch nghỉ mát Saigon Atlantis (277 triệu USD); dự án Vườn thú hoang dã Safari - huyện Xuyên Mộc (180 triệu USD); dự án khách sạn 10B Vũng Tàu (30 triệu USD) [41, tr.109].

Đến tháng 12 năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh có 156 dự án đầu tư du lịch, với tổng diện tích là 3.446,5 ha, tổng số vốn đăng ký đầu tư là 35.123,9 tỷ đồng và 10.758 triệu USD, trong đó 18 dự án đầu tư nước ngoài, tổng diện tích 1.272,1 ha, tổng vốn thực hiện là 742,3 triệu USD, đạt 6,92% trên tổng vốn đăng ký. Ngoài 156 dự án, còn 42 dự án du lịch trên đất lâm nghiệp với tổng diện tích là 3.334,6 ha; tổng số vốn đăng ký đầu tư là 12.534,2 tỷ đồng [135, tr.5, 6].

Hệ thống cơ sở hạ tầng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch, là đòn bẩy để thu hút khách du lịch. Nếu yếu kém về chất lượng sẽ hạn chế khả năng thu hút khách du lịch và hiệu quả kinh doanh. Tại các khu du lịch, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trương khuyến khích các thành


phần kinh tế đầu tư, đổi mới phương tiện có chất lượng tốt hơn, đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật và an toàn về mọi mặt; xúc tiến việc nâng cấp sân bay Cỏ Ống, huyện Côn Đảo, huy động vốn hoặc liên doanh với nước ngoài để mua thêm tàu khách đạt tiêu chuẩn nhằm cải thiện cơ bản việc đi lại từ đất liền ra Côn Đảo.

Về đường bộ, Đảng bộ tập chung chỉ đạo linh hoạt trong các chính sách đầu tư nâng cấp các tuyến đường chính, như quốc lộ 51 đi Biên Hòa - Vũng Tàu, quốc lộ 56 đi Bà Rịa - Long Khánh, quốc lộ 55 đi Xuyên Mộc - Hàm Tân - Phan Thiết; các tuyến đường 51A, 51B, 51C…, tạo điều kiện cho nhân dân và du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu dễ dàng và thuận tiện.

Về đường thủy, Đảng bộ Tỉnh chỉ đạo tận dụng các tuyến sông lớn: sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ray và các rạch lớn có thể khai thác vận tải thủy phục vụ du lịch. Các tuyến sông trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thủy và cảng biển với quy mô lớn và hiện đại. Trên thực tế, các tuyến giao thông bằng đường thủy từ Vũng Tàu đến Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu - Cần Giờ, Vũng Tàu - Côn Đảo, Côn Đảo - Cần Thơ, Côn Đảo - Sóc Trăng luôn được duy trì đều đặn và tần suất ngày càng cao thu hút nhiều khách du lịch. Bên cạnh sông, rạch, hệ thống cảng biển trên sông Thị Vải có thể đón tàu hàng gần 200.000 tấn và các loại tàu khách, tàu du lịch quốc tế. Đảng bộ tỉnh chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông kết nối phục vụ cho hoạt động của các cảng; đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thủ tục hải quan cho tàu ra vào cảng; quyết tâm xây dựng hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải trở thành thương hiệu cảng nước sâu uy tín, là điểm đến lý tưởng đối với tất cả các hãng tàu trên thế giới, là cơ hội để khách đến du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng nhiều hơn.

Phát huy lợi thế các sân bay (sân bay Vũng Tàu và sân bay Cỏ Ống, Côn Đảo), Đảng bộ chỉ đạo tận dụng khả năng có thể phục vụ cho vận chuyển hành khách đi Côn Đảo và các tour du lịch đặc biệt. Sân bay Cỏ Ống cách

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí