Xây Dựng Môi Trường Du Lịch Văn Minh, Hiện Đại; Tăng Cường Quảng Bá, Xúc Tiến Du Lịch


Vũng Tàu khoảng 200 km đường biển, từ trung tâm thị trấn Côn Đảo đến sân bay cách khoảng 15 km về phía Bắc. Năm 2007, đường băng và nhà ga được nâng cấp đủ điều kiện phục 2 chuyến bay du lịch trong ngày, từng bước tăng số lượng chuyến bay khai thác phát triển du lịch, nhất là vào những ngày cuối tuần, có hôm 4 - 6 chuyến bay.

Năm 2013, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các ngành liên quan tiến hành rà soát tổng thể các dự án trên địa bàn tỉnh, đồng thời xây dựng phương án xử lý các dự án chậm triển khai báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trong năm 2014, căn cứ phương án xử lý dự án chậm triển khai đã được phê duyệt, UBND tỉnh đã xem xét, ra quyết định thu hồi các dự án về du lịch không triển khai đúng theo quy định và thực hiện các giải pháp tháo gỡ vướng mắc và xử lý sau thu hồi dự án. Năm 2015, tỉnh thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành, thanh tra tình hình thực hiện 3 dự án có liên quan đến đất nhận chuyển giao từ Ngân hàng Công thương. Đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 36 dự án phát triển du lịch bị thu hồi.

Mặc dù ảnh hưởng kinh tế đất nước và trong tỉnh gặp nhiều khó khăn do lạm phát, tỷ giá ngoại tệ và lãi suất tín dụng, khủng hoảng tài chính, tiền tệ thế giới năm 2008 và 2009, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu ngành du lịch, nhưng với sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng và các sở, ngành, chính quyền các cấp, cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp du lịch, kinh tế du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2005 đến 2015 đạt được kết quả khá toàn diện, tăng trưởng đạt 18%/năm.

3.2.4. Xây dựng môi trường du lịch văn minh, hiện đại; tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch

Về công tác bảo vệ môi trường tự nhiên

Xác định rõ vệ sinh môi trường, giữ gìn trật tự trị an, ứng xử văn minh có tầm quan trọng trong việc duy trì, phát triển du lịch trên địa bàn, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo các ngành, đơn vị triển khai hiệu quả các


nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững du lịch của tỉnh, nhất là trong điều kiện du lịch hội nhập ngày càng cao.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng lập kế hoạch khảo sát, đánh giá tác động môi trường tại các khu du lịch trọng điểm, đề ra các biện pháp hợp lý nhằm quản lý các nguồn tài nguyên du lịch. Hàng năm, các ngành, như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công an tỉnh; Sở Tài chính; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan, UBND các địa phương, thông qua Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch, Ban Chỉ đạo bình ổn giá và các đoàn kiểm tra liên ngành trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra các đơn vị kinh doanh du lịch đảm bảo trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, các khu du lịch. Đặc biệt, công tác kiểm tra được siết chặt trong các ngày cao điểm diễn ra các sự kiện, lễ hội, các ngày nghỉ lễ, Tết và nghỉ cuối tuần.

Ngày 15 tháng 4 năm 2004, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành kèm theo Quết định số 727/2004/QĐ-UB Quy chế quản lý và kinh doanh du lịch tại các bãi tắm, đã tạo điều kiện cho các bãi tắm thường xuyên duy trì lực lượng bảo vệ, cứu hộ bãi tắm và hồ bơi, nhằm đảm bảo an toàn cho du khách. Các đơn vị kinh doanh du lịch đã có ý thức đảm bảo an toàn và môi trường tự nhiên sạch đẹp là yếu tố quan trọng để giữ uy tín với du khách. Xác định tầm quan trọng của môi trường tự nhiên, xã hội đối với ngành kinh tế du lịch, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp ngành Công Thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài chính; Lao động, Thương binh và xã hội; UBND các huyện, thành phố triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường tự nhiên và xã hội để phục vụ du lịch.

Ngày 12 tháng 6 năm 2013, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND về tăng cường công tác đảm bảo trật tự công cộng, trật tự đô thị và trật tự trị an tại các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -


Vũng Tàu, với mục đích đảm bảo an toàn cho du khách và xây dựng môi trường văn minh trong du lịch. UBND Tỉnh cũng đồng thời chỉ đạo ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và ý thức hành động của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và du khách khi tham gia các hoạt động và ứng xử nơi công cộng; phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thành phố tích cực xử lý tình trạng chèo kéo, đeo bám khách du lịch, nhất là trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, góp phần xây dựng môi trường du lịch an toàn và thân thiện, thu hút du khách đến các điểm du lịch của tỉnh ngày càng nhiều hơn.

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo Ban Chỉ đạo phát triển Du lịch, Ban Chỉ đạo bình ổn giá của tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các đơn vị kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, các khu du lịch; chỉ đạo sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố quy hoạch các khu vực kinh doanh, đặt biển cấm bán hàng rong gây mất trật tự và mỹ quan đô thị trên các tuyến đường chính, tuyến đường dẫn đến các khu du lịch, các bãi tắm, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đến các khu dân cư, kết hợp kiểm tra, xử lý vi phạm. Nhờ đó, đã giảm được số người bán hàng rong, chèo kéo khách gây mất mỹ quan đô thị và phản cảm trong du lịch.

Tỉnh uỷ Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo UBND các huyện, thành phố nâng cao vai trò Ban Quản lý các khu du lịch, thường xuyên duy trì lực lượng bảo vệ, cứu hộ bãi tắm và hồ bơi, nhằm đảm bảo an toàn cho du khách. Các đơn vị kinh doanh du lịch cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường sạch đẹp, phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan tuân thủ đúng quy chế quản lý vệ sinh môi trường, an ninh trật tự tại các bãi tắm. Ban Quản lý các khu du lịch đã thực hiện tốt chức năng quản lý môi trường du lịch ở các điểm, khu du lịch, hướng dẫn, hỗ trợ cho các khu du lịch trong công tác cứu hộ và trật tự trị an, vệ sinh môi trường, nhất là trong dịp lễ, tết, các sự kiện lớn của đất nước.


Bên cạnh đó, Đảng bộ Tỉnh thường xuyên chỉ đạo công tác giáo dục - truyền thông bảo vệ môi trường, không ngừng nâng cao nhận thức các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và du khách. Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp tham gia hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường, như: khai thông cống rãnh, hệ thống thoát nước, hố gas, thu nhặt rác tại bãi biển, vệ sinh khuôn viên, trồng cây… nhân kỷ niệm các ngày về môi trường, như: ngày Môi trường thế giới; Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn… vẽ tranh áp phích chủ đề về bảo vệ môi trường, tổ chức tuyên truyền lưu động, phát tờ rơi tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Nhờ chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ Tỉnh, sự hưởng ứng của các ngành, địa phương ngày càng rộng rãi, công tác đảm bảo trật tự, trị an trong kinh doanh du lịch, môi trường du lịch, đã có nhiều chuyển biến tốt. Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng văn minh, hiện đại. Các khu du lịch từ 3 sao trở lên đã chú trọng công tác xử lý nước thải, rác thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường theo đúng quy định; hệ thống cây xanh, sân vườn được đầu tư công phu, tạo môi trường trong lành, sạch đẹp; giá phòng khách sạn và giá dịch vụ ăn uống ổn định, hiện tượng nâng giá phòng tùy tiện trong các ngày cao điểm giảm dần.

Tại thành phố Vũng Tàu, việc bảo vệ môi trường biển được coi là một trong các ưu tiên hàng đầu, với sự vào cuộc rốt ráo của các cơ quan chức năng. Thành phố đã áp dụng hiệu quả các biện pháp truyền thông, đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân và du khách không xả rác bừa bãi tại các bãi tắm, khu du lịch; triển khai nhiều biện pháp, như: tổ chức thu gom rác thải tại bãi biển, vỉa hè, công viên; cắm các biển báo kêu gọi người dân không xả, vứt rác bừa bãi; đồng thời, công khai các mức xử phạt đối với các hành động xả rác bừa bãi nơi công cộng, bước đầu đã thu được kết quả tích cực.


Nhờ đó, nhận thức pháp luật, ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường được nâng cao. Thành phố Vũng Tàu ngày càng được xây dựng là thành phố du lịch “xanh, sạch, đẹp”.

Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư

Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh và được Đảng bộ Tỉnh quan tâm chỉ đạo thường xuyên nhằm nâng cao hơn nữa uy tín, hình ảnh của du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trên thị trường trong nước và quốc tế. Đảng bộ tỉnh chỉ đạo: “Tăng thêm kinh phí đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cho công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu. Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp du lịch thông qua Hiệp hội du lịch và mở rộng các kênh thông tin để tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch, loại hình du lịch của doanh nghiệp” [123, tr.7] và sự cần thiết phải xây dựng chiến lược marketing du lịch và quảng bá thương hiệu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong đó, tập trung chỉ đạo ngành Du lịch kêu gọi xúc tiến đầu tư, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu các dự án đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư về du lịch. Chỉ đạo công tác tư vấn đầu tư để đánh giá đúng năng lực tài chính và khả năng thực hiện dự án của các nhà đầu tư. Nhiều hình thức tuyên truyền quảng bá được thực hiện hiệu quả. Nhiều hoạt động quảng bá thường xuyên được triển khai trên các tờ báo, tạp chí lớn, các phương tiện truyền thông của Trung ương và của tỉnh, vừa nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, vừa làm phong phú lượng thông tin về du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.

Các ấn phẩm tuyên truyền quảng bá du lịch được đầu tư có chiều sâu, có chất lượng, được thể hiện bằng nhiều ngôn ngữ nhằm tiếp cận được với nhiều thị trường khách du lịch như: Sách Cẩm nang Du lịch bằng tiếng Anh, Pháp, Nga, Hàn, Nhật, Hoa; bản đồ du lịch song ngữ Việt – Anh; đĩa DVD tư liệu “Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu - hội nhập và phát triển” bằng tiếng Việt và


phụ đề tiếng Anh. Các website của tỉnh, đặc biệt là Website du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu thường xuyên được cập nhật thông tin, có hàng ngàn lượt truy cập mỗi tháng là một kênh thông tin hiệu quả về hoạt động du lịch.

Một số hội chợ, hội thảo du lịch được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thường xuyên tham gia, như: Hội chợ Thương mại - Du lịch ở Đà Nẵng, Nha Trang; Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; Hội chợ Du lịch Quốc tế ITE… Tại các hội chợ, ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh, giao dịch, gặp gỡ và ký kết hợp tác với các đối tác lữ hành, khách sạn trong và ngoài nước, nhiều doanh nghiệp du lịch đã tiến hành ký các hợp đồng nguyên tắc với các đối tác, liên kết, mở rộng thị trường và quảng bá nhiều loại hình dịch vụ.

Có thể nói trong giai đoạn này du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển khá toàn diện từ tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đến đa dạng hóa các sản phẩm du lịch... đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ (Xem bảng 3.1).

Bảng 3.1. Kết quả đạt được qua các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2005 - 2015


Nội dung

ĐVT

2005

2010

2015

Lượt khách

1.000

lượt

5.320

8.435

15.538

Khách quốc tế

-

220

320

558

Khách nội địa

-

5.100

8.115

14.980

Doanh thu

Tỷ đồng

889

1.782

5.597

Nộp NSNN

Tỷ đồng

64

120

378

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 - 11

Nguồn: [23, 34, 35].


Trong hợp tác du lịch, tỉnh thường xuyên tổ chức công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, chủ động hợp tác với các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long trong hoạt động phát triển du lịch. Năm 2013, đoàn công tác


với sự tham gia của Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp Lữ hành xúc tiến du lịch tại các tỉnh Tây Ninh, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Thuận, ký kết hợp tác phát triển với các tỉnh bạn, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp giữa các địa phương liên kết, phát triển sản phẩm.

Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch nước ngoài thực hiện có hiệu quả. Năm 2010, tỉnh tổ chức chuyến thăm quan, khảo sát thị trường du lịch Campuchia và đã đi đến thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố Phnompenh, thành phố Siemreap với Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 2014 tổ chức chuyến thăm quan, khảo sát thị trường du lịch tại nước bạn Lào. Nhân các sự kiện kỷ niệm quan hệ ngoại giao với các nước, tỉnh phối hợp quảng bá hình ảnh du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu như sự kiện “Gặp gỡ Việt - Nhật” tổ chức tại Tokyo - Nhật Bản vào tháng 9 năm 2012; kỷ niệm 20 năm quan hệ hữu nghị “Việt - Hàn” tại thành phố Pohang - Hàn Quốc…

Nhiều hội thảo, tìm giải pháp về nâng cao chất lượng


Giai đoạn 2001 - 2005: doanh thu dịch vụ du lịch sau 5 năm tăng 1,87 lần, tốc độ tăng 13,29%/năm. Cụ thể, năm 2001 đạt 547,8 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 890 tỷ đồng, năm 2007 đạt 1.075 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.780 tỷ đồng, năm 2015 là 2.100 tỷ đồng, năm 2016 có khoảng 2.188 tỷ đồng. Doanh thu dịch vụ du lịch tăng lên nhanh chóng, tác động trực tiếp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Năm 2005, nếu không tính dầu khí, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng là 64,5%, dịch vụ là 27,7%, nông nghiệp là 7,7% [42, tr.12]. Đến năm 2010, không tính dầu khí, tỷ trọng công nghiệp là 64,3%, dịch vụ 31,2%, nông nghiệp 4,5%. Như vậy, năm 2010 ngành dịch vụ đã tăng 3,5% so với năm 2005 [43, tr.8]. Đến năm 2015, ngành dịch vụ tiếp tục tăng 1,06% so với năm 2010, và tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 54,4%, dịch vụ chiếm 34%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 11,6% [44, tr. 24]. Tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng qua các năm chứng tỏ ngành dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch phát triển, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng chung của tỉnh, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu, cơ cấu lại nền kinh tế của Đảng bộ tỉnh đề ra.

Ba là, khách du lịch tăng nhanh.

Thực hiện tốt sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các hoạt động du lịch được tổ chức tương đối đồng bộ. Nhờ đó, khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng tăng.

Nếu như, trong giai đoạn 1996 - 2000, khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ tăng nhẹ, thì đến năm 2001, số lượng khách bắt đầu tăng lên đáng kể với trên 3,9 triệu lượt khách, tăng hơn 1 triệu lượt so với bình quân 5 năm trước đó, trong đó khách quốc tế có 146.800 lượt, tăng 70.000 lượt [42, tr. 12]. Số lượng khách tiếp tục tăng ấn tượng ở các năm tiếp theo: Năm 2007, các doanh nghiệp du lịch đón và phục vụ 6.015.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế có 235 ngàn lượt; năm 2009 có 8,4 triệu lượt khách, trong đó 320 ngàn lượt khách quốc tế; năm 2015, các doanh nghiệp đón và phục vụ tại

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí