Các Nghiên Cứu Về Phát Triển Du Lịch Ở Các Địa Phương, Cơ Sở


hoạch định chiến lược phát triển du lịch một quốc gia với yêu cầu đặt trong chiến lược phát triển chung của cả nền kinh tế. Cuốn sách cung cấp những kiến thức nền tảng với nhiều lý thuyết khác nhau và những kiến thức cơ bản về: loại hình du lịch, các lĩnh vực kinh doanh du lịch, điều kiện để phát triển du lịch, lao động trong du lịch, hiệu quả kinh doanh du lịch; quy hoạch phát triển du lịch; tổ chức và quản lý ngành du lịch...

Cuốn sách: Văn hóa Du lịch của Hoàng Văn Thành [97], khác với các công trình nghiên cứu về Du Lịch Văn hóa, tác giả đã tập trung trình bày các khái niệm cơ bản về văn hóa du lịch, nêu bật sự khác nhau giữa văn hóa du lịch du lịch văn hóa. Một bên là tính văn hóa trong các hoạt động du lịch; một bên là loại hình du lịch dựa trên khai thác từ các sản phẩm văn hóa. Qua đó, các tác giả nêu bật vai trò của văn hóa du lịch trong kinh doanh du lịch; phác họa bức tranh khá sinh động một số vấn đề về văn hóa du lịch Việt Nam, giới thiệu các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của Việt Nam, trang bị cho những người làm du lịch những kiến thức cơ bản, để nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch Việt Nam.

Cuốn sách: Du Lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới là công trình nghiên cứu khoa học của nhóm tác giả Trần Thị Minh Hoà và các cộng sự [56], đã tập trung trình bày những nội dung về các nguồn lực của du lịch Việt Nam, bối cảnh và sự phát triển của du lịch Việt Nam trước và sau khi thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay, là quá trình phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của xã hội, bắt nhịp với xu thế phát triển du lịch của thế giới. Từ những nghiên cứu thực tiễn, nhóm tác giả đã đánh giá bước đầu thực trạng và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong phát triển của ngành Du lịch nước ta, nhất là các hoạt động du lịch mang tính tự phát. Các tác giả cũng đưa ra những viễn cảnh và định hướng, giải pháp phát triển của du lịch Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo của thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Bên cạnh các công trình là sách, nhiều công trình là luận án, luận văn,


kỷ yếu hội thảo đã được bảo vệ thành công, tiêu biểu là:

Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn của Vũ Đình Thụy [112], góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân; đánh giá những vấn đề tồn tại và nguyên nhân sâu xa của những khiếm khuyết trong phát triển du lịch Việt Nam; phân tích những điều kiện chủ yếu để du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn; đề ra các định hướng, giải pháp nhằm thực hiện thành công chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế du lịch Việt Nam, xây dựng ngành du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp hiệu quả, thiết thực trong nền kinh tế quốc dân.

Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập của Nguyễn Thị Tú [130], với nội dung là tìm ra những giải pháp đồng bộ góp phần phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là một loại hình du lịch đang được ưa chuộng không chỉ thu hút khách du lịch mà còn tạo ra một môi trường du lịch hướng tới phát triển bền vững. Tác giả đã đưa ra các khái niệm, các quan điểm về phát triển du lịch sinh thái; tập trung phân tích làm rõ đặc điểm, vai trò, yêu cầu và những nội dung cơ bản phát triển du lịch sinh thái; đánh giá và rút ra kết luận chủ yếu về thực trạng phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong thời gian qua. Luận án cho thấy bức tranh du lịch sinh thái Việt Nam phát triển chỉ mới là bước đầu, còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế và bất cập. Một số giải pháp được tác giả đề xuất nhằm phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam trong thời gian tới, gắn với các loại hình du lịch văn hóa, biển, đảo,... là những giải pháp mang tính khoa học, có giá trị thực tiễn cao.

Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam của Nguyễn Anh Tuấn [131], nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh điểm đến trong phát triển du lịch, phân tích rõ nội hàm của cạnh tranh du lịch và cạnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.


tranh điểm đến của du lịch, cho thấy thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam hiện nay và những đòi hỏi mới trong tương lai. Tác giả đã chỉ rõ những nguyên nhân hạn chế về năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam, nổi bật là hạn chế về năng lực, phẩm chất văn hóa của các chủ thể tham gia trong quá trình hoạt động kinh doanh du lịch. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp cần quan tâm và tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam hiện nay.

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 - 3

Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam của Nguyễn Trùng Khánh [62], nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến việc phát triển dịch vụ lữ hành du lịch, khẳng định tính chất dịch vụ thương mại của hoạt động lữ hành du lịch; các điều kiện phát triển dịch vụ lữ hành du lịch, bao gồm về cung cầu. Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích rõ các kinh nghiệm của một số nước: Trung Quốc, Malaixia và Thái Lan về phát triển của dịch vụ lữ hành du lịch. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị về chính sách phát triển dịch vụ lữ hành du lịch cho Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch thời kỳ đổi mới (1986 - 2001) của Nguyễn Văn Tài [95], góp phần hệ thống hóa về chủ trương của Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch thời kỳ đổi mới (1986

- 2001), làm rõ quá trình phát triển về lý luận của Đảng trong thời kỳ đổi mới về phát triển kinh tế trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường và hội nhập, trong đó kinh tế dịch vụ, đặc biệt là kinh tế du lịch, được coi là ngành “công nghiệp không khói” mang lại hiệu quả lớn cho đất nước. Tác giả đã phân tích rõ các yếu tố tác động đến việc hình thành chủ trương của Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch; phân tích, luận giải quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế trong 15 năm kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới; những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng và đúc kết được các kinh nghiệm có


giá trị khoa học về thực tiễn.

Các bài viết: Phát triển du lịch Việt Nam trong tình hình mới, của Võ Thị Thắng [99]; Đô thị du lịch biển Việt Nam và những thách thức trên con đường phát triển bền vững, của Nguyễn Thu Hạnh [53]; Phát triển du lịch bền vững bảo vệ môi trường sinh thái, của Nguyễn Chu Hồi [58]; Xây dựng thương hiệu du lịch biển Việt Nam, của Đỗ Cầm Thơ [100]; Phát triển du lịch biển gắn với bảo vệ môi trường, của Vũ Thị Thoa [101]; Phát triển bền vững cơ sở lưu trú du lịch vùng biển, đảo, của Nguyễn Thanh Bình [11]; Định vị du lịch biển Việt Nam, của Phạm Trương Hoàng [57]; Phát triển kinh tế du lịch biển Việt Nam trong thời kỳ hiện nay, của Hoàng Thị Điệp [45]; Phát triển kinh tế du lịch biển - đảo gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh trong bối cảnh hội nhập hiện nay, của Nguyễn Tuấn Dũng [30].... Các tác giả đã phân tích những điều kiện giúp cho Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một nước có thế mạnh về du lịch, nhất là du lịch sinh thái, tâm linh, biển, đảo. Phát triển du lịch không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần làm lành mạnh xã hội thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển; giữ vững chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân các địa phương, nhất là các địa phương vùng ven biển, vùng núi. Để phát triển kinh tế du lịch Việt Nam tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, các tác giả đều nêu cao tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, cho rằng cần phải được quan tâm đồng bộ và thiết thực hơn nữa; đồng thời, để tạo ra sự khác biệt, nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm du lịch của mỗi vùng, mỗi địa phương cần tăng cường khai thác yếu tố văn hóa bản địa phục vụ khách du lịch.

1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển du lịch ở các địa phương, cơ sở

Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Trần Thị Kim Dung [28], nghiên cứu hệ thống lý luận quản trị nguồn nhân lực du lịch, làm cơ sở


khoa học cho việc tiếp tục phát triển và vận dụng lý luận quản trị nguồn nhân lực vào điều kiện Việt Nam. Luận án khái quát tình hình phát triển, kinh doanh du lịch; phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; rút ra những vấn đề tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị nguồn nhân lực; đề xuất một số giải pháp căn bản hoạt động quản trị nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch của Thành phố.

Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam - Đà Nẵng của Trương Sĩ Quý [75], hướng vào nghiên cứu có hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch. Trên cơ sở phân tích rõ những yêu cầu và căn cứ để xác định phương hướng, mục tiêu cụ thể và các giải pháp về đa dạng hóa loại hình du lịch, cũng như đa dạng hóa các dịch vụ, chương trình du lịch ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong thời tương lai.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020 của Mai Thị Ánh Tuyết [134], nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trong bối cảnh toàn cầu hoá và nền kinh tế trí thức; những lý luận cơ bản về du lịch, khái niệm, đặc tính của phát triển du lịch, các loại hình du lịch chủ yếu... Từ đó, xác lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn phát triển du lịch phù hợp với bối cảnh phát triển du lịch An Giang. Tổng hợp những kinh nghiệm một số nước trên thế giới thành công trong phát triển du lịch, liên hệ với thực tiễn Việt Nam và cụ thể là tỉnh An Giang. Thông qua đánh giá tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch tỉnh An Giang, tác giả đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch tỉnh An Giang phù hợp và hiệu quả nhất.

Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng của Nguyễn Tấn Vinh [163], trình bày hệ thống hoá quản lý Nhà nước về kinh tế du lịch, trong đó tập trung vào quản lý Nhà nước về du lịch; đánh giá


rõ thực trạng công tác quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Thông qua kết quả phát triển du lịch, luận án rút ra những nguyên nhân, hạn chế, đề ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch để đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh Lâm Đồng.

Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế của Trần Xuân Ảnh [3], đã tập trung đánh giá thực trạng thị trường du lịch Quảng Ninh, nêu bật được những thành tựu, đồng thời chỉ ra những hạn chế và những nội dung cần khắc phục để mở rộng thị trường du lịch Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Luận án đã đề xuất một số nhóm giải pháp sát với yêu cầu thực tiễn nhằm phát triển thị trường du lịch trong thời gian tới.

Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững của La Nữ Ánh Vân [161], làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững (của thế giới và ở Việt Nam) để vận dụng vào điều kiện cụ thể tỉnh Bình Thuận; tác giả phân tích và đánh giá rõ những nhân tố ảnh hưởng, thực trạng và đề ra các giải pháp phù hợp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận với quan điểm phát triển bền vững.

Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Nguyễn Thị Hồng Lâm [65], góp phần hệ thống hóa lý luận về kinh tế du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế của một vùng du lịch ở Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị; phân tích làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế du lịch với sự phát triển KT-XH và các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế; những thành tựu, hạn chế của kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.

Ngoài ra còn các luận án tiến sĩ kinh tế, như: Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch


Bắc Trung Bộ của Nguyễn Quyết Thắng [98], tập hợp và làm rõ cơ sở lý luận về nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái và xác định vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái; kinh nghiệm nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái của một số nước trên thế giới qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm để vận dụng cho Việt Nam và cụ thể cho vùng du lịch Bắc Trung Bộ; Phát triển du lịch sinh thái các tỉnh vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020 của Đinh Kiệm [63], tác giả nghiên cứu về địa lý kinh tế du lịch để hoạch định phân vùng tài nguyên, quy hoạch tổ chức không gian du lịch sinh thái theo địa giới lãnh thổ vùng Duyên Hải cực Nam Trung bộ; phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái đang diễn ra tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận... các luận văn thạc sĩ với các đề tài: Kinh tế du lịch Thừa Thiên - Huế, tiềm năng và phương hướng phát triển, luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hóa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1997. Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2001 đến năm 2010, luận văn thạc sĩ lịch sử Đảng của Lê Trung Kiên, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2012. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển Du lịch giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, luận văn thạc sĩ của Đoàn Hải Đăng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2014... Để du lịch trở thành ngành kinh tế động lực trong phát triển KT-XH tỉnh Ninh Bình của Trần Hữu Nam, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 184 (5-2011); Phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn của các tỉnh, thành phía Nam, Kỷ yếu hội thảo do Tạp chí Cộng sản phối hợp Tỉnh uỷ Bình Phước tổ chức (2016)... đã góp phần hệ thống hoá quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước; chủ trương của Đảng bộ một số tỉnh về phát triển du lịch và lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong thời kỳ đổi mới; đánh giá, phân tích những thành tựu, hạn chế, góp phần làm sáng tỏ thêm quan điểm của Đảng về lãnh đạo phát triển du lịch; đề xuất nhiều giải pháp và phương hướng phát triển du lịch nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế du lịch toàn diện và bền vững.


1.1.3. Những công trình nghiên cứu nước ngoài

Cuốn Managing Tourism (Quản lý Du lịch), của tác S.Medlik [173], là công trình nghiên cứu về cách thức tổ chức, quản lý du lịch. Tác giả đã làm rõ các khái niệm về quản lý du lịch, sản phẩm du lịch; phân tích rõ hơn nội hàm về sự quảng bá các sản phẩm và điểm đến du lịch; sự quản lý và tổ chức các hoạt động đối với ngành du lịch. Tác giả cho rằng nếu không được quản lý chặt chẽ thì du lịch không chỉ không mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bị nhiều tác động xấu về mặt xã hội, an ninh - quốc phòng.

Công trình Marketing and Managing Tourism Destinations (Tiếp thị và quản lý điểm đến) của Alastair M. Morrison [168] đã tập trung vào cách thức tiếp thị điểm đến bắt đầu từ kế hoạch, thực hiện, đánh giá cũng như việc quản lý hoạt động của tiếp thị điểm đến và quản lý các tổ chức, cách thức tiến hành kinh doanh, những cơ hội, thách thức và các vấn đề họ phải đối mặt với cạnh tranh cho giải trí và kinh doanh du lịch trong nền thị trường toàn cầu.

Công trình Tourism Management (Quản lý du lịch) do hai tác giả David Weaver và Laura Lawtonn [169], tập trung giải thích nguyên nhân vì sao quản lý du lịch lại phức tạp và luôn khó khăn, qua đó đưa ra những cách thích ứng với yêu cầu về các lĩnh vực du lịch và dịch vụ, nhằm quản lý du lịch một cách tích cực và bền vững trên tất cả các mặt: kinh tế, sinh thái, xã hội và văn hóa.

Ngoài ra, một số công trình giải thích phạm trù phản ánh về hiện tượng hoạt động về kinh doanh, dịch vụ du lịch, các bộ phận cấu thành và các hình thức dịch vụ du lịch, quan hệ cung - cầu và cơ chế vận hành hoạt động kinh doanh du lịch, như: Global Tourism - The next decade (Du lịch toàn cầu - Thập kỷ tới) của William Theobald [175]; Leisure and Tourism (Giải trí và Du lịch) của các tác giả John Ward, Phil Higson và William Campbell [172]; Commercial Recreation & Tourism - An Introduction to Business Oriented Recreation" (Giải trí Thương mại và Du lịch - Sự giới thiệu về giải trí định hướng kinh doanh), của tác giả Susan A.Weston [174],…

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2023