Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 - 15


nhất Việt Nam, thu hút ngày càng nhiều du khách, trong khi công tác quản lý trên đảo không thuận lợi giống trong đất liền, các thế lực xấu thường lợi dụng danh nghĩa khách du lịch để hoạt động tình báo, gây mất trật tự an ninh trong khu vực, do đó việc gắn kết chặt chẽ du lịch với quốc phòng, an ninh là yếu tố quan trọng bổ trợ nhau cùng phát triển.

Đối với công tác an ninh trật tự, an toàn du khách, Đảng bộ Tỉnh chỉ đạo trọng tâm là đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân về nâng cao ý thức về giữ gìn trật tự trị an; chỉ đạo ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hành chính, hướng dẫn người dân và các tổ chức thực hiện nghiêm trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trong bảo vệ an ninh, quốc phòng. Xác định rõ quy chế hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi tắm; xây dựng đề án bảo đảm an ninh du lịch; đề án lành mạnh hóa môi trường xã hội tại các điểm tham quan du lịch.

Đối với công tác an ninh quốc phòng, trong kinh tế du lịch biển, đảo phải thực hiện tốt theo Chiến lược an ninh quốc gia Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, giữ vững chủ quyền an ninh biển, đảo. Trong xây dựng Quy hoạch phát triển du lịch tại vùng ven biển của tỉnh, quy hoạch khu du lịch quốc gia Long Hải - Phước Hải, Côn Đảo đều đảm bảo yếu tố về an ninh quốc phòng.

Đẩy mạnh sự gắn kết giữa kinh tế du lịch với tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị trong Đảng bộ; đồng thời, là tinh thần trách nhiệm, tự giác của các doanh nghiệp, đơn vị và người dân tham gia họat động du lịch. Trong đó, chú trọng hơn nữa các hoạt động chủ yếu: Một là, thường xuyên quan tâm công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và người dân hiểu biết rõ về việc gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế du lịch với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong đó, cần làm rõ vị trí, vai trò của kinh tế du lịch đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, nêu rõ tác động của công tác quốc phòng, an ninh đến hoạt động kinh tế du lịch. Từ đó, tăng cường giáo dục cho cán bộ, công nhân, người lao động


làm việc trong lĩnh vực du lịch sự hiểu biết về mối quan hệ tương tác này. Hai là, trong quá trình xây dựng chính sách phát triển du lịch cho địa phương, cần quy định cụ thể việc đảm bảo các yếu tố về giữ gìn quốc phòng, an ninh; đồng thời, tăng cường quốc phòng, an ninh để các dự án, đầu tư về phát triển kinh tế du lịch phát huy hiệu quả, thu hút ngày càng đông du khách. Các cơ chế, chính sách của tỉnh phải gắn kết giữa kinh tế du lịch và quốc phòng, an ninh, không vì coi trọng vấn đề này mà coi nhẹ vấn đề kia. Nếu không làm tốt điều đó, sẽ dẫn đến hệ lụy không chỉ cho một lĩnh vực này hay lĩnh vực kia mà là cả hai đều bị ảnh hưởng, có khi là nghiêm trọng.


Tiểu kết chương 4

Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong 25 năm (1991 - 2015), Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương, lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của tỉnh ngày càng có hiệu quả, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thông qua lãnh đạo, nhận thức của Đảng bộ Tỉnh về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch được nâng lên rõ rệt; Đảng bộ Tỉnh kịp thời hoạch định các chủ trương, chính sách, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, từng bước kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo nên thế mạnh chung của nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong quá trình phát triển kinh tế du lịch được phát huy. Tinh thần dân chủ trong việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế du lịch được thể hiện rõ nét, là cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư tích cực tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch.

Đảng bộ Tỉnh đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành, thực hiện đồng bộ các biện pháp, huy động rộng rãi nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia phát triển. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở, vật chất phục vụ kinh tế du lịch. Công tác

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 - 15


quản lý nhà nước, từng bước được tăng cường. Các loại hình du lịch và các sản phẩm du lịch phát triển phong phú đa dạng, thể hiện rõ tính đặc trưng của vùng, miền. Hoạt động kinh doanh du lịch tăng trưởng khá trên tất cả các mặt, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, nhất là việc làm cho người lao động; giữ gìn phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái. Kinh tế du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển ngày càng toàn diện, theo hướng bền vững.

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đúc kết được những kinh nghiệm, góp phần khắc phục các mặt hạn chế đưa du lịch của tỉnh phát triển đúng với chiến lược đề ra đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.


KẾT LUẬN

1. Yếu tố về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên; kinh tế - xã hội Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có nhiều thuận lợi ít nơi có được để phát triển kinh tế du lịch quanh năm. Khí hậu, tài nguyên biển, đảo với nhiều bãi biển đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hóa là tiềm năng lớn để tỉnh tận dụng và phát huy, phát triển du lịch đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội. Xét về tài nguyên du lịch nhân văn, đây là yếu tố có vai trò quan trọng, được khai thác để tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo. Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu một nguồn tài nguyên dồi dào về di lịch lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội là tiềm năng, thế mạnh mà nhiều nơi khác không có được.

Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được trong lãnh đạo phát triển thời kỳ Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ rất sớm đã nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh tế du lịch. Từ đó, sớm có chủ trương phát triển kinh tế du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước. Trải qua mỗi chặng đường trong 25 năm cùng đất nước đổi mới, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đánh dấu


những bước tiến quan trọng trong nhận thức và thực tiễn lãnh đạo không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả của ngành kinh tế du lịch.

Quá trình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ đề ra, Đảng bộ Tỉnh đã tận dụng những yếu tố thuận lợi, tập trung chỉ đạo đổi mới công tác quản lý nhà nước, xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế du lịch, hình thành quy hoạch phát triển các khu du lịch trọng điểm của tỉnh; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực; đa dạng hoá các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch; đầu tư khai thác các loại hình du lịch thế mạnh, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh; thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển cơ sở hạ tầng; mở rộng liên kết vùng, tăng cường đầu tư trong công tác truyền thông - tuyên truyền - quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch...

2. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng phát triển. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền Tỉnh từng bước đi vào cuộc sống, đáp ứng mong đợi của người dân. Chủ trương xã hội hóa hoạt động du lịch đã huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế du lịch. Qua đó, phát huy cao độ tinh thần và sức mạnh của hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, nhân dân tham gia các hoạt động du lịch. Môi trường du lịch ngày càng văn minh, phong phú và hấp dẫn. Hình ảnh du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng trở nên thân thiện với du khách trong nước và quốc tế. Nhiều sản phẩm du lịch trở thành thương hiệu độc đáo của cả nước. Kinh tế du lịch phát triển ngày càng toàn diện, theo hướng bền vững, đóng góp lớn cho sự tăng tưởng chung của tỉnh, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh - quốc phòng.

Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn bộc lộ một số hạn chế. Từ nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò kinh tế du lịch của một bộ phận trong cấp ủy, chính quyền gây nên những hạn chế trong một số chủ trương, chính sách, làm ảnh hưởng


đến tốc độ tăng trưởng của kinh tế du lịch. Có giai đoạn, Đảng bộ Tỉnh chưa nhìn nhận hết tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh để đầu tư khai thác, nhất là đối với hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội và môi trường sinh thái nên chưa thu hút nhiều lượng khách du lịch cả trong nước và quốc tế. Đảng bộ tỉnh có những lúc chưa thể hiện sự quyết liệt trong chỉ đạo kinh tế du lịch ở một số thời điểm nên một số chính sách về đầu tư cơ sở vật chất, thu hút đầu tư nước ngoài, về phát triển loại hình du lịch, sản phẩm du lịch chưa được phát huy. Quy hoạch phát triển kinh tế du lịch còn chậm triển khai thực hiện.

3. Một số kinh nghiệm được đúc kết trên cơ sở phân tích, đánh giá từ thực tiễn quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ Tỉnh có ý nghĩa khoa học nhất định. Trong đó, quan trọng và trước nhất, là kinh nghiệm từ vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và sức mạnh của hệ thống chính trị và tinh thần đoàn kết của nhân dân trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng. Những kinh nghiệm gắn với khai thác tiềm năng thế mạnh, tận dung cơ hội, thúc đẩy kinh tế du lịch của địa phương phát triển có chất lượng, hiệu quả là cơ sở quan trọng góp phần bổ sung thêm vào lý luận lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng trong thực tiễn hiện nay.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


1. Đinh Văn An (2017), “Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch (1991- 2015)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (3), tr. 92 - 95.

2. Đinh Văn An (2017), “Bà Rịa - Vũng Tàu hướng tới phát triển kinh tế du lịch nhanh và bền vững”, Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương, (8), tr. 37 - 41 .

3. Đinh Văn An (2017), “Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Lý luận chính trị (8), tr. 72 - 77.

4. Đinh Văn An (2018), “Một số kinh nghiệm của đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (01), tr. 81 - 84.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Hoàng Tuấn Anh (2008), “Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 144, tr.22-26.

2. Trần Thuý Anh, Nguyễn Thu Thuỷ và Nguyễn Thị Anh Hoà (2004), Ứng xử văn hoá trong Du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Trần Xuân Ảnh (2011), Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

4. Đào Đình Bắc (2001), Quy hoạch du lịch, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội.

5. Ban Bí thư Trung ương (1994), Chỉ thị 46-CT/TW, ngày 14/10/1994, về lãnh đạo, đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới, Hà Nội.

6. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tập I (1930 - 1954), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tập II (1954 - 1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2015), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1975 - 2010), Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội.

9. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Bảo tàng tổng hợp Bà Rịa - Vũng Tàu (1996), Di tích, danh thắng Bà Rịa

- Vũng Tàu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Thanh Bình (2011), “Phát triển bền vững cơ sở lưu trú du lịch vùng biển, đảo”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6.


12. Bộ Chính trị (1998), Thông báo số 179/TB-TW ngày 11/1/1998 về việc phát triển du lịch trong tình hình mới, Hà Nội..

13. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08/NQ-TW, ngày 19/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội..

14. Bộ Công an - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL, ngày 22/7 về Hướng dẫn phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động du lịch.

15. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội (2008), Quyết định số 1224/QĐ- LĐTBXH, ngày 16/09/2008 về Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu chính thức nâng cấp thành trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu.

16. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2007), Quyết định số 564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/9 về việc ban hành Chương trình của ngành Du lịch.

17. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Quyết định số 3146/QĐ- BVHTTDL ngày 8/9 về phê duyệt nội dung đề cương Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

18. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Quyết định số 2782/QĐ- BVHTTDL ngày 15/8 về phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”.

19. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Quyết định 3455/QĐ-BVHTTDL ngày 20/10 về phê duyệt chiến lược marketing du lịch đến năm 2020.

20. Minh Chính (2004), “Phát triển Văn hóa, Du lịch - Thế mạnh của Bà Rịa - Vũng Tàu”, Tạp chí Xây dựng, số 10.

21. Chính phủ (1993), Nghị quyết số 45-CP ngày 22/6 về đổi mới quản lý và phát triển du lịch, Hà Nội..

22. Chính phủ (2014), Nghị Quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2023