Tổng Hợp Hoạt Động Du Lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


các cơ sở kinh doanh du lịch đạt trên 15,2 triệu lượt khách, trong đó có 557 ngàn khách quốc tế [92, tr.7].

Như vậy, lượng khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu tăng hàng năm với tốc độ tăng khá, tăng trưởng bình quân hơn 12,9%/năm, tổng thu từ khách du lịch tăng bình quân trên 15,9%/năm. Đặc biệt, giai đoạn 2011 - 2016, khách du lịch đến Bà Rịa - Vũng Tàu tăng lên nhanh chóng, tổng lượt khách đạt khoảng 78,8 triệu lượt khách, trong đó có 2,9 triệu lượt khách quốc tế, trung bình mỗi năm đón 13,2 triệu lượt khách, trong đó hơn 482 ngàn lượt khách quốc tế. Sự phát triển của ngành kinh tế du lịch đã đóng góp quan trọng vào GDP của tỉnh và giải quyết nhiều việc làm ở địa phương (xem bảng 4.1).

Bảng 4.1. Tổng hợp hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


Nội dung

1990

1995

2000

2005

2010

2015

Cơ sở lưu trú

- Số khách sạn

- Số phòng


100

3.155


62

2.239


72

2.752


86

7.192


162

6.722


255

9.265

Lượt khách (ngàn lượt)

- Khách Quốc tế

- Khác nội địa

1.620

110

1.510

4.499

536

3.963

3.303

141

3.162

5.320

220

5.100

8.435

320

8.115

15.538

558

14.980

Lao Động (người)

- ĐH và trên ĐH

- Trung cấp và CĐ

- Công nhân kỷ thuật

- Khác

3.745

350

385

2.095

95

4.894

660

158

2.076

2.000

4.260

615

558

1.960

1.127

6.041

1.003

1.083

2.049

1.906

11.145

1.114

5.015

2.229

2.787

16.520

2.478

6.608

4.956

2.478

Doanh thu (tỷ đồng)

269

440

880

889

1.782

5.597

Nộp NSNN (tỷ đồng)

2.136

49,51

58

64

120

378

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 - 12

Nguồn: NCS tổng hợp [39, 40, 41, 42, 43, 44].

Kinh tế du lịch phát triển thực sự là đòn bẩy cho các ngành nghề khác cùng phát triển, du lịch đã tạo ra hàng triệu việc làm, nâng cao chất lượng đời sống xã hội do thu nhập ngày càng tăng lên (Xem Biểu 4.2). Phát triển du lịch, kinh tế du lịch góp phần giữ gìn, phát triển văn hóa và bảo vệ môi trường


sinh thái; an ninh, quốc phòng; ngược lại văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng là một phần quan trọng thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển hiệu quả và bền vững.

* Nguyên nhân của ưu điểm:

Về khách quan: Đây là thời kỳ Đảng tiến hành thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế, trong đó có chủ trương đổi mới phát triển kinh tế du lịch phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước, phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới. Hệ thống các quan điểm, chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế du lịch của Đảng, đã tác động mạnh mẽ trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của đất nước và ảnh hưởng sâu rộng đến các địa phương, nhất là những nơi có nhiều tiềm năng và các lợi thế đặc trưng về du lịch như Bà Rịa - Vũng Tàu.

Từ sau Đại hội lần thứ VIII (1996), đất nước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, ngành Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong việc thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế mà Đảng đề ra, đồng thời góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mối quan hệ giữa ngành Du lịch với các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ngày càng chặt chẽ, tạo điều kiện giúp đỡ nhau phát triển với vị thế, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, chứa đựng sự liên ngành, liên vùng rõ rệt.

Đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngoài tiềm năng, lợi thế với nhiều nét đặc trưng, độc đáo trong các sản phẩm du lịch, trong thời gian 1991 - 2015, kinh tế du lịch của tỉnh luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của các ngành chức năng trong tỉnh. Sự quan tâm được cụ thể hóa bằng các chính sách, tạo điều kiện cho kinh tế du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển nhanh và sớm khẳng định là Trung tâm du lịch lớn của quốc gia.

Về chủ quan: Trước hết, là vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đảng bộ tỉnh đã sớm nhận thức về tầm quan trọng và tiềm năng, lợi thế trong việc phát triển kinh tế du lịch của tỉnh; từ đó, vận dụng linh hoạt,


sáng tạo các chủ trương của Đảng, đề ra phương hướng nhiệm vụ và biện pháp đúng đắn, thích hợp với từng giai đoạn lịch sử, xây dựng các chương trình phát triển, đưa du lịch từ một ngành kinh tế đơn thuần sang một ngành kinh tế quan trọng và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế chung của tỉnh.

Hai là, huy động được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế du lịch. Từ năm 1991-2015, về cơ bản kinh tế du lịch từng bước được triển khai đồng bộ trên cả ba phương diện: Khai thác vùng không gian du lịch (nội địa, rừng, biển, đảo); khai thác tiềm năng du lịch (các di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử...); phát triển các lĩnh vực "hậu cần" cho kinh tế du lịch và các khu vực kết nối (các ngành phục vụ phát triển kinh tế du lịch, văn hóa, khoa học, công nghệ, giáo dục và các ngành kinh tế khác). Ba phương diện này hình thành các khâu liên tục của một chuỗi phát triển gắn kết với các ngành, các vùng kinh tế, nên đã huy động được sức mạnh của hệ thống chính trị và các tổ chức kinh doanh cùng tham gia. Nhờ đó, công tác xã hội hóa hoạt động du lịch trong tỉnh cũng được phát huy tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, như đào tạo nâng cao năng lực nguồn nhân lực; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; hình thành các sản phẩm du lịch; tổ chức quảng bá các sản phẩm du lịch... để Bà Rịa - Vũng Tàu luôn xứng đáng là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của quốc gia.

Ba là, sự nỗ lực, gắn kết trong đầu tư phát triển du lịch. Nếu như trong 10 năm đổi mới, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung xây dựng chiến lược phát triển tổng hợp của ngành Du lịch; chiến lược phát triển con người; chiến lược tạo vốn, đầu tư vốn, kinh tế đối ngoại và phát triển khoa học, công nghệ... thì trong 15 năm tiếp theo, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trương gắn kết các chiến lược cùng phát triển. Trong đó, mở rộng đầu tư phát triển du lịch tương xứng là một ngành công nghiệp dịch vụ “không khói” mang lại hiệu quả kinh tế được ví như “con gà đẻ trứng vàng”.


Bên cạnh đó, là sự nỗ lực, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong tỉnh, đặc biệt là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở tài chính....; sự tham gia tích cực và ủng hộ nhiệt tình của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư mạnh mẽ vào tất cả các loại hình du lịch, nhất là các loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh.

Như vậy, nhờ có sự quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo thực hiện sát sao của Đảng bộ; sự nỗ lực của các cấp các ngành và các tầng lớp nhân dân, từ năm 1991 đến năm 2015, kinh tế du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đổi mới nội dung, đổi mới và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, góp phần nâng cao uy tín và tầm ảnh hưởng của ngành Du lịch trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới.

4.1.2. Một số hạn chế

4.1.2.1. Về hoạch

gđịbnộh

tcỉh-nVủhũntBgràưTơRànịuga

Một là, nhận thức của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có sự chuyển biến, ngày càng nâng cao rõ rệt nhưng chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ.

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, nhận thức của các cấp ủy trong Đảng bộ tỉnh về kinh tế du lịch vẫn chưa thật sự đầy đủ, toàn diện, dẫn đến công tác hoạch định, chỉ đạo thực hiện còn những hạn chế nhất định.

Từ năm 1991, khi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập, phải dành nhiều thời gian ổn định bộ máy, sắp xếp cán bộ, điều tra cơ bản, quy hoạch tổng thể kinh tế..., do đó công tác lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Nhận thức của các cấp ủy thiếu đồng bộ, nhất là nhận thức chưa rõ về một số tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của địa phương ngoài tiềm năng về biển, đảo. Giai đoạn từ năm 1992 - 1998, kinh tế du lịch đã đạt được những kết quả về cơ sở vật chất, các loại hình kinh doanh dịch vụ bước đầu phát triển. Tuy nhiên, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn “chưa xác định rõ các loại hình du lịch phù hợp với đặc điểm của tỉnh vừa có biển, vừa có núi, có rừng, có hải đảo, có nhiều di tích văn hóa và lịch sử cách mạng” [117, tr.2].


Ngoài tiềm năng về biển, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn có hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp và hấp dẫn, có hệ thống rừng, núi ở một số địa phương như huyện Côn Đảo - là di tích lịch sử cách mạng, nơi đây có 16 đảo nhỏ, có rừng quốc gia Côn Đảo là những tiềm năng lớn để khai thác phát triển phong phú các loại hình du lịch. Tuy nhiên, Đảng bộ tỉnh chưa nhận thức hết được tiềm năng, thế mạnh nên chưa có sự chỉ đạo định hướng cụ thể về phát triển các loại hình du lịch. Khách du lịch chủ yếu mới chỉ là tắm biển, nghỉ mát cuối tuần nên địa phương chưa tận dụng được công suất các khách sạn, nhà hàng và các khả năng tại chỗ để kinh doanh dịch vụ về kinh tế du lịch.

Từ sau khi có Nghị quyết số 17/NQ-TV ngày 05-12-1998 về định hướng phát triển kinh tế du lịch đến năm 2000 của Tỉnh ủy được ban hành, nhận thức của các cấp ủy về vai trò hiệu quả du lịch đối với sự phát triển kinh tế du lịch có chuyển biến hơn. Nhưng ở nhiều cấp ủy chưa thể hiện sự quyết liệt trong chỉ đạo phát triển du lịch, chưa cụ thể hóa trong chỉ đạo phát triển loại hình du lịch, nhất là phát triển loại hình văn hóa lễ hội, du lịch sinh thái; công tác chỉ đạo xây dựng các dự án phát triển kinh tế du lịch chỉ ở quy mô nhỏ, chưa có chính sách thu hút đầu tư thích đáng vào các dự án lớn.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-TV của Tỉnh ủy, năm 2008, Tỉnh ủy tiếp tục ban hành nghị quyết thứ hai về du lịch, đó là Nghị quyết số 05- NQ/TU ngày 27 tháng 5 năm 2008 về phát triển kinh tế du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 và tầm nhìn 2015. Đánh giá quá trình triển khai thực hiện trong khoảng thời gian từ 2000 - 2007, cho thấy những định hướng phát triển du lịch mà Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ III, lần thứ IV và Nghị quyết số 17/NQ-TV chỉ mới bao quát những vấn đề chung, cốt lõi về mục tiêu phát triển du lịch, mà không thể hiện cụ thể trên từng nội dung, nhất là vấn đề cung - cầu của kinh tế du lịch. Bên cạnh đó, các giải pháp phát triển ngành nghề, sản phẩm du lịch cũng chưa sát với thực tiễn. Do đó, quá trình triển khai thực hiện


Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về kinh tế du lịch ít nhiều ảnh hưởng, hiệu quả một số chỉ tiêu đạt được chưa cao.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ V nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế du lịch và đề cập việc tập trung xây dựng thêm các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch; giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo văn minh, an toàn, thân thiện. Tuy nhiên, vấn đề cung - cầu trong kinh tế du lịch vẫn chỉ mới được đề cập đến mà chưa thể hiện rõ ở mục tiêu tổng quát trong nhiệm kỳ của Đảng bộ tỉnh. Trong phần phương hướng, nhiệm vụ, Đảng bộ tỉnh chưa nhấn mạnh đến việc tăng cường đầu tư phát triển du lịch, nhất là tăng cường thu hút vốn đầu tư các dự án du lịch mang tầm vóc quốc tế; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khai thác các loại hình du lịch tiềm năng; đầu tư công tác quảng bá hình ảnh du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu... Các thông điệp về du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn theo kiểu truyền thống, chưa thể hiện đậm nét đặc trưng và xu hướng phát triển mới của du lịch. Vì thế, ngành Du lịch vẫn chưa tạo ra cơ sở vật chất hiện đại, nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, chất lượng quảng bá để du lịch của tỉnh phát triển đúng với tiềm năng của nó.

Do nhận thức chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ nên việc cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh thành chương trình, kế hoạch, đề án triển khai thực hiện ở nhiều đơn vị cấp ủy vẫn còn chậm, thiếu kiên quyết, dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý, điều hành phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.

Hai là, quy hoạch du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế du lịch.

Chủ trương về hoạch định phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã được Đảng bộ tỉnh tiếp thu từ sự chỉ đạo của Trung ương, nhanh chóng xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể của tỉnh. Tuy nhiên, thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, việc phân cấp từ khâu lập quy hoạch, quản lý sau quy hoạch du lịch tại các địa phương ở mỗi giai đoạn còn chưa rõ ràng và chưa cụ thể.


Do đó, “Quy hoạch các khu, điểm du lịch chưa hợp lý”, “chưa thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế du lịch” [43, tr.16].

Trên thực tế, đến năm 2005, toàn tỉnh thành lập 8 quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, nhưng các dự án mời gọi đầu tư vào các khu - điểm du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu tính hấp dẫn. Đến tháng 7 năm 2011, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 148 dự án đầu tư du lịch với tổng diện tích là 3.914,23 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư là 35.004,68 tỷ đồng và 11.966 triệu USD. Khi thực hiện số vốn triển khai các dự án rất ít 6.037,9 tỷ đồng (chiếm 17,2%) và 233,5 triệu USD (chiếm 0,02%) so với tổng số vốn đăng ký đầu tư [88, tr.2].

Đến năm 2015, dự án đầu tư về du lịch tăng lên, theo đó số đầu tư cũng tăng lên, tuy nhiên số vốn thực hiện vẫn còn rất thấp, cụ thể: có 192 dự án đầu tư du lịch, tổng diện tích 6.182,62 ha, tổng số vốn đăng ký là 45.996,22 tỷ đồng và 10.758 triệu USD. Trong đó dự án có vốn đầu tư nước ngoài 18 dự án, tổng số vốn thực hiện là 776,84 triệu USD, đạt 7,2%, dự án đầu tư trong nước 174 dự án, tổng số vốn thực hiện là 8.653,4 tỷ đồng, đạt trên 18,8% trên tổng số vốn đăng ký [92, tr.11]. Một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến các dự án đầu tư về du lịch chưa hiệu quả, xuất phát từ hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn kéo dài, nhiều hộ dân chưa hợp tác trong việc kiểm kê, nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng còn chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện, chấp hành các quy định pháp luật chuyên ngành còn hạn chế. Tỉnh chưa ban hành quy chế đồng bộ trong công tác quy hoạch nên quy hoạch giữa các ngành còn chồng chéo nhau trong khâu sử dụng đất làm cho tính khả thi của các quy hoạch được duyệt kém hiệu quả, nhất là làm chậm việc triển khai dự án đầu tư du lịch. Việc thỏa thuận cho các dự án đầu tư vào các khu du lịch trong những quy hoạch đã được phê duyệt được điều chỉnh cục bộ khá nhiều đã ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển dài hạn mà


quy hoạch đề ra. Cụ thể như một số dự án thuộc ngành kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như y tế, giáo dục, nhà chung cư... do không có đất nên phải điều chỉnh bố trí vào các khu đất dành cho phát triển kinh tế du lịch, trong khi một số nhà đầu tư có tư tưởng giữ đất mặc dù khả năng tài chính có hạn, là những khó khăn trong quá trình thực hiện quy hoạch.

4.1.2.2. Cpôhnốgitáhợcpcvhềỉ cpđòhạnáotnhtữrnigểnbấd

Một là, công tác quản lý Nhà nước còn thiếu chặt chẽ.

Từ năm 1991 - 2005, trong chỉ đạo công tác quản lý Nhà nước về kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn những bất cập, như: Thay đổi bộ máy, năm 1993, Sở Du lịch được thành lập, việc củng cố, sắp xếp bộ máy về du lịch cấp tỉnh, cấp huyện mất một thời gian tương đối dài để củng cố, hoàn thiện bộ máy. Nhưng sau đó, năm 2008 lại sáp nhập với ngành Văn hóa thông tin và Thể thao thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, khiến cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Công tác đầu tư hạ tầng cũng bị gián đoạn. Công tác cải cách hành chính, giải quyết hồ sơ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể. Trong khi một số cấp ủy chưa thực sự đồng thuận và thích ứng ngay với các chủ trương sáp nhập.

Trên thực tế, sau khi sáp nhập, công tác quản lý điều hành phức tạp hơn, sự tập trung chuyên sâu, chuyên nghiệp cho công tác quản lý Nhà nước về du lịch bị phân tán đáng kể; nhân lực làm công tác quản lý du lịch cũng mỏng đi nhiều do phải kiêm nhiệm một số công việc khác trong khi nội dung quản lý Nhà nước ngày càng mở rộng, tính chất phức tạp, yêu cầu công việc ngày càng cao. Do đó, trên địa bàn tỉnh, có lúc, có nơi công tác quản lý Nhà nước về kinh tế du lịch chưa toàn diện, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch. Công tác thanh tra chuyên ngành về du lịch biểu hiện những hạn chế, bất cập, thiếu thường xuyên, do thiếu đội ngũ công chức chuyên trách. Việc phân cấp quản lý Nhà nước về lĩnh vực do UBND cấp huyện, thành phố bị hạn chế,

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí