Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 23


3. Đã vượt khó khăn bằng nhiều cách để bảo đảm nhân lực cho các nhiệm vụ công tác, nhất là đối với nhiệm vụ trung tâm chủ yếu, như xin tuyển quân, xin Nhà nước điều động cán bộ, nhân viên kỹ thuật; chọn cán bộ, nhân viên kỹ thuật trong số đã tuyển; sử dụng lao động nữ, thương bênh binh đã điều trị ổn định, anh em ở chiến trường ra vào những công việc thích hợp.

4. Tổ chức quy mô nhỏ, phân tán trước đây phù hợp với điều kiện chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc, đến nay đã bộc lộ rất rõ những nhược điểm trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất, công tác bảo quản vật tư, hàng hóa nhất là những loại vũ khí trang bị mới và hiện đại.

5. Cơ sở vật chất kỹ thuật lớn, đội ngũ lao động có nhiều ngành nghề, nhưng trình độ tay nghề thấp, thâm niên ít, công tác quản lý nói chung, quản lý lao động nói riêng còn lỏng lẻo, thành phần gián tiếp cao, cơ quan phục vụ cồng kềnh. Nên chưa phát huy được sức mạnh của cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động.

Năng xuất lao động thấp, tăng chậm, lãng phí sức người, sức của phổ biến, nhiều lúc, nhiều nơi nghiêm trọng.

Theo số liệu điều tra tháng 3 năm 1969, công nhân bậc 5, 6, 7 chỉ chiến 4,55%, công nhân chưa bậc chiếm 13,5%, bậc thợ bình quân là 2,23; đa số công nhân mới vào nghề, ít kinh nghiệm số có thâm niên từ 1 đến 4 năn chiếm 70,66%, từ 5 đến 9 năm chiếm 18,6%, từ 10 năm trở lên chiếm 10,74%; thành phần gián tiếp trung bình chiếm 35% – 38%, cá biệt có nơi 46%; ngày công lao động của 1 công nhân quy định trong 1 năm ít nhất là 280 ngày nhưng trên thực tế đơn vị cao nhất trong 4 năm từ 1965 – 1968 mới đạt được 269,2 ngày công.

Đối với các tuyến vận tải, lực lượng phát triển mạnh nhưng do chiến đấu và công tác liên tục, dài ngày, địch đánh phá ác liệt, môi trường khí hậu khắc nghiệt nên sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, tỉ lệ thương vong cao. Trong năm 1968, Đoàn 500 có đơn vị quân số khỏe chỉ đạt 14%, 3 tuyến vận tải hy sinh 1.866 = 2,8%, bị thương 2.867 = 3,7%. Do đó, vấn đề cấp bách đặt ra là


phải bổ sung, thay thế quân số bị tiêu hao để giữ vững giao thông vận tải, không ngừng chi viên sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.

Lực lượng kho vừa yếu, vừa thiếu nhất là cán bộ, nhân viên kỹ thuật. Khối lượng vật tư, hàng hóa tăng nhiều nhưng số người bảo quản và quản lý không phát triển tương xứng, tỷ lệ quân số so với khối lượng vật tư, hàng hóa giảm nghiêm trọng. Năm 1964, tỷ lệ vật tư, hàng hóa quân y 2 tấn/người, quân khí 30 tấn/người, khí tài ô tô 15 tấn/người đến năm 1968 quân y 9 tấn/người, quân khí 61 tấn/người, khí tài ô tô 27 tấn/người. Đầu năm 1969 trong 47 kho, biên chế 5.000 người trong đó 19 người có trình độ khoa học kỹ thuật cao cấp, 186 trung cấp. Do vậy, không đủ để quản lý, bảo quản cả về số lượng, chất lượng và chủng loại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Lực lượng kiến thiết cơ bản năm 1968 phát triển gấp 2,04 lần năm 1965, nhưng đến đầu 1969 cán bộ nhân viên kỹ thuật chỉ chiếm 31% tổng quân số, trong đó thợ xây, lấp chỉ chiếm 12,3%; năng suất lao động thấp giá trị bình quân 1 ngày công lao động đạt 10,4 đồng, cá biệt có nơi chỉ đạt 3,5 đồng, máy móc chỉ hoạt động được 30% công suất, loại máy móc tốt cho sản xuất chỉ đạt 30 – 40%; lực lượng gián tiếp cao chiếm 25% trong khi quy định cao nhất là 20%. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải chấn chỉnh tổ chức biên chế cho gọn nhẹ, chất lượng cao và xây dựng đội ngũ kỹ thuật mạnh để đủ khả năng đảm đương những nhiệm vụ lớn hơn, phức tạp hơn.

Cơ quan phát triển nhiều, nhanh nhưng chức trách chế độ làm việc không được quy định theo sự phát triển, cái đã có chưa được chấp hành nghiêm dẫn tới hiện tượng rối bận, chồng chéo, đùn đầy công việc và trách nhiệm. Việc thành lập cơ quan, cơ sở mới, thay đổi nhiệm vụ cơ quan, cơ sở, tăng người trong biên chế không được tiến hành đúng nguyên tắc, sai quy định gây lãng phí sức người, sức của, chất lượng hiệu quả công tác hạn chế… Năm 1968, Cục Quản lý xe, thành lập Đội Bồi dưỡng cán bộ, Đội Phục vụ hội nghị không được quy định trong biên chế; các Cục Quân giới, Chính trị, Xăng dầu, Quân nhu lấy quân số ở cơ sở lên công tác một thời gian sau giữ lại biên chế chính thức dẫn tới quân số vượt quá so với biểu biên chế.

Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 23


Trong khối cơ quan lực lượng nghiên cứu tổng kết vừa thiếu, vừa yếu không theo kịp yêu cầu nhiệm vụ.

Trong sự nghiệp xây dựng LLVT chưa bao giờ chúng ta có LLHC phát triển to lớn như ngày nay. Với khoảng thời gian ngắn mà đạt được kết quả như vậy là một thành tích đáng kể. Nó nói lên chủ trương đúng đắn, kiên quyết và mạnh dạn của Tổng cục, sự giúp đỡ của Bộ, của quân khu, quân, binh chủng và các cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, cơ sở vật chất thì nhiều, lại trang bị hiện đại, đội ngũ lao động đông, có nhiều ngành nghề, nhưng vừa qua chúng ta chưa phát huy đầy đủ sức mạnh của nó. Cơ sở và quân số phát triển nhanh, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tổ chức quản lý cho cán bộ và cơ quan các cấp không theo kịp. Cuộc chiến tranh phá hoại của địch lại gây cho ta thêm nhiều khó khăn. Mặt khác, ý thức tổ chức kỷ luật trong việc chấp hành các chế độ quy định không nghiêm chỉnh.

Do đó, công tác chấn chỉnh lực lượng hiện nay là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách.

[Nguồn: TCHC, Đề án chấn chỉnh tổ chức lực lượng TCHC (1969 – 1970), Hss 1855/TCHC, TTLT BQP.]


Phụ lục 2

PHƯƠNG ÁN ĐỀ NGHỊ BẠN GIÚP ĐỠ NĂM 1971

Phương án thứ nhất, yêu cầu bạn viện trợ đáp ứng các yêu cầu cơ bản là: đáp ứng đầy đủ yêu cầu tác chiến trên các chiến trường đến khi có ngừng bắn và Mỹ rút quân hoàn toàn, đồng thời có dự trữ trước mắt và có dự trữ để sử dụng lâu dài bao gồm cả 3 mặt chủ yếu: trang bị, vũ khí, khí tài, xe máy; cung cấp phụ tùng kỹ thuật; bảo đảm sinh hoạt (quân trang, quân nhu, quân y). Trang bị cho ta thiết bị máy móc để xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở sản xuất vũ khí từ sư đoàn trở xuống và sửa chữa ở mức đại tu các loại trang bị của Quân đội. Cố gắng tranh thủ bạn giúp cho một số vũ khí hiện đại để phòng thủ miền Bắc như: tàu mang tên lửa tầm gần; tên lửa đất đối hải, tên lửa đất đối không hạng nhẹ…

Phương án thứ hai, cần đạt những yêu cầu sau: kế hoạch yêu cầu bạn viện trợ phải tương đối dài và lớn bao gồn cả bảo đảm hiện nay và sau này sau khi đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước, bao gồm cả viện trợ thành phẩm cho yêu cầu ở chiến trường, cả trang thiết bị máy móc để xây dựng cơ sở sản xuất, cả đào tạo cán bộ và hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Phải kết hợp chặt chẽ giữa kế hoạch yêu cầu viện trợ quân sự với yêu cầu viện trợ kinh tế nhằm đưa nền công nghiệp quốc phòng trong một thời gian nhất định phải có bước nhảy vọt về sản xuất một số vũ khí, phương tiện hiện đại và sức kéo các loại cần thiết cho chiến tranh sau này. Kế hoạch yêu cầu viện trợ quân sự này chủ yếu là về trang bị các thiết bị máy móc để xây dựng và phát triển cơ sở sản xuất kỹ thuật cho Quân đội một cách hoàn chỉnh, tự lực, trong đó có những cơ sở hiện đại và rất hiện đại trong một thời gian tương đối ngắn. Kế hoạch yêu cầu viện trợ dài hạn này phải có yêu cầu toàn diện, đồng thời phải có yêu cầu từng bước, bước trước tạo điều kiện cho bước sau nhưng cũng có yêu cầu nhẩy vọt không theo tuần tự từng bước.

Để thực hiện được 2 phương án trên QUTW, BQP yêu cầu phải thực hiện tốt các nội dung là:


Nắm lại toàn bộ tình hình trang bị của Quân đội hiện có để đánh giá số lượng và chất lượng, tính toán số lượng vũ khí, trang bị đủ đáp ứng yêu cầu tác chiến gồm cả cải tiến trang bị cho các lực lượng và có cả dự trữ lâu dài. Trên cơ sở đó lập kế hoạch yêu cầu viện trợ và yêu cầu sản xuất. Đánh giá chất lượng xem loại gì đã lạc hậu để có kế hoạch dồn lắp hoặc hủy bỏ để sau có kế hoạch yêu cầu viện trợ loại khác hoặc sản xuất loại mới.

Căn cứ vào kế hoạch xây dựng LLVT nói chung, kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nói riêng và khả năng công nghiệp quốc phòng những năm tới của ta mà lập kế hoạch yêu cầu viện trợ, đồng thời có kế hoạch sản xuất từng bước.

Nắm lại và đánh giá tình hình cơ sở công nghiêp quốc phòng hiện nay của ta để có kế hoạch kết hợp kinh tế với quốc phòng và kế hoạch yêu cầu bạn viện trợ thiết bị, máy móc để xây dựng cơ sở công nghiệp quốc phòng của ta trong một thời gian nhất định đủ sức sản xuất và sửa chữa toàn bộ vũ khí, trang bị và bảo đảm sinh hoạt cho Quân đội một cách hoàn chỉnh, tự lực và hiện đại, bảo đảm chủ động trong việc tác chiến, cũng như củng cố quốc phòng sau này.


[Nguồn: QUTW (1971), Tình hình và nhiệm vụ quân sự từ nay về sau, Hss 790/QUTW, TTLT BQP.]


Phụ lục 3

NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH

TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG TỔNG CỤC HẬU CẦN ĐẦU NĂM 1973

Trong những năm phục vụ cuộc KCCM, CN trên cả hai miền từ 1965 đến năm 1972 tổ chức lực lượng và quân số của TCHC đã phát triển liên tục với nhịp độ khá nhanh theo sự phát triển của quân đội và chiến tranh, nhất là từ năm 1965 đến năm 1972.

1. Quá trình phát triển đã đi từ nhỏ đến lớn, từ cơ cấu tổ chức đơn giản đến phức tạp, ngành nghề ngày càng nhiều và đi vào chuyên môn, chuyên sâu hơn. Thực lực quân số tháng 12 năm 1972 của các cơ quan, cơ sở TCHC bằng 6,3 lần so với tháng 12 năm 1964, so với tổng quân số ở miền Bắc tháng 12 năm 1972 bằng 17%, tháng 12 năm 1964 chỉ bằng 7, 19%. Theo số liệu thống kê chất lượng tháng 9 năm 1965 toàn TCHC có 12 ngành với 87 nghề đến tháng 9 năm 1972 có 21 ngành với 221 nghề.

2. Các tổ chức lực lượng trực tiếp phục vụ những nhu cầu thiết yếu của Quân đội, của chiến tranh được phát triển rất mạnh:

Lực lượng vận tải và bảo đảm vận tải so sánh ở thời gian nói trên tăng 8,2 lần (tính riêng Cục Vận tải), nếu tính cả tuyến 559 thì tăng hơn 50 lần.

Lực lượng công nghiệp sửa chữa và sản xuất tăng 6 lần và thường xuyên chiến tỉ lệ trên dưới 30% quân số toàn TCHC.

Lực lượng đường ống dẫn xăng dầu giữa năm 1968 mới chỉ có một tiểu đoàn, đến cuối năm 1972 lên tới 17 tiểu đoàn, bằng 4,8 lần quân số Cục Xăng dầu lúc mới tách khỏi Cục Quản lý xe tháng 2 năm 1968.

3. Do phát triển đúng hướng và kịp thời những tổ chức, lực lượng nói trên mà TCHC đã hoàn thành được nhiệm vụ rất nặng nề, phức tạp cả thường xuyên và đột xuất với khối lượng rất lớn và không ngừng tăng thêm, trong điều kiện địch đánh phá rất ác liệt, góp phần vào chiến thắng vẻ vang của Quân đội và nhân dân ta.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng khối lượng hàng đã vận chuyển trong 8 năm (1965 - 1972) trên tuyến vận chuyển chiến lược ở


hậu phương (không kể tuyến 559 và không tính vận chuyển bằng đường ống) đã lên tới 3 triệu tấn. Cũng trong thời gian này TCHC đã tổ chức tiếp nhận từ ngoài vào hàng triệu tấn các loại vật tư, trang thiết bị và đã chuyển đi các chiến trường nhiều chục vạn tấn hàng.

Quân đội ta có những trang bị, thiết bị kỹ thuật ngày càng nhiều và ngày càng hiện đại nên khối lượng xăng dầu tiêu thụ rất lớn và không ngừng tăng thêm. Mặc dầu, đế quốc Mỹ dùng mọi thủ đoạn dã man, xảo quyệt để phong tỏa miền Bắc và các tuyến vận chuyển chiến lược của ta, nhưng việc cung cấp xăng dầu luôn luôn được bảo đảm đầy đủ không những cho Quân đội, mà còn cung cấp cho cả nhu cầu của Nhà nước. Trong 8 năm, ta đã tiếp nhận và cung cấp hàng triệu tấn xăng dầu.

Số lượng xe, pháo các loại sửa chữa trong thời kỳ này gần 23.000 đầu xe, 3.000 khẩu pháo.

Đối với chiến trường ngoài việc bảo đảm vận chuyển vật tư, trang thiết bị TCHC còn tổ chức xây dựng và điều động cho các chiến trường 165 phân đội hậu cần, kỹ thuật với gần một vạn người. Hiện nay, đang thực hiện kế hoạch bổ sung cho các chiến trường (1973 - 1975) 291 phân đội hậu cần, kỹ thuật với quân số 5.100 người.

Trong 8 năm công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cũng đạt hơn 40.000 người (chỉ tính riêng kết quả đào tạo của TCHC), nếu tính toàn ngành Hậu cần là 126.800 người. Trong đó có khoảng

11.300 thợ và 20.000 lái xe. Vì vậy, đã đáp ứng được về cơ bản nhu cầu của Quân đội, nhất là các tuyến vận tải chiến lược và các chiến trường.

Tuy nhiên, sự phát triển tổ chức, lực lượng và quân số của TCHC do đáp ứng yêu cầu phát triển của Quân đội và chiến trường theo cách cần gì, cần đến đâu thì dù gặp khó khăn mấy cũng khắc phục để đáp ứng cho bằng được.

Chính vì phát triển như thế nên trong cơ cấu tổ chức và quân số TCHC không khỏi không chứa đựng những nhược điểm của việc phát triển không theo quy định, kế hoạch:

Nôi dung, tính chất, nhiệm vụ và phạm vi phụ trách của bộ máy tổ chức thường thay đổi dẫn đến cơ cấu tổ chức chung của TCHC và các cục không ổn định, hầu như năm nào cũng có thay đổi. Những quy định về nhiệm


vụ, quyền hạn, mối liên hệ giữa các cơ quan, các ngành, các cấp lại không được ban hành kịp thời và thường không rõ ràng; những cái đã có vẫn còn thích hợp, còn hiệu lực thì hay bị vi phạm. Cho nên, xảy ra nhiều trường hợp đun đẩy, dẫm đạp, chồng chéo về chức trách, quyền hạn. Công tác hiệu đồng, hợp tác giữa các cơ quan, các ban ngành thiếu chặt chẽ. Xuất hiện các hiện tượng bản vị, cục bộ, địa phương.

Việc chấp hành các quy định về quản lý tổ chức biên chế chưa nghiêm, nhiều nơi tùy tiện thành lập hoặc giải thể tổ chức không thuộc quyền hạn của mình; hiện tượng tùy tiện tuyển dụng, tăng thêm biên chế, tiếp nhận và điều động người còn diễn ra ở nhiều cơ quan, đơn vị.

Bộ máy tổ chức biên chế của TCHC phát triển quá lớn tháng 12 năm 1972 có 12 cục với 117 phòng và 170 đơn vị cơ sở. Tổ chức biên chế cơ quan phình ra gây vướng mắc cho nhau và cho đơn vị cơ sở, công tác quản lý trên một số lĩnh vực còn lỏng lẻo. Tình trạng rối bận công việc rất phổ biến, cơ quan cấp chiến lược sa vào những việc vụn vặt, thời gian giành cho việc nghiên cứu những vấn đề lớn, cơ bản không nhiều cho nên hiệu suất và chất lượng công tác còn nhiều hạn chế.

Trong tổ chức biên chế lực lượng gián tiếp cao, thường vượt so với mức quy định, nhất là ở những công trường xây dựng cơ bản; theo quy định ở các công trường tỉ lệ lao động gián tiếp từ 15 – 19%, nhưng trên thực tế thường khoảng 30%...

Năng suất lao động thấp thường không đạt chỉ tiêu, trong thời gian dài không tăng, hoặc chập chờn khi tăng khi giảm: năng suất lao động của một nhân viên xây lắp năm 1973 bằng 82,75% năm 1971 và chỉ bằng 55,6% năm 1972; năng suất lao động một công nhân sản xuất quân giới năm 1972 chỉ bằng 98,4% năm 1971 và năm 1973 chỉ bằng 94,6% năm 1972.

Qua việc phân tích và nhận định khái quát các mặt về tổ chức TCHC như trên và đối chiếu với tình hình nhiệm vụ hiện nay và trong giai đoạn sắp tới chúng ta thấy rất rõ ràng rằng việc chấn chỉnh tổ chức TCHC là một yêu cầu cấp thiết và đồng thời cũng là một vấn đề đã chín muồi.

[Nguồn: Đề án chấn chỉnh tổ chức TCHC, tài liệu họp QUTW 30/5/1974, Hss 906/QUTW, TTLT BQP]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2023