thấy, những tinh thần và giá trị cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng đã được thể hiện sinh động, sâu sắc trong mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ giải pháp về xây dựng Đảng trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Hiện nay nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, theo Hồ Chí Minh thì đây thật sự là “cuộc chiến đấu khổng lồ” mà thành công của cuộc chiến đấu này và sự hiện thực hóa mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” có mối quan hệ mật thiết với năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng và sự trong sạch, vững mạnh của hệ thống chính trị. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu trên thì Đảng phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền để “động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”. Chính vì thế, công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới sẽ đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức khó khăn và nặng nề. Nhất là, việc nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền trong điều kiện một đảng cầm quyền đã và đang đặt ra nhiều vấn đề rất mới mẽ, rất phức tạp. Trước những khó khăn, phức tạp đó, bênh cạnh quyết tâm chính trị cao độ của Đảng thì vấn đề có ý nghĩa rất cấp thiết là công tác xây dựng Đảng phải nghiên cứu, quán triệt, vận dụng và thực hiện nghiêm túc những chỉ dẫn quý báu của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng. Coi đó là “kim chỉ nam” soi sáng, chỉ đường cho việc nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong thời gian tới.
Năm là, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng định hướng cho quá trình xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, đặt nền tảng cho quá trình xây dựng tổ chức Đảng trong Quân đội, bảo đảm cho Quân đội luôn tuyệt đội trung thành với Đảng trong mọi tình huống
Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng Đảng trong Quân đội, trước hết, Người đã nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng một đội ngũ những người đảm nhiệm hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội. Người nhấn mạnh: “Về mặt chính trị, cấp nào cũng có một người chính trị phái viên do đoàn thể cách mạng chọn trong bộ đội ấy hoặc phái người ngoài đến làm” [57, tr.502].
Thấm nhuần tư tưởng đó, ở các đơn vị lực lượng vũ trang cách mạng bên cạnh người chỉ huy quân sự bao giờ cũng có người cán bộ chính trị - người tiêu
biểu cho đường lối chính trị, quân sự của Đảng, được tổ chức đảng lựa chọn và giao nhiệm vụ chỉ đạo, trực tiếp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị, chịu trách nhiệm chủ yếu trước Đảng về bản chất cách mạng của đơn vị vũ trang mà mình được phân công đảm nhiệm, người giữ nghiêm kỷ luật Đảng, nắm vững và thực hiện tốt các nguyên tắc của Đảng, thật sự tiêu biểu cho sự đoàn kết thống nhất trong tổ chức đảng và trong toàn đơn vị. Về vai trò của đội ngũ chính ủy, chính trị viên, Hồ Chí Minh cho rằng: : “Tư cách của chính trị viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt, thì bộ đội ấy tốt. Người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ, thì bộ đội ấy không tốt” [59, tr.484].
Trong bài nói chuyện tại Trường trung cấp chính trị Quân đội ngày 25 tháng 10 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nhân dân có Đảng lãnh đạo, Đảng có chính cương, chính sách. Đã là quân đội nhân dân thì phải học chính sách của Đảng” [61, tr.217]. Người cũng cho rằng, vấn đề hàng đầu đối với lực lượng vũ trang cách mạng là phải có “con đường chính trị đúng”. Người đã chỉ rõ: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại” [61, tr.217] và “phải tăng cường công tác chính trị, luôn luôn nâng cao trình độ chính trị và giác ngộ giai cấp của bộ đội ta”. Đồng thời: “Trong việc chỉnh huấn bộ đội, phải lấy chính trị làm gốc” [61, tr.398], như vậy mới bảo đảm cho Quân đội ta thực sự là quân đội cách mạng, từng bước vững chắc tiến lên chính quy, hiện đại, một quân đội bách chiến bách thắng.
Như vậy có thể nói, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến vấn đề xây dựng Quân đội về chính trị, xây dựng tổ chức đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ của đảng và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội từ rất sớm. Thực tiễn quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của QĐND Việt Nam trong gần 80 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của những quan điểm trên của Hồ Chí Minh. Hiện nay, trước tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp trong cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ, đảng viên trong Quân đội và các học viện, TSQQĐ thì việc vận dụng những quan điểm của Hồ Chí Minh vào xây dựng các tổ chức Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên có ý nghĩa cấp thiết.
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh - 7
- Xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh - 8
- Giá Trị Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Xây Dựng Đảng
- Thực Trạng Xây Dựng Đảng Bộ Các Trường Sĩ Quan Quân
- Xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh - 12
- Xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh - 13
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, luận án đã phân tích những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài, phân tích làm sâu sắc nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và giá trị của tư tưởng đó trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng có nội dung phong phú, sâu sắc, chứa đựng tính khoa học, cách mạng, nhân văn. Nghiên cứu các bài nói, bài viết và từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể thấy, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, Người cho rằng xây dựng Đảng là nhiệm vụ rất quan trọng bởi xuất phát từ vị trí, vai trò của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng, từ quy luật tồn tại và phát triển của Đảng.
Theo Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng cần tiến hành thường xuyên, liên tục và nội dung xây dựng tập trung trên các mặt: Chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Trong xây dựng Đảng về chính trị, theo Hồ Chí Minh cần xây dựng đường lối chính trị đúng, xây dựng bản lĩnh chính trị và tính đảng cho cán bộ, đảng viên. Xây dựng Đảng về tư tưởng là phải làm cho toàn Đảng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, bồi dưỡng lập trường, tư tưởng GCCN, chống lại các quan điểm, tư tưởng “phi vô sản”. Đối với xây dựng đảng về tổ chức, Hồ Chí Minh cho rằng cần thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc trong tổ chức và sinh hoạt Đảng, quan tâm xây dựng TCCSĐ, nhất là chi bộ và thực hiện đúng công tác cán bộ. Xây dựng Đảng về đạo đức, Hồ Chí Minh quan tâm đến hai phương diện, xây dựng đạo đức của tổ chức đảng và đạo đức của cán bộ, đảng viên. Cùng với việc nêu lên những nội dung xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những biện pháp nhằm xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức Trên cơ sở khái quát nội dung cơ bản trong di sản của Hồ Chí Minh về
xây dựng Đảng, luận án đã tiến hành hệ thống hóa các quan điểm của Người về xây dựng Đảng theo trật tự logic của vấn đề nghiên cứu, từ đó làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của nó đối với nhiệm vụ xây dựng Đảng nói chung và Đảng bộ các TSQQĐ nói riêng.
Chương 3
XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG BỘ CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
3.1.1. Một số đặc điểm về các trường sĩ quan Quân đội
* Về cơ cấu tổ chức các trường sĩ quan Quân đội
Các TSQQĐ là những trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan cho toàn quân. Năm 1979, Nhà nước quyết định đặt hệ thống nhà trường quân đội trong hệ thống giáo dục quốc dân và đến năm 1998, TSQQĐ được giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ bậc đại học. Các trường sĩ quan đều có tư cách pháp nhân, được Chính phủ, Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp đại học, sau đại học ngành khoa học quân sự. Hiện nay, trong Quân đội có 11 trường sĩ quan đào tạo trình độ cấp phân đội, bậc đại học. Cụ thể:
- Trường Sĩ quan Chính trị, thành lập năm 1976
- Trường Sĩ quan Lục quân 1, thành lập năm 1945
- Trường Sĩ quan Lục quân 2, thành lập năm 1959
- Trường Sĩ quan Không quân, thành lập năm 1965
- Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp, thành lập năm 1965
- Trường Sĩ quan Thông tin, thành lập năm 1951
- Trường Sĩ quan Công binh, thành lập năm 1955
- Trường Sĩ quan Phòng hóa, thành lập năm 1976
- Trường Sĩ quan Pháo binh, thành lập năm 1957
- Trường Sĩ quan Đặc công, thành lập năm 1967
- Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự, thành lập năm 1978 (xem Phụ lục 1)
Trường Sĩ quan Chính trị trực thuộc Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ đào tạo chính trị viên, giáo viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự cấp phân
đội cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Trụ sở chính tại Xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Trường Sĩ quan Lục quân 1 có trụ sở tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu Lục quân cấp phân đội, trình độ đại học các chuyên ngành quân sự và đào tạo thạc sĩ Khoa học Quân sự.
Trường Sĩ quan Pháo binh đóng quân trên địa bàn xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội. Trường Sĩ quan Pháo binh là trung tâm giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học quân sự pháo binh, tên lửa của Binh chủng Pháo binh và Quân đội nhân dân Việt Nam, đào tạo cán bộ từ cấp khẩu đội, tiểu đội đến cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung (lữ) đoàn pháo binh, tên lửa và đào tạo, bồi dưỡng các đối tượng khác.
Trường Sĩ quan Lục quân 2 tiền thân là Trường Quân chính sơ cấp Quân giải phóng miền Nam. Trụ sở của trường tại Phường Tam Phước, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Đây là một trung tâm đào tạo sĩ quan chỉ huy lục quân cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) ở khu vực phía Nam, từ năm 1998, nhà trường được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học quân sự. Các chuyên ngành đào tạo đại học và cao đẳng quân sự gồm: Binh chủng hợp thành; Trinh sát bộ binh; Trinh sát đặc nhiệm.
Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng. Trụ sở của trường tại Phường 10, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Trường có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan kĩ thuật trình độ đại học hệ quân sự và kỹ sư công nghệ hệ dân sự phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trường Sĩ quan Công binh trực thuộc Binh chủng Công binh. Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo cử nhân quân sự trình độ đại học các chuyên ngành chỉ huy kỹ thuật công binh và đào tạo cử nhân kỹ thuật hệ dân sự. Trụ sở chính tại Phường Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Trường Sĩ quan Thông tin, trực thuộc Binh chủng Thông tin Liên lạc, là trường đào tạo sĩ quan, trình độ cử nhân quân sự chuyên ngành chỉ huy tham mưu thông tin liên lạc và tác chiến không gian mạng. Trường có trụ sở tại Phường Vĩnh Hải, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.
Các TSQQĐ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các trường đại học quốc gia, được lập ra trên cơ sở tuân theo các quy định của pháp luật, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; đảng ủy, bộ tư lệnh các quân chủng, binh chủng, các tổng cục, có chức năng, nhiệm vụ theo phạm vi, quyền hạn được phân công.
Điều lệ Công tác nhà trường QĐND Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 51/2016/TT-BQP, ngày 20/4/2016 của Bộ Quốc phòng quy định cơ cấu tổ chức của TSQ trong quân đội, bao gồm: Ban Giám hiệu, các cơ quan chức năng (phòng, ban), các khoa, bộ môn, các đơn vị quản lý học viên (hệ, tiểu đoàn, lớp, đại đội, trung đội).
Cơ cấu tổ chức của các TSQ thường ổn định, ít có sự biến động và được đầu tư khá đầy đủ về cơ sở vật chất, phương tiện, vũ khí, trang thiết bị. Đảng bộ trường sỹ quan là tổ chức đảng cấp trên cơ sở, tổ chức cơ sở đảng được thành lập ở các cơ quan, khoa giáo viên và các hệ, tiểu đoàn quản lý học viên. Hội phụ nữ cơ sở, Công đoàn cơ sở được thành lập ở khối các cơ quan, khoa hoặc liên cơ quan, liên khoa và các hệ, tiểu đoàn quản lý học viên. Hội đồng quân nhân được tổ chức ở các cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị quản lý học viên và các đại đội trực thuộc cơ quan. Hệ thống tổ chức đảng, hội phụ nữ, công đoàn cơ sở ở các TSQ luôn được quan tâm kiện toàn về cơ cấu tổ chức, không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác.
* Chức năng của các trường sĩ quan Quân đội
Theo Điều lệ Công tác nhà trường Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày 24 tháng 4 năm 2016 qui định tại Điều 9, Mục 2, Chương II: Các học viện, TSQQĐ có chức năng thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo; nghiên cứu khoa học; xây
dựng nhà trường quân đội chính quy; cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
* Nhiệm vụ cơ bản của các trường sĩ quan Quân đội
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, sĩ quan chính trị, sĩ quan chỉ huy tham mưu, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ các cấp của quân đội; cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học có trình độ đại học và sau đại học theo quy chế văn bằng của Nhà nước, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu ứng dụng, phát triển khoa học, nghệ thuật quân sự, khoa học kỹ thuật quân sự, khoa học và xã hội nhân văn quân sự. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị.
Huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, chấp hành điều lệnh, điều lệ và các chế độ, quy định của Quân đội. Xây dựng các trường sĩ quan vững mạnh toàn diện. Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và của cấp ủy, chỉ huy cấp trên.
Tăng gia sản xuất, tiến hành công tác dân vận, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, thực hiện chính sách hậu phương Quân đội, chính sách an sinh xã hội. Phòng chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, sẵn sàng chiến đấu, ngăn chặn chiến tranh xâm lược; cùng với các đơn vị khác trong quân đội làm lực lượng nòng cốt củng cố quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự cho Lào và Campuchia.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước, Bộ Quốc phòng giao.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, từng TSQQĐ phải thường xuyên chấp hành sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; đảng ủy, chỉ huy các tổng cục, quân, binh chủng. Đồng thời, chấp hành nghiêm quy chế giáo dục - đào tạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải tập trung hướng vào nâng cao chất lượng đào tạo theo
mục tiêu đã xác định, lấy người học làm trung tâm. Phát huy cao độ vai trò của các tổ chức, các lực lượng, nhất là vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, đội ngũ giảng viên trong giáo dục, quản lý, rèn luyện học viên, tổ chức tiến hành công tác phát triển đảng viên theo đúng quy trình, thủ tục, nguyên tắc.
* Mục tiêu đào tạo chung nhất của các TSQQĐ
Đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu, sĩ quan chính trị, sĩ quan kỹ thuật, sĩ quan chuyên môn nghiệp vụ cấp phân đội, cấp chiến thuật, giảng viên các chuyên ngành quân sự (khoa học kỹ thuật quân sự, kỹ thuật quân sự, khoa học xã hội và nhân văn cấp phân đội, đào tạo trình độ thạc sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhân dân; có trình độ đại học quân sự, có năng lực toàn diện trong lãnh đạo, chỉ huy, huấn luyện, quản lý bộ đội, có sức khỏe tốt..., đảm nhiệm được chức vụ ban đầu và có khả năng phát triển đảm nhiệm chức vụ cao hơn, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý và chất lượng ngày càng cao; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ, không ngừng nâng cao trình độ học vấn, khả năng tư duy, tay nghề sư phạm và kinh nghiệm thực tiễn. Thực hiện tốt việc bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học cả về lý luận và thực tiễn, chú trọng rèn luyện bản lĩnh, phương pháp, tác phong chỉ huy, quản lý; đồng thời, có chính sách thu hút nhân tài về các học viện, nhà trường công tác.
Tích cực đổi mới quy trình, chương trình, nội dung đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phù hợp với từng đối tượng, cấp học, sát thực tế huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và yêu cầu xây dựng Quân đội trong tình hình mới. Tập trung đầu tư xây dựng một số trường sĩ quan theo mô hình “Nhà trường thông minh, tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư”; nâng cao chất lượng công tác bảo đảm huấn luyện đáp ứng yêu cầu “khoa học, hiệu quả, kịp thời”.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội
Quy định Số 59-QĐ/TW, ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Ban Chấp hành