Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 20


pháp khác nhau mang tính hiệu quả và thiết thực để không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, đáp ứng kịp thời yêu cầu chiến đấu và sản xuất.

Hai là, đẩy mạnh tăng gia sản xuất.

Thực hành tăng gia sản xuất là biện pháp để cần, kiệm thiết thực và hiệu quả nhất trong điều kiện chiến đấu và công tác của LLHC.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của QUTW và BQP, phong trào tăng gia sản xuất tự túc một phần lương thực, thực phẩm ở các cơ quan, đơn vị đã được tổ chức thực hiện tương đối chặt chẽ. Các biện pháp: quy định thành nhiệm vụ, chỉ tiêu sản xuất cho từng người, từng đơn vị; giành thời gian, giành lực lượng triển khai thực hiện; xây dựng các khu vực hậu cứ, đầu tư tiền vốn, vật tư, kỹ thuật…ở mức độ thích hợp cho sản xuất và chăn nuôi đã mang lại những kết quả tốt. Vượt qua những khó khăn về điều kiện địa hình, thời tiết, sự đánh phá ác liệt của địch, các đơn vị vẫn tích cực tổ chức tăng gia sản xuất, duy trì, phát triển các khu vực hậu cứ trồng trọt, chăn nuôi tập trung, vừa có lực lượng sản xuất chuyên nghiệp, vừa huy động toàn thể bộ đội tham gia theo thời vụ. Ngoài ra các cơ quan đơn vị còn tổ chức sản xuất, chăn nuôi quanh nơi đóng quân và khai thác kiếm hái, săn bắt sản vật thiên nhiên để cải thiện sinh hoạt thường xuyên. Trong điều kiện chiến tranh phá hoại, bộ đội phân tán, sơ tán, cơ động chiến đấu, các đơn vị đã tìm ra những cách làm thích hợp để tiếp tục duy trì phát triển tăng gia sản xuất trong thời chiến như: tổ chức tăng gia sản xuất quanh bếp, quanh nhà, chăn nuôi gia súc ngay trên trận địa, trong hầm hào, mang theo “cũi lợn”, “lồng gà” khi di chuyển… Nhiều đơn vị tổ chức được khu trồng trọt, chăn nuôi cố định với quy mô thích hợp. Một số nơi thực hiện dựa vào dân, mượn đất của dân để sản xuất giữa hai vụ chính trong năm: góp công, góp vốn với hợp tác xã nông nghiệp để chăn nuôi thêm ngoài kế hoạch rồi chia lãi bằng hiện vật cho bộ đội… Tăng gia sản xuất nói chung đã có kết quả tốt; tuy việc cung cấp của Nhà nước có hạn, nhưng nhiều đơn vị vẫn duy trì được chất lượng bữa ăn, có nơi còn thêm dự trữ và từng bước nâng cao sinh hoạt bảo đảm cho bộ đội ăn no, ăn đủ theo tiêu chuẩn định lượng ngay trong chiến tranh.

Gắn liền với tích cực tăng gia sản xuất là đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, phương pháp, hợp lý hóa sản xuất để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất,


sửa chữa, chất lượng nuôi quân, chăm sóc thương bệnh binh đạt hiệu quả lớn như: ngành Quân nhu đẩy mạnh nghiên cứu chế biến lương thực, thực phẩm, cải tiến kỹ thuật nấu nướng, phấn đấu hạ mức sử dụng than, củi; tổ chức hội thao, trao đổi kinh nghiệm chế biến, nấu nướng, giết mổ; nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa cắt may, tổ chức vá chữa ở từng đơn vị, việc thu hồi quân trang, quân dụng để sử dụng sản xuất lại… đã có ý nghĩa tiết kiệm lớn. Ngành Vận Tải đẩy mạnh phong trào giữ gìn xe máy tốt, lái xe an toàn, tiết kiệm xăng dầu, phong trào phát huy sáng kiến, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật, tận dụng công suất máy móc, phương tiện, tiết kiệm vật tư nguyên liệu làm đường. Lực lượng sản xuất có nhiều cố gắng tự sản xuất, cải tiến một số loại vũ khí đạn dược đáp ứng nhu cầu sử dụng và phù hợp với điều kiện chiến trường, yêu cầu chiến thuật, đồng thời đã tổ chức sản xuất một số loại phụ tùng thay thế, phương tiện phục vụ cho bảo đảm kỹ thuật…

Thực tiễn sinh động nói trên chỉ rõ: chỉ có quán triệt sâu sắc quan điểm cần, kiệm, dựa vào sức mình là chính, đẩy mạnh sản xuất và ra sức tiết kiệm trên mọi lĩnh vực công tác mới có thể xây dựng được một LLHC vững mạnh, nâng cao khả năng và chất lượng bảo đảm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của ngành hậu cần trong chiến tranh.

Ba là, thường xuyên quản lý và sử dụng tốt cơ sở vật chất kỹ thuật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Quản lý chặt chẽ, giữ gìn tốt, sử dụng hợp lý, phát huy đầy đủ tác dụng của mọi trang bị, vũ khí, phương tiện chiến đấu và vật tư tài sản hậu cần khác là vấn đề quan trọng trong giữ vững và nâng cao sức mạnh của LLHC, khả năng, chất lượng bảo đảm hậu cần.

Để quản lý và sử dụng tốt cơ sở vật chất kỹ thuật trong cuộc KCCM, CN, ngành HCQĐ đã thường xuyên giáo dục hướng dẫn, đôn đốc việc chấp hành các chế độ, tiêu chuẩn, quy định về hậu cần cho các ngành phù hợp với yêu cầu và điều kiện của chiến tranh; nghiên cứu, xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn chế độ mới trong thời chiến. Đã tích cực tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên hậu cần các cấp và cho cả cán bộ chỉ huy các đơn vị về công tác quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý. Đã duy trì các chế độ dự toán, chế độ cấp phát, thu hồi, chế độ đăng ký thống kê, chế độ báo cáo thực lực, chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, dự phòng, chế độ kiểm tra, điểm

Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 20


nghiệm định kỳ… Qua thực hiện các chế độ để nắm tình hình, phát hiện những sai sót, hướng dẫn uốn nắn việc sửa chữa và xử lý những vụ việc vi phạm khi cần thiết. Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra và trong một số thời điểm đã thực hiện được tổng kiểm tra, nắm lại và đánh giá toàn bộ tài sản vật chất, cả ở kho tàng các cấp, ở các đơn vị và trên các tuyến vận chuyển; tổ chức thu dồn, tập trung trang bị, phương tiện vật tư, tài sản để phân loại, bảo quản, sửa chữa, xử lý…ở các ngành, các cấp trong toàn quân.

Tuy vậy, so với yêu cầu đặt ra việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn là một mặt còn yếu của quân đội và ngành HCQĐ. Đây là một khuyết điểm lớn, gây tổn thất tài sản, làm giảm chất lượng LLHC, hạn chế khả năng, chất lượng bảo đảm và một phần sức chiến đấu của LLVT.

Từ những thành công và hạn chế trên cho thấy: quản lý tốt cơ sở vật chất kỹ thuật trong chiến tranh là một trong những kinh nghiệm để nâng cao chất lượng LLHC, nâng cao khả năng bảo đảm hậu cần cho quân đội.

Bốn là, coi trọng và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ về vật chất kỹ thuật của bạn bè quốc tế.

Cuộc KCCM, CN của dân tộc Việt Nam được sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình của các nước XHCN và nhân dân tiến bộ thế giới. Về mặt vật chất kỹ thuật, Việt Nam nhận được sự giúp đỡ to lớn của các nước XHCN. Trong KCCM, CN hầu hết các nước XHCN đều có viện trợ quân sự cho Việt Nam. Sự giúp đỡ của các nước đã có tác dụng rất quan trọng trong việc tăng cường và cải tiến trang bị kỹ thuật của Quân đội lên một bước mới.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của các nước XHCN giúp đỡ, có phát huy được tác dụng hay không phải thông qua các điều kiện kinh tế, chính trị, quân sự, trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng bảo đảm giao thông vận tải, trình độ công nghiệp… của hậu phương Việt Nam. Vì vậy, phát huy sức mạnh của hậu phương chiến tranh nhân dân là một nội dung cơ bản, lâu dài để thực hiện dựa vào sức mình là chính và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ về vật chất kỹ thuật của các nước anh em.

Trong chiến tranh khối lượng vật chất bảo đảm cho nhu cầu của các đơn vị chiến đấu trên chiến trường luôn phát triển, kẻ địch luôn tìm mọi cách phá hoại các tuyến hậu cần. Do đó, nếu mỗi cơ quan, đơn vị đều ra sức cần, kiệm,


giữ gìn tốt, dùng bền, an toàn và tiết kiệm cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có và của các nước anh em giúp đỡ, đồng thời chú trọng lấy của địch đánh địch và đề cao tinh thần tự lực, chủ động, tích cực giải quyết những khó khăn thì sẽ tạo cho mình và cho toàn cuộc chiến tranh những khả năng hậu cần rất lớn. Thực tiễn chiến đấu trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975 chứng minh rằng: làm tốt việc phát huy sức mạnh của hậu phương, ra sức thực hành cần, kiệm, chú trọng công tác quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật thì vừa sử dụng hiệu quả những khả năng hậu cần sẵn có, vừa phát huy mạnh mẽ tác dụng của cơ sở vật chất kỹ thuật do các nước anh em giúp đỡ, làm tăng thêm khả năng dựa vào sức mình là chính trên mặt trận hậu cần.

Các nước XHCN anh em đã giúp đỡ Việt Nam nhiều về vật chất, trong đó có những loại vũ khí, phương tiện chiến đấu và phục vụ chiến đấu rất hiện đại. Tuy nhiên việc tiếp nhận, quản lý, vận chuyển và sử dụng các vũ khí, phương tiện chiến đấu và phục vụ chiến đấu đều phụ thuộc vào các điều kiện địa hình, thời tiết, khả năng nắm vững khoa học kỹ thuật, phụ thuộc những đặc điểm con người Việt Nam và cách đánh của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả những cơ sở vật chất kỹ thuật của các nước giúp đỡ đòi hỏi mọi cán bộ, nhân viên, chiến sỹ hậu cần phải đề cao việc nghiên cứu và học tập làm chủ và sử dụng hết công suất, phát huy hết hiệu lực các cơ sở vật chất kỹ thuật được giúp đỡ, nhất là đối với các loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại, không thỏa mãn, giản đơn, bảo thủ. Mặt khác, phải phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc sử dụng các loại cơ sở vật chất kỹ thuật đó; nghiên cứu, cải tiến, vận dụng cho phù hợp với đối tượng tác chiến, điều kiện chiến trường và cách đánh Việt Nam, không rập khuôn máy móc.

Kinh nghiệm chỉ rõ: có nêu cao tinh thần dựa vào sức mình là chính, mới có điều kiện để sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ về vật chất kỹ thuật của các nước anh em. Mặt khác, sử dụng tốt sự giúp đỡ của các nước anh em, càng có thêm điều kiện để tăng cường lực lượng, thực hiện tốt hơn yêu cầu dựa vào sức mình là chính. Đó là bài học về sử dụng sự giúp đỡ của quốc tế với tinh thần dựa vào sức mình là chính để giải quyết những vấn đề về xây dựng LLHC và bảo đảm hậu cần trong chiến tranh nhân dân.


Kết luận chương 3

Trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975, dưới sự lãnh đạo của ĐBQĐ, LLHC đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đạt được kết quả đó là do: ĐBQĐ đã thường xuyên quán triệt sâu sắc đường lối chính trị, quân sự của Đảng; nhiệm vụ của LLVT, của quân đội; đánh giá đúng tình hình, nhận thức rõ vai trò của CTHC đề ra được chủ trương lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo. Đồng thời, ĐBQĐ luôn sâu sát thực tiễn, kịp thời chỉ đạo chặt chẽ các hoạt động xây dựng LLHC phù hợp với đặc điểm tình hình nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, sát đối tượng. Dưới sự lãnh đạo của ĐBQĐ cán bộ, chiến sỹ, nhân viên hậu cần các cấp đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng ra sức phấn đấu vươn lên thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ.

Tuy vậy, trong quá trình lãnh đạo xây dựng LLHC từ năm 1969 đến năm 1975, ĐBQĐ vẫn còn một số hạn chế dẫn tới LLHC chưa thực sự vững mạnh toàn diện, chất lượng hiệu quả bảo đảm hậu cần có mặt chưa cao. Những hạn chế đó là do nhận thức của ĐBQĐ có mặt chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn, của chiến tranh; chỉ đạo thực hiện có mặt chưa chặt chẽ, thiếu sâu sát. Ngoài ra, sự đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ và tay sai, sự khắc nghiệt của điều kiện địa hình, thời tiết, sự khó khăn nhiều mặt của nền kinh tế Việt Nam cũng chi phối, cản trở nhiều đến quá trình xây dựng, phát triển LLHC.

Quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975, diễn ra rất phong phú và đa dạng, để lại nhiều kinh nghiệm quý. Tổng kết quá trình đó rút ra bốn kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng trong lãnh đạo xây dựng LLHC cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.


KẾT LUẬN

1. Xuất phát từ vị trí, vai trò to lớn của LLHC trong chiến tranh; từ đặc điểm tình hình, thuận lợi, khó khăn của thực tiễn cách mạng Việt Nam trong những năm (1969 – 1975); từ âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của đế quốc Mỹ và tay sai; từ thực trạng của LLHC quân đội, nhất là những yếu kém cần được khắc phục; đặc biệt từ yêu cầu xây dựng Quân đội, xây dựng LLHC đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn cuối của cuộc KCCM, CN, ĐBQĐ đã đề ra chủ trương xây dựng LLHC một cách toàn diện. Chủ trương đó là:

Xây dựng LLHC vững mạnh toàn diện, đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ, theo phương châm xây dựng LLHC cách mạng, chính quy, hiện đại. Để thực hiện mục tiêu và phương châm đó phải thường xuyên quán triệt sâu sắc và thực hiện triệt để các quan điểm: dựa chắc vào dân, huy động và tổ chức toàn dân tham gia xây dựng LLHC; lấy xây dựng LLHC vững mạnh về chính trị làm cơ sở; xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh là khâu then chốt; xây dựng lực lượng vận tải chiến lược mạnh là nhiệm vụ trung tâm; xuất phát từ thực tiễn và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của chiến tranh; cần, kiệm, tự lực cánh sinh trong xây dựng LLHC. Đồng thời, phải tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp về: công tác xây dựng Đảng trong LLHC; công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng cho cán bộ, nhân viên, chiến sỹ hậu cần các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần; chấn chỉnh tổ chức, biên chế hệ thống cơ quan, đơn vị, cơ sở hậu cần; quản lý, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, trang thiết bị hậu cần.

Chủ trương đó là sự trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh và quân đội, về hậu phương và hậu cần trong chiến tranh, về xây dựng LLVT cách mạng; kế thừa, phát triển kinh nghiệm tổ chức hậu cần và xây dựng LLHC của dân tộc và trên thế giới vào điều kiện cụ thể trong giai đoạn cuối cuộc KCCM, CN của dân tộc Việt Nam.


2. Thực hiện chủ trương trên ĐBQĐ thường xuyên bám sát thực tiễn, chỉ đạo chặt chẽ các mặt công tác: xây dựng hệ thống tổ chức, biên chế cơ quan, đơn vị, cơ sở hậu cần; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sỹ hậu cần; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần. Trong đó, ĐBQĐ đã chú trọng tập trung chỉ đạo thực hiện tốt khâu then chốt, nhiệm vụ trung tâm trong xây dựng lực lượng, tạo bước đột phá để không ngừng giữ vững và tăng cường sức mạnh của LLHC bảo đảm cho LLHC luôn vững mạnh toàn diện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

3. Từ quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong những năm (1969 – 1975), luận án đưa ra nhận xét về những ưu điểm, hạn chế trên các lĩnh vực: hoạch định chủ trương, chỉ đạo thực tiễn và kết quả xây dựng LLHC trong thực tiễn. Đồng thời, làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của những ưu điểm, hạn chế đó, trong đó nguyên nhân chủ quan là chính.

4. Tổng kết quá trình ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975, luận án rút ra bốn kinh nghiệm đó là: thường xuyên giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với LLHC; luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần vững mạnh đáp ứng yêu cầu của chiến tranh; dựa vào dân, động viên và tổ chức toàn dân tham gia xây dựng LLHC; cần, kiệm, tự lực cách sinh xây dựng LLHC. Bốn kinh nghiệm đó có giá trị tham khảo, vận dụng trong lãnh đạo xây dựng LLHC hiện nay.

Xây dựng LLHC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN trong tình hình mới là một công tác quan trọng, một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. Đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam phải tiếp tục quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, tích cực, chủ động và sáng tạo huy động tối đa mọi nguồn lực có thể để xây dựng LLHC luôn vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Hữu Hoạt (2011), "Vai trò công tác hậu cần trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước", Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 2 (243), tr. 58 - 61.

2. Nguyễn Hữu Hoạt (2011), "Một số kinh nghiệm rút ra từ công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho lực lượng hậu cần quân đội trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975", Tạp chí Nghiên cứu khoa học hậu cần quân sự, Số 38 (65), tr. 14 - 19.

3. Nguyễn Hữu Hoạt (2012), "Quan điểm của Hồ Chí Minh về hậu cần quân đội – ý nghĩa lý luận và thực tiễn", Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 2 (255), tr. 30 - 34.

4. Nguyễn Hữu Hoạt (2012), "Vai trò của hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước – Ý nghĩa lịch sử và hiện thực", Tạp chí Nghiên cứu khoa học hậu cần quân sự, Số 46 (73), tr. 81 - 85.

5. Nguyễn Hữu Hoạt (2013), "Kinh nghiệm của Đảng về công tác hậu cần toàn dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước", Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 4 (269), tr. 15 - 19.

6. Nguyễn Hữu Hoạt (2013), "Xây dựng và phát huy nhân tố chính trị, tinh thần của lực lượng hậu cần quân đội trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - giá trị lịch sử và hiện thực", Tạp chí Hậu cần Quân đội, Số 2 (649), tr. 45 - 47.

7. Nguyễn Hữu Hoạt (2013), "Vận dụng quan điểm xây dựng Quân đội “vững mạnh về chính trị” làm cơ sở của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng lực lượng hậu cần Quân đội hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu khoa học hậu cần quân sự, Số 5 (163), tr. 28 - 31, 15.

8. Nguyễn Hữu Hoạt (2014), "Thất bại của Mỹ trên mặt trận hậu cần trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam qua cái nhìn từ phía Mỹ", Tạp chí Lịch sử quân sự, Số 274 (10-2014), tr. 45 - 49.

9. Nguyễn Hữu Hoạt (2015), "Chủ trương của Đảng về công tác hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước", Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, Số 2 (150), tr. 14 - 16.

10. Nguyễn Hữu Hoạt (2015), "Kinh nghiệm xây dựng lực lượng hậu cần của Đảng bộ Quân đội trong những năm 1969 – 1973 và vận dụng trong xây dựng lực lượng hậu cần hiện nay", Tạp chí Khoa học Quân sự, Số 08 (08/2015), tr. 86 - 90.

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí