Tăng Cường Sự Lãnh Đạo Của Các Cấp Ủy Đảng Đối Với Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch 95743


- Đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Vấn đề này đòi hỏi người lãnh đạo quản lý và những người làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra. Năng lực của người cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển KT-XH và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc.

4.3.5. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch

- Tiếp tục nâng cao nhận thức cho đảng viên về vai trò, vị trí của du lịch trước yêu cầu phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay

- Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH nói chung và nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh nói riêng. Cần xây dựng các chương trình chỉ đạo chuyên đề, coi trọng chỉ đạo xây dựng các tập thể chi, đảng bộ trong các cơ quan QLNN về du lịch, trong các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác trong sạch, vững mạnh và tổng kết các phong trào thi đua để từ đó tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng trước yêu cầu mới đặt ra.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện và chỉ đạo triển khai đồng bộ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là các chỉ thị, nghị quyết về tăng cường công tác phòng ngừa sai phạm trong cán bộ đảng viên, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, về phát triển du lịch trong tình hình mới... Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên trong việc chấp hành Điều lệ Đảng, các quy định của Nhà nước, nhất là các quy định đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.


- Củng cố và phát triển các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp hoạt động du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước; tăng cường vai trò của cấp ủy cơ sở trong việc lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tham gia lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, đấu tranh với các biểu hiện sai trái và các tiêu cực trong cơ quan, đơn vị.

- Tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên trong các doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, thật sự là những người lãnh đạo quản lý và kinh doanh giỏi.

4.4.Kiến nghị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

4.4.1. Đối với Nhà nước

Để hoạt động tuyên truyền, quảng bá có hiệu quả, trở thành một hoạt động chuyên nghiệp, tổng cục du lịch có thể sử dụng một số hình thức như: quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam ra thế giới bằng các phương thức quảng bá và cung cấp thông tin cho các lãnh đạo và cơ quan chuyên trách, thuê các công ty PR chuyên nghiệp của nước ngoài quảng bá về du lịch Việt Nam, Việt Nam cần hoàn thiện khâu cung cấp thông tin du lịch

Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh - 12

Có một chiến lược quảng bá tổng thể, lâu dài tại các thị trường trọng điểm, thông tin phải được đưa đến cho du khách một cách đầy đủ, thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xúc tiến nhà nước nên:

-Tăng cường mở các cơ quan đại diện về du lịch Việt Nam ở nước ngoài.

- Có chính sách đầu tư về chiến lược, cơ sở hạ tầng, các thủ tục hành chính cho việc xuất nhập cảnh thuận lợi hơn, khi đó tạo điều kiện thu hút được nhiều khách quốc tế vào Việt Nam hơn nữa.

- Tổ chức các buổi hội thảo, tiếp xúc giữa các hãng lữ hành và các khu du lịch, khách sạn của Việt Nam với các nước ASEAN để thống nhất việc cùng xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm cùng hợp tác.


4.4.2. Đối với Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch

- Trên cơ sở các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch và các luật khác, các văn bản pháp quy có liên quan đến du lịch, điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản hướng dẫn thực hiện nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho công tác quản lý du lịch phù hợp với quy định của Nhà nước ta và thông lệ quốc tế, tăng cường hội nhập quốc tế.

- Tập trung triển khai công tác quản lý, chấn chỉnh tại các điểm đến; xây dựng Đề án cung ứng nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương hướng dẫn, kiểm tra cơ sở lưu trú du lịch; đề xuất quản lý và định hướng phát triển đối với loại hình cơ sở lưu trú du lịch mới như Condotel, hình thức chia sẻ kỳ nghỉ (timeshare)

4.4.3. Đối với Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh

- Sở du lịch cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách du lịch tại các thị trường trọng điểm của tỉnh thông qua việc cử cán bộ đi tìm hiểu thị trường ở nước ngoài.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo về thị trường cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn. Sở du lịch cũng nên thường xuyên cử đại diện tham gia trưng bày tại hội trợ quốc tế về du lịch ở các nước trên thế giới.

- Có kế hoạch hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển du lịch đối với các địa phương lân cận. Đặc biệt, cần xây dựng một kế hoạch hợp tác cụ thể với các tỉnh Phía Bắc.

- Có kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để nhanh chóng nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp không chỉ của đội ngũ lao động trực tiếp trong ngành mà còn của cả cộng đồng người dân tham gia vào hoạt động dịch vụ tại các khu du lịch trên địa bàn thành phố.

4.4.4. Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 05/02/216 về phát triển dịch vụ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2030.


- Chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai thực hiện các nội dung về du lịch theo quy hoạch; xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng, khu, điểm du lịch.

- Chủ động xây dựng chiến lược phát triển thị trường, chú trọng phát triển các thị trường khách quốc tế.

- Tập trung vào nhiệm vụ xây dựng chính sách, quy định quản lý. Trong đó, tập trung vào một số quy định về quản lý tài nguyên (quy định về quản lý vịnh Hạ Long); quy định quản lý kinh doanh như: quản lý tàu du lịch, quản lý lữ hành, quản lý dịch vụ du lịch, quản lý về môi trường kinh doanh du lịch...

- Đề xuất Chính phủ các bộ, ngành cho phép Quảng Ninh được áp dụng một số chính sách quản lý vĩ mô, tăng cường công tác ủy quyền trong một số lĩnh vực quản lý. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các ngành, địa phương.

- Chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm đã có, phát triển một số sản phẩm du lịch mới, với tiêu chí các sản phẩm phải phù hợp với từng thị trường khách, đồng thời gắn các yếu tố văn hóa, giá trị tài nguyên du lịch vào sản phẩm; chú trọng đến các sản phẩm du lịch văn hóa, mua sắm, cảnh quan

xây dựng nhiều kế hoạch quảng bá, xúc tiến rất bài bản, trên cơ sở đó các cơ quan chức năng, các địa phương và doanh nghiệp đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến với nhiều nội dung và hình thức phong phú.


KẾT LUẬN


Chính phủ cũng đã giao chỉ tiêu cho ngành du lịch phấn đấu bảo đảm tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt ít nhất 30%, khách du lịch nội địa tăng 12% đồng thời chỉ đạo ngành du lịch thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm tăng trưởng khách du lịch và chất lượng phát triển du lịch. Để hoàn thành mục tiêu trên, hoạt động xúc tiến, quảng bá được xem là nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, về phía các địa phương yêu cầu tiếp tục chủ động đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch; tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu du lịch của địa phương. Có thể khẳng định rằng. xúc tiến du lịch giữa vai trò then chốt trong quá trình thu hút khách du lịch.

Luận văn “Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh” đã được nghiên cứu và đạt được kết quả sau:

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong xúc tiến du lịch, cơ sở thực tiễn được học tập từ tỉnh Đà Nẵng và Khánh Hòa, đồng thời tác giả đã rút ra được năm bài học kinh nghiệm có ý nghĩa áp dụng đối tỉnh Quảng Ninh.

Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh với các nội dung về lập kế hoạch xúc tiến du lịch, phân cấp chính quyền trong quá trình xúc tiến du lịch; đánh giá môi trường, chính sách đầu tư cho xúc tiến du lịch; công tác thanh tra, kiểm tra xúc tiến du lịch và quản lý nhà nước về các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Tác giả đưa ra được kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về công tác quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh.

Ba là, tác giả đã phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh, bao gồm các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan.


Bốn là, tác giả đã đề xuất giải pháp và kiến nghị quan trọng nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh. Các giải pháp chủ yếu đó là Tăng cường xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch của tỉnh; Tăng cường ngân sách cho hoạt động xúc tiến; Củng cố bộ máy tổ chức và đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động xúc tiến du lịch; Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch. Các kiến nghị được đề xuất đối với Nhà nước; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh và UBND tỉnh Quảng Ninh.

Do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên luận văn không khỏi thiếu sót, mắc những khuyết điểm. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy, Cô, Ban lãnh đạo cùng cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh về công tác xúc tiến du lịch để luận văn được hoàn thiện cũng như có khả năng áp dụng những giải pháp vào thực tiễn tốt nhất.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Nguyễn Văn Đính (2006), Kinh tế Du lịch, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

3. Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

4. Luật Du lịch, Luật số 9/2017. QH14.

5. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Mạnh – Nguyễn Đình Hòa (2008), Giáo trình Marketing Du lịch, Nhà xuất bản Hà Nội.

7. An Thị Thanh Nhàn – Lục Thị Thu Hường (2010), Quản trị Xúc tiến Thương mại trong xây dựng và phát triển thương hiệu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8. Từ Ánh Nguyệt (2014), Quảng Ninh đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch, Tạp chí Du lịch, số 11/2014.

9. Nguyễn Bạch Nguyệt – Tô Quang Phương (2008), Giáo trình Kinh tế Đầu tư, Nhà xuất bản Hà Nội.

10.Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá dulịch Việt Nam tại một số thị trường quốc tế trọng điểm, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch (2005), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội

11.Trần Thanh Phong (2012), Các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh


12.Nghị quyết số 142/NQ-HĐND ngày 30/5/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

13.Quyết định số 1418/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 4/7/2014 về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

14.Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

15.Quyết định số 201/2013/QĐ-TTg, ngày phê duyệt 22/01/2013, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

16.Hồ Thị Minh Tuyền (2010), Thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc – Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

17.Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch (2005), Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường quốc tế trọng điểm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

18.Briggs S. (1997), Successful Tourism Marketing, Kogan, Page Ltd., London, UK.

19.Briggs S. (2001), Successful Web Marketing for the Tourism and Leisure sectors, Kogan Page Limited, London, UK.

20.Kotler P., Bowen J.T., and Markens, J.C. (2006), Marketing for Hospitality and Tourism, Pearson International Edition (4th edn), Pearson Prentice Hall, New Jersey, USA.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí