Tăng Cường Sự Lãnh Đạo Của Các Cấp Ủy Đảng Đối Với Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch


cần phối hợp với các cơ quan QLNN liên quan tổ chức nhiều loại hình du lịch, nhiều lễ hội văn hóa mang đậm nét truyền thống của các dân tộc gắn với quá trình hình thành và phát triển, các truyền thuyết của Tây Nguyên. Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp để thu hút khách, kéo dài thời gian lưutrú.

Tổ chức các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch (lựa chọn các doanh nghiệp có thế mạnh) thành hiệp hội mạnh có tính gắn kết cao

Trên cơ sở đó tỉnh sẽ có một số cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả để làm nòng cốt, làm “đầu tàu” kéo các doanh nghiệp khác và cả hệ thống doanh nghiệp phát triển.

3.2.10. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng... Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, bảo đảm vừa nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của Nhà nước". Để thực hiện được phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch cũng như việc hoàn thiện QLNN đối với du lịch ở tỉnh Gia Lai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng phải được tăng cường, nội dung và phương thức lãnh đạo phải được đổi mới theo hướng sau:

Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức cho đảng viên về vai trò, vị trí của du lịch trước yêu cầu phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH nói chung và nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh nói riêng. Cần xây dựng các chương trình chỉ đạo chuyên đề, coi trọng chỉ đạo xây dựng các tập thể chi, đảng bộ trong các cơ quan QLNN về du lịch, trong các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác trong sạch, vững mạnh và tổng kết các phong trào thi đua để từ đó tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng trước yêu cầu mới đặt ra.


Ba là, xây dựng kế hoạch thực hiện và chỉ đạo triển khai đồng bộ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là các chỉ thị, nghị quyết về tăng cường công tác phòng ngừa sai phạm trong cán bộ đảng viên, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, về phát triển du lịch trong tình hình mới... Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên trong việc chấp hành Điều lệ Đảng, các quy định của Nhà nước, nhất là các quy định đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Bốn là, củng cố và phát triển các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp hoạt động du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước; tăng cường vai trò của cấp ủy cơ sở trong việc lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tham gia lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, đấu tranh với các biểu hiện sai trái và các tiêu cực trong cơ quan, đơn vị.

Năm là, tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên trong các doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, thật sự là những người lãnh đạo quản lý và kinh doanh giỏi.

Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai - 13

3.2.11.Bảo tồn và phát huy Di sản không gian Văn hóa Cồng chiêng.

Di sản Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại đã đặt ra yêu cầu cho các cấp, các ngành và người dân có ý thức hơn trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển những giá trị đó trong quá trình xây dựng và phát triển, hội nhập. Ngành du lịch Gia Lai Cần đề xuất với các cơ quan chức năng xây dựng Luật nghiêm ngặt để bảo vệ cồng chiêng, tăng cường công tác tuyên truyền vận động người bản địa giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, mở những lớp dạy cồng chiêng, chỉnh chiêng, có chính sách hỗ trợ những nghệ nhân là người dân tộc thiểu số.[1,tr.14]

Để bảo tồn, phát huy Không gian Văn hóa Cồng chiêng nói riêng, trong thời gian đến cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo vệ giá trị của cồng chiêng, văn hóa Cồng chiêng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, nhằm ngăn chặn tình trạng chảy máu cồng chiêng, có các biện pháp để xử lý nghiêm đối với các hành vi trộm cắp, hủy hoại cồng chiêng. Tiếp tục đẩy mạnh


công tác nghiên cứu, sưu tầm tư liệu về cồng chiêng và văn hóa Cồng chiêng, đồng thời đẩy mạnh công tác hợp tác, giao lưu văn hóa để quảng bá, giới thiệu về Không gian Văn hóa Cồng chiêng. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng. Bỏ vệ và phát huy tốt lợi thế của Văn hóa dân tộc bản địa đó là một lợi thế rất lớn của ngành du lịch Tây nguyên nói chung và ngành Du lịch Gia Lai nói riêng. [7,tr.27]

3.2.12. Sử dụng hiệu quả các công cụ tài chính, thuế, giá cả, hỗ trợ thông tin, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư và kích cầu du lịch

Bên cạnh tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật và làm tốt công tác quy hoạch thì đây là những công cụ hữu hiệu để chính quyền tỉnh Gia Lai điều tiết, quản lý và thúc đẩy phát triển ngành du lịch.

Về nguồn vốn và phân bổ vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản theo Luật Ngân sách nhà nước năm2002:

- Về quyền huy động vốn trong nước của cấp tỉnh (trong đó có Gia Lai). Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, thì cấp tỉnh có quyền quyết định mức huy động vốn trong nước. Đây là sự trao quyền rất mạnh dạn của trung ương đối với cấp tỉnh. Tuy nhiên để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, Luật Ngân sách nhà nước đặt ra các điều kiện: chỉ được huy động cho đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được HĐND tỉnh quyết định; về mặt tài chính phải cân đối ngân sách tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn, với mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách tỉnh (khoản III, điều 8 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002). Các quy định trên đã hạn chế chủ động mà địa phương nhất là các tỉnh có nguồn thu ngân sách lớn, lại có tiềm lực kinh tế. [20,tr.92]

- Theo Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu; Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp


-Chính sách thuế .a. Hoàn thiện chính sách thuế: Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế theo hướng khuyến khích, thúc đẩy đầu tư, tăng cường tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp tích lũy vốn để đổi mới công nghệ, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, duy trì và nâng cao nguồn thu ổn định cho ngân sách. b. Tiết kiệm các khoản chi: Nhà nước cần triệt để tiết kiệm trong chi ngân sách nhà nước để tăng nguồn vốn đầu tư. Sử dụng tốt các công cụ tài chính, thuế, giá cả nhằm tăng thu, tránh thất thu thuế và các nguồn thu khác cho ngân sách nhà nước. Mặt khác, trong những trường hợp cần thiết, nhà nước cũng phải sử dụng các công cụ tài chính này can thiệp kịp thời để duy trì sự ổn định, tránh xảy ra khủng hoảng trong phát triển du lịch, chẳng hạn như sử dụng chính sách bình ổn giá trong trường hợp chống lạm phát, giảm phát hay khoanh nợ ngân hàng, hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển du lịch, miễn giảm thuế, cho nợ thuế khi hoạt động sản xuất, kinh doanh du lịch gặp khó khăn.

- Đổi mới chính sách và thúc đẩy huy động các nguồn vốn đầu tư để phát triển hạ tầng du lịch : Để đạt được các mục tiêu đề ra cho ngành du lịch tỉnh Gia Laivề kinh tế và xã hội từ nay đến 2020 là đưa ngành du lịch Gia Lai trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tương xứng với tiềm năng sẵn có, bên cạnh các định hướng phát triển du lịch, tỉnh cần thực hiện các giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch như sau: a. Giải pháp huy động vốn từ NSNN - Huy động hợp lý nguồn thu thuế, phí và lệ phí. Tăng cường quản lý chặt chẽ và tập trung vào các nguồn thu từ thuế VAT, thu nhập doanh nghiệp, thu từ đất đai, nhà ở, tài nguyên. Đặc biệt là cần thể chế hóa các khoản thu phí và lệ phí được cụ thể rõ ràng. Cần thực hiện tốt pháp lệnh thực hành tiết kiệm, phân bổ nguồn vốn ngân sách hợp lý, quản lý chặt chẽ các nguồn chi.

Đối với kênh tạo vốn và sử dụng vốn từ DNNN: Trước hết cần tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế chính sách liên quan đến tài chính doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đẩy nhanh


tiến trình đổi mới, sắp xếp gắn liền với việc tăng cường năng lực tài chính cho các doanh nghiệp Nhà nước, thông qua hình thức cổ phần hóa, giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc công bố phá sản. kiên quyết xóa bỏ tình trạng bao cấp, bảo hộ bất hợp lý đặc quyền và độc quyền trong kinh doanh của các DNNN. Vấn đề này cũng được xem là biện pháp xử lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo hướng đầu tư có hiệu quả. b.Huy động vốn từ các nguồn khác để phát triển hạ tầng du lịch để thu hút mạnh các nhà đầu tư, đầu tư phát triển du lịch, kính đề nghị Tổng cục du lịch cân đối kinh phí đầu tư xây dưng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ để du lịch Gia Lai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trên địa bàn Tỉnh, hoặc tổng cục du lịch phối hợp, tranh thủ các Bộ Ngành liên quan có cơ thế cho phép chuyển đổi quyền sử dụng đất để lấy kết cấu hạ tầng ở các Khu du lịch...[21,tr.142

Chính sách tín dụng Xóa bỏ các chỉnh sách phân biệt đối xử trong tín dụng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; thực hiện bình đẳng cho mọi doanh nghiệp về nghĩa vụ, quyền lợi tài chính trong việc vay vốn, hưởng các chế độ ưu đãi về tài chính tiền tệ và các dịch vụ tài chính khác

- Sử dụng ngân sách nhà nước cho phát triển nguồn nhân lực du lịch: Ngân sách nhà nước cần tập trung cho các lĩnh vực nhằm mục đích tiêu chuẩn hóa, xây dựng chuẩn danh mục trang thiết bị giảng dạy, đặt hàng đào tạo cho các ngành khó tuyển sinh mà thị trường có nhu cầu và những nghề nhà nước ưu tiên phát triển. Cần hỗ trợ học sinh, sinh viên học nghề du lịch gắn với nông thôn của các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách. Tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo và dạy nghề du lịch, xây dựng các trung tâm kiểm định chất lượng công lập, xây dựng tiêu chuẩn và biên soạn đề thi kỹ năng nghề, xây dựng các trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và hỗ trợ chi phí đánh giá kỹ năng nghề du lịch cho người lao động.

- Bố trí kinh phí để thực hiện bồi thường trước tạo quỹ đất sạch nhằm thu hút các dự án có vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, tạo giá trị sản lượng công nghiệp cao hoặc các dự án có tính chất quan trọng và cấp thiết


Hỗ trợ 100% kinh phí trong việc đào tạo cho lao động nông thôn, miền núi, hải đảo, theo học “nghề du lịch”

- Ban hành cơ chế chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch để thu hút các nhà đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch.

- Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ nguồn vốn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch.

- Kiểm tra, giám sát và nâng cao hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước: Xây dựng cơ chế chi tiêu nội bộ tại các cơ quan quan lý nhà nước về du lịch các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Xây dựng bộ chỉ tiêu và quy trình đánh giá hiệu quả chi ngân sách nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước.Vận dụng và sử dụng có hiệu quả quyền tự chủ về mức chi, nội dung chi phân bổ ngân sách nhà nước.

3.2.13. Phát triển và quản lý các loại hình du lịch

Nói đến Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung các loại hình du lịch chủ yếu là du lịch sinh thái, dã ngoại, du lịch cộng đồng, du lịch gia đình để phát triển các loại hình du lịch này cần làm tốt công tác quy hoạch, không cấp phép làm thủy điện nữa nếu như Gia Lai không còn rừng thì sẻ không còn du lịch vì nói đến Gia Lai phải nói đến rừng, thủ tục hành chính thông thoáng để du khách nước ngoài làm thủ tục thuận lợi khi đến đây, bảo tồn văn hóa cồng chiêng và văn hóa dân tộc bản địa, có chế tài xử lý nghiêm đối với hành vi buôn bán cồng chiêng. Gia Lai là địa bàn nóng về chính trị nên đề nghị Bộ Công an kiểm tra, theo dõi chặt chẻ những thành phần lợi dụng du lịch để vào những nơi hẻo lánh đề kích động đồng bào dân tộc nhẹ dạ cả tin. Cơ sở hạ tầng du lịch, đường sá cần phải xây dựng có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.

3.2.14. Kiến nghị với chính phủ và các bộ, ban ngành trung ương

Để tỉnh Gia Lai xứng đáng là một trong những khu vực du lịch trọng điểm của khu vực Tây Nguyên, đồng thời thực hiện được định hướng và mục tiêu phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh. Trong khuôn khổ


luận văn này, tác giả kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan những nội dungsau:

- Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải quan tâm đầu tư cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho khu vực Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng. Trong đó chú trọng việc nâng cấp các tuyến quốc lộ nối Tây Nguyên với các vùng kinh tế động lực Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, Nam Trung bộ, Trung Trung bộ và các nước láng giềng trong khu vực ASEAN như Lào, Campuchia; nâng cấp sân bay Pleiku và tăng cường các tuyến bay đến và đi từ Pleiku; nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh

- Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thống nhất chủ trương và đầu tư xây dựng trường đào tạo nghề du lịch tại khu vực Bắc Tây Nguyên.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm giải quyết các vấn đề: + Hỗ trợ kinh phí trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa-lịch sử, các công trình kiến trúc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc và các thiết chế văn hóa ở cơ sở

+ Hỗ trợ kinh phí đầu tư các công trình hạ tầng du lịch ở các cụm, khu du lịch trọng điểm.

+ Hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho tỉnh Gia Lai tổ chức các sự kiện văn hóathể thao-du lịch, tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ở trong và ngoài nước và hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dư ng nguồn nhân lực du lịch

+ Thống nhất chủ trương và hỗ trợ để thành lập một trường dạy nghề tại tỉnh Gia Lai nhằm giải quyết nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho tỉnh Gia Lai và khu vực Bắc Tây Nguyên.

- Bộ Công Thương quan tâm hỗ trợ công tác đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống; tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề, ngành nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm hỗ trợ công tác bảo tồn và phát triển các khu vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh.


- Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng... nghiên cứu, xem xét áp dụng các biện pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính, chính sách thuế... phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm khuyến khích du khách qua lại và mua sắm tại các cửa khẩu quốc tế.

-Tỉnh Gia Lai nói riêng và các tỉnh vùng Tây Nguyên nói chung được xác định là địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn, là vùng có nhiều ĐBDTTS sinh sống, trình độ dân trí thấp, là vùng kinh tế chậm phát triển, xa các trung tâm kinh tế lớn, giao thông không thuận lợi, là vùng có tiềm ẩn bất ổn về quốc phòng, an ninh. Do vậy, để vùng Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng phát triển kịp với các khu vực khác, đề nghị Nhà nước có cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư riêng cho vùng Tây Nguyên, cũng như Gia Lai nếu theo như Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ.

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư, áp dụng chung cho cả nước thì đối với vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng sẽ khó thu hút được đầu tư các lĩnh vực, trong đó có du lịch.

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, như Nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ, ngành trước khi ban hành (dự thảo) cần phải có tính nhất quán cao, phải nghiên cứu thật kỷ tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai. Các cơ quan liên quan, các ngành tránh tình trạng mạnh bộ, ngành nào thì bộ, ngành đó làm; do vậy nhiều văn bản của cơ quan này mâu thuẫn, không thống nhất với văn bản của cơ quan khác, hướng dẫn thiếu cụ thể, mang tính chung chung làm cho các địa phương khó triển khai thực hiện việc ban hành các văn bản còn chung chung còn chồng chéo. Trong những năm vừa qua việc ban hành các văn bản dưới luật không kịp thời và thiếu đồng bộ.

- Ngành du lịch Gia Lai là ngành kinh tế còn non trẻ so với các ngành kinh tế khác, nên về cơ chế, chính sách phát triển ngành này còn nhiều vấn đề hạn chế so với ngành kinh tế khác. để tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển, Nhà nước nên áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu, điểm du lịch lớn đã được quy

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí