Khái Niệm Xây Dựng Đảng Bộ Các Trường Sĩ Quan Quân Đội


Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng rất phong phú. Bao gồm: Xây dựng Đảng về chính trị; Xây dựng Đảng về tư tưởng; Xây dựng Đảng về tổ chức và Xây dựng Đảng về đạo đức.

Về ý nghĩa và giá trị. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng có giá trị quý báu, chứa đựng tính cách mạng, khoa học, sáng tạo và nhân văn, đã đặt nền tảng cho sự ra đời của Đảng và quá trình xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một đảng cách mạng, chân chính, xứng đáng “là đạo đức, là văn minh“, được dân tin, dân phục, dân theo, dân ủng hộ, tạo nên sức mạnh to lớn đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

2.1.3. Khái niệm xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội

Theo tác giả: Xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan quân đội là tổng thể các hoạt động được tiến hành một cách thường xuyên, đồng bộ nhằm mục đích nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, qua đó đáp ứng yêu cầu lãnh đạo các trường sĩ quan quân đội hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Khái niệm trên thể hiện những vấn đề cơ bản sau:

Chủ thể xây dựng Đảng trong các TSQQĐ bao gồm tất cả mọi lực lượng tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình xây dựng Đảng bộ các TSQQĐ, trong đó hạt nhân, nòng cốt là đội ngũ bí thư, phó bí thư cấp ủy, cấp ủy viên và đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Đối tượng xây dựng là hệ thống tổ chức đảng các cấp và đội ngũ cán bộ,

đảng viên trong các TSQQĐ.

Mục tiêu xây dựng là nâng cao NLLĐ, SCĐ của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

2.1.4. Khái niệm xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Qua nghiên cứu, tác giả đưa ra khái niệm: Xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh là tổng thể các hoạt động nhận thức, quán triệt, vận dụng sáng tạo những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng vào xây dựng các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các

Xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh - 6


trường sĩ quan Quân đội nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội trong sạch, vững mạnh về mọi mặt.

Từ khái niệm nêu trên có thể thấy:

Thứ nhất, thực chất của việc xây dựng Đảng bộ các TSQQĐ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là quá trình triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, sáng tạo, hiệu quả những chỉ dẫn quý báu của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng vào công tác xây dựng Đảng bộ các TSQQĐ, nhằm xây dựng Đảng bộ ở TSQQĐ vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, đủ sức lãnh đạo các trường sĩ quan Quân đội hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, mục đích xây dựng Đảng bộ các TSQQĐ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm làm cho Đảng bộ các TSQQĐ ngày càng TSVM, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo các trường sĩ quan Quân đội hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, chủ thể xây dựng Đảng bộ các TSQQĐ theo tư tưởng Hồ Chí Minh đó là cấp ủy các cấp, đội ngũ chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy và đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Thứ tư, đối tượng xây dựng đó là hệ thống tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ các TSQQĐ

Thứ năm, nội dung xây dựng Đảng bộ các TSQQĐ theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm:

Xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội về chính trị: Xây dựng năng lực nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hóa quan điểm, đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước, nhiệm vụ của cách mạng và của Quân đội và của cấp trên cho Đảng bộ các TSQQĐ; nâng cao năng lực xây dựng, quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp ở các TSQQĐ; xây dựng bản lĩnh chính trị, ý chí, quyết tâm cho mọi cán bộ, đảng viên, luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc (ĐLDT) và chủ nghĩa xã hội (CNXH), làm cho cán bộ, đảng viên luôn trung thành, kiên quyết bảo vệ và ra


sức phấn đấu thực hiện thắng lợi quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; chống những biểu hiện sai lầm trong nhận thức và hành động chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ các TSQQĐ.

Xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội về tư tưởng: Xây dựng nền tảng tư tưởng cho tổ chức đảng, “kim chỉ nam” cho cho nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng sự đoàn kết, thống nhất về tư tưởng trong Đảng bộ các TSQQĐ và sự thông suốt về tư tưởng và hành động cho mỗi cán bộ, đảng viên; xây dựng tinh thần cảnh giác cách mạng, tự giác, tích cực đấu tranh chống lại các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, phòng ngừa, ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội về tổ chức: Xây dựng nền nếp và hiệu quả việc thực hiện các nguyên tắc trong tổ chức sinh hoạt đảng trong Đảng bộ các TSQQĐ; xây dựng các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của các TSQQĐ bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có năng lực lãnh đạo, chỉ huy, giảng dạy, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Xây dựng Đảng bộ các trường sĩ quan Quân đội về đạo đức là làm cho mỗi cấp ủy, tổ chức đảng luôn làm tốt việc giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên; cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần tự giác, tích cực rèn luyện đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên luôn tự rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, biết tự chủ và tự trọng.

2.2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG

2.2.1. Xây dựng Đảng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng

Trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, năm 1953, Hồ Chí Minh khẳng định: “Đối với vận mệnh của nước nhà và dân tộc, Đảng có trách nhiệm vô cùng to lớn. Cho nên xây dựng Đảng là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng” [62, tr.279]. Quan điểm trên của Hồ Chí Minh xuất phát từ những vấn đề sau:


Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh giành chính quyền

Từ thực tiễn đất nước mất độc lập, nhân dân mất tự do, bị áp bức, bóc lột. Với lòng yêu nước, thương dân vô hạn, Hồ Chí Minh đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Với những kinh nghiệm đúc rút qua thực tiễn hoạt động cách mạng, nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới, đặc biệt được tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh dần hình thành những quan điểm đầu tiên về con đường đấu tranh cách mạng.

Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng cần phải có Đảng lãnh đạo. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, năm 1927, Hồ Chí Minh đặt vấn đề “Cách mệnh trước hết phải có cái gì?”, lý giải cho điều đó, Hồ Chí Minh cho rằng “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” [56, tr.289].

Cách mạng là sự nghiệp lâu dài, gian khổ, do đó cần phải có một tổ chức, một lực lượng tiên phong, được trang bị lý luận khoa học, được tổ chức chặt chẽ để thực hiện nhiệm vụ “vận động”, “tổ chức” dân chúng trong nước và “liên lạc” với giai cấp công nhân, các dân tộc bị áp bức trên thế giới, kêu gọi sự ủng hộ, đoàn kết tạo nên sức mạnh tổng hợp để đánh đổ thực dân, đế quốc, xây dựng xã hội mới, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Là lực lượng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng phải là lực lượng gương mẫu đi đầu, là bộ tham mưu chiến đấu của GCCN, của nhân dân lao động và của toàn thể dân tộc. Mục đích của Đảng là đoàn kết toàn dân, giành ĐLDT, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Để thực hiện được mục đích đó, Đảng phải được xây dựng vững mạnh về mọi mặt. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” [56, tr.289]. Với vị trí, vai trò là lực lượng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng cần phải có đủ trí tuệ, đạo đức để ngang tầm với nhiệm vụ, trọng trách được giao.


Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của đảng cầm quyền

Khi cách mạng giành được chính quyền thì Đảng lãnh đạo chính quyền để tổ chức xây dựng xã hội mới. Và khi đó, Đảng trở thành Đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền thì cán bộ, đảng viên của Đảng ít nhiều đều có quyền lực, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Với nhãn quan chính trị sắc bén, tầm nhìn xa, trông rộng, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thấy tính chất hai mặt của quyền lực. Theo Người, quyền lực, một mặt có sức mạnh to lớn để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới nếu trao đúng cho người thật sự có đức, có tài. Mặt khác, quyền lực cũng có sức phá hoại ghê gớm nếu người nắm quyền lực bị thoái hóa, biến chất.... Điều đặc biệt, quyền lực rất dễ làm cho cán bộ, đảng viên của Đảng sa vào chủ nghĩa cá nhân, dẫn đến tha hóa, biến chất, trở thành sâu mọt đục khoét tài sản của Nhà nước, của nhân dân… Chính vì thế, khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, phải tiến hành công tác xây dựng Đảng một cách thường xuyên, liên tục, coi đó là cách thức tốt nhất để phòng ngừa các nguy cơ nảy sinh trong Đảng.

Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng

Đảng ra đời từ yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, trong khi đó, nhiệm vụ cách mạng ở mỗi giai đoạn khác nhau đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau. Trước mỗi giai đoạn đó, Đảng đều phải rất coi trọng công tác xây dựng Đảng. Khi cách mạng gặp khó khăn, cần phải làm cho cán bộ, đảng viên của Đảng luôn giữ vững chí khí, bản lĩnh chính trị. Khi cách mạng lâm vào thoái trào, cần phải củng cố tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng, không bi quan, hoang mang, dao động và khi cách mạng trên đà thắng lợi thì càng phải tiến hành thật tốt công tác xây dựng Đảng để tránh thói kiêu ngạo, chủ quan trong cán bộ, đảng viên.

Mặt khác, quá trình lãnh đạo cách mạng, thực hiện những nhiệm vụ mà nhân dân giao phó luôn phát sinh những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, có những nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Do đó, Đảng phải không ngừng nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh của đội ngũ cán bộ, đảng viên, phải tiến hành xây dựng Đảng để ngang tầm với đòi hỏi, yêu cầu của nhiệm vụ


cách mạng, để xứng đáng là “hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao

động, hiện thân cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc” [63, tr.412].

Thứ tư, xuất phát từ quy luật tồn tại, phát triển của Đảng

Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đảng sống trong xã hội, là một bộ phận hợp thành cơ cấu của xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu sự tác động, ảnh hưởng của môi trường xã hội, các quan hệ xã hội có cả cái tốt và cái xấu, tích cực, tiến bộ, tiêu cực và lạc hậu, cái hay và cái dở. Chỉ có thể phát huy được cái tốt, cái hay, cái tích cực, tiến bộ, loại bỏ cái xấu, cái dở, cái tiêu cực, cái lạc hậu bằng việc thường xuyên tiến hành xây dựng Đảng và sự không ngừng tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cán bộ, đảng viên. Nếu hoạt động xây dựng Đảng có chất lượng, hiệu quả thì sẽ tạo ra sức đề kháng tốt giúp cho các căn bệnh xấu ngoài xã hội không thẩm thấu vào Đảng, làm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đủ sức hoàn thành tốt được mọi nhiệm vụ. Mặt khác, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng sẽ không thể tránh khỏi những vấp váp, khuyết điểm, thậm chí sai lầm, do đó, thường xuyên thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng là vấn đề rất quan trọng, có tính tất yếu.

Hồ Chí Minh thấy rằng, Đảng ở trong xã hội thì cán bộ, đảng viên của Đảng không thể tránh khỏi bị tác động, ảnh hưởng, thậm chí bị tiêm nhiễm bởi các tư tưởng, thói quen lạc hậu, bảo thủ, tiêu cực. Chính vì thế, mỗi tổ chức đảng phải không ngừng tự chỉnh đốn, tự đổi mới. Với từng cán bộ, đảng viên phải tự giác, tích cực trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, phải ra sức học tập để “gột rửa mình”, để thật sự xứng đáng “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Xây dựng Đảng còn là cơ hội để mỗi cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, giáo dục, tu dưỡng, phấn đấu tốt hơn, hoàn thành các nhiệm vụ được giao, là dịp để cải tạo mình về mặt tư tưởng và nâng cao năng lực công tác, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng. Do đó, nếu không tiến hành công tác xây dựng Đảng một cách thường xuyên hoặc tiến hành với chất lượng, hiệu quả thấp thì không chỉ làm giảm sức chiến đấu của Đảng, dẫn đến Đảng suy yếu, mà còn làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phai nhạt về mục tiêu, lý tưởng, thiếu ý thức phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện và dễ tha hóa, thoái hóa, biến chất về đạo đức, lối sống.


2.2.2. Nội dung và biện pháp xây dựng Đảng

Nội dung xây dựng Đảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, bao gồm những nội dung: Xây dựng Đảng về chính trị; xây dựng Đảng về tư tưởng; xây dựng Đảng về tổ chức và xây dựng Đảng về đạo đức.

2.2.2.1. Xây dựng Đảng về chính trị

* Xây dựng đường lối chính trị đúng đắn

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc,viết năm 1947, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà viết kế hoạch, ra mệnh lệnh” [59, tr.325]. Người còn chỉ rõ: “Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng căn cứ vào tình hình trong nước và trên thế giới, đề ra những khẩu hiệu, mục đích và kế hoạch đấu tranh” [62, tr.277] và “Khẩu hiệu chính trị đúng, thì toàn dân thấy rõ phương hướng, nhận rõ ai là bạn, ai là thù, đoàn kết chặt chẽ xung quanh Đảng, để đánh thắng kẻ thù của cách mạng” [62, tr.278].

Hồ Chí Minh cho rằng đường lối chính trị đúng đắn phải phản ánh đúng thực tiễn khách quan, phản ánh đúng nhu cầu, nguyện vọng tha thiết, chính đáng của nhân dân. Đường lối chính trị đúng phải soi sáng, dẫn đường cho dân chúng trong sự nghiệp cách mạng, phải xâm nhập vào thực tiễn và cải tạo thực tiễn.

Để xây dựng được đường lối chính trị đúng, Hồ Chí Minh cho rằng, trước hết phải dựa vào lý luận Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Bởi vì, theo Hồ Chí Minh phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin cung cấp một thế giới quan khoa học, là một vũ khí cách mạng mang lại hạnh phúc cho nhân loại. Đồng thời, phải xuất phát từ thực tiễn cách mạng, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Người nhấn mạnh: “Khi đặt ra khẩu hiệu và chỉ thị, luôn luôn phải dựa vào điều kiện thiết thực và kinh nghiệm cách mạng ở các nước, ở trong nước và ở địa phương” [59, tr.289] và “Phải luôn luôn do nơi quần chúng mà kiểm soát những khẩu hiệu và chỉ thị đó có đúng hay không” [59, tr.289].

Bên cạnh đó, theo Hồ Chí Minh để xác định đường lối chính trị đúng thì về nguyên tắc và đường lối chiến lược phải kiên định, song về sách lược, biện


pháp đấu tranh phải luôn linh hoạt, mềm dẻo. Người luôn nhắc nhở, mỗi khi đất nước nảy sinh những vấn đề cần phải được giải đáp về lý luận, thì Đảng phải “dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta” [65, tr.92] và trên cơ sở đó, định ra đường lối, phương pháp và những bước đi cụ thể thích hợp với thực tiễn tình hình cách mạng.

* Xây dựng bản lĩnh chính trị, ý chí, quyết tâm thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng cho cán bộ, đảng viên

Trong xây dựng Đảng về chính trị, Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng bản lĩnh chính trị, ý chí, quyết tâm thực hiện chủ trương, nghị quyết cho cán bộ, đảng viên của Đảng. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, trong mọi giai đoạn của cách mạng, mọi hoàn cảnh khó khăn, tình huống phức tạp, mọi bước ngoặt hiểm nghèo, mỗi cán bộ và đảng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, “chớ thấy sóng cả mà ngả tay chèo”. Đảng cần phải giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, thông tin kịp thời, đầy đủ cho cán bộ, đảng viên để họ luôn luôn kiên định lập trường, giữ vững bản lĩnh chính trị trong mọi hoàn cảnh. Hồ Chí Minh cho rằng: Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành” [59, tr.309] và chính cán bộ, đảng viên phải là những người tiên phong, gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, do đó ý chí, quyết tâm thực hiện chủ trương, nghị quyết của cán bộ, đảng viên có tác dụng to lớn trong việc động viên, cổ vũ nhân nhân tham gia hiện thực hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng.

* Chống những nguy cơ sai lầm về đường lối trong Đảng

Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện đảng cầm quyền, Đảng sẽ phải đối mặt với các nguy cơ. Đó là nguy cơ sai lầm về đường lối, các căn bệnh quan liêu, mệnh lệnh, xa dân. Trong đó, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Căn bệnh quan liêu là nguy cơ lớn nhất đối với các đảng cầm quyền, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác. Quan liêu dẫn tới chủ quan, mệnh lệnh, hấp tấp, khi gặp khó khăn thì dễ dao động, ngả nghiêng... Đối với cán bộ, đảng viên, bệnh quan liêu dẫn tới chỉ biết dùng mệnh lệnh, không biết giải thích, tuyên truyền, “không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng” [61,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022