Chỉ Đạo Đẩy Mạnh Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Hậu Cần


Công tác tuyên truyền, cổ động, xây dựng chương trình kế hoạch tuyên truyền trong từng thời kỳ ở cấp Tổng cục và đề cương hướng dẫn công tác tuyên truyền cho cấp dưới. Đẩy mạnh công tác thông tin, cổ động ở các đơn vị cơ sở, như: đọc báo, nghe tin, nói chuyện thời sự, viết sách báo, xây dựng nhà câu lạc bộ; tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ… Hướng dẫn nội dung, hình thức sinh hoạt cho phù hợp với cơ quan và cơ sở trong tình hình mới, như: kiện toàn tổ chức thư viện của Tổng cục và các cục; chấn chỉnh và xây dựng tủ sách phù hợp với đặc điểm, tính chất nhiệm vụ của đơn vị; cải tiến chất lượng tờ tin Chiến sỹ hậu cần của TCHC và tờ tin của các cục; nâng cao chất lượng công tác xuất bản... Đồng thời, có kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân nhằm cổ vũ nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu trên cả hai miền Nam, Bắc.

Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giáo dục bản chất truyền thống cách mạng của LLVT và LLHC thông qua các hoạt động nhân dịp các ngày lễ lớn, như: chuẩn bị và triển khai xây dựng bảo tàng chống Mỹ, cứu nước và nhà truyền thống của Tổng cục, các cục, các đơn vị, cơ sở; tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Quân đội và 20 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ vào năm 1974; phát động viết hồi ký với chủ đề “Ngành Hậu cần phục vụ cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước”; tham gia triển lãm cùng toàn quân kỉ niệm ngày 30 năm ngày thành lập Quân đội.

Đẩy mạnh các phong trào thi đua đi vào chiều sâu, sát với thực tiễn, hướng vào việc:

Tăng cường xây dựng động cơ thi đua đúng đắn để phòng và khắc phục những tư tưởng lệch lạc, như: tranh công, đổ lỗi, che dấu khuyết điểm, cục bộ, thiếu đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ.

Tiến hành tổng kết phong trào thi đua “5 đỉnh cao”, đánh giá đúng mạnh, yếu, nguyên nhân. Qua đó đề ra những nội dung, yêu cầu, chỉ tiêu thi đua phù hợp, sát với thực tiễn công tác của từng cơ quan, cơ sở để đưa phong trào đi vào chiều sâu đạt hiệu quả cao hơn.

Xây dựng công tác quản lý, bồi dưỡng tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến…, đưa công tác này đi vào nền nếp, chế độ.


Kết hợp chặt chẽ giữa thi đua thường xuyên với thi đua đột kích. Duy trì phong trào một cách thường xuyên liên tục vững chắc và bền bỉ, đồng thời phải tổ chức tốt những đợt thi đua đột kích để tạo lên những bước phát triển mới. Tổ chức thi đua đột kích có mục đích thiết thực, nội dung, yêu cầu, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể và tập trung trong thời gian vừa phải, tránh căng thẳng, ảnh hưởng đến sức lực quần chúng và phong trào chung.

Công tác bình công, khen thưởng chặt chẽ, mở rộng dân chủ, đi đúng đường lối quần chúng, thực hành tự phê bình và phê bình rộng rãi, bảo đảm kịp thời, chính xác, đoàn kết, phấn khởi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Thực hiện sự chỉ đạo đó, ngay sau khi Hiệp định Pari được ký kết nhằm động viên, cổ vũ các tập thể, cá nhân tiên tiến, xuất sắc trong giai đoạn mới, Đảng ủy TCHC đã chỉ đạo tổ chức Hội nghị Dân vận vào ngày 10 tháng 3 năm 1973. Hội nghị đã biểu dương các đơn vị vận tải, quân y, kiến thiết cơ bản... đã hết lòng cứu chữa đồng bào bị nạn, sơ tán các cụ già, phụ nữ, trẻ em ra khỏi khu vực nguy hiểm, cùng với chính quyền địa phương khắc phục hậu quả do địch gây ra, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân. Nhiều tấm gương dũng cảm quên mình để cứu giúp dân, điển hình là: liệt sĩ Ngô Thị Quý, đồng chí Nguyễn Thị Tân đã dũng cảm phá bom nổ chậm trong khu vực đóng quân; các nữ quân nhân Lê Thị Luyến, Trần Thị Nhĩ, Đỗ Thị Nhung - Đội điều trị 12 luôn có mặt ở nơi địch đánh phá để cứu chữa và tham gia khiêng cáng nhân dân và thương, bệnh binh về nơi an toàn [142, tr. 479].

Ngày 29 tháng 5 năm 1973, Đảng ủy, Chỉ huy TCHC chỉ đạo Hội nghị Mừng công của phụ nữ tổng kết phong trào thi đua “giành 5 đỉnh cao” những năm 1966 – 1972, trong phụ nữ TCHC. Kết quả đã có 53 nữ quân nhân, công nhân viên được tặng thưởng Huân chương Chiến công, 1.517 lượt phụ nữ được tặng danh hiệu chiến sĩ quyết thắng, 3.058 lượt phụ nữ được tặng bằng khen, 12.935 lượt phụ nữ được tặng giấy khen, hàng trăm tổ đội lao động XHCN, tổ lao động tiên tiến là nữ, trong đó tổ nữ bao gói nụ xoè phân xưởng 4, Nhà máy Z, Đơn vị Anh hùng là tổ lao động XHCN 10 năm liền [142, tr. 481 – 482].

Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 13


Nhằm cổ vũ, động viên, phát huy những mặt tích cực của đội ngũ lái xe, lái tầu, thợ sửa chữa xe, tầu đáp ứng yêu cầu xây dựng LLVT, tháng 9 năm 1973, Đảng ủy, Chỉ huy TCHC phát động Cuộc vận động rèn luyện cán bộ, chiến sỹ lái xe, lái tầu, sửa chữa tầu, xe giỏi trong toàn quân. Cuộc vận động đã được các đơn vị trong toàn quân hưởng ứng tham gia sôi nổi. Yêu cầu của Cuộc vận động [phụ lục 12] đã trở thành mục tiêu phấn đấu, rèn luyện của đội ngũ cán bộ, chiến sỹ lái xe, lái tầu và thợ sửa chữa tầu, xe. Sau 2 tháng hoạt động, tại Hội nghị “Quản lý, sử dụng xe, máy tốt, bền, an toàn và tiết kiệm” của toàn quân, ngày 20 tháng 11 năm 1973, những báo cáo điển hình của các tập thể, cá nhân đã khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả cao của Cuộc vận động.

Tháng 12 năm 1973, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ 22 đã thông qua phương hướng, kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế trong 2 năm (1973 – 1974), trong đó có nhiệm vụ: “Bảo đảm đầy đủ các yêu cầu tăng viện cho cách mạng miền Nam”. Theo chỉ thị của BQP, năm 1974 khối lượng hàng hóa phải chuyển vào chiến trường miền Nam tăng hơn năm 1973 là 61%. Để hoàn thành thắng lợi kế hoạch trên, tháng 1 năm 1974 Thường vụ Đảng ủy TCHC đã phát động thi đua hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 1974, gọi tắt là “Thi đua Quyết thắng – 74” [phụ lục 10]. Phong trào “Thi đua Quyết thắng – 74” đã được các cấp, các ngành quán triệt và tổ chức chặt chẽ, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong toàn ngành Hậu cần, trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy việc hoàn thành thắng lợi kế hoạch CTHC năm 1974.

Sang năm 1975, đứng trước thời cơ chiến lược to lớn, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, của QUTW và BQP, Đảng ủy, Chỉ huy TCHC tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ phong trào thi đua Quyết thắng trong LLHC với tinh thần “Một ngày bằng hai mươi năm”, “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ thời gian từng phút xốc tới mặt trận giải phóng hoàn toàn miền Nam, quyết chiến và quyết thắng”; với những khẩu hiệu hành động thiết thực “Đất nước giải phóng đến đâu, tầu vận tải thọc sâu giao hàng đến đó”, “Người khỏe, phương tiện tốt, có lệnh là lên đường được ngay”, “Thần tốc, táo bạo”… Tất cả tạo nên phong trào thi đua rộng khắp với khí thế sục sôi, tất


cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, nhờ đó các LLHC đã vượt qua mọi khó khăn, trở ngại hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao bảo đảm kịp thời sức người, sức của cho trận đánh cuối cùng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần các cấp.

Xác định rõ tiêu chuẩn cán bộ, nhân viên hậu cần các cấp làm cơ sở để các cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành giáo dục, rèn luyện cán bộ, nhân viên thuộc cơ quan, đơn vị mình, và để cán bộ, nhân viên tự tu dưỡng rèn luyện phấn đấu vươn lên. Căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ do Trung ương Đảng xác định, căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ và đặc điểm công tác, ĐBQĐ đã xây dựng được hệ tiêu chuẩn cán bộ bao gồm: tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể [phụ lục 4].

Đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ, nhân viên hậu cần phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu: cán bộ chủ trì các cơ quan, đơn vị, nhà trường đều phải qua đào tạo, bổ túc; cán bộ, nhân viên cơ quan các ngành, các cấp phải có từ 80 - 100% được bồi dưỡng nghiệp vụ theo ngành nghề công tác [154].

Bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, nhân viên tại chức phải tiến hành thống nhất nội dung và thực hiện chế độ học tập tại chức thường xuyên, bảo đảm cho những cán bộ, nhân viên chưa có điều kiện học tập tại trường cũng được bồi dưỡng nâng cao trình độ lên tương đối đồng đều và thống nhất theo yêu cầu chức trách, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành, từng loại. Các cấp đều phải có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, rèn luyện tại chức trong 3 năm và từng năm một cách toàn diện về phẩm chất, đạo đức, kỷ luật, trình độ năng lực chính trị, quân sự, chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể lực… cho cán bộ, nhân viên các cấp, các loại. Kết hợp chặt chẽ việc học tập, rèn luyện tại chức với các cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện để thúc đẩy việc học tập, rèn luyện trong cán bộ, nhân viên. Đặc biệt, đẩy mạnh phong trào tự học, tự rèn của cán bộ, nhân viên, trước hết là đề cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ chủ trì các cấp. Xây dựng chế độ cấp trên bồi dưỡng cho cấp dưới, người khá bồi dưỡng


người kém, người có kinh nghiệm bồi dưỡng người mới. Chú trọng bồi dưỡng thông qua sơ, tổng kết, qua thực tiễn chấp hành chức trách nhiệm vụ công tác của cán bộ, nhân viên. Thực hiện nghiêm chế độ kiểm tra kết quả học tập, rèn luyện tại chức của cán bộ, nhân viên các cấp, các ngành, các loại.

Triển khai tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại trường theo kế hoạch: cán bộ sơ cấp và cán bộ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu là đào tạo; cán bộ trung cao cấp vừa đào tạo vừa bổ túc, có lớp dài hạn, có lớp ngắn hạn để nâng cao trình độ cán bộ đáp ứng kịp các yêu cầu. Chú trọng tất cả các loại, các cấp, các ngành nghề nhưng tập trung làm tốt các lớp bồi dưỡng cán bộ cao cấp, cán bộ chủ trì cơ quan, cán bộ chuyên môn kỹ thuật đầu ngành, cán bộ chính trị của các ngành chuyên môn kỹ thuật. Thực hiện tốt kế hoạch chiêu sinh lớp đào tạo cơ bản 3 năm (1973 – 1975) cả trường trong nước, nước ngoài và ngoài quân đội. Tiếp tục kiện toàn các trường về mọi mặt, chú trọng các trường lớp mới được tổ chức, nhất là củng cố lại các trường trong TCHC sau khi có quyết định thành lập Tổng cục Kỹ thuật. Bổ sung, kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên tại chức và tại trường theo yêu cầu biên chế. Trước mắt cần nhanh chóng kiện toàn đội ngũ giáo viên chính trị, quân sự, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, văn hóa… có số lượng đủ, có chất lượng tốt cho cả tại chức và tại trường; xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, biên soạn, tổng kết cho cả chuyên môn và chính trị.

Quản lý bồi dưỡng xây dựng nguồn cán bộ, nhân viên phải chú trọng cả nguồn cơ bản và nguồn kế tiếp; nhằm vào số cán bộ, nhân viên, hạ sĩ quan, chiến sĩ đã qua rèn luyện thử thách, đủ tiêu chuẩn chính trị, có triển vọng, có trình độ văn hóa và độ tuổi phù hợp với từng cấp, từng loại cán bộ, nhân viên. Nguồn cán bộ, nhân viên thuộc ngành nghề nào, quân binh chủng nào, thì chọn từ ngành nghề và quân binh chủng đó. Chú trọng bồi dưỡng nguồn cán bộ cấp trung, sư đoàn tương đương trở lên và nhân viên kỹ thuật trung, cao cấp.

Sử dụng cán bộ, nhân viên hậu cần phải đúng ngành nghề, ổn định nghiệp vụ, nhất là đối với những ngành nghề, chuyên môn nghiệp vụ cần


nhiều thời gian đào tạo, bồi dưỡng. Thực hiện tốt việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, nhân viên theo đúng kế hoạch thường xuyên đã xác định để bồi dưỡng và phát huy năng lực của cán bộ, nhân viên. Đề bạt, bổ nhiệm các cấp đều phải chặt chẽ, nhất là khâu đưa vào sĩ quan, từ sơ cấp lên trung cấp, từ trung cấp lên cao cấp. Việc đề bạt, bổ nhiệm phải đúng đường lối, tiêu chuẩn, nguyên tắc, kế hoạch; số có triển vọng và có điều kiện phục vụ quân đội lâu dài phải chiếm tuyệt đại đa số. Các đơn vị chiến đấu, cơ động phấn đấu thực hiện đúng quy định về năng lực, trình độ, thể lực và độ tuổi; cấp dưới trẻ, khỏe hơn cấp trên, cấp phó trẻ, khỏe hơn cấp trưởng.

Giải quyết hợp lý về số lượng cán bộ, nhân viên hậu cần các cấp.

Thực hiện việc phân định tỉ lệ cán bộ, nhân viên giữa các cấp, các ngành một cách hợp lý, tăng tỉ lệ cán bộ, nhân viên chuyên sâu ngành nghề, bổ sung được số cán bộ, nhân viên các ngành còn thiếu và tỉ lệ thấp; điều chỉnh, phân công hợp lý và phát huy số lượng cán bộ, nhân viên hiện có; bảo đảm đưa vào và đưa ra đúng tiêu chuẩn, đúng kế hoạch, từng bước giảm số lượng, thực hiện đúng tỉ lệ quy định.

Biên chế sắp xếp cán bộ, nhân viên phải lấy tăng cường chất lượng, chuyên sâu nghiệp vụ là chính, giảm bớt cầu nối, giảm bớt trung gian. Những tổ chức làm xong nhiệm vụ thì kịp thời bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ mới cho cán bộ, nhân viên. Những việc lâm thời thì lấy biên chế cơ bản, hoặc cán bộ, nhân viên chưa công tác để bố trí, không lập ra tổ chức mới. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, điều kiện cụ thể của từng đơn vị, từng ngành nghề mà định ra tổ chức biên chế cho phù hợp, không nhất thiết ngành nào, đơn vị nào cũng tổ chức biên chế như nhau. Phân chia tỉ lệ cán bộ, nhân viên cho từng đơn vị phải tùy theo yêu cầu tính chất nhiệm vụ, điều kiện, hoàn cảnh chiến đấu và công tác, yêu cầu bổ sung, tiêu hao và phát triển để xác định cho phù hợp.

Kết hợp tốt giữa công tác bồi dưỡng ngành nghề với điều chỉnh số lượng để bổ sung cán bộ, nhân viên ở những nơi còn thiếu và tỉ lệ còn thấp. Sử dụng cán bộ, nhân viên chưa có công tác vào những công việc phù hợp: Những cán bộ, nhân viên còn điều kiện phục vụ trong quân đội thì điều chỉnh


công tác phù hợp hoặc cho đi học để sắp xếp. Những cán bộ, nhân viên có nhiều kinh nghiệm, nhưng sức khỏe có hạn thì bố trí ở các cơ quan để phát huy năng lực trong các nhiệm vụ. Những cán bộ, nhân viên có khả năng làm công tác kinh tế, thì sắp xếp vào các cơ quan sản xuất quốc phòng và các đơn vị tham gia xây dựng kinh tế. Những cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm hoạt động ở chiến trường, nếu có điều kiện thì tổ chức đưa về chiến trường để tham gia công tác phù hợp. Những cán bộ, nhân viên trong quân đội không có nhu cầu, hoặc công tác không phù hợp, thì kết hợp với các ngành bên ngoài để chuyển ra sắp xếp công tác; hoặc tổ chức bồi dưỡng ngành, nghề rồi sắp xếp công tác phù hợp. Những đồng chí tuổi cao, sức yếu không có điều kiện sắp xếp công tác phù hợp, thì tổ chức cho về hưu, mất sức hoặc phục viên theo chế độ chính sách đã quy định.

Đối với cán bộ biệt phái, thực hiện đúng quy định của Nhà nước: cơ quan sử dụng đài thọ, quân đội quản lý, nhưng không tính tỉ lệ. Trường hợp không cần biệt phái thì chuyển ngành hoặc điều chỉnh công tác phù hợp.

Đối với những cán bộ giữ vị trí không yêu cầu biên chế sĩ quan thì chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân viên quốc phòng; trong khi chưa chuyển, không tính vào tỉ lệ.

Để giải quyết số cán bộ tồn đọng chưa điều động sắp xếp được, theo đề nghị của Cục Chính trị, ngày 2 tháng 7 năm 1974, Chủ nhiệm TCHC đã ra Quyết định thành lập Đoàn 574, để tổ chức tiếp đón và quản lý cán bộ thuộc TCHC trong khi chờ sắp xếp công tác, tổ chức nuôi dưỡng, giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự, thể dục, thể thao, bồi dưỡng văn hóa cho cán bộ để bố trí công tác với lưu lượng 850 – 900 người.

Nghiên cứu và tổ chức thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, nhân viên hậu cần.

Nghiên cứu và đề nghị bổ sung một số điều phù hợp với yêu cầu và tình hình mới như: niên hạn phục vụ, niên hạn thăng cấp… Nghiên cứu kế


hoạch xây dựng đội ngũ sĩ quan dự bị và triển khai từng bước thực hiện. Tổ chức huấn luyện quân sự cho sinh viên một số trường đại học có ngành nghề phù hợp với yêu cầu quốc phòng, để làm nguồn động viên bổ sung đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật và chỉ huy các quân, binh chủng. Nghiên cứu thực hiện chính sách về chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ chuyên ngành. Chăm sóc tốt đời sống cán bộ, nhân viên. Tổ chức tốt việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe đối với cán bộ, nhân viên là thương, bệnh binh, sức yếu để nhanh chóng phục hồi sức khỏe đảm nhiệm công tác. Tổ chức tiếp nhận và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, nhân viên ở chiến trường về hậu phương bồi dưỡng, nghỉ ngơi, chữa bệnh, công tác. Thực hiện công tác bảo dưỡng sức khỏe cán bộ, nhân viên.

Cùng với chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung trên, trong Kế hoạch 3 năm (1973 – 1975), ĐBQĐ còn chỉ đạo việc nghiên cứu xây dựng các nội dung để triển khai và thực hiện kế hoạch dài hạn xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần các cấp cho sự nghiêp xây dựng và chiến đấu của Quân đội.

2.3.3. Chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần

Tăng cường thu hồi và quản lý chặt chẽ vũ khí, trang bị, vật chất, trang thiết bị hậu cần các loại.

Sau Hiệp định Pari, việc thu hồi xử lý trang bị, vũ khí, phương tiện được triển khai tích cực; ngoài việc phân công cho các quân khu, đơn vị tiến hành thu hồi, các cục nghiệp vụ đã cử nhiều tổ công tác tổ chức thu hồi trên tuyến vận tải hậu phương, tuyến 559 và chiến trường Đường 9. Đồng thời, TCHC và các ngành đã thực hiện nghiêm cuộc Tổng kiểm tra trang bị kỹ thuật và vật tư trong Quân đội theo Chỉ thị số 116/QUTƯ, ngày 3 tháng 9 năm 1973 của QUTW. Kiểm tra, phân loại xong đến đâu thu hồi, quản lý đến đó và tổ chức sửa chữa phục hồi đồng bộ để đưa vào sử dụng hoặc bảo quản, cất giữ theo quy định, cũng như tổ chức xử lý đối với hàng ứ đọng, hàng không còn tác dụng. Nền nếp, chế độ quản lý và quy tắc sử dụng, bảo quản được chấn chỉnh một bước.

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí