Xây dựng, củng cố hệ thống kho, xưởng, đẩy mạnh sữa chữa và sản xuất các loại vũ khí, khí tài, trang thiết bị vật tư hậu cần, kỹ thuật.
Để bảo quản, giữ gìn được khối lượng hàng hóa dự trữ các loại và nhu cầu thường xuyên hàng ngày, cần phải gấp rút xây dựng hệ thống kho tàng ở các cấp, ở các chiến trường nhất là kho vũ khí, đạn dược và xăng dầu, QUTW, BQP đã chỉ đạo cho TCHC phải xác định lại nhu cầu kho của các chiến trường; triển khai xây dựng bảo đảm được cả về khu vực bố trí, về quy mô, kết cấu đáp ứng yêu cầu cất chứa, phòng địch đánh phá, tránh được tổn thất lớn.
Củng cố và xây dựng thêm các xưởng, trạm sữa chữa ở các cấp đủ khả năng sửa chữa từ mức đại tu bộ phận trở xuống tất cả các loại vũ khí, khí tài, xe máy, trang bị ở chiến trường; ở quân khu có xưởng sữa chữa nặng; ở sư đoàn, trung đoàn pháo binh và tỉnh có trạm sữa chữa vừa; ở trung đoàn bộ binh và huyện có trạm sữa chữa nhỏ..
Xây dựng một số cơ sở sản xuất vũ khí và một số mặt hàng sinh hoạt để bảo đảm nhu cầu cung cấp tại chỗ cho các chiến trường.
Cùng với xây dựng, củng cố hệ thống kho, xưởng Đảng ủy, Chỉ huy TCHC chỉ đạo các cấp, các ngành tích cực chấn chỉnh, hợp lý hóa các khâu tổ chức quản lý, sản xuất và bảo quản ở các kho, xưởng; tiến hành cơ giới hóa, tự động hóa vào các khâu sản xuất và bốc xếp hàng hóa nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng bảo quản hàng hóa. Đồng thời, tích cực nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sữa chữa, sản xuất, điều trị, bảo quản, xây dựng cơ bản và sinh hoạt.
Kết hợp chặt chẽ với công nghiệp nhà nước, nghiên cứu và triển khai một số ngành: cơ khí hạng trung, hạng nặng để sản xuất được phụ tùng và vũ khí lớn; luyện kim để cung cấp được những loại thép đặc biệt có chất lượng cao; điện tử để tự cung cấp được phụ tùng về thông tin, rađa, máy chỉ huy và chế tạo tên lửa sau này; hóa chất để cung cấp được thuốc phóng, thuốc nổ.
Tổ chức tăng gia sản xuất, tham gia phát triển kinh tế và tổ chức tiếp nhận đưa vào sử dụng có hiệu quả mọi cơ sở vật chất kỹ thuật của các nước viện trợ.
Dưới sự chỉ đạo của QUTW và BQP, Đảng ủy, Chỉ huy TCHC đã chỉ đạo LLHC các cấp tận dụng đất đai của quân đội đang quản lý, số đất đai của hợp tác xã không làm hết và tổ chức khai hoang ở một số khu vực do Nhà nước quy định để tổ chức chăn nuôi và trồng trọt góp phần cải thiện đời sống; đồng thời, tổ chức một lực lượng tham gia sản xuất phát triển kinh tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng Bộ Quân Đội Chỉ Đạo Đẩy Mạnh Xây Dựng Lực Lượng Hậu Cần
- Chỉ Đạo Đẩy Mạnh Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ, Nhân Viên Hậu Cần
- Chỉ Đạo Đẩy Mạnh Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Hậu Cần
- Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 15
- Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 16
- Thường Xuyên Giữ Vững Và Tăng Cường Sự Lãnh Đạo Của Đảng Đối Với Lực Lượng Hậu Cần
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
Việc tăng gia sản xuất chủ yếu tập trung vào chăn nuôi và trồng trọt. Tổ chức tăng gia sản xuất thành ba hình thức: sản xuất tại chức; sản xuất chuyên nghiệp quy mô nhỏ tại đơn vị; sản xuất chuyên nghiệp tập trung vừa và lớn. Trong quá trình sản xuất tập trung đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu: làm đất, tưới tiêu và chế biến…, đồng thời tích cực giúp đỡ nhân dân cơ giới hóa khâu làm đất và chế biến.
Việc tham gia sản xuất phát triển kinh tế, chủ yếu tập trung vào các nội dung: sử dụng một phần lực lượng công nghiệp quốc phòng phục vụ kinh tế, thực hiện phân công hợp tác sản xuất theo kế hoạch chỉ tiêu thống nhất của Nhà nước; tham gia làm các tuyến đường vận tải chiến lược, các tuyến đường ống dẫn nhiên liệu, xây dựng các công trình đặc biệt được Nhà nước giao.
Việc tổ chức tiếp nhận các mặt hàng viện trợ quân sự của các nước tập trung vào: tiếp nhận và đưa vào xây dựng, hoàn thiện một số kho, xưởng, trạm và nhà máy sản xuất quốc phòng (bao gồm cả vật tư, trang thiết bị máy móc và kỹ thuật, công nghệ tổ chức sản xuất), một số loại vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật mà bạn đã ký kết giúp ta theo các kế hoạch và hiệp định.
Kết luận chương 2
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, cách mạng Việt Nam bước vào thực hiện nhiệm vụ “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng, Quân đội và các LLVT được xây dựng phát triển mạnh mẽ, đặt ra nhu cầu to lớn về mặt bảo đảm hậu cần. Vì vậy, đòi hỏi ĐBQĐ phải tăng cường lãnh đạo xây dựng LLHC về mọi mặt.
Kế thừa và phát triển những kết quả, kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng LLHC giai đoạn trước, căn cứ vào đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ của CTHC trong giai đoạn mới, từ năm 1973 đến năm 1975, ĐBQĐ thường xuyên tăng cường lãnh đạo xây dựng LLHC với phương châm xây dựng LLHC cách mạng, chính quy, hiện đại, nhằm xây dựng LLHC có một số lượng thích hợp, chất lượng cao, tổ chức mạnh đủ sức hoàn nhiệm vụ được giao. Để thực hiện được mục tiêu và phương châm đó, ĐBQĐ tiếp tục chủ trương: triệt để dựa vào dân, động viên và tổ chức toàn dân, toàn quân tham gia xây dựng LLHC; lấy xây dựng LLHC vững mạnh về chính trị làm cơ sở; xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh là khâu then chốt; xây dựng lực lượng vận tải chiến lược mạnh là nhiệm vụ trung tâm; đồng thời ra sức cần, kiệm và tự lực cánh sinh trong tổ chức, xây dựng LLHC. Đảng bộ Quân đội đã tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng Đảng; đẩy mạnh công tác chính trị tư tưởng; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; chấn chỉnh, hoàn thiện hệ thống tổ chức, biên chế các cơ quan, cơ sở, đơn vị và chăm lo xây dựng phát triển cơ sở, vật chất, kỹ thuật, vật tư, trang thiết bị hậu cần.
Chủ trương và sự chỉ đạo đúng đắn của ĐBQĐ đã động viên và phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng tham gia xây dựng LLHC vững mạnh đáp ứng yêu cầu của chiến tranh. Nhờ vậy, LLHC đã lớn mạnh không ngừng, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho quân đội, cho các LLVT chiến đấu giành thắng lợi trọn vẹn, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Chương 3
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần (1969 – 1975)
3.1.1. Ưu điểm, nguyên nhân Ưu điểm
Một là, về hoạch định chủ trương, ĐBQĐ đã luôn quán triệt sâu sắc đường lối chính trị, quân sự của Đảng, nhiệm vụ của các LLVT, của quân đội, đánh giá đúng tình hình đề ra chủ trương lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng LLHC, làm kim chỉ nam hướng dẫn mọi hoạt động.
Nhận định về vấn đề này, QUTW khẳng định một trong những thành công mà ĐBQĐ đã đạt được trong lãnh đạo quân đội thực hiện nhiệm vụ và xây dựng ĐBQĐ vững mạnh là: “Đảng bộ Quân đội đã lấy việc quán triệt tình hình, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của quân đội nói chung và của từng đơn vị nói riêng… làm phương hướng, nội dung, nhiệm vụ lãnh đạo của đảng bộ và qua đó xây dựng đảng bộ” [115].
Đường lối chính trị, quân sự của Đảng quyết định nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng LLVT, trong đó có nhiệm vụ của CTHC và xây dựng LLHC. Chỉ có quán triệt sâu sắc đường lối chính trị, quân sự của Đảng, nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng của quân đội, ĐBQĐ mới có thể xác định đúng nội dung lãnh đạo xây dựng LLHC. Trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975, ĐBQĐ luôn quán triệt sâu sắc đường lối chính trị, quân sự của Đảng, nhiệm vụ của LLVT, của quân đội. Đó là đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, trong đó cách mạng XHCN ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đến toàn bộ tiến trình của cách mạng Việt Nam, còn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam quyết định trực tiếp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc; xây dựng miền Bắc XHCN lớn mạnh trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, hậu phương lớn cho tiền tuyến
lớn miền Nam. Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính; vừa chiến đấu vừa xây dựng, phát triển lực lượng, càng đánh càng mạnh; xây dựng LLVT, QĐND cách mạng, tiến lên chính quy, hiện đại làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc…
Quán triệt sâu sắc mục tiêu và quyết tâm chiến lược đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, ĐBQĐ đã lãnh đạo xây dựng LLHC vững mạnh mọi mặt để tất cả cho phục vụ chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Vì, phục vụ chiến đấu thắng lợi chính là nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu và quyết tâm chiến lược của cách mạng. Tất cả để phục vụ chiến đấu và chiến đấu thắng lợi vừa là mục tiêu, vừa là khẩu hiệu hành động của mọi cán bộ, chiến sỹ, nhân viên hậu cần. Vì thế, mọi cán bộ, chiến sỹ, nhân viên hậu cần đều hướng về tiền tuyến, lấy thực tiễn chiến đấu, công tác của bộ đội trên chiến trường làm đối tượng phục vụ, nêu cao tinh thần phục vụ không điều kiện, luôn luôn quan tâm đến đời sống của bộ đội, lo sao cho bộ đội ăn no, mặc ấm, có sức khỏe tốt, có đủ súng đạn… để đánh thắng kẻ thù.
Quán triệt sâu sắc phương châm vừa chiến đấu, vừa ra sức xây dựng, phát triển lực lượng và phương hướng xây dựng LLVT nhân dân cách mạng, tiến lên chính quy hiện đại, ĐBQĐ đã lãnh đạo LLHC vừa chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác, vừa ra sức phát triển lực lượng, không ngừng củng cố và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, kiện toàn tổ chức, giữ vững kỷ luật, kỷ cương… làm cho LLHC thực sự là lực lượng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và là lực lượng công tác trung thành, tin cậy của Đảng, của nhân dân, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Quán triệt sâu sắc đường lối chiến tranh nhân dân, ĐBQĐ đã lãnh đạo ngành HCQĐ triệt để dựa vào dân, động viên và tổ chức toàn dân, toàn quân tham gia làm hậu cần, xây dựng LLHC; ra sức cần, kiệm trong sản xuất và chiến đấu; dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế để không ngừng phát triển sản xuất, sữa chữa, tăng cường cơ sở, vật chất, kỹ thuật, xây dựng LLHC ngày càng hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo đảm hậu cần cho quân đội và các LLVT xây dựng và chiến đấu thắng lợi.
Quán triệt sâu sắc đường lối chính trị, quân sự của Đảng còn là cơ sở tạo nên sức mạnh chính trị tinh thần to lớn cho LLHC, để mọi cán bộ, chiến sỹ, nhân viên hậu cần phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nêu cao quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong thực hiện nhiệm vụ. Nhờ đó mà LLHC luôn có tư tưởng vững vàng, niềm tin sắt đá, ý chí nghị lực phi thường, quyết tâm cao... tất cả những yếu tố đó là chất keo kết dính chặt chẽ và nhân lên gấp bội mọi sức mạnh của con người, của vũ khí, trang bị; sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế; sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại… tạo lên sức mạnh tổng hợp to lớn cho LLHC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Cùng với quán triệt sâu sắc đường lối chính trị, quân sự của Đảng, nhiệm vụ của quân đội, của LLVT, ĐBQĐ luôn nhận thức đúng vai trò của CTHC, đánh giá đúng tình hình thực tiễn của CTHC trên các chiến trường làm cơ sở khoa học cho việc lãnh đạo xây dựng LLHC.
Công tác hậu cần là công tác phục vụ bộ đội, bảo đảm cho LLVT xây dựng, chiến đấu, trưởng thành. Vì vậy, nó có vai trò rất quan trọng. Hồ Chí Minh đã dạy: việc cung cấp cũng quan trọng như việc trực tiếp đánh giặc trước mặt trận. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định: nếu không có CTHC mạnh để vận chuyển, phân phối và cung cấp đầy đủ cho tiền tuyến thì không bảo đảm được thắng lợi. Xác định đúng vai trò của CTHC, ĐBQĐ đã lãnh đạo LLHC thực hiện tốt mục tiêu tất cả để phục vụ chiến đấu thắng lợi; nhiệm vụ bảo đảm cho cả ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, lấy việc bảo đảm cho quân chủ lực là chính), trên cả ba chiến trường: miền Bắc, miền Nam, Lào và Campuchia; vai trò là lực lượng nòng cốt của hậu cần nhân dân; phương hướng vừa tổ chức bảo đảm, vừa ra sức xây dựng ngành hậu cần vững mạnh trong chiến tranh và phương thức hậu cần tại chỗ, kết hợp hậu cần tại chỗ của các địa phương, từng chiến trường với hậu cần của Trung ương để bảo đảm. Xác định đúng vai trò CTHC trong quá trình phát triển chiến tranh, các cấp lãnh đạo, chỉ huy ngành HCQĐ bằng nhiều biện pháp tích cực, đầu tư công sức, tiền của xây dựng LLHC về mọi mặt, nên đã đáp ứng kịp thời đòi hỏi của các chiến trường, bảo đảm cho các chiến trường chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
Như vậy, từ việc xác định đúng đắn vai trò của CTHC làm cơ sở, ĐBQĐ đã xác định đúng hàng loạt các vấn đề chỉ đạo thực hiện CTHC, trong đó có xây dựng LLHC. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của CTHC trong cuộc KCCM, CN.
Nhận thức sâu sắc những thuận lợi, khó khăn của tình hình thế giới và trong nước, tương quan so sánh lực lượng giữa ta và định, dự kiến về âm mưu thủ đoạn mới của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai mà Trung ương Đảng đã khẳng định, ĐBQĐ đã thường xuyên tập trung phân tích, đánh giá đúng tình hình thực tiễn của CTHC trong chiến tranh, trên mọi chiến trường, thực trạng của LLHC, làm cơ sở cho việc xác định chủ trương và chỉ đạo xây dựng LLHC một cách khoa học. Bằng việc tăng cường công tác kiểm tra, quản lý để nắm chắc số lượng, chất lượng cán bộ, nhân viên, chiến sỹ, cơ sở, vật chất, kỹ thuật và hệ thống tổ chức, biên chế các cơ quan, cơ sở, đơn vị ngành HCQĐ theo định kỳ hàng năm và đột xuất. Đặc biệt trước những thay đổi lớn của tình hình, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của quân đội và ngành HCQĐ, ĐBQĐ đã có những đánh giá toàn diện về LLHC, thông qua các nghị quyết chuyên đề và đề án xây dựng chấn chỉnh lực lượng để đề ra phương hướng, nhiệm vụ tổ chức xây dựng LLHC trong giai đoạn mới đáp ứng yêu cầu của chiến tranh. Nắm chắc tình hình thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng là cơ sở để ĐBQĐ xác định các chủ trương, giải pháp xây dựng LLHC sát với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Đây cũng là thực hiện tốt quan điểm thực tiễn
trong CTHC và xây dựng LLHC.
Như vậy, đường lối quân sự, chính trị của Đảng, nhiệm vụ quân đội là cội nguồn của những chủ trương và chỉ đạo xây dựng LLHC đúng. Vai trò, nhiệm vụ của CTHC là mục tiêu trực tiếp định hướng mọi hoạt động xây dựng LLHC. Thực tiễn tình hình và thực trạng LLHC là cơ sở xuất phát, là đích hướng mọi chủ trương, sự chỉ đạo và mọi hoạt động xây dựng vào đó, bảo đảm cho LLHC phát triển đúng hướng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra. Quán triệt sâu sắc đường lối chính trị, quân sự của Đảng, nhiệm vụ của LLVT, của quân đội; đánh giá đúng tình hình, nhận thức rõ vai trò của CTHC quân đội làm cơ sở trực tiếp để ĐBQĐ đưa ra chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng LLHC khoa học, đúng đắn, kịp thời.
Trong giai đoạn cuối của cuộc KCCM, CN (1969 – 1975), trên cơ sở nắm vững lý luận Mác - Lênin về chiến tranh, quân đội; đường lối, quan điểm của Đảng, nhiệm vụ của quân đội, vai trò, nhiệm vụ của CTHC, đánh giá đúng tình hình, thực trạng LLHC, ĐBQĐ đã đề ra chủ trương xây dựng LLHC toàn diện bao gồm mục tiêu, phương châm, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp. Đó là thành công lớn trong lãnh đạo xây dựng LLHC. Thành công đó góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng LLHC, làm kim chỉ nam hướng dẫn mọi hoạt động.
Lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, các triều đại phong kiến Việt Nam luôn quan tâm chăm lo xây dựng lực lượng quân đội mạnh về mọi mặt, trong đó có xây dựng lực lượng làm công tác phục vụ bảo đảm vật chất. Tuy nhiên, lực lượng làm công tác bảo đảm hậu cần chưa được xây dựng thành một lực lượng chuyên nghiệp, mà chủ yếu là sử dụng lực lượng kiêm nhiệm làm công việc cấp dưỡng nuôi quân và chăm sóc thương bệnh binh. Công tác bảo đảm hậu cần cho quân đội chủ yếu dựa vào dân. Lực lượng hậu cần chủ yếu là hậu cần nhân dân. Công tác hậu cần và xây dựng LLHC tuy chưa hình thành nên một hệ thống quan điểm, lý luận để chỉ đạo, nhưng đã hình thành những “kế sách” cụ thể nhằm tổ chức và huy động mọi nguồn lực trong nhân dân cung cấp cho quân đội.
Trên cơ sở quan điểm “cả nước đánh giặc, toàn dân là lính”, tổ tiên ta đã biết dựa vào dân để lo tổ chức việc cung cấp cho quân đội. Các triều đại phong kiến Việt Nam đã biết dựa vào dân để lo tổ chức việc cung cấp cho quân đội đánh giặc, do đó “quân đi đến đâu, già trẻ giỏ cơm, bầu nước theo như trẩy hội” [138, tr. 50].
Bên cạnh việc dựa vào dân để tổ chức cung cấp, các triều đại phong kiến Việt Nam cũng tổ chức các cơ sở cung cấp của nhà nước như việc thành lập các xưởng sản xuất vũ khí, xưởng sản xuất phương tiện vận tải (thuyền, xe vận chuyển, xe công thành...); xưởng sản xuất thuốc, kho tích trữ lương thực... Đó là những cơ sở hậu cần chiến lược, bảo đảm cung cấp cho quân đội.