Chủ Trương Đẩy Mạnh Xây Dựng Lực Lượng Hậu Cần Của Đảng Bộ Quân Đội


2.2. Chủ trương đẩy mạnh xây dựng lực lượng hậu cần của Đảng bộ Quân đội

2.2.1. Mục tiêu, phương châm xây dựng lực lượng hậu cần

Về mục tiêu xây dựng lực lượng hậu cần

Bước vào giai đoạn mới của cuộc KCCM, CN, QUTW thông qua Đề án tổ chức Quân đội 3 năm (1973 – 1975) với chủ trương “Ra sức nâng cao chất lượng quân đội một cách toàn diện, làm cho quân đội có một chuyển biến vượt bậc về mọi mặt, có một sức chiến đấu mới” [112], đẩy mạnh chấn chỉnh tổ chức nhằm tăng cường chất lượng, sức mạnh chiến đấu và hiệu quả công tác; bảo đảm cho mọi lực lượng phù hợp với yêu cầu tác chiến, đặc điểm của vũ khí, trang bị; bảo đảm cân đối giữa tổ chức và quân số, tổ chức và trang bị; cân đối giữa lực lượng chiến đấu và lực lượng bảo đảm; có bộ máy lãnh đạo, chỉ huy gọn, nhẹ, mạnh phù hợp với yêu cầu phát triển của quân đội, giành một phần lực lượng xây dựng căn cứ, xây dựng hậu phương.

Đến đầu năm 1974, âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngày càng hiện rõ. Dưới sự hỗ trợ của Mỹ, chính quyền Sài Gòn đẩy mạnh các hoạt động quân sự “bình định” và lấn chiếm vi phạm Hiệp định Pari. Trước tình hình đó, QUTW nhận định: “Thực tế năm 1973 cho thấy rõ, chừng nào chính quyền quan liêu, quân phiệt phát xít tay sai của Mỹ chưa bị đánh bại, thì nhất thiết chúng không thực hiện những điều khoản cơ bản của Hiệp định Pari” [118]. Vì thế, QUTW nhấn mạnh: “Phải ra sức chấn chỉnh lực lượng, kiện toàn tổ chức, tăng cường quản lý, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chiến đấu và công tác của các LLVT, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ” [118].

Thắng lợi to lớn trên các chiến trường trong năm 1974 đã tạo ra thế và lực mạnh hơn bao giờ hết, tạo cơ sở thuận lợi cho việc tiến lên hoàn thành trong năm 1975 kế hoạch 3 năm xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Đứng trước thời cơ và vận hội mới, QUTW xác định phải: “Khẩn trương nâng cao chất lượng và hiệu suất chiến đấu, nhất là trình độ tác chiến của bộ đội và


trình độ tổ chức, chỉ huy của cán bộ” [123] và chủ trương giải quyết một cách cơ bản, toàn diện vấn đề tổ chức, xây dựng lực lượng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chiến đấu và lề lối làm việc ở các cấp trong quân đội.

Như vậy, ĐBQĐ tiếp tục kiên trì mục tiêu xây dựng quân đội vững mạnh về mọi mặt bảo đảm cho quân đội hoàn thành tốt nhiệm vụ, cả trước mắt và lâu dài. Mục tiêu đó phải được quán triệt và thực hiện ở tất cả các lực lượng, cả ở tiền tuyến và hậu phương; cả lực lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Lực lượng hậu cần là một bộ phận của quân đội phải quán triệt và thực hiện mục tiêu đó. Cụ thể hóa mục tiêu xây dựng quân đội trong ngành HCQĐ, QUTW xác định: “Việc xây dựng ngành hậu cần quân đội phải hướng vào việc cải tiến và hợp lý hóa tổ chức, tinh giảm biên chế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu suất chiến đấu và công tác của lực lượng hậu cần” [135].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Đảng ủy TCHC xác định: phải bằng nhiều biện pháp nâng cao chất lượng một cách toàn diện các tổ chức và LLHC; nghiên cứu cải tiến hợp lý hóa về tổ chức, điều chỉnh quân số làm cho các tổ chức và lực lượng tương xứng với nhiệm vụ và cân đối với nhau, làm cho bộ máy gọn, nhẹ, mạnh có hiệu lực, năng suất lao động và hiệu suất công tác cao [56].

Mục tiêu xây dựng LLHC trong thời gian này là: không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện, bảo đảm cho LLHC đủ sức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 10

Về phương châm xây dựng lực lượng hậu cần

Đảng bộ Quân đội xác định: trong giai đoạn cách mạng mới phải ra sức nâng cao chất lượng của quân đội theo phương châm quân đội cách mạng, chính quy, hiện đại. Quân ủy Trung ương xác định: “Trong những năm tới phải… , đẩy mạnh xây dựng chính quy hóa và hiện đại hóa để đưa quân đội ta tiến lên một bước mới” [112], “Xây dựng quân đội nhân dân chính quy và hiện đại” [116] và “…cần chấn chỉnh một bước, nâng cao chất lượng của quân đội theo phương châm quân đội nhân dân chính quy và hiện đại” [113]. Như vậy, phương châm xây dựng quân đội trong thời gian này là: xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, hiện đại.

Lực lượng hậu cần là một bộ phận của quân đội. Xây dựng LLHC phải tuân theo phương châm xây dựng quân đội. Do vậy, QUTW xác định phải


“xây dựng ngành hậu cần chính quy, hiện đại” [135]. Quán triệt và cụ thể hóa phương châm xây dựng quân đội, các nghị quyết của Đảng bộ TCHC đều xác định: đẩy mạnh củng cố, xây dựng lực lượng, xây dựng ngành, xây dựng cơ quan, cơ sở vững mạnh toàn diện có sức chiến đấu cao theo hướng xây dựng quân đội chính quy, hiện đại [56]. Phương châm này vừa thể hiện sự trung thành, vừa có bước phát triển mới so với phương châm xây dựng LLHC những năm trước.

Phương châm này khẳng định: tiếp tục kiên trì xây dựng LLHC cách mạng. Lực lượng hậu cần mà toàn thể cán bộ, chiến sĩ, nhân viên đều là con, em của nhân dân; toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần là tài sản, mồ hôi, công sức của các tầng lớp nhân dân Việt Nam; do nhân dân lập ra, nuôi dưỡng và rèn luyện; sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì lợi ích của toàn thể nhân dân; mang bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, khác hẳn về chất so với quân đội của các nhà nước, giai cấp khác.

Phương châm xây dựng LLHC thời gian này có bước phát triển mới là tiến thẳng vào xây dựng chính quy và hiện đại, khác hẳn giai đoạn đầu của cuộc KCCM, CN là tiến dần từng bước lên chính quy, hiện đại và tư tưởng tiến càng nhanh càng tốt lên chính quy và hiện đại những năm (1969 – 1973). Xác định tiến thẳng vào xây dựng chính quy và hiện đại là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của LLHC. Lúc này, nhiệm vụ của quân đội, của CTHC đang đặt ra yêu cầu rất cao về nâng cao chất lượng mọi mặt của LLHC. Khi LLHC và Quân đội đã có số lượng đông, với một hệ thống tổ chức tương đối chặt chẽ, thống nhất và đoàn kết, có đội ngũ tướng lĩnh tài ba, binh sĩ trung kiên, cần, kiệm, dũng cảm, mưu trí và sáng tạo và được biên chế các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại, đã đánh bại một quân đội hiện đại bật nhất thế giới. Tuy nhiên, do chiến tranh kéo dài, nền kinh tế, khoa học kỹ thuật đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu nên nền nếp chính quy, thống nhất còn hạn chế, trình độ của cán bộ, chiến sỹ, nhân viên các cấp chưa đều, lực lượng có trình độ cao còn ít… Xác định tiến thẳng vào xây dựng chính quy, hiện


đại còn thể hiện tư tưởng chiến lược tiến công, vị thế của một quân đội hùng mạnh đã được xây dựng trưởng thành và chiến thắng trong nhiều năm qua.

2.2.2. Quan điểm xây dựng lực lượng hậu cần

Để đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra đối với công tác xây dựng LLVT nói chung, LLHC nói riêng, QUTW xác định: “việc tổ chức xây dựng lực lượng phải trên cơ sở kế thừa và phát huy thành tựu đã đạt được, đồng thời có sự bổ sung phát triển cho phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ mới” [113]. Đồng thời, QUTW nhấn mạnh việc “Tổ chức và xây dựng lực lượng trong điều kiện mới phải giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng LLVT cách mạng của Đảng, phải tùy theo điều kiện tình hình mà vận dụng sáng tạo” [113].

Như vậy, ĐBQĐ chủ trương tiếp tục quán triệt và thực hiện các quan điểm xây dựng LLHC đã được xác định trong những năm từ 1969 đến 1973. Đồng thời, nhấn mạnh một số nội dung cho phù hợp điều kiện mới. Cụ thể là:

Quan điểm dựa chắc vào dân, huy động và tổ chức toàn dân tham gia xây dựng LLHC.

Để tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn, QUTW xác định: phải tiếp tục động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân “… tích cực vận động và tổ chức quần chúng, hướng dẫn quần chúng đấu tranh, xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang” [112]. Quân đội và LLHC phải tích cực tham gia vận động nhân dân, tăng cường đoàn kết quân dân, ra sức xây dựng LLVT, xây dựng vùng giải phóng và căn cứ địa ở miền Nam; tham gia xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng CNXH ở miền Bắc, luôn đề cao bản chất truyền thống tốt đẹp của quân đội, hết lòng giúp đỡ nhân dân.

Dựa chắc vào dân để xây dựng và chiến đấu là vấn đề sống còn của quân đội, của LLHC. Vì vậy, QUTW nhấn mạnh: việc xây dựng nâng cao chất lượng một cách toàn diện của quân đội là một công việc khó khăn, khẩn trương và phức tạp, chúng ta phải dựa chắc vào dân, khéo vận động và tổ chức nhân dân thì khó khăn mấy cũng vượt qua [112].

Lực lượng hậu cần phải dựa chắc vào nhân dân, huy động mọi khă năng về sức người, sức của của nhân dân để xây dựng và phát triển lực lượng,


đồng thời phải ra sức ủng hộ, giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng hậu phương vững chắc.

Quan điểm, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở.

Trước tình hình nhiệm vụ mới, QUTW xác định: “Phải chú trọng xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị làm cơ sở, nâng cao chất lượng công tác chính trị trong quân đội” [113]. Vì thế, phải “Tích cực tiến hành công tác chính trị nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chính trị toàn diện của các lực lượng vũ trang” [117] .

Các nghị quyết của Đảng bộ TCHC về phương hướng, nhiệm vụ các năm 1973, 1974 và 1975 đều nhấn mạnh phải xây dựng LLHC vững mạnh toàn diện trên cơ sở vững mạnh về chính trị “Đẩy mạnh xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, ra sức xây dựng và bồi dưỡng, rèn luyện con người, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng, nhất là chất lượng về xây dựng cấp ủy cơ sở, chi bộ, đội ngũ đảng viên và cán bộ chủ trì các cấp” [54].

Như vậy, xây dựng LLHC cách mạng, chính quy, hiện đại, phải tiếp tục lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở. Phải tiến hành tốt công tác chính trị, xây dựng và phát huy tối đa sức mạnh chính trị tinh thần của LLHC trong thực hiện các nhiệm vụ.

Quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh là khâu then chốt.

Trên cơ sở nhận rõ vai trò to lớn của đội ngũ cán bộ, từ thực tiễn, kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ trong chiến tranh và yêu cầu của tình hình nhiệm vụ, QUTW xác định: “Khẩn trương bồi dưỡng, đào tạo một cách căn bản và hệ thống đội ngũ cán bộ quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật” [112] và “Xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng nhất để xây dựng tổ chức đảng, xây dựng quân đội và thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ quân sự của Đảng” [122]. Đảng bộ TCHC cũng xác định: “Ra sức kiện toàn, củng cố nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ một cách khẩn trương, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là khâu then chốt quyết định thắng lợi của CTHC” [56].


Xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh toàn diện là khâu then chốt của công tác xây dựng lực lượng – tư tưởng xuyên suốt trong các văn kiện của QUTW, của Đảng bộ TCHC về xây dựng lực lượng. Nó thể hiện sự nhất quán trong tư duy của ĐBQĐ về công tác cán bộ trong suốt tiến trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần.

Quan điểm, xây dựng lực lượng vận tải chiến lược mạnh là nhiệm vụ trung tâm.

Trong điều kiện: cục diện và lực lượng cách mạng ở miền Nam đã mạnh hơn trước, tạo nên những nhân tố thuận lợi rất cơ bản. Tuy nhiên, vùng giải phóng ở miền Nam rộng nhưng thưa dân, đường giao thông ít, kinh tế nghèo nàn, chưa được xây dựng củng cố… hậu phương tại chỗ còn nhiều hạn chế. Miền Bắc vẫn là hậu phương lớn cho tiến tuyến lớn miền Nam, giữ vai trò quyết định. Vì vậy, QUTW xác định “Việc chi viện sức người, sức của cho miền Nam cần được tích cực tiến hành để bảo đảm thực hiện kế hoạch tác chiến và xây dựng lực lượng… ” [114] và “Tập trung chi viện cho miền Nam là nhiệm vụ khẩn trương hàng đầu” [118]. Để hoàn thành nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam, phải ra sức xây dựng và củng cố nâng cao chất lượng của các lực lượng trên tuyến vận tải chiến lược, bảo đảm cho các lực lượng đó vững mạnh toàn diện. Quân ủy Trung ương chỉ rõ: “… điều chỉnh vận tải trên tuyến chiến lược bảo đảm cho lực lượng vận tải chiến lược đủ mạnh hoàn thành tốt nhiệm vụ vận tải theo kế hoạch 3 năm” [112] và “Chấn chỉnh lực lượng của tuyến vận chuyển chiến lược để các lực lượng luôn vững mạnh hoàn thành được các nhiệm vụ ngày càng phát triển” [114].

Đảng bộ TCHC xác định: “Tập trung bảo đảm chi viện và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng căn cứ địa ở miền Nam là nhiệm vụ khẩn trương hàng đầu” [56]. Muốn vậy, phải đẩy mạnh công tác giao thông vận tải, tích cực xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông; phải phân công, phân cấp vận chuyển, điều chỉnh lại lực lượng và sắp xếp lại tổ chức cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới. Trong đó chú trọng xây dựng và hoàn thiện tuyến


vận tải chiến lược “Ra sức xây dựng lực lượng vận tải chiến lược mạnh đáp ứng yêu cầu vận chuyển cho các chiến trường” [56], đồng thời củng cố và hoàn thiện các tuyến vận tải ra các chiến trường.

Như vậy, xây dựng lực lượng vận tải chiến lược mạnh, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển theo kế hoạch 3 năm (1973 – 1975) là nhiệm vụ trung tâm trong xây dựng LLHC.

Quan điểm xây dựng LLHC phải xuất phát từ thực tiễn và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của chiến tranh.

Quân ủy Trung ương xác định: việc kiện toàn và chấn chỉnh tổ chức quân đội 3 năm (1973 – 1975) phải “Phù hợp với yêu cầu về phát triển tác chiến, đặc điểm của vũ khí trang bị kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển của quân đội” [112]; “Dựa vào kinh nghiệm trong những năm chiến tranh vừa qua, căn cứ vào khả năng thực tiễn về nhân lực và vật lực của đất nước… và phải tùy theo diễn biến cụ thể của tình hình và của cuộc chiến tranh” [114].

Quán triệt quan điểm của QUTW, Đảng bộ TCHC xác định: quá trình thực hiện nhiệm vụ CTHC, xây dựng LLHC phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu tổng kết thực tiễn, vận dụng sáng tạo các kinh nghiệm đã có được; phải phát huy hết tài năng, trí tuệ của mọi cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong việc xây dựng LLHC và thực hiện nhiệm vụ; phải thường xuyên theo sát sự phát triển của tình hình, nắm chắc nhu cầu của từng đơn vị, từng chiến trường để có kế hoạch xây dựng lực lượng và tổ chức bảo đảm cho sát và đạt hiệu quả cao nhất.

Quan điểm cần, kiệm, tự lực cánh sinh trong xây dựng LLHC

Bước vào giai đoạn mới, ĐBQĐ đặc biệt nhấn mạnh phải đề cao ý thức cần, kiệm, chủ động sáng tạo và tự lực trong xây dựng LLHC. Quân ủy Trung ương xác định “Cố gắng bảo đảm mọi nhu cầu về vật tư, nhiên liệu… cho các nhiệm vụ của quân đội, nhưng phải tính toán hết sức chặt chẽ, phải rất tiết kiệm và chống lãng phí, tham ô” [118]. Đảng bộ TCHC cũng chỉ rõ: Phải áp dụng triệt để nguyên tắc tiết kiệm vào mọi lĩnh vực công tác. Đó là một yêu cầu rất nghiêm ngặt. Thực hiện nguyên tắc này phải tích cực nghiên cứu để hợp lý hoá tổ chức, nâng cao năng suất lao động, tìm nhiều biện pháp phấn


đấu thực hiện cho được các định mức chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, hạn chế, ngăn chặn sự lãng phí về vật tư, tài chính… tức là dùng những phương pháp khoa học để tiết kiệm là hướng chủ yếu [59].

Như vậy, từ năm 1973 đến năm 1975, ĐBQĐ trung thành với các quan điểm chỉ đạo xây dựng LLHC đã được xác định từ trước, chỉ nhấn mạnh một số nội dung cụ thể cho phù hợp với đặc điểm tình hình và nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Nó thể hiện sự thống nhất về nhận thức và quyết tâm của ĐBQĐ trong tổ chức xây dựng LLHC đáp ứng yêu cầu của chiến tranh.

2.2.3. Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng lực lượng hậu cần

Một là, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong LLHC.

Trong giai đoạn mới, QUTW xác định: một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất quyết định chất lượng LLVT nói chung, LLHC nói riêng là phải “Tăng cường xây dựng Đảng… nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong Quân đội” [112].

Đảng bộ TCHC xác định: vấn đề quan trọng hàng đầu trong CTHC và xây dựng LLHC là: “Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là nâng cao chất lượng lãnh đạo toàn diện của cấp ủy, chi bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên” [56].

Tư tưởng nhất quán của ĐBQĐ, để bảo đảm cho LLHC xây dựng trưởng thành và chiến đấu thắng lợi, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy, tổ chức đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Muốn vậy phải:

Triển khai thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương biện pháp về xây dựng Đảng do Trung ương Đảng xác định, nhất là các chủ trương biện pháp xây dựng Đảng mà Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 23 xác định; Tiếp tục quán triệt và thực hiện sáng tạo Nghị quyết của Bộ Chính trị về cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên trong điều kiện mới.

Thường xuyên kiện toàn, nâng cao chất lượng các tổ chức đảng, trước hết là các đảng ủy và chi ủy theo yêu cầu chiến đấu, công tác mới.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2023