Chỉ Đạo Đẩy Mạnh Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ, Nhân Viên Hậu Cần


dựng đảng ủy vững mạnh, nhất là đối với đảng ủy cơ sở, phát huy cao hơn nữa tính độc lập, chủ động lãnh đạo của mỗi cấp, làm cho việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên đạt hiệu quả cao. Thường xuyên kiện toàn cấp ủy đủ số lượng, nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới. Xây dựng sự đoàn kết nhất trí vững chắc trong mọi cấp ủy, chấm dứt hiện tượng mất đoàn kết trong cấp ủy, trong cán bộ chủ trì. Mọi cấp ủy đều xây dựng hoàn chỉnh chế độ quy định (được cấp trên trực tiếp phê duyệt) và làm theo đúng chế độ quy định. Cấp trên bồi dưỡng cấp dưới và từng cấp phải chủ động học tập, rèn luyện nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện.

Tập trung xây dựng đội ngũ đảng viên có phẩm chất chính trị tư tưởng tốt, tinh thần chiến đấu, ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm chính trị cao, đoàn kết thống nhất nội bộ, gắn bó chặt chẽ với quần chúng, kiên quyết bảo vệ cái đúng, đấu tranh khắc phục cái sai; có năng lực toàn diện. Đồng thời chú trọng nâng cao trình độ năng lực hoàn thành chức trách nhiệm vụ, phát huy được vai trò lãnh đạo của đảng viên đối với quần chúng. Triển khai kế hoạch bồi dưỡng đảng viên một cách cơ bản, toàn diện, theo chương trình chung của TCCT. Kịp thời giáo dục rèn luyện đảng viên kém trở nên tiến bộ, hết sức chú trọng bồi dưỡng đảng viên dự bị để chuyển chính thức đúng thời hạn. Tiến hành sơ kết cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên, trên cơ sở đó thúc đẩy đảng viên nâng cao tinh thần tự giác học tập, rèn luyện, và có kế hoạch chỉ đạo, đưa cuộc vận động vào nền nếp và có chiều sâu. Trong 3 năm phấn đấu có trên 75% đảng viên đạt phấn đấu tốt, có 30% đảng viên xuất sắc, hạn chế mức thấp nhất và tiến tới loại bỏ hoàn toàn tỉ lệ đảng viên không phấn đấu tiến bộ; hầu hết đảng viên là cán bộ phụ trách từ tổ sản xuất, công tác, tiểu đội trở lên đều đạt phấn đấu tốt, không vi phạm kỷ luật [153].

Thực hiện tốt công tác phát triển đảng theo phương châm lấy chất lượng làm chính, đúng phương hướng, tiêu chuẩn và những nguyên tắc thủ tục. Với mục tiêu: tất cả các chi bộ phải làm tốt công tác phát triển đảng, 100% chi bộ đủ điều kiện kết nạp đều phải kết nạp được đảng viên mới, phấn


đấu nâng tỉ lệ lãnh đạo của Đảng bộ TCHC từ 27% lên 35% [153]. Tăng cường phát triển đảng ở các lực lượng trực tiếp phục vụ chiến đấu, công tác, sản xuất. Đồng thời, hết sức coi trọng bồi dưỡng kết nạp đảng trong cán bộ chuyên môn khoa học kỹ thuật, cán bộ từ tổ sản xuất, tổ công tác, cán bộ tiểu đội trở nên. Đi đôi với làm tốt công tác phát triển đảng chú trọng điều chỉnh phân bố đảng viên ở cơ sở hợp lý và làm tốt công tác quản lý đảng viên.

Thường xuyên chăm lo xây dựng các tổ chức đoàn, công đoàn, phụ nữ vững mạnh. Nâng cao chất lượng giáo dục đoàn viên thanh niên, phát huy sức mạnh của tổ chức đoàn. Bảo đảm cho tổ chức đoàn thực sự là nơi giáo dục và rèn luyện thanh niên về lý tưởng cộng sản, là lực lượng xung kính trong công tác học tập, xây dựng đơn vị, là nguồn dồi dào, vững chắc phát triển đảng và đào tạo cán bộ. Phấn đấu trên 80% đoàn viên tiên tiến, trong đó có 40% đạt xuất sắc toàn diện, 75% liên chi đoàn và chi đoàn đạt quyết thắng, không có chi đoàn kém. Hầu hết liên chi đoàn và chi đoàn cơ quan cục, Tổng cục đều đạt chi đoàn quyết thắng [153].

Nghiên cứu, triển khai thực hiện Nghị quyết của QUTW về tổ chức công đoàn trong ngành hậu cần, phát huy tác dụng công đoàn cơ sở trong việc giáo dục, rèn luyện đoàn viên và công nhân nâng cao ý thức làm chủ tập thể, yên tâm, yêu ngành nghề, hăng hái rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, học tập nâng cao trình độ nghề nghiệp, tích cực tham gia quản lý xí nghiệp, tham gia cải thiện đời sống, thi đua hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Xây dựng, kiện toàn cơ quan chính trị hậu cần các cấp.

Với phương châm là tất cả cơ quan chính trị các cấp đều được xây dựng vững mạnh toàn diện, trọng điểm là cơ quan chính trị các binh trạm, bệnh viện, xí nghiệp, kho, tổng đội công trình, các trung đoàn vận tải xe hơi, đường biển. Trong tổ chức xây dựng thực hiện tốt 2 công tác trọng tâm là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Xác định thống nhất tổ chức biên chế theo phương châm hợp lý, gọn, mạnh, có chức trách, nguyên tắc chế độ công tác, hoạt động phù hợp với đặc điểm tính chất nhiệm vụ của đơn vị.


Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 12

Tích cực đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị có tư tưởng, trình độ chính trị vững vàng, có năng lực nghiệp vụ thành thạo, chuyên sâu trong từng ngành công tác.

Trong những năm (1973 – 1975), thực hiện sự chỉ đạo của QUTW và BQP, Đảng ủy, Chỉ huy TCHC đã triển khai thực hiện tốt các nội dung là:

Kiện toàn xong về tổ chức, biên chế hệ thống cơ quan chính trị từ trên xuống dưới và xây dựng hoàn chỉnh chức trách, nguyên tắc, chế độ công tác ở từng cấp và chế độ phân công phối hợp công tác giữa cơ quan chính trị cấp trên và cấp dưới, chế độ báo cáo tình hình chính trị từ cơ sở lên cấp trên. Việc kiện toàn tổ chức biên chế cơ quan chính trị các cấp được tiến hành song song với việc kiện toàn hệ thống tổ chức biên chế cơ quan, đơn vị, cơ sở hậu cần các cấp trong toàn quân. Đáng chú ý là, khi có quyết định thành lập Tổng cục Kỹ thuật (10/09/1974), Đảng ủy, Chỉ huy TCHC đã chỉ đạo chặt chẽ việc bàn giao một bộ phận cơ quan và cán bộ chính trị cho Tổng cục Kỹ thuật theo khung biên chế. Sau đó, tiến hành tổ chức chấn chỉnh lại biên chế cơ quan chính trị từ Cục Chính trị trở xuống. Ngày 31/12/1974, Chủ nhiệm TCHC ra Quyết định về Chấn chỉnh và xác định tổ chức biên chế Cục Chính trị gồm: Cục trưởng, 2 cục phó, 8 cơ quan, 4 bộ phận trực thuộc và 4 đơn vị cơ sở, với tổng quân số 292 người. Cục Chính trị TCHC được kiện toàn, tiếp tục tham mưu cho Đảng ủy, Chỉ huy TCHC chỉ đạo kiện toàn hệ thống cơ quan chính trị ở các cấp, các ngành.

Thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ của cơ quan chính trị cấp trên cho cấp dưới. Chú trọng bồi dưỡng cả về lý luận, nội dung, biện pháp, các bước tiến hành công tác và kinh nghiệm hoạt động cụ thể trong từng ngành. Trong thời gian này, Đảng ủy, Chỉ huy TCHC đã tổ chức nhiều hội nghị, nhiều lớp bồi dưỡng về công tác chính trị, như: Hội nghị Rút kinh nghiệm về đơn vị hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng giỏi, ngày 20 tháng 11 năm 1973; Lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác bảo tàng truyền thống, ngày 30 tháng 11 năm 1973; Lớp Đào tạo bồi dưỡng chính trị viên cơ sở khóa 3, ngày 28 tháng 3 năm 1974; Lớp Chính trị viên sơ cấp khóa 1 thuộc TCHC, ngày 30 tháng 3 năm 1975…


Tổ chức tốt công tác tổng kết rút kinh nghiệm và biên soạn các tài liệu cơ bản, làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng công tác chính trị và bồi dưỡng nâng cao trình độ công tác chính trị của đảng ủy, cơ quan chính trị và cán bộ, nhân viên chính trị các cấp trong TCHC. Ngày 23 tháng 4 năm 1974, Chủ nhiệm TCHC ra Quyết định thành lập Cơ quan tổng kết biên soạn công tác chính trị TCHC, gồm: Hội đồng tổng kết biên soạn công tác chính trị của TCHC; Phòng tổng kết biên soạn đặt trong Cục Chính trị; ở mỗi cục thành lập một ban tổng kết biên soạn các tài liệu công tác chính trị.

Xây dựng, kiện toàn bộ máy chỉ huy, chấn chỉnh tổ chức biên chế cơ quan, đơn vị, cơ sở hậu cần các cấp

Từ năm 1973, dưới sự chỉ đạo của QUTW, BQP, Đảng ủy, Chỉ huy TCHC tiến hành nghiên cứu xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của ngành Hậu cần đối với toàn quân; mối quan hệ giữa hậu cần và các cơ quan trong quân đội, các ngành của Nhà nước để từng bước chấn chỉnh tổ chức biên chế cơ quan, cơ sở cho hợp lý, theo hướng tinh giản, gọn, nhẹ, mạnh, có tổ chức lực lượng tương xứng với nhiệm vụ, cân đối với nội dung, đối tượng bảo đảm, nâng cao hiệu lực của lãnh đạo, chỉ huy, năng suất và hiệu quả bảo đảm.

Sự phát triển nhanh chóng về tổ chức lực lượng, trang bị của Quân đội đã đặt ra những yêu cầu mới về bảo đảm kỹ thuật, sản xuất quốc phòng và tham gia phát triển kinh tế. Thực hiện chủ trương của QUTW về: xúc tiến thành lập cơ quan chuyên trách chỉ đạo công tác bảo đảm kỹ thuật, sản xuất quốc phòng và tham gia phát triển kinh tế [112], trong năm 1973, TCHC đã tiến hành nghiên cứu đề xuất 5 phương án thành lập các cơ quan chuyên trách mới. Ngày 30 tháng 11 năm 1973, Thường vụ Đảng ủy và Chỉ huy TCHC họp phân tích các phương án và đã nhất trí thông qua việc thành lập Tổng cục Kỹ thuật, cũng như xác định rõ hệ thống tổ chức hậu cần và tổ chức kỹ thuật ở các cấp trong quân đội để báo cáo QUTW và BQP. Trên cơ sở đề nghị của TCHC, ngày 5 tháng 4 năm 1974, QUTW họp ra Nghị quyết 39/QUTW về việc thành lập Tổng cục Kỹ thuật trực thuộc BQP. Đến ngày 10 tháng 9 năm 1974, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 211/CP thành lập Tổng cục Kỹ thuật thuộc BQP [141, tr. 431].


Tổng cục Kỹ thuật được thành lập trên cơ sở tách ra từ TCHC. Đồng chí Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm TCHC được bổ nhiệm kiêm chức Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật. Ngày 29 tháng 7 năm 1974, TCHC tiến hành bàn giao cho Tổng cục Kỹ thuật toàn bộ tổ chức lực lượng Cục Quân giới, Cục Quân khí, Cục Quản lý xe, Trường Quản lý xí nghiệp 1, phần lớn tổ chức Cục Vật tư, một bộ phận của BTM Hậu cần, Cục Chính trị, Văn phòng, Phòng Tài vụ, Viện Kiểm sát, với số quân 39.980 người.

Đi đôi với việc chuyển giao cơ quan, đơn vị để kiện toàn tổ chức Tổng cục Kỹ thuật, TCHC tiến hành rà soát, nghiên cứu đề xuất với QUTW và BQP chấn chỉnh, củng cố toàn diện về tổ chức lực lượng của LLHC. Nghiên cứu và đề xuất Đề án thành lập Học viện Hậu cần, đến ngày 23 tháng 7 năm 1974, BQP ra Quyết định số 118/QĐ-QP thành lập Học viện Hậu cần.

Để bảo đảm chỉ đạo tốt công tác xây dựng phát triển kinh tế tự túc, theo đề nghị của TCHC, ngày 26 tháng 5 năm 1974, BQP ra Quyết định số 79/QP- QĐ thành lập Cục sản xuất trực thuộc TCHC.

Trong năm 1974, TCHC tiến hành sắp xếp lại các tổ chức ở cơ quan và đơn vị cho phù hợp với yêu cầu mới: chấn chỉnh nâng cấp Phòng Thiết kế xây dựng thành Viện Thiết kế xây dựng trực thuộc Cục Quản lý kiến thiết cơ bản; Phòng Kỹ thuật xăng dầu chuyển thành Viện Kỹ thuật xăng dầu trực thuộc Cục Xăng dầu...

Để đáp ứng yêu cầu, tổ chức vận chuyển lớn chi viện vật chất cho các chiến trường, cơ động lớn và nhanh các binh đoàn chủ lực và binh khí kỹ thuật đến các hướng tác chiến, ĐBQĐ chỉ đạo xây dựng phát triển mạnh mẽ mạng đường giao thông vận tải chiến lược. Bao gồm:

Ngày 15 tháng 2 năm 1973, QUTW giao nhiệm vụ cho Đoàn 559 xây dựng hệ thống đường chiến lược phía Đông Trường Sơn một cách cơ bản từ đường 9 vào đến miền Đông Nam Bộ; tiếp tục duy trì, sửa chữa, nâng cao chất lượng có trọng điểm, các đường cũ phía Tây Trường Sơn và quyết định đổi tên Bộ Tư Lệnh 559 thành Bộ Tư Lệnh Trường Sơn. Đồng thời, BQP lập và trình Hội đồng Chính phủ kế hoạch xây dựng cơ bản 1.920 km Đường Trường Sơn gồm tuyến phía Đông dài 1.200km và tuyến phía Tây dài 720km, tháng 11 năm 1973 được Hội đồng Chính phủ phê chuẩn và triển khai thực hiện.


Sau khi nhận nhiệm vụ, Bộ tư lệnh Trường Sơn được tăng cường lực lượng, bổ sung phương tiện, máy móc và chấn chỉnh lại tổ chức cho phù hợp. Xúc tiến thực hiện khẩn trương, đến đầu năm 1975 cả hai tuyến Đông và Tây Trường Sơn đã được xây dựng thông suốt theo kế hoạch đề ra.

Cùng với xây dựng và hoàn thiện tuyến đường bộ, bộ đội Trường Sơn còn khẩn trương xây dựng, phát triển tuyến đường ống trên cả hai tuyến Đông và Tây Trường Sơn đi song song với tuyến đường bộ, vươn sâu vào các chiến trường. Qua 2 năm (1973 – 1974) đã xây dựng thêm được 1.311 km đường ống và 23.474m3 bể chứa nhiên liệu.

Từ sau khi Hiệp định Pari về Việt Nam (27-1-1973) trên tuyến giao thông vận tải chi viện chiến lược chỉ còn hoạt động của biệt kích và không quân Sài Gòn với cường độ không lớn. Tình hình đó cho phép chuyển hướng hoạt động giao thông vận tải quân sự từ đêm sang ngày, từ cung ngắn sang cung dài, từ đội hình xe nhỏ, phân tán sang đội hình xe lớn, tập trung, nhất là ở trên những khu vực địch không còn khả năng đánh phá. Trong tình hình đó, lực lượng trên tuyến vận tải chiến lược được chỉ đạo kịp thời điều chỉnh lại tổ chức, tập trung lực lượng với quy mô lớn. Trong đó, lực lượng vận tải cơ giới được xây dựng thành các sư đoàn, trung đoàn vận tải ô tô mạnh, có sức vận chuyển lớn, sức cơ động cao, trên cự ly dài, có khả năng hoạt động liên tục, dài ngày [phụ lục 28].

Để đẩy mạnh việc phát triển và củng cố LLHC, nâng cao khả năng bảo đảm ngày càng vững chắc trên các chiến trường, trong 2 năm (1973 – 1974), TCHC đã đưa nhiều đơn vị cơ sở, phân đội hậu cần, nhiều cán bộ, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ và nhiều trang, thiết bị, phương tiện, vật tư hậu cần kỹ thuật bổ sung cho các chiến trường “Số lượng cán bộ, nhân viên, cơ sở, phân đội đã đưa vào các chiến trường trong 2 năm nhiều gấp 3 lần 8 năm trước (1965 - 1972)” [144, tr. 438].

Đầu năm 1975, thực hiện quyết tâm chiến lược hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1975, TCHC tổ chức một LLHC chiến lược vào chiến trường trực tiếp chỉ đạo CTHC cho từng chiến dịch, tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 giành thắng lợi.


Trong chiến dịch Tây Nguyên, TCHC và Tổng cục Kỹ thuật đã tổ chức bộ phận tiền phương nhẹ, gồm một số cán bộ chủ chốt của hai tổng cục và các ngành, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Chủ nhiệm TCHC, đi cùng Bộ chỉ huy chiến dịch để nắm tình hình và chỉ đạo hậu cần chiến dịch.

Trong chiến dịch Trị Thiên - Huế và chiến dịch Quảng Đà, TCHC và Tổng cục Kỹ thuật thành lập một bộ phận tiền phương của hai tổng cục, làm kiêm nhiệm vụ của hậu cần các mặt trận để tổ chức hiệp đồng bảo đảm giữa các lực lượng tham gia chiến dịch.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, việc cơ động thần tốc các quân đoàn chủ lực của bộ và nhiều đơn vị binh khí kỹ thuật vào khu vực tập kết quanh Sài Gòn do hậu cần chiến lược đảm nhiệm. Để bảo đảm chỉ đạo công tác hậu cần cho chiến dịch lực lượng tiền phương của TCHC và Tổng cục Kỹ thuật được tăng cường cho hậu cần chiến dịch, Chủ nhiệm TCHC được Bộ Chính trị chỉ định làm Phó tư lệnh chiến dịch phụ trách CTHC, Chủ nhiệm hậu cần Miền làm Chủ nhiệm hậu cần chiến dịch. Với sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa LLHC chiến lược và LLHC chiến dịch, các LLHC đã tổ chức bố trí thành một thế trận hậu cần liên hoàn vững chắc, tổ chức vận chuyển và bảo đảm đầy đủ mọi nhu cầu về người, vũ khí trang bị, phương tiện và vật chất các loại cho các cánh quân đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn, kết thúc thắng lợi cuộc KCCM, CN.

2.3.2. Chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần

Tiến hành tốt công tác chính trị tư tưởng cho cán bộ, nhân viên, chiến sỹ hậu cần các cấp.

Công tác giáo dục chính trị, tập trung vào việc đẩy mạnh việc cải tiến chương trình, nội dung, đưa dần công tác giáo dục chính trị vào nền nếp, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới. Chuẩn bị điều kiện để từng bước thực hiện kế hoạch giáo dục một cách cơ bản, toàn diện, hệ thống và thống nhất cho tất cả các đối tượng theo yêu cầu chuẩn hóa của từng cấp, từng ngành.


Giáo dục chính trị tại chức, ban hành nội dung, chương trình học tập chính trị tại chức cho các đối tượng để thực hiện thống nhất trong ngành HCQĐ. Nội dung, chương trình tập trung vào giáo dục những vấn đề cơ bản về lý luận Mác - Lênin, chủ trương, đường lối của Đảng, lịch sử, truyền thống của dân tộc, của quân đội và ngành HCQĐ, những vấn đề cơ bản về nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng. Đồng thời, giới thiệu một số nội dung chuyên sâu, nâng cao cho cán bộ chính trị và cán bộ trung, cao cấp.

Lựa chọn trong số cán bộ lãnh đạo, cán bộ cơ quan, giảng viên các trường có khả năng tham gia giảng dạy, mở các lớp bồi dưỡng giảng viên cho học tập tại chức. Thực hiện giảng dạy thống nhất theo tài liệu biên soạn đã được TCHC thông qua. Các cơ quan, đơn vị chỉ vận dụng phát triển theo đặc điểm đối tượng và nhiệm vụ cụ thể của đơn vị mình. Tổ chức học tập có kiểm tra, thu hoạch và công nhận đã học qua chương trình tại chức. Tiến hành lập tủ sách, thư viện ở các cơ quan, đơn vị phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập, tổ chức giới thiệu, tọa đàm, hướng dẫn nội dung học tập. Cử cán bộ, giáo viên và gửi tài liệu giúp cho cấp dưới và các đơn vị ở chiến trường để tổ chức học tập tại chỗ phù hợp với hoàn cảnh.

Giáo dục chính trị tại trường, đẩy mạnh cải tiến phương pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tích cực bồi dưỡng, đào tạo giáo viên chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục trước mắt và lâu dài, như: mở tiếp các lớp chuyên tu, tổng hợp cho giáo viên; tổ chức bồi dưỡng số cũ và đào tạo số mới cả giáo viên trung cấp và sơ cấp; bồi dưỡng và đào tạo giáo viên chính trị cho các trường quân sự, chuyên môn kỹ thuật. Xây dựng chương trình giáo dục chính trị tương đối cơ bản, toàn diện, có hệ thống và định ra nội dung giảng dạy thống nhất cho các trường (cả hệ bổ túc và hệ đào tạo). Xây dựng tổ chức biên soạn của TCHC, cải tiến bổ sung chương trình, nội dung giáo dục, giảng dạy chính trị ở các trường trong ngành HCQĐ.

Thực hiện sự chỉ đạo đó, ngày 5 tháng 2 năm 1974, Cục Chính trị, TCHC ra Quy định số 80/PH, về Nội dung chương trình và tỉ lệ thời gian học chính trị cho một số đối tượng trong các trường lớp của TCHC [phụ lục 11].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2023