Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 16


càng mạnh, khả năng ngày càng lớn, vươn sâu đến từng chiến trường, từng khu vực tác chiến. Đến cuối chiến tranh số cơ sở trực thuộc TCHC gồm: 60 kho các loại; 38 đơn vị quân y trên miền Bắc (17 bệnh viện, 21 đội điều trị); có 64 cơ sở, xí nghiệp quốc phòng trên miền Bắc và 3 nhà máy sửa chữa máy bay; có 11 binh trạm vận tải với 2.549 ô tô vận tải các loại [144, tr. 516].

Cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần ngày càng được đẩy mạnh, phát triển hoàn chỉnh, đã hình thành hệ thống, có khả năng tiếp nhận sử dụng có hiệu quả nguồn cung cấp của hậu phương, nguồn viện trợ quốc tế, tiếp tế bổ sung kịp thời khối lượng vật chất lớn theo yêu cầu chiến đấu; có khả năng tăng cường và cải tiến trang bị kỹ thuật, duy trì và phục hồi sức chiến đấu của vũ khí, khí tài, trang bị của LLVT, nuôi dưỡng điều trị, giữ vững và khôi phục sức khỏe của bộ đội chiến đấu và công tác trên các chiến trường.

Đã tăng huy động một LLHC lớn làm nhiệm vụ hậu cần chiến trường.

Trong chiến tranh đã tăng cường một LLHC lớn cho các chiến trường gồm nhiều đoàn cán bộ, nhân viên đi lẻ và nhiều cơ sở phân đội có mang theo phương tiện, trang thiết bị chuyên môn. Từ năm 1965 đến 1975, hậu cần chiến lược chi viện cho hậu cần chiến trường miền Nam 45.820 cán bộ, nhân viên các loại, riêng từ 1973 đến hết chiến tranh đã bổ sung 30.916 cán bộ, nhân viên chiến 65,3% số lực lượng chi viện trong 10 năm [144, tr. 517].

Những thành tựu trên quyết định LLHC vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao “Lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh cách mạng ở nước ta. Các lực lượng hậu cần đã ra sức vươn lên khắc phục khó khăn, phát huy sáng tạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” [143, tr. 68]. Đã tạo nguồn và tổ chức bảo đảm cho các LLVT 9.082.153 tấn, cho các chiến trường 2.815.216 tấn vật chất hậu cần các loại; các cơ sở quân y trên miền Bắc đã thu dung điều trị được 1.300.599 lượt thương binh, bệnh binh, trên chiến trường miền Nam đã thu dung điều trị 1.411.333 lượt thương binh, bệnh binh; sản xuất được 30.088 súng từ CKC đến trọng liên 12,7; 64.037 khẩu B40, cối 60 và ống phóng H12, H6; tổng khối lượng hàng luân chuyển của vận tải chiến lược là 2.157.956.000 tấn/km; bảo đảm hành quân vào các chiến trường qua tuyến giao liên hậu phương 1.619.110 lượt người, qua tuyến giao liên 559


được 1.222.127 lượt người…[144, tr. 509 – 512]. Kết quả trên đã góp phần to lớn vào việc giữ vững và nâng cao sức mạnh chiến đấu, tăng cường khả năng tác chiến của các LLVT, bảo đảm cho quân và dân cản nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Nguyên nhân

Đảng bộ Quân đội luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, độc lập, tự chủ và sáng tạo trong lãnh đạo xây dựng LLHC.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Một trong những nguyên nhân để ĐBQĐ có được thành công trong lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975 là: ĐBQĐ đã luôn đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân để xem xét và xử lý những vấn đề đặt ra; luôn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng cho mọi hành động, nắm vững những vấn đề cơ bản của học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội, đặc biệt là những vấn đề về hậu phương, hậu cần cho chiến tranh, về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam; kế thừa xuất sắc những quan điểm tư tưởng của Hồ Chí Minh về HCQĐ, về xây dựng LLVT nhân dân cách mạng; những kinh nghiệm tổ chức bảo đảm hậu cần, xây dựng LLHC trong truyền thống dân tộc và trên thế giới để hoạch định chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo làm kim chỉ nam dẫn dắt mọi hoạt động. Trong lãnh đạo xây dựng LLHC, ĐBQĐ luôn đặt lợi ích của dân tộc của nhân dân lên trên hết bằng việc luôn quán triệt sâu sắc mục tiêu “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” làm mục tiêu cao nhất để định hướng mọi hoạt động xây dựng. Nhờ làm tốt những vấn đề cơ bản đó LLHC được xây dựng và phát triển đúng hướng, hợp quy luật, hợp lòng dân, được nhân dân ra sức ủng hộ.

Thực tiễn của CTHC và xây dựng LLHC rất phong phú đa dạng và hết sức phức tạp. Đòi hỏi quá trình lãnh đạo ĐBQĐ phải nắm chắc và giải quyết đồng thời nhiều mối quan hệ giữa: số lượng và chất lượng, hậu phương và tiền tuyến, trước mắt và lâu dài, kinh tế và quốc phòng, kỹ thuật và chiến thuật, chính trị và chuyên môn, cục bộ và toàn cục… Đồng thời, cũng phải nắm vững và vận dụng đúng các quy luật tiến hành chiến tranh cách mạng,

Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 16


như: quy luật kinh tế, quy luật hoạt động của địch, quy luật tự nhiên… Vì thế, chỉ có đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, nắm vững và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bằng tư duy chính trị sắc sảo, nhậy bén, độc lập, tự chủ và sáng tạo trong hoạch định đường lối và chỉ đạo thực hiện thì xây dựng LLHC mới tránh khỏi những khó khăn trở ngại do điều kiện thực tiễn mang lại, tránh được tư tưởng cực đoan chủ nghĩa, cục bộ, bản vị... giữ gìn và phát triển LLHC một cách cân đối, hợp lý.

Hệ thống tổ chức đảng trong LLHC luôn trong sạch vững mạnh, thực sự là hạt nhân chính trị ở đơn vị.

Lực lượng hậu cần là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng, mà thường xuyên trực tiếp là ĐBQĐ, thông qua hệ thống tổ chức đảng trong LLHC. Các tổ chức đảng trong LLHC là nền tảng của ĐBQĐ, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa Đảng với quần chúng, là lực lượng nòng cốt trong lãnh đạo và thực hiện mọi nhiệm vụ của LLHC. Xây dựng các tổ chức đảng vững mạnh là một nội dung, giữ vai trò chủ đạo, chi phối các nội dung khác và quyết định đến toàn bộ chất lượng và hiệu quả xây dựng LLHC

Trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975, kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm xây dựng Đảng đã đạt được trước đó, ĐBQĐ luôn căn cứ vào Điều lệ Đảng và các quy định cụ thể của BCHTW về tổ chức đảng trong quân đội và ngành HCQĐ, thường xuyên chăm lo củng cố kiện toàn hệ thống tổ chức đảng vững mạnh, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Bảo đảm ở đâu có tổ chức chính quyền là ở đó có tổ chức đảng và có đảng viên để lãnh đạo. Nhờ vậy, các tổ chức đảng trong LLHC được xây dựng thành một hệ thống chặt chẽ, thống nhất có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao; có đội ngũ cán bộ, đảng viên nhiệt tình, trách nhiệm, gương mẫu, trình độ năng lực cao, tác phong công tác khoa học, sâu sát, gần gũi, gắn bó với quần chúng, được quần chúng tín nhiệm. Đây vừa là thành công, vừa là nguyên nhân của mọi thành công trong lãnh đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ.


Phát huy tốt các yếu tố truyền thống trong xây dựng LLHC.

Truyền thống yêu nước, là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm, được củng cố, bổ sung và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử. Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa yêu nước truyền thống vươn lên ngang tầm thời đại, trở thành chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc KCCM, CN, ĐBQĐ đã lãnh đạo phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước trong xây dựng, chiến đấu và công tác của LLHC. Thể hiện ở chỗ, ĐBQĐ đã luôn chỉ đạo ngành HCQĐ làm tốt công tác giáo dục truyền thống, khơi dậy hào khí của những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa và Điện Biên lịch sử… Qua đó giúp cán bộ, chiến sĩ, nhân viên hậu cần các cấp nâng cao lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, căm thù giặc Mỹ xâm lược sâu sắc “hễ còn một tên giặc Mỹ xâm lược thì ta phải quét sạch nó đi”; tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng chống quân xâm lược; tính cần cù, tiết kiệm và tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác. Chính BQP Mỹ cũng thừa nhận: “Tổng thống Johnson và các cố vấn của ông ta đã đánh giá thấp đặc tính dân tộc rất mạnh của các nhà cách mạng và khả năng đặc biệt của họ trong việc tổ chức và rèn luyện những người đi theo họ” [130, tr. 7] và “Là những người Mác-xít và những người dân tộc chủ nghĩa tận tụy, họ quyết tâm đánh đuổi người Pháp và sau đó là người Mỹ và bằng cách đó họ tỏ rõ những đức tính: quả quyết, cứng rắn, cần mẫn, chân thật” [130, tr. 1 – 2]. Những yếu tố đó trở thành động lực thúc đẩy mọi hoạt động xây dựng, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác của LLHC.

Lực lượng hậu cần từ nhân dân mà ra, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vì lợi ích của nhân dân. Đoàn kết gắn bó chặt chẽ với nhân dân “quân với dân như cá với nước” được nhân dân đùm bọc, chở che, giúp đỡ, nuôi dưỡng LLHC không ngừng trưởng thành, lớn mạnh; đồng thời LLHC luôn tôn trọng, tuyên truyền vận động nhân dân, giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế xã hội, thực hiện tốt vai trò nòng cốt cùng toàn dân làm hậu cần. Đoàn kết gắn bó chặt chẽ với nhân dân là bản chất, truyền thống là nguồn ngốc sức mạnh của LLHC.


Hậu cần trong cuộc KCCM, CN của dân tộc Việt Nam là hậu cần của cuộc chiến tranh chính nghĩa.

Giải phẫu cuộc chiến tranh ở Việt Nam G. Kolko, giáo sư sử học người Mỹ đã kết luận: cuộc chiến tranh mà đế quốc Mỹ tiến hành ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa “Chiến lược quân sự của Mỹ bao gồm nhiều nhân tố: cái bi thảm, cái phi lý, cái nguy hiểm, tất cả pha trộn thành một công thức thảm họa cho nước Mỹ và thành cuộc tiến công tàn nhẫn táng tận lương tâm đối với hầu như toàn bộ nhân dân Việt Nam” [13, tr. 188]. Cuộc KCCM, CN mà dân tộc Việt Nam tiến hành là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Hậu cần bảo đảm cho cuộc chiến tranh chính nghĩa được nhân dân cả nước và nhân dân tiến bộ trên thế giới đồng tình ủng hộ. Lực lượng hậu cần trong chiến tranh của Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ to lớn về sức người, sức của của nhân dân và sự ủng hộ to lớn về mọi mặt của bạn bè quốc tế. Đây là nguồn gốc sức mạnh của quân đội, của LLHC. Với đường lối chiến tranh nhân dân, hậu cần toàn dân trong cuộc KCCM, CN nói chung, những năm 1969 đến 1975 nói riêng, đã huy động và tổ chức toàn dân tham gia sức người, sức của để xây dựng, phát triển LLHC và bảo đảm hậu cần tốt cho mọi nhu cầu của quân đội. Với đường lối ngoại giao đúng đắn, sáng tạo, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ giúp đỡ to lớn cả vật chất và tinh thần của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Bằng nhiều hình thức, biện pháp sáng tạo Việt Nam đã tổ chức tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ về cơ sở vật chất kỹ thuật của các nước anh em để không ngừng phát triển LLHC và nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội.

3.1.2. Hạn chế, nguyên nhân Hạn chế

Một là, về hoạch định chủ trương, nhận thức của ĐBQĐ có mặt chưa toàn diện, chưa theo kịp sự phát triển của tình hình thực tiễn đặt ra. Cụ thể là:

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng LLHC nhận thức của ĐBQĐ về phương châm xây dựng từng bước phát triển và hoàn thiện, đã xác định được


phương châm xây dựng LLHC cách mạng, chính quy, hiện đại. Tuy nhiên, trong phương châm xây dựng LLHC chưa đề cập đến nội dung xây dựng LLHC tinh nhuệ.

Tư tưởng “quân cốt tinh hơn cốt nhiều” đã được hình thành rất sớm trong lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam. Thực hiện tư tưởng đó, các triều đại phong kiến Việt Nam luôn coi trọng việc huấn luyện binh sĩ, thao lược binh pháp để tạo ra những đội “tinh binh” mà “lấy ít địch nhiều”, “lấy yếu chống mạnh” giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược, giữ yên bờ cõi, non sông gấm vóc Việt Nam.

Thực tiễn lãnh đạo xây dựng LLHC (1969 – 1975), ĐBQĐ luôn chú trọng nâng cao chất lượng toàn diện của LLHC, lấy nâng cao chất lượng làm chính, ra sức xây dựng LLHC có tổ chức gọn, nhẹ, mạnh có hiệu suất chiến đấu và công tác cao; đồng thời, coi trọng xây dựng LLHC có số lượng thích hợp. Tuy vậy, ĐBQĐ chậm khái quát nội dung xây dựng “tinh nhuệ” thành phương châm chỉ đạo xây dựng LLHC. Điều đó cho thấy ĐBQĐ nhận thức chưa thật chính xác về vai trò của yếu tố “tinh nhuệ” trong xây dựng LLHC.

Nhận thức của ĐBQĐ về sự cần thiết phải tổ chức ra một lực lượng chuyên trách bảo đảm kỹ thuật quân sự và sản xuất quốc phòng chưa theo kịp sự phát triển của tình hình.

Trong cuộc KCCM, CN, lúc đầu ĐBQĐ đã chủ trương xây dựng LLHC tiến dần từng bước lên hiện đại, sau đó tiến nhanh, tiến mạnh lên hiện đại và rồi tiến thẳng vào xây dựng hiện đại. Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời được sự giúp đỡ to lớn của các nước XHCN anh em vũ khí, trang bị của quân đội, của LLHC ngày càng hiện đại. Tính chất hiện đại của vũ khí, trang bị của quân đội và LLHC đòi hỏi mức độ bảo đảm kỹ thuật ngày càng lớn trong chiến tranh. Mặt khác, sự ra đời của các binh chủng kỹ thuật trong quân đội, sự phát triển về trình độ tác chiến hiệp đồng quân binh chủng đặt ra yêu cầu rất cao về công tác kỹ thuật. Trong thực tế đến trước khi thành lập Tổng cục Kỹ thuật tháng 10 năm 1974, lực lượng bảo đảm kỹ thuật của quân đội phát triển rất mạnh. Năm


1973, lực lượng sửa chữa thuộc TCHC và các quân khu, quân chủng, binh chủng có 44 xưởng sửa chữa lớn nhỏ, ngoài ra, ở các đơn vị còn có hơn

1.000 trạm sửa chữa với 11.000 thợ các loại; hệ thống sản xuất quốc phòng có 13 nhà máy sản xuất lớn… Tuy vậy, việc chỉ đạo bảo đảm và quản lý trang bị kỹ thuật còn khá chồng chéo, trong đó: TCHC chỉ đạo kỹ thuật và bảo đảm kỹ thuật đối với các loại vũ khí, khí tài, phương tiện phổ thông; các quân chủng, binh chủng đảm nhận việc chỉ đạo và bảo đảm kỹ thuật đối với những trang bị thuộc chuyên ngành mình [136]. Thực tiễn đặt ra yêu cầu cần có một cơ quan chuyên trách giúp QUTW và BQP trong việc chỉ đạo bảo đảm kỹ thuật và sản xuất quốc phòng từ rất sớm, nhưng đến ngày 5 tháng 4 năm 1974 QUTW mới thông qua Nghị quyết 39/QUTW về việc thành lập Tổng cục Kỹ thuật trực thuộc BQP. Tổng cục Kỹ thuật có nhiệm vụ “giúp Bộ trưởng BQP chỉ đạo công tác bảo đảm và quản lý trang bị, bảo đảm kỹ thuật trong toàn quân, nghiên cứu kỹ thuật quân sự và trực tiếp quản lý các xí nghiệp quốc phòng” [141, tr. 431]. Như vậy, nhận thức của ĐBQĐ về vấn đề này còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Hai là, về chỉ đạo tổ chức thực hiện một số mặt công tác chưa chặt chẽ. Lãnh đạo xây dựng LLHC trong những năm (1969 - 1975), nhìn chung ĐBQĐ đã sâu sát chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các chủ trương đề ra. Tuy vậy, trên một số mặt công tác còn thiếu chặt chẽ, yếu kém kéo dài chậm được khắc phục. Công tác quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém kéo dài trong chiến tranh gây nhiều tổn thất lãng phí. Nguyên nhân chủ yếu là: “Lãnh đạo quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật còn kém, chưa xây dựng được chế độ, quy định, nền nếp chặt chẽ về sử dụng, bảo quản” [121]. Việc chỉ đạo chấp hành nguyên tắc tổ chức biên chế LLHC ở một số cơ quan, đơn vị không nghiêm. Hiện tượng tự do, tùy tiện trong thành lập đơn vị mới, giải thể, tăng quân số một số tổ chức; tình trạng biên chế lực lượng gián tiếp cao trong các tổ chức LLHC kéo dài trong nhiều năm chậm được khắc phục. Việc chỉ đạo ban hành quy định về chức trách, nhiệm vụ, nền nếp, chế độ công tác chưa chặt chẽ,


thiếu kịp thời dẫn tới hiện tượng rối bận, chồng chéo công việc, tranh công, đổ lỗi trong một số cơ quan, đơn vị hậu cần diễn ra kéo dài trong nhiều năm “Việc xác định chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp trong chiến tranh chưa làm được rõ ràng hợp lý” [65]…

Ba là, về hạn chế trong thực tiễn, chất lượng của LLHC có mặt chưa toàn diện.

Tổ chức LLHC chưa ổn định, chưa hợp lý, biên chế còn cồng kềnh, nền nếp chính quy chưa rõ ràng, thống nhất nên chưa phát huy tối đa được sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm. Trình độ năng lực công tác của cán bộ hậu cần còn thấp so với yêu cầu đặt ra: Phần đông cán bộ chưa được bồi dưỡng học tập cơ bản, hệ thống, toàn diện, tri thức quân sự hiện đại, kiến thức về văn hóa, khoa học kỹ thuật, hiểu biết về kinh tế, khoa học xã hội còn thấp, lại chưa có trình độ nghiệp vụ hậu cần chuyên sâu, chưa phù hợp với yêu cầu tổ chức, đặc điểm công tác [65]. Cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần tăng nhanh nhưng so với yêu cầu phát triển của chiến tranh thì còn thiếu và yếu… Vì thế mà, khả năng bảo đảm hậu cần của LLHC cho quân đội và LLVT chưa thỏa mãn đầy đủ nhu cầu cho sinh hoạt và chiến đấu.

Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng LLHC trong điều kiện kinh tế Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu. Công tác hậu cần là một công tác có tính kinh tế, kỹ thuật lớn. Chất lượng của LLHC liên quan trực tiếp và phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế, kỹ thuật của đất nước. Tuy vậy, LLHC ra đời muộn, trong điều kiện chiến tranh ác liệt, nền kinh tế đất nước nghèo nàn và lạc hậu, tiềm lực kinh tế, kỹ thuật thấp kém so với các nước trên thế giới đặc biệt là so với đế quốc Mỹ. Quân ủy Trung ương nhận định: “Nền kinh tế của ta còn kém phát triển, sản xuất nhỏ là phổ biến, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhỏ bé,… thu nhập quốc dân thấp chỉ đạt gần 80% quỹ tiêu dùng xã hội, sản xuất nông nghiệp không bảo đảm nhu cầu lương thực…” [109]. Điều kiện kinh tế, kỹ thuật đó là một khó khăn lớn đối với công tác xây dựng LLHC.

Xem tất cả 228 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí