Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 15


Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn. Ngay từ khi ra đời Đảng đã quan tâm lãnh đạo xây dựng LLVT, xây dựng quân đội trong đó có lực lượng làm công tác bảo đảm hậu cần. Tuy nhiên, cho đến đầu tháng 7 năm 1950, trong tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn chưa hình thành một lực lượng chuyên trách đảm nhiệm CTHC. Việc tổ chức bảo đảm hậu cần cho quân đội, cho các LLVT chiến đấu chủ yếu dựa vào dân và một bộ phận kiêm nhiệm công tác cấp dưỡng nuôi quân. Như vậy, LLHC với tư cách là một tổ chức chuyên trách chưa hình thành, nên trong lãnh đạo ĐBQĐ chưa đề cập đến công tác xây dựng lực lượng này. Những vấn đề chung nhất về nguyên tắc tổ chức xây dựng quân đội đề cập trong “Nghị quyết về đội tự vệ”, được quán triệt và triển khai thực hiện trong xây dựng phát triển các đội vũ trang tự vệ và quân đội thường trực. Đồng thời, cũng là cơ sở lý luận cho việc tổ chức xây dựng LLHC sau này.

Ngày 11 tháng 7 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 121/SL, về Tổ chức nhiệm vụ của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và nhân dân Việt Nam. Bộ tư lệnh gồm các cơ quan: Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và Tổng cục Cung cấp [8, tr. 100]. Theo đó, Tổng cục Cung cấp được hình thành là lực lượng chuyên trách về CTHC quân đội “Với việc ra đời của Tổng cục Cung cấp, Quân đội đã thống nhất bộ máy chỉ đạo, quản lý, chỉ huy ở cấp chiến lược” [13, tr. 118]. Lực lượng hậu cần ra đời là một bộ phận của quân đội đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam mà trực tiếp là ĐBQĐ. Từ đây, những vấn đề mang tính lý luận cơ bản của ĐBQĐ về xây dựng LLHC được hình thành và phát triển.

Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC theo hướng cách mạng, chính quy và từng bước trang bị cơ sở, vật chất, kỹ thuật hiện đại. Dưới sự lãnh đạo của ĐBQĐ mà trực tiếp là Tổng Quân ủy, ngành Cung cấp đã triệt để dựa vào dân, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, ra sức cần, kiệm để xây dựng phát triển Ngành và bảo đảm cho các LLVT xây dựng và chiến đấu. Quá trình xây dựng và chiến đấu, ngành Cung cấp đã chú trọng làm tốt công tác xây dựng Đảng; chăm lo đào tạo, bồi dưỡng


đội ngũ cán bộ, nhân viên; tiến hành tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng; củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức để bảo đảm cho LLHC luôn vững mạnh về mọi mặt, huy động và tổ chức toàn dân làm công tác hậu cần bảo đảm cho chiến tranh giành thắng lợi.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ. Cách mạng Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định Quân đội nhân dân Việt Nam là trụ cột chủ yếu nhất, chắc chắn nhất để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, nên đã đẩy mạnh xây dựng QĐND theo hướng cách mạng, tiến lên chính quy hóa, hiện đại hóa. Cùng với quá trình lãnh đạo quân đội phát triển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, ĐBQĐ cũng ra sức lãnh đạo xây dựng LLHC phát triển mọi mặt. Quá trình lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN tư duy lý luận của ĐBQĐ trong lĩnh vực này không ngừng phát triển và hoàn thiện. Cụ thể là:

Về phương châm xây dựng LLHC có sự phát triển rõ rệt nhất, từ phương châm xây dựng LLHC theo hướng tiến dần lên chính quy, hiện đại theo Kế hoạch 5 năm xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng (1955 – 1959) của Tổng Quân ủy; tới tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chính quy, hiện đại theo Nghị quyết của Thường trực QUTW tháng 5 năm 1961, về Cuộc vận động xây dựng quân đội tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chính quy, hiện đại; đến tư tưởng tiến càng nhanh lên hiện đại càng tốt theo Đề cương của QUTW năm 1971 về Tình hình và nhiệm vụ quân sự từ nay về sau và tiến thẳng vào xây dựng chính quy và hiện đại theo Đề án tổ chức quân đội 3 năm 1973 – 1975 của QUTW tháng 4 năm 1973.

Cùng với việc phát triển, hoàn thiện về phương châm xây dựng và để thực hiện phương châm đó, ĐBQĐ đã lãnh đạo ngành HCQĐ giữ vững nguyên tắc lấy xây dựng LLHC vững mạnh về chính trị làm cơ sở, thực hiện tốt quan điểm chiến tranh nhân dân, hậu cần toàn dân; quan điểm cần, kiệm, tự lực cánh sinh, đồng thời tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Đảng bộ quân đội cũng thường xuyên bám sát thực tiễn và lấy việc đáp ứng yêu cầu của chiến


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

tranh làm cơ sở để lãnh đạo xây dựng LLHC. Đồng thời, ĐBQĐ đã lãnh đạo giải quyết đúng khâu then chốt của xây dựng LLHC là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần và ra sức xây dựng lực lượng vận tải quân sự chiến lược – lực lượng làm nhiệm vụ trung tâm của CTHC. Những vấn đề đó được khái quát thành 6 quan điểm chỉ đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.

Với việc phát triển và hoàn thiện về phương châm xây dựng LLHC cách mạng, chính quy, hiện đại và việc hình thành 6 quan điểm chỉ đạo xây dựng LLHC đánh dấu bước phát triển và hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản xây dựng LLHC, làm kim chỉ nam hướng dẫn mọi mặt công tác. Đảng bộ TCHC nhận định “Thông qua thực tiễn của công tác hậu cần phục vụ cuộc chiến tranh quy mô tác chiến hiệp đồng ngày càng lớn, chúng ta góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề có tính chất lý luận cơ bản, làm kim chỉ nam cho mọi mặt công tác” [65]. Sự phát triển, hoàn thiện đó thể hiện tư duy độc lập và sáng tạo của ĐBQĐ trong lãnh đạo xây dựng LLHC, góp phần bổ sung, làm phong phú thêm kho tàng lý luận cách mạng nói chung, lý luận quân sự của Đảng nói riêng. Từ phương châm và những quan điểm xây dựng LLHC đó, ĐBQĐ tiếp tục vận dụng và từng bước phát triển, hoàn thiện hệ thống lý luận hậu cần cách mạng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 15

Hai là, về mặt chỉ đạo thực hiện, ĐBQĐ đã thường xuyên bám sát thực tiễn, kịp thời chỉ đạo chặt chẽ các hoạt động xây dựng LLHC phù hợp với đặc điểm tình hình nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, sát đối tượng.

Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích của nhận thức, đồng thời cũng là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Bám sát thực tiễn, nắm chắc diễn biến tình hình thực tiễn của cuộc chiến tranh để kịp thời chỉ đạo xây dựng lực lượng vừa là nguyên tắc, vừa là quan điểm chỉ đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ. Giải quyết tốt vấn đề này là một thành công lớn của ĐBQĐ lãnh đạo xây dựng LLHC trong cuộc KCCM, CN.

Bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình thực tiễn, trong điều kiện thuận lợi ĐBQĐ chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động xây dựng LLHC về mọi mặt để


không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu và công tác đáp ứng yêu cầu xây dựng, chiến đấu trước mắt đồng thời tích cực chuẩn bị mọi mặt cho nhiệm vụ lâu dài; lúc khó khăn ác liệt chỉ đạo phân tán lực lượng, củng cố và bảo toàn lực lượng mà vẫn giữ được chất lượng và hiệu quả công tác. Thực tiễn quá trình xây dựng LLHC để lại nhiều kinh nghiệm điển hình trong việc bám sát thực tiễn chiến tranh để ĐBQĐ chỉ đạo đúng đắn kịp thời, như:

Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, đánh phá có tính hủy diệt các căn cứ, cơ sở hậu phương, hậu cần nhằm tiêu hao, tiêu diệt LLHC, ngăn chặn sự tiếp tế của hậu phương cho tiến tuyến, ĐBQĐ đã chủ động chỉ đạo ngành HCQĐ sơ tán lực lượng, chuyển mọi hoạt động xây dựng, bảo đảm vào điều kiện có chiến tranh để tránh tổn thất đến mức thấp nhất, mà vẫn giữ được các hoạt động xây dựng lực lượng và tổ chức bảo đảm hậu cần cho chiến đấu. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, cơ sở, đơn vị hậu cần các cấp tổ chức lực lượng phù hợp vừa xây dựng, vừa bảo đảm, vừa chiến đấu bảo vệ đơn vị, bảo vệ nhân dân. Vì thế, dù điều kiện chiến tranh khắc nghiệt, địch tổ chức đánh phá hậu phương, hậu cần ác liệt nhưng ta vẫn bảo toàn được lực lượng, vẫn tổ chức vận chuyển chi viện cho chiến trường và bảo đảm đủ mọi nhu cầu vất chất, kỹ thuật cho quân đội xây dựng và chiến đấu. Điều này, chính giới quân sự Mỹ cũng phải thừa nhận. Mc Namara viết “Những cuộc tiến công bằng không quân sẽ không đem lại tác dụng phá hoại đối với các ngành hậu cần của Việt cộng” [95, tr. 205] và “Không có một biểu hiện gì cho thấy rằng chúng ta đã hoặc có thể ngăn chặn được nguồn cung ứng cho Việt cộng trong khi nhu cầu về vật chất của họ thấp như vậy” [95, tr. 207].

Sau khi đế quốc Mỹ tuyên bố đơn phương chấm dứt leo thang đánh phá miền Bắc ngày 01 tháng 11 năm 1968 và sau khi Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, nắm chắc diễn biến tình hình thực tiễn, ĐBQĐ kịp thời chỉ đạo ngành HCQĐ nhanh chóng ổn định tình hình, dồn dịch lại hệ thống cơ quan, cơ sở, đơn vị do phải phân tán trong chiến tranh phá hoại về nơi tương đối ổn định để tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nhanh chóng thu hồi vật tư, trang thiết bị và


hàng quân sự cất giấu, tiến hành kiểm tra phân loại để bảo quản và sửa chữa, bảo đảm số lượng và chất lượng vật tư, hàng hóa… Sau khi đã ổn định mọi mặt, ĐBQĐ tập trung chỉ đạo toàn ngành HCQĐ bước vào xây dựng lực lượng theo kế hoạch dài hạn, với việc xúc tiến triển khai thực hiện đề án chấn chỉnh tổ chức lực lượng năm 1969 và năm 1973, để chuẩn bị mọi mặt cho những bước phát triển mới của chiến tranh, giữ thế chủ động trong tổ chức bảo đảm hậu cần cho các chiến trường, cho mọi đối tượng, trong mọi tình huống.

Nắm chắc điều kiện thuận lợi do việc địch xuống thang đánh phá trên các tuyến vận tải, ĐBQĐ kịp thời chỉ đạo lực lượng vận tải nhanh chóng củng cố các tuyến giao thông thủy, bộ, tuyến đường ống; mở thêm các tuyến đường mới, xây dựng thêm các chân hàng, kho chứa hàng hóa và nguyên nhiên liệu; phát triển các hình thức vận chuyển và đẩy mạnh phương thức vận chuyển bằng cơ giới.

Trong điều kiện chiến đấu trên các chiến trường phát triển mạnh cả về quy mô và tính chất đòi hỏi phải bảo đảm một khối lượng vật chất, kỹ thuật lớn và rất khẩn trương, cùng với tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng vận chuyển, bảo đảm, ĐBQĐ còn chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên bổ sung một lực lượng lớn cho các chiến trường làm nhiệm vụ.

Bám sát thực tiễn để kịp thời chỉ đạo mọi hoạt động xây dựng phát triển lực lượng còn thể hiện trong việc ĐBQĐ luôn theo sát những ngày lễ lớn, những sự kiện trọng đại của dân tộc, của Quân đội để chỉ đạo đẩy mạnh các phong trào cách mạng trong ngành HCQĐ, phát huy khí thế cách mạng, đẩy mạnh thi đua vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ xây dựng và bảo đảm hậu cần của LLHC. Điển hình như:

Ngày 02 tháng 9 năm 1969, Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Ngưới sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng ta, người Cha thân yêu của các LLVT nhân dân Việt Nam từ trần. Đây là một tổn thất vô cùng lớn lao của dân tộc ta, Đảng ta và các LLVT nhân dân ta… Dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, ĐBQĐ đã mở đợt sinh hoạt chính trị “Học tập và làm theo Di chúc của Hồ Chủ Tịch” và đẩy mạnh “Cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh” trong toàn quân. Thực hiện


sự chỉ đạo đó, với tình cảm sâu sắc và lòng kính yêu, thương tiếc vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, với trách nhiệm chính trị trước Đảng, trước Quân đội và trước đồng bào miền Nam ruột thịt, LLHC đã vươn lên mạnh mẽ, biến đau thương thành hành động cách mạng, ra sức thi đua hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Hiệp định Pari được ký kết là một thắng lợi to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, là sự kiện có ý nghĩa chiến lược trọng đại. Nhân sự kiện này, ĐBQĐ kịp thời chỉ đạo toàn quân nói chung, ngành HCQĐ nói riêng mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong LLHC để mọi cán bộ, chiến sỹ, nhân viên hậu cần hiểu rõ thắng lợi vĩ đại của cách mạng, phấn khởi tự hào, tin tưởng vào đường lối và quyết tâm của Đảng, nêu cao khí thế cách mạng tiến công, tinh thần trách nhiệm trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và hướng tới 30 năm Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ đầu năm 1974, ĐBQĐ đã chỉ đạo ngành Hậu cần đẩy mạnh thi đua quyết thắng bằng đợt thi đua “Quyết thắng – 74”. Đợt thi đua đã dấy lên phòng trào cách mạng rộng khắp trong LLHC, mọi người ra sức thi đua phát huy sáng tạo, cống hiến công sức, lập nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và công tác.

Bám sát thực tiễn, nhận rõ yêu cầu thực tiễn của Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, ĐBQĐ chỉ đạo ngành HCQĐ dốc toàn tâm, toàn lực, huy động mọi lực lượng có thể để chủ động bảo đảm đầy đủ mọi nhu cầu cho chiến đấu thắng lợi. Đồng thời, tổ chức một LLHC do Chủ nhiệm TCHC trực tiếp vào tham gia các chiến dịch để chỉ đạo hậu cần chiến trường thực hiện tốt nhiệm vụ. Đảng bộ Quân đội đã chỉ đạo ngành HCQĐ và toàn quân chủ động nắm chắc thời cơ chiến lược, tranh thủ thời cơ với tinh thần “Một ngày bằng hai mươi năm”, “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ thời gian, từng phút xốc tới mặt trận giải phóng hoàn toàn miền Nam, quyết chiến và quyết thắng” giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Như vậy, bám sát, nắm chắc diễn biến thực tiễn, kịp thời chỉ đạo mọi hoạt động xây dựng sát thực, chẳng những phát huy tối đa được mọi nguồn


lực cho xây dựng phát triển LLHC, mà còn giảm thiểu được tổn thất do chiến tranh mang lại, có tác dụng to lớn trong xây dựng LLHC lớn mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây là một thành công lớn trong chỉ đạo xây dựng LLHC của ĐBQĐ trong cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975.

Ba là, về kết quả trong thực tiễn cuộc KCCM, CN từ năm 1969 đến năm 1975 LLHC đã không ngừng lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của Quân đội, của dân tộc Việt Nam.

Đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sỹ hậu cần có số lượng thích hợp, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ, chiến sỹ, nhân viên hậu cần về đường lối chính trị, quân sự của Đảng; nhiệm vụ của quân đội, của ngành HCQĐ; về truyền thống của dân tộc, của Đảng, của quân đội và ngành HCQĐ; về tương quan so sánh lực lượng, tình thế và thời cơ… Từ đó, xây dựng cho họ tư tưởng, niềm tin, ý chí nghị lực, quyết tâm và sự đoàn kết nhất trí cao trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị trung tâm của ngành HCQĐ. Đồng thời, tổ chức tốt các phong trào cách mạng, động viên khí thế cách mạng và phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quần chúng vào việc hoàn thành nhiệm vụ.

Nhanh chóng củng cố, phát triển cơ sở huấn luyện, chấn chỉnh kiện toàn và mở rộng hệ thống trường lớp; vừa đẩy mạnh đào tạo dài hạn, ngắn hạn, bổ túc; vừa phát triển mọi hình thức tổ chức học tập tại chức, tập huấn ngắn ngày, hội nghị chuyên đề, kèm cặp tại chỗ, vừa học vừa làm… ở các cơ sở, đơn vị “Đến cuối chiến tranh chống Mỹ, cơ sở huấn luyện hậu cần trong toàn quân có 66 trường, lớp, với biên chế gần 8.000 cán bộ, nhân viên khung và 23.000 học viên” [144, tr. 518]. Nhờ đó, đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần có số lượng thích hợp, có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, được rèn luyện, thử thánh, trưởng thành về mọi mặt, có kinh nghiệm trong công tác. Đây là lực lượng nòng cốt quyết định sự lớn mạnh của LLHC, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho quân đội xây dựng, chiến đấu thắng lợi “Đến năm 1975 các trường, lớp hậu cần ở miền Bắc đào tạo được


287.630 cán bộ, nhân viên hậu cần các loại, trong đó trường, lớp thuộc TCHC đào tạo được 118.139 cán bộ, nhân viên” [144, tr. 518].

Đã xây dựng, kiện toàn được bộ máy cơ quan chỉ huy, chỉ đạo hậu cần hoàn chỉnh, thống nhất trong toàn quân.

Thường xuyên chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức đảng trong LLHC trong sạch vững mạnh, không ngừng giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng đối với LLHC ở mọi lĩnh vực công tác, trong mọi hoàn cảnh; củng cố và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc cho LLHC; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ huy tập trung thống nhất từ TCHC đến các đơn vị cơ sở và phát huy sức mạnh của mọi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, chiến sỹ, công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Chú trọng xây dựng kiện toàn cả cơ quan tham mưu kế hoạch hậu cần và cơ quan các ngành nghiệp vụ kỹ thuật chủ yếu: quân nhu, quân y, quân giới, quân khí, quản lý xe, vận tải, xăng dầu… có tổ chức mạnh, năng lực nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn thích hợp, có trình độ tổ chức chỉ huy, chỉ đạo bảo đảm các mặt ngày càng cao. Cơ quan của TCHC phát triển nhanh, đến năm 1973 có 12 cục và 123 phòng với quân số 46.000 người tăng gấp 4,5 lần so với năm 1965; đến năm 1974 thành lập hai Tổng cục, TCHC còn 9 cục và 83 phòng với quân số 32.396 người [136].

Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần ngày càng mạnh đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của chiến tranh.

Từng bước xây dựng, củng cố hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần tương đối hoàn chỉnh, có cơ cấu tổ chức lực lượng đồng bộ, gồm: hệ thống kho tàng các loại vật chất hậu cần, có sức chứa ngày càng lớn, có khả năng dự trữ, cấp phát ngày càng đồng bộ; hệ thống cơ sở quân y ngày càng hoàn chỉnh, có khả năng thu dung điều trị, an dưỡng, phòng dịch ngày càng hiệu quả; hệ thống cơ sở bảo đảm kỹ thuật đối với các loại vũ khí, khí tài, xe máy… có đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật khá phát triển, có trang bị tương đối hiện đại, có trình độ bảo đảm ngày càng cao; hệ thống tổ chức vận tải, giao liên, chuyển thương và hệ thống đường ống xăng dầu, có lực lượng ngày

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2023