Chỉ Đạo Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Bị Kỹ Thuật Hậu Cần


chúng thất bại rất nặng nề ở chiến trường miền Nam, chiến lược “Việt Nam hóa” của Mỹ đang bị đánh bại trên nhiều vùng quan trọng và đang trước nguy cơ phá sản; thấy rõ thời cơ, thuận lợi mới của ta phải ra sức tranh thủ để đẩy mạnh kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn [53].

Bằng những nội dung cụ thể và sát thực, với nhiều hình thức phong phú và đa dạng công tác giáo dục chính trị tư tưởng từ năm 1969 đến đầu năm 1973 đã làm cho mọi cán bộ, nhân viên, chiến sỹ hậu cần vững vàng về chính trị tư tưởng; trước mọi diễn biến của tình hình, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm chiến đấu cao, ý thức kỷ luật tốt, dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, không quản hy sinh, không sợ gian khổ vượt mọi khó khăn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ “Đây là kết quả của nhiều năm được Đảng giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện và ngày càng phát triển qua các đợt sinh hoạt chính trị, quán triệt tình hình nhiệm vụ mới và học tập tương đối cơ bản về đường lối nhiệm vụ cách mạng của Đảng…” [54].

Đẩy mạnh các phong trào thi đua sát với đặc điểm nhiệm vụ của mỗi cơ quan đơn vị, sát với mỗi giai đoạn của cuộc chiến tranh.

Cụ thể hóa phong trào thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” vào điều kiện mới, ngành HCQĐ tổ chức đẩy mạnh phong trào “Thi đua lập công quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” lên thành cao trào mới. Đảng ủy TCHC chỉ thị: “Phát động trong toàn Tổng cục đẩy mạnh hành động cách mạng tạo lên một cao trào thi đua lập công sôi nổi, rộng khắp, liên tục, thực hiện khẩu hiệu: Toàn ngành Hậu cần là dũng sĩ” [142, tr. 381].

Cuối tháng 1 năm 1971, Đảng ủy, Chỉ huy TCHC phát động phong trào thi đua “Cắm cờ Quyết thắng trên 5 đỉnh cao”, với nội dung: “Khí thế mạnh, quản lý giỏi, năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều”. Phong trào thi đua “5 đỉnh cao” đã được chỉ đạo hướng vào các trọng tâm công tác với nội dung phù hợp ở từng cơ quan, cơ sở của TCHC.

Cùng với các phong trào thi đua, ngành HCQĐ mở các cuộc vận động lớn như: cuộc vận động “Xây dựng đơn vị an toàn”; cuộc vận động “Xây dựng và củng cố đơn vị mạnh toàn diện và cơ bản”; cuộc vận động “Nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh”, phong trào


“Học tập và làm theo Di chúc của Bác Hồ”… Đồng thời, chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh các phong trào cách mạng sát với tính chất nhiệm vụ ở mỗi cơ quan, đơn vị hậu cần như: bộ đội lái xe đẩy mạnh phong trào “Yêu xe như con, quý xăng như máu”; chiến sĩ quân y thực hiện “Người thầy thuốc giỏi đồng thời như là người mẹ hiền”; cán bộ, chiến sĩ ngành xăng dầu đẩy mạnh thi đua “Công trường là chiến trường; chiến trường đến đâu, đường ống đến đó”, “Không để dòng xăng ngừng chảy, tất cả vì những chuyến bay thắng Mỹ”…

Tất cả tạo nên phong trào thi đua rộng khắp với khí thế sục sôi, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, là đòn bẩy cho việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên các cấp.

Đẩy mạnh cuộc vận động rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ 4 tốt, QUTW và Đảng bộ TCHC yêu cầu các cấp ủy đảng cần lãnh đạo chặt chẽ cuộc vận động rèn luyện bồi dưỡng cán bộ 4 tốt, phải đề ra chỉ tiêu, kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể để đưa cuộc vận động đi vào nề nếp. Tháng 9 năm 1969, TCHC tiến hành tổng kết hai năm thực hiện cuộc vận động rèn luyện bồi dưỡng cán bộ 4 tốt đã khẳng định: “Cuộc vận động đã lôi cuốn đông đảo cán bộ các cấp, các loại tham gia rèn luyện, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn bốn tốt. Do đó đội ngũ cán bộ của TCHC đã có nhiều tiến bộ” [151].

Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng lực lượng hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1975 - 8

Đồng thời, nêu rõ phương hướng tổ chức thực hiện trong những năm tiếp theo là: Tiếp tục quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung, phương châm của cuộc vận động, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy và thủ trưởng các cấp, cổ vũ và phát huy tinh thần tự rèn luyện bồi dưỡng của toàn thể cán bộ, đưa cuộc vận động tiến lên mạnh mẽ, đi vào nề nếp thường xuyên.

Bồi dưỡng tại chức, với chủ trương lấy bồi dưỡng tại chức làm chính, bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực theo yêu cầu của đơn vị, chú trọng bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên mới được đề bạt, mới về công tác, chưa qua trường. Cụ thể là:

Đưa việc học tập tại chức đi vào nền nếp, chế độ có nội dung, chương trình cụ thể, phù hợp với từng trình độ, từng loại cán bộ.

Tổ chức tốt việc kèm cặp, bồi dưỡng lẫn nhau giữa trưởng và phó, giữa trên và dưới, chú trọng bồi dưỡng những cán bộ xuất thân từ công nông đã


qua rèn luyện thử thách, có triển vọng phát triển để bổ sung vào đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp và cán bộ đầu ngành về kỹ thuật.

Thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác, nhất là có kế hoạch tích cực cho cán bộ đi bồi dưỡng ở chiến trường và đơn vị. Qua đó, chỉ đạo tốt khâu sơ, tổng kết rút kinh nghiệm công tác của ngành mình ở chiến trường và đơn vị để bồi dưỡng cán bộ một cách thiết thực.

Chấn chỉnh nền nếp học văn hóa tại đơn vị, tập trung thanh toán số cán bộ còn cấp I, phấn đấu tất cả cán bộ trong TCHC tối thiểu hết cấp II, tiến tới có trình độ cấp III, một số trợ lý nghiên cứu ở cơ quan, giáo viên các trường có trình độ đại học, đối với cán bộ kỹ thuật cao cấp được đào tạo cơ bản còn trẻ chú ý việc học ngoại ngữ.

Tổ chức tốt các sinh hoạt câu lạc bộ thời sự về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học để nâng cao trình độ cán bộ một cách toàn diện.

Đào tạo tại trường, tiến hành lập mới và củng cố các trường lớp, nhất là các trường lớp trung cấp kỹ thuật, chú trọng kiện toàn đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng nội dung, chương trình giảng dạy, cải tiến trang thiết bị cho nhà trường, tăng cường cán bộ khung để quản lý, rèn luyện tốt học viên ở trường.

Chấn chỉnh nền nếp quản lý các trường, thống nhất tập trung việc quản lý các trường, kể cả các trường trung cấp về Tổng cục. Cục Chính trị chịu trách nhiệm giúp Tổng cục quản lý các trường, BTM (Phòng huấn luyện) chỉ đạo về nội dung chương trình huấn luyện, các cục nghiệp vụ trực tiếp quản lý khung cán bộ, giáo viên nhà trường, quản lý học viên, bảo đảm mọi mặt cơ sở vật chất cho công tác huấn luyện tại trường. Các mặt khác như tiêu chuẩn chiêu sinh, chương trình, thời gian đào tạo, lưu lượng học viên, phân phối học viên ra trường… đều thống nhất theo kế hoạch của BQP.

Đảm bảo tốt chất lượng và đủ số lượng kế hoạch chiêu sinh đào tạo cho các trường. Mạnh dạn đưa cán bộ, nhân viên tốt, có triển vọng phát triển, nhất là cán bộ, nhân viên xuất thân từ công nông đã qua thử thách rèn luyện đi đào tạo để tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ.

Thực hiện sự chỉ đạo trên, TCHC đã nhanh chóng củng cố hệ thống trường lớp, đến năm 1973 tất cả các ngành đều có trường lớp, toàn Tổng cục


có 18 trường lớp với quân số khung 4.400 và số học viên mới là 14.300; hàng năm đào tạo được từ 4.000 – 5.000, cao nhất năm 1972 là 10.000 người [134].

Giải quyết hợp lý về số lượng cán bộ, nhân viên hậu cần các cấp.

Trên cơ sở tính toán biên chế và lập quy hoạch cán bộ, ổn định sắp xếp cán bộ các cục, cơ quan và nhà trường; kiên quyết điều chỉnh các trường hợp sử dụng không hợp lý, không đúng ngành nghề nhằm ưu tiên tập trung cán bộ cho chiến trường, cho nhiệm vụ vận tải và bổ sung các cơ quan nghiên cứu, tổng kết, huấn luyện và cho các đơn vị mới tổ chức.

Trong sắp xếp phải không để quá chênh lệch giữa cấp và chức, trong các loại cán bộ nhất là giữa cán bộ chủ trì, cán bộ chính trị và cán bộ chuyên môn, xen kẽ giữa cán bộ già và cán bộ trẻ, cán bộ cũ và cán bộ mới… tạo nguồn kế tiếp thay thế nhau.

Với cán bộ, nhân viên kỹ thuật cao cấp còn thiếu cân đối so với các loại cán bộ khác, nhưng giải quyết khó khăn, phải có thời gian đào tạo bổ sung. Vì vậy, trước mắt chủ yếu là bồi dưỡng, sử dụng thật hợp lý, đúng ngành nghề số hiện có, đi đôi với bồi dưỡng đội ngũ kỹ thuật trung cấp, công nhân lành nghề để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm kỹ thuật của Tổng cục. Mặt khác, thực hiện tốt việc đào tạo cán bộ trung cấp tại chức và bước đầu nghiên cứu việc đào tạo kỹ thuật cao cấp tại một vài cơ sở lớn của TCHC để tích cực giải quyết nhu cầu cán bộ, nhân viên kỹ thuật tại chỗ.

Với các loại cán bộ, nhân viên nghiệp vụ khác phải tập trung điều chỉnh giữa tuyến trước và tuyến sau, sắp xếp hợp lý, tích cực bồi dưỡng, sử dụng phát huy hết khả năng của đội ngũ cán bộ, nhân viên hiện có nhất là cán bộ, nhân viên trên tuyến 559, tuyến 550 đưa về sau.

Thực hiện tốt những chỉ đạo trên, từ năm 1969 đến năm 1973 đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh [phụ lục 22, 23].

1.3.3. Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất bị kỹ thuật hậu cần

Tăng cường quản lý chặt chẽ cơ sở, vật tư, trang thiết bị hậu cần.

Trong công tác quản lý vật tư, trang thiết bị hậu cần, kỹ thuật cần Đảng ủy, Chỉ huy TCHC thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành quan niệm đúng về công tác vật tư. Chấn chỉnh công tác quản lý, nhất là các loại vật tư kỹ


thuật, nắm vững tình hình vật tư, tạo dự trữ một số mặt hàng chủ yếu cho các năm sau. Đồng thời, thông qua quản lý phát hiện các vấn đề thiếu sót trong chủ trương, kế hoạch, đưa dần công tác quản lý vật tư vào nề nếp. Xây dựng các định mức vật tư; triệt để thu hồi vật tư cũ, phế liệu, phế phẩm để tận dụng; nghiên cứu các loại vật tư thay thế. Trước mắt thu hồi tất cả các loại vật chất, khí tài không dùng đến trên các tuyến để tập trung khả năng vật tư cho những công tác trọng tâm.

Trong công tác quản lý xí nghiệp, công trường Chỉ huy TCHC chỉ thị các cơ sở phải thực hiện tốt 5 quản: quản lý kế hoạch, quản lý kỹ thuật, quản lý vật tư, quản lý tài chính và quản lý lao động. Trong đó chú ý làm tốt 3 khâu quản lý lao động, vật tư và tài chính là những khâu còn yếu.

Trong công tác tài chính, trên cơ sở bảo đảm cho các nhu cầu, phải thực hiện tốt tận thu, giảm chi; tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động tận thu, tích cực khai thác các nguồn thu. Tập trung chi vào các công tác trọng tâm: bảo đảm cho chiến trường, cho tác chiến, giao thông vận tải, bảo đảm kỹ thuật, điều trị thương, bệnh binh; kiên quyết không chi đối với những việc chưa cần. Triển khai cuộc vận động quản lý thị trường tận gốc của Trung ương Đảng và Chính phủ đã đề ra, quản lý chặt khâu gia công, đặt hàng, xác định giá cả cho hợp lý. Tiếp tục đi sâu vào quản lý chi tiêu, qua đó kiểm tra chủ trương kế hoạch, phát hiện những thiếu sót, không hợp lý.

Thực hiện chỉ đạo trên, ngay sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất kết thúc, các ngành, các đơn vị đã tổ chức thu hồi, bảo quản các trang bị, vật tư kỹ thuật để ở các địa điểm sơ tán; số hàng quân sự cất giấu, phân tán dọc các tuyến vận tải; số vũ khí, đạn dược, xăng dầu để phân tán ở các khu vực tác chiến, ở các trận địa phòng không… Đã tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất, kỹ thuật, chấn chỉnh công tác quản lý vật tư sinh hoạt, quản lý kho tàng, xí nghiệp, công trường…

Ngày 8 tháng 7 năm 1970, QUTW ra Kế hoạch số 94 CSVC/VPQU về tiếp tục tổng kiểm tra cơ sở vật chất kỹ thuật và tài chính. Thực hiện kế hoạch đó, cuộc tổng kiểm tra cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần được tiến hành. Đến cuối năm 1970, việc tổng kiểm tra được tiến hành xong ở các cơ sở, đơn vị


thuộc TCHC; trong năm 1971 tiếp tục tiến hành ở các đơn vị chiến đấu và tuyến vận tải chiến lược 559 [144, tr. 296].

Việc kiểm tra thực hiện đến đâu đã chỉ đạo giải quyết gọn đến đấy: thu hồi, dồn dịch các trang thiết bị, vật tư dư thừa ngoài biên chế ở các cấp đưa về kho phân loại và xử lý. Việc tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa phục hồi trang bị kỹ thuật được xúc tiến, trong năm 1970 đã sửa chữa phục hồi được từ 40 – 50% vũ khí, khí tài và từ 50 – 60% ôtô, lượng còn lại tiếp tục tiến hành sửa chữa trong năm 1971 và 1972.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất, sửa chữa, cải tạo vũ khí, trang bị, vật tư, hàng hóa hậu cần các loại.

Nghiên cứu ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, sửa chữa, xây dựng cơ bản, cứu chữa thương, bệnh binh…là công tác cấp thiết có ý nghĩa to lớn trong điều kiện kinh tế, kỹ thuật của Việt Nam còn nhiều hạn chế và điều kiện chiến tranh ngày càng ác liệt.

Từ năm 1969 đến năm 1975, việc nghiên cứu hướng vào thực hiện tốt các nội dung: cải tiến và sản xuất những loại vũ khí, đạn dược đang cần cho chiến đấu, các loại phương tiện dụng cụ phá bom, làm đường và giao thông vận tải; cải tiến và sản xuất các loại khí tài, phụ tùng, dụng cụ cần cho bảo quản, sửa chữa; cải tiến và sản xuất các loại vật tư thay thế, vật liệu kiến trúc, thuốc Đông, Nam y; nghiên cứu phương pháp điều trị, phòng bệnh để nâng cao sức khỏe cho bộ đội, hạ tỉ lệ sốt rét, giảm bệnh mãn tính; nghiên cứu cải tiến quy cách, phương pháp tổ chức ăn, mặc cho bộ đội, trọng tâm là ở chiến trường và trên tuyến vận tải; nghiên cứu phương pháp xây dựng cơ bản theo lối lắp ghép xây dựng nhà 2 – 3 tầng và sản xuất, khai thác nguyên liệu; nghiên cứu cải tiến phương pháp tăng gia sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và chế biến; nghiên cứu các biện pháp chống lại các loại vũ khí công nghệ cao của địch như: cải tiến ra đa chống nhiễu, chống tên lửa, chống bom từ trường…

Nghiên cứu việc tổ chức sản xuất, sửa chữa theo phân xưởng hoặc làm theo ca để tận dụng được máy móc, nguyên liệu thừa làm ra các mặt hàng


kinh tế; đảm bảo ngày công, giờ công theo quy định. Thực hiện rộng rãi chế độ lương sản phẩm và thưởng tăng năng suất, chấn chỉnh chế độ phục vụ, bảo đảm an toàn lao động, cải thiện sinh hoạt trong sản xuất. Định rõ quy trình sản xuất và sửa chữa, nhất là về sửa chữa xe và các mặt hàng mới. Áp dụng các biện pháp sản xuất, sửa chữa tiên tiến, chấn chỉnh lại từng khâu tổ chức sản xuất, sữa chữa để đẩy mạnh năng suất, chất lượng.

Thực hiện sự chỉ đạo trên trong thời gian này, việc nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật để đẩy mạnh các mặt công tác sửa chữa, sản xuất bảo đảm cho bộ đội chiến đấu, cải thiện sinh hoạt, cứu chữa thương biệnh binh và đối phó với địch… có nhiều hiệu quả [phụ lục 17, 18, 20].

Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tự túc và thực hành tiết kiệm; tranh thủ tối đa sự viện trợ vũ khí, trang bị, vật chất kỹ thuật của các nước anh em.

Chỉ đạo tăng gia sản xuất theo hướng: dựa theo yêu cầu, nhưng phải kết hợp với đặc điểm, hoàn cảnh của từng nơi và trên cơ sở kinh nghiệm của các năm đã qua mà phân bố chỉ tiêu cho phù hợp, nơi có điều kiện thì trồng lúa, ngô, khoai, sắn, cây công nghiêp, hoặc chăn nuôi, thả cá… nhưng nơi nào cũng phải tự túc được nhiều rau xanh và thịt cá, còn chất bột thì dựa theo khả năng đất đai có điều kiện. Phải tìm cách chế biến và tiêu thụ kịp thời để kết quả tăng gia được sử dụng tốt, có tác dụng thúc đẩy chất lượng sinh hoạt, nâng cao sức khỏe bộ đội. Đi đôi với tăng gia sản xuất tự túc phải ra sức tiết kiệm, hết sức tránh lãng phí trong mọi mặt, tránh dùng xăng, dầu, phương tiện đi tăng gia sản xuất mà thu hoạch lại thấp kém.

Chỉ đạo thực hành tiết kiệm tập trung thực hiện tốt các nội dung:

Phải sử dụng thật tốt sức người, bằng việc: nâng cao thái độ, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, chỉ huy trong sử dụng sức người; quản lý thật tốt, nắm chắc số lượng và chất lượng cán bộ, chiến sỹ, nhân viên mà sắp xếp biên chế, phân công công tác cho phù hợp; thường xuyên cải tiến lề lối làm việc theo hướng dân chủ, khoa học; tích cực đào tạo, bồi dưỡng và đẩy mạnh việc tự học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ, chiến sỹ, nhân viên; đồng thời làm tốt việc nêu gương sáng và đẩy mạnh tự phê bình và phê bình…


Sử dụng và bảo vệ thật tốt cơ sở, vật chất hậu cần, kỹ thuật bằng việc: thường xuyên nêu cao tinh thần làm chủ XHCN, tinh thần trách nhiệm của mọi cán bộ, nhân viên, chiến sỹ hậu cần trong việc sử dụng có hiệu quả và ra sức bảo vệ của công, chống tham ô, lãng phí; các cấp lãnh đạo, chỉ huy phải thường xuyên làm tốt công tác quản lý, giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ khoa học kỹ thuật để sử dụng thật tốt các loại vũ khí, trang bị, kỹ thuật hiện có, từ đó làm tốt công tác bảo quản, bảo vệ…

Thực hiện chủ trương: hết sức tranh thủ sự viện trợ của các nước anh em về mọi mặt để trước mắt vừa xây dựng, vừa chiến đấu, đánh thắng đế quốc Mỹ và sau này tiếp tục xây dựng quân đội ngày càng hiện đại, củng cố quốc phòng vững mạnh [103]. Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ tác chiến và phương hướng, nhiệm vụ xây dựng LLVT đến khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước và căn cứ vào sự đánh giá khả năng của các nước, QUTW chỉ đạo chuẩn bị 2 phương án để đề nghị các nước XHCN anh em viện trợ [phụ lục 2].

Cùng với việc chỉ đạo lập kế hoạch yêu cầu các nước viện trợ, QUTW và BQP chỉ đạo phải: đề cao tinh thần tự lực cánh sinh, độc lập tự chủ và sáng tạo, tích cực học tập kinh nghiệm sử dụng các loại vũ khí, phương tiện hiện đại của các nước viện trợ nhưng phải vận dụng phù hợp với đặc điểm, tư tưởng quân sự và cách đánh của Việt Nam. Hết sức tranh thủ các nước giúp đỡ những thứ cần thiết mà Việt Nam chưa có; đồng thời, phát huy khả năng sẵn có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả mọi cơ sở vật chất kỹ thuật mà các nước giúp đỡ. Yêu cầu các nước giúp những thành phần để bảo đảm chiến đấu; đồng thời, hết sức yêu cầu các nước giúp thiết bị, máy móc để xây dựng cơ sở sản xuất và sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại theo kịp trình độ tiên tiến trên thế giới. Trong khi tiếp thu và sử dụng sự giúp đỡ các nước về các cơ sở vật chất kỹ thuật của quân đội, nhất là về mặt sản xuất phải kết hợp với việc nghiên cứu khoa học tạo lên bước nhảy vọt, theo kịp trình độ tiên tiến của thế giới, không nên đi theo thứ tự từng bước, vừa chậm, vừa lạc hậu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2023