đúng, hưởng đủ, đồng thời hạn chế sự gian lận (trả thiếu, trả chậm hoặc không trả..) của cơ quan BHXH trong việc chi trả các chế độ trợ cấp BHXH cho NLĐ khi họ đủ điều kiện thụ hưởng BHXH.
- Thanh tra, kiểm tra các hoạt động tài chính của các cơ quan BHXH. Các cơ quan quản lý nhà nước có thể có những hoạt động kiểm tra việc thu, chi và quản lý tài chính của các cơ quan BHXH để kịp thời giải quyết những bất hợp lý, những tồn tại trong hoạt động tài chính của cơ quan BHXH. Thực hiện thanh tra nếu phát hiện có nghi vấn hoặc không minh bạch trong việc thu hoặc chi trả BHXH.
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp BHXH. Đây là một trong những hoạt động có tính thường xuyên của quản lý Nhà nước về BHXH. Đối tượng tham gia BHXH rất đa dạng với nhiều mối quan hệ khác nhau và lợi ích khác nhau. Vì vậy những tranh chấp về quyền lợi có thể xảy ra. Chính sách BHXH thường vận động qua nhiều giai đoạn và có điều chỉnh, bổ sung, nên việc đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng không phải khi nào cũng được giải quyết tốt. Người thụ hưởng có quyền khiếu nại với các cơ quan nhà nước về những bất hợp lý khi thực hiện các chế độ BHXH (như thời gian đóng BHXH, cách tính trợ cấp và một số ưu đãi khác trong BHXH...). Các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm giải quyết những khiếu nại theo thẩm quyền của mình từ thấp đến cao.
Thứ tư, Nhà nước bảo hộ và bảo trợ cho các hoạt động BHXH. Khác với các loại hình bảo hiểm khác, đối với BHXH, Nhà nước thực hiện các chức năng bảo hộ và bảo trợ nhằm đảm bảo ASXH quốc gia. Nhà nước có những bảo hộ đặc biệt đối với quỹ BHXH, nhằm đảm bảo không bị ảnh hưởng của những biến động về kinh tế và xã hội; đặc biệt là những biến động về tài chính. Nhà nước bảo hộ quyền lợi cho các công dân của mình khi tham gia BHXH (quyền được hưởng các trợ cấp BHXH; đảm bảo giá trị của các trợ cấp…); bảo hộ giá trị của quỹ BHXH; bảo hộ các khoản đầu tư của quỹ BHXH… Nhà nước hỗ trợ về tài chính cho quỹ BHXH trong những trường hợp quỹ bị thâm hụt, hoặc không có khả năng chi trả vì những lý do bất khả kháng, như chiến tranh, thiên tai…
2.2.3.2. Lựa chọn mô hình bảo hiểm xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
Trong lịch sử, xét dưới góc độ tài chính BHXH, có thể đưa ra hai mô hình cơ bản đó là BHXH theo mô hình Nhà nước phúc lợi (mô hình W.H.Beveridge) và bảo hiểm xã hội theo mô hình kinh tế thị trườngcó đóng - có hưởng (mô hình Otto Von Bismark). Tuy nhiên trong thực tế khó có thể đưa ra một trường hợp cụ thể nào chỉ áp dụng một loại mô hình mà là một sự kết hợp các mô hình tạo nên sự đa dạng của hệ thống BHXH nhằm hướng tới sự gia tăng độ bao phủ người tham gia và thụ hưởng BHXH. [66]
Thứ nhất, BHXH theo mô hình Nhà nước phúc lợi. Theo mô hình này hệ thống an sinh xã hội bao gồm cả hai trụ cột là an sinh xã hội đóng hưởng (BHXH) và an sinh xã hội không đóng hưởng (các trợ cấp xã hội khác) đều do Nhà nước tổ chức quản lý.
Có thể bạn quan tâm!
- Tài Chính Bảo Hiểm Xã Hội: Khái Niệm, Đặc Điểm Và Chức Năng
- Nội Dung Đảm Bảo Tài Chính Cho Bảo Hiểm Xã Hội
- Điều Kiện Để Đảm Bảo Tài Chính Cho Bảo Hiểm Xã Hội.
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Trên Thế Giới Về Đảm Bảo Tài Chính Cho Bảo Hiểm Xã Hội Và Bài Học Đối Với Việt Nam
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
- Tổ Chức Bộ Máy Của Hệ Thống Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam.
Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.
Nguồn tài chính để thực hiện việc chi trả các chế độ BHXH như hưu trí, tử tuất, mất sức lao động (trừ bảo hiểm thất nghiệp và TNLĐ) được thực hiện thông qua các khoản thuế chung. NLĐ và NSDLĐ đóng thuế thu nhập theo một tỷ lệ nhất định căn cứ vào mức thu nhập để Nhà nước đảm bảo các nhu cầu chi trả. Quỹ BHXH không hạch toán độc lập mà trên cơ sở nhu cầu chi thực tế để điều chỉnh nguồn thu, cân đối trong NSNN. Australia và Nam Phi là ví dụ điển hình cho việc thực hiện mô hình này. Các quốc gia thực hiện chi trả trợ cấp BHXH từ thuế như Anh, Đan Mạch có sự phối hợp giữa nguồn thuế quốc gia và nguồn thuế địa phương, trong đó nguồn thuế địa phương thường chiếm tỷ lệ cao (chiếm 90% nguồn tài chính như ở Đan Mạch). Ở các nước Bắc Âu, nhà nước đảm bảo an sinh xã hội cho toàn bộ người dân dựa trên nguồn thuế đóng góp của toàn xã hội vào NSNN.
Về đối tượng được BHXH. Theo mô hình này, mọi người dân được hưởng các chế độ BHXH từ hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia như trợ cấp tuổi già, ốm đau, thai sản (trừ trợ cấp thất nghiệp và TNLĐ) mà không căn cứ vào hoạt động nghề nghiệp. Mọi NLĐ khi về già ở một độ tuổi nhất định (tùy thuộc quy định của mỗi quốc gia) không phân biệt là NLĐ trong khu vực có hưởng lương hay không hưởng lương đều sẽ được nhận lương hưu do NSNN chi trả. Mức hưởng lương hưu
của mọi người già đều như nhau. Tuy nhiên, có nước điều chỉnh mức hưởng nếu tại thời điểm được hưởng người hưởng còn có mức thu nhập khác, vì vậy những đối tượng thụ hưởng này sẽ phải được thẩm tra trước khi được chi trả, có nước lại không quan tâm đến thu nhập khác của người thụ hưởng.
Theo pháp luật hiện hành của Australia, với người 65 tuổi là nam, và 63 tuổi là nữ áp dụng từ 1/7/2005 đã cư trú tại Australia 10 năm liên tục ( có thẩm tra các khoản thu nhập khác nếu có trước khi chi trả, trừ người mù) thì đều được nhận lương hưu. Ngoài lương hưu, người già còn được cấp thẻ BHYT, trợ cấp chăm sóc, trợ cấp thuốc men và một số chế độ khác. Tại Australia các chế độ BHXH ngắn hạn như ốm đau, thai sản người lao động cũng không phải đóng BHXH mà chính phủ chi trả toàn bộ [26].
Theo mô hình này, mức hưởng đầy đủ có thể đạt được ngay lập tức đối với mọi cá nhân đủ tuổi theo luật định tại thời điểm mô hình đó bắt đầu hoạt động, vì vậy mức thuế cần thiết để đủ chi trả cho mô hình hoạt động cũng ngay lập tức phải tăng đến mức cao nhất. Mô hình này mang tính chất an sinh xã hội nhiều hơn, không thể hiện rõ nguyên tắc đóng - hưởng của BHXH, tạo ra sự bình quân trong thụ hưởng và sẽ gặp thách thức lớn trong thực hiện khi dân số bước vào thời kỳ già hóa. Đối tượng chi trả quá nhiều, nguồn chi chiếm tỷ trọng lớn trong NSNN ảnh hưởng đến các khoản chi trả khác của Nhà nước.
Thực tế hiện nay, các nước thực hiện mô hình này đang đối mặt với sự gia tăng quá mức của việc chi trả do vấn đề già hóa dân số, đối tượng phải chi trả quá lớn do đó, nguồn chi chiếm tỷ trọng lớn. Trước thách thức này các nước sử dụng mô hình này đã buộc phải đưa ra giải pháp tăng độ tuổi làm việc, khuyến khích việc đóng BHXH tự nguyện bổ sung đối với người lao động trong khu vực có hưởng lương.Song biện pháp này đang gặp phải sự không đồng tình của xã hội, vì vậy rất ít nước thực hiện mô hình này.
Thứ hai, BHXH theo mô hình kinh tế thị trường, có đóng- có hưởng. Đây là mô hình phổ biến và được áp dụng ở nhiều quốc gia hiện nay với đặc điểm cơ bản nguồn thu BHXH có được là do người thụ hưởng đã đóng trước đó. Theo mô hình
này, nhà nước xây dựng các chính sách BHXH và thực hiện phần lớn thông qua hình thành các tổ chức quỹ BHXH (cơ quan hoạt động sự nghiệp). Nhà nước có thể giao một phần nào đó về hoạt động của BHXH cho các tổ chức xã hội đảm nhận. Thực hiện BHXH theo mô hình này, người lao động tham gia BHXH phải đóng phí BHXH. NSDLĐ cũng phải đóng phí cho người lao động mà mình thuê mướn. Quỹ BHXH theo mô hình này được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu khác như lãi đầu tư nguồn quỹ tạm thời nhàn rỗi, từ sự nộp phạt của các doanh nghiệp chậm nộp BHXH. Quỹ BHXH độc lập với NSNN và được quản lý bởi một cơ quan sự nghiệp (quỹ BHXH hay cơ quan BHXH). Cơ quan này có trách nhiệm nhận tiền đóng góp của các đối tượng tham gia BHXH, tổ chức chi trả các chế độ BHXH và tiến hành đầu tư quỹ để sinh lời theo luật định.
Hiện nay, trên thế giới BHXH theo mô hình này được tổ chức thực hiện theo 4 mô hình sau:
Một là, mô hình đóng - hưởng với mức hưởng xác định trước (PAYG - Pay as you go). Mô hình này được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Bản chất của mô hình này là lấy phần đóng góp của những người đang lao động để chi trả bảo hiểm cho những người thuộc diện hưởng lợi. Nguyên lý hoạt động của mô hình PAYG là số thu đảm bảo đủ để chi trả cho đối tượng được hưởng trong cùng một thời kỳ, tức là không có tồn dư quỹ. Tuy nhiên trên thực tế thì có phần tồn dư quỹ và mức tồn dư có thể tăng lên hoặc hoặc giảm đi tùy thuộc vào sự thay đổi, cơ cấu, số lượng người đóng - hưởng. Cùng với hoạt động thu phí và chi trả thì vẫn có hoạt động quản lý, phát triển quỹ.
Đối tượng tham gia BHXH gồm NLĐ và NSDLĐ đóng phí cho cơ quan BHXH, cơ quan BHXH sử dụng nguồn phí này để chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH. Do mức hưởng của các đối tượng thuộc diện hưởng là xác định trước nên mô hình này được gọi là mô hình mức hưởng xác định trước. Ưu điểm của mô hình này tính chia sẻ, tương trợ cao theo quan điểm lấy số đông bù số ít. Tuy nhiên mô hình này nhạy cảm với sự biến động dân số, nếu dân số ổn định, tỷ lệ người tham gia BHXH và người hưởng ít thay đối thì mô hình phát huy hiệu quả.
Nguợc lại, nếu tỷ lệ giữa người tham gia BHXH với người hưởng BHXH thay đổi theo xu hướng giảm đi thì tính không bền vững của hệ thống dễ xảy ra và việc điều chỉnh bằng cách tăng mức đóng, hạ mức hưởng sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các thế hệ đóng hưởng.
Để áp dụng mô hình PAYG cần có những điều kiện: thứ nhất, NLĐ và NSDLĐ có nhận thức đúng và đóng phí vào quỹ BHXH để có thể đủ cho việc chi trả cho những đối tượng thuộc diện hưởng lợi; thứ hai, phải có nền kinh tế tăng trưởng và số người đóng cao hơn số người hưởng.
Hai là, mô hình đóng, hưởng với mức đóng xác định trước bắt buộc (MDC- Mandatory Defined Contribution). Mô hình này có sự khác biệt so với mô hình PAYG là phí thu từ đối tượng tham gia BHXH được cơ quan BHXH (của nhà nước) đầu tư thông qua các quỹ đầu tư tư nhân trong thị trường tài chính và mức chi trả cho đối tượng hưởng các chế độ BHXH phụ thuộc vào đóng góp của họ và tiền sinh lời từ đầu tư phát triển quỹ sau khi trừ đi các chi phí cần thiết khác như chi phí quản lý…
Khi đối tượng tham gia BHXH gặp rủi ro hoặc đến tuổi nghỉ hưu (nếu đáp ứng yêu cầu về số năm đóng) thì họ được nhận khoản bồi thường hay hưu trí do các quỹ tư nhân chi trả.
Đặc điểm của mô hình này là tính tiết kiệm cao (tích lũy cá nhân) Theo hướng tích lũy nhiều sẽ được hưởng nhiều, tích lũy ít, hưởng ít. Vì vậy còn được gọi là mô hình tài khoản tiết kiệm cá nhân. Ưu điểm của mô hình này là không phụ thuộc vào sự biến động dân số. Việc áp dụng mô hình này góp phần thúc đẩy trách nhiệm cá nhân, hỗ trợ cho thị trường tài chính phát triển ổn định. Nhưng nhược điểm của mô hình này là tính tương trợ thấp, mức độ chia sẻ rủi ro không cao.
Điều kiện để thực hiện mô hình này là: thứ nhất,chính phủ phải có sự đảm bảo nguồn chi trả BHXH ở mức tối thiểu, đặc biệt khi thị trường tài chính khủng hoảng; thứ hai, phải có một hệ thống chế độ kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo mô hình thành công.
Ba là, mô hình tài khoản cá nhân tượng trưng (Notional Defined contribution- NDC). Mô hình này thực chất là sự pha trộn giữa mô hình PAYG và mô hình MDC.
Mô hình này được thực hiện ở một số nước trên thế giới là Latvia, Italia, Kirgiz, Ba Lan, Mông Cổ và Thụy Điển.
Mô hình NDC được thiết kế giống như mô hình MDC ở khía cạnh mức hưởng được xác định dựa trên mức đóng góp, tức là mức hưởng lương hưu phụ thuộc vào mức đóng góp và kêt quả đầu tư sinh lời của quỹ bảo hiểm. Trong đó, tài khoản của người tham gia BHXH được cập nhật trên cơ sở khoản đóng góp của họ và lãi suất được hưởng. Ngược lại, mô hình NDC lại mang đặc điểm của mô hình PAYG ở khía cạnh cơ chế vận hành quỹ, tức là quỹ BHXH này không phải là dạng quỹ tích lũy như mô hình MDC mà số tiền đóng góp của những người tham gia BHXH hiện tại được sử dụng để chi trả cho người đang được hưởng. Như vậy, khoản tiền tích lũy trong tài khoản chỉ mang tính hình thức và để phục vụ cho việc xác định mức hưởng sau này của người tham gia BHXH mà thôi.
Điểm mạnh của mô hình này là tính bền vững của quỹ BHXH không phụ thuộc vào sự thay đổi cơ cấu dân số do sự già hóa dân số. Nó khắc phục được điểm yếu của mô hình MDC về cơ chế vận hành quỹ, tức là quỹ không phải là quỹ tích lũy mà phí đóng của đối tượng đang đóng hiện tại được sử dụng để trả cho đối tượng hiện đang hưởng. Như vậy mô hình NDC có thể hiện về sự chia sẻ giữa các thế hệ tham gia BHXH. Tuy nhiên, do mức hưởng dựa trên số đã đóng góp nên sự chia sẻ, tương trợ giữa các nhóm lao động là không cao.
Bốn là, mô hình bảo hiểm xã hội tự nguyện bổ sung (Voluntary Funded Schemes- VFS) . Cơ chế hoạt động của mô hình VFS là NLĐ có thu nhập (thường là khá) lựa chọn và đóng phí BHXH cho một quỹ đầu tư tư nhân theo dạng hợp đồng. các quỹ đầu tư sẽ sử dụng nguồn thu này để đầu tư vào thị trường tài chính. Lợi nhuận tích lũy được của quỹ đầu tư sẽ được dùng để chi trả khi NLĐ thỏa mãn các điều kiện hưởng chế độ BHXH. Khoản phí đóng góp của người lao động vào hệ thống BHXH tự nguyện được Chính phủ miễn trừ tính thuế, nhằm khuyến khích NLĐ tham gia vào hệ thống ASXH.
Đặc điểm của mô hình này là không có tính phân phối lại, nó mang tính tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn. Tham gia mô hình này là những người có mức thu nhập cao
và ổn định. Do đó mô hình này hạn chế sự tham gia củaNLĐ. Ưu điểm của mô hình này là có tính linh hoạt cao. Tuy nhiên do hạn chế về mức độ bảo trợ của Nhà nước đối với quỹ và đây là mô hình mang tính tự nguyện, không bắt buộc, lại tập trung vào nhóm người có thu nhập cao nên vai trò của mô hình này không lớn đối với các mục tiêu về an sinh xã hội. Một số quốc gia sử dụng mô hình này như một chương trình BHXH bổ sung (Anh, Bỉ, Trung Quốc….dưới tên gọi chế độ hưu trí bổ sung).
2.2.3.3. Giải quyết mối quan hệ giữa tài chính bảo hiểm xã hội với ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình và các tài chính trung gian.
Trong quá trình vận động, quỹ BHXH có quan hệ trực tiếp với các khâu tài chính như NSNN, tài chính doanh nghiệp, tài chính của các tổ chức tín dụng và tài chính hộ gia đình qua việc tạo lập quỹ dưới hình thức thu BHXH và sử dụng quỹ BHXH dưới hình thức chi trả BHXH. Mặt khác thông qua thị trường tài chính, quỹ BHXH có quan hệ gián tiếp với các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính khi nguồn tài chính của quỹ tạm thời nhàn rỗi dược sử dụng giống như các quỹ tín dụng khác. Giải quyết tốt mối quan hệ này là điều kiện quan trong để đảm bảo tài chính cho BHXH
Thứ nhất, mối quan hệ giữa tài chính BHXH với ngân sách Nhà nước.
Ngân sách Nhà nước (NSNN) là khâu tài chính đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia. Hoạt động của ngân sách nhà nước gắn liền với chủ thể là Nhà nước. Mối quan hệ giữa NSNN và quỹ BHXH là mối quan hệ hai chiều phản ánh sự vận động của quỹ tiền tệ từ NSNN vào quỹ BHXH và ngược lại. Quỹ bảo hiểm xã hội trong thời gian tạm thời nhàn rỗi đã trở thành nguồn tài chính được hút vào ngân sách dưới hình thức các khoản cho ngân sách vay.Từ những khoản cho vay này, NSNN có quyền sử dụng thông qua chức năng phân phối để tạo lập các quỹ tiền tệ nhỏ ở các khâu tài chính khác dưới hình thức cấp phát như cấp kinh phí hoạt động cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, vốn điều lệ cho doanh nghiệp Nhà nước. Cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế vay vốn để hoạt động, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động đoàn thể. Nhà nước với tư cách là NSDLĐ đối với những NLĐ thuộc khối hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang
hưởng lương từ NSNN, hàng tháng các đơn vị này cũng sẽ phải trích nộp một khoản tiền từ quỹ lương của NLĐ để nộp BHXH cho NLĐ. Mặt khác, khi Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về BHXH sẽ có trách nhiệm hỗ trợ một phần tài chính cho quỹ BHXH khi quỹ bị thâm hụt.Như vậy NSNN cũng là một nguồn hình thành nên quỹ BHXH.
Thứ hai, mối quan hệ giữa tài chính BHXH với tài chính doanh nghiệp Trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của mình,
doanh nghiệp phát sinh các quan hệ tài chính trong đó có quan hệ với cơ quan BHXH về thu, nộp BHXH, BHYT và nhận về các khoản trợ cấp cho người lao động trong trường hợp họ bị ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ thai sản, nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe. Lao động là một yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp, do đó cùng với việc trả lương, doanh nghiệp phải thực hiện việc trích nộp BHXH cho người lao động theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện nghĩa vụ nộp BHXH theo tỷ lệ quy định cho cơ quan BHXH, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng quỹ tiền từ nguồn vốn kinh doanh của mình làm chuyển dịch nguồn tài chính của doanh nghiệp vào quỹ BHXH. Các khoản trích nộp BHXH khi chưa đến hạn phải nộp sẽ được doanh nghiệp khai thác, huy động sử dụng tạm thời để đảm bảo có đủ nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh và như vậy, gián tiếp quỹ BHXH đã được bổ sung vào các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.
Thứ ba, mối quan hệ giữa tài chính BHXH với tài chính của các tổ chức tín dụng Cơ chế quản lý tài chính của BHXH cho phép BHXH được thực hiện các
hoạt động bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Trong thời gian nhàn rỗi chưa sử dụng đến, quỹ BHXH được phép cho các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách vay, mua trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu công trái của kho bạc nhà nước và của các ngân hàng thương mại Nhà nước. Trong quá trình vận động của mình với mục đích cho vay, quỹ BHXH đã trở thành một trong những nguồn vốn huy động tạo lập nên quỹ tín dụng nhằm cung ứng một cách linh hoạt nhu cầu vốn ngày càng nhiều cho các hoạt động kinh tế xã hội. Đồng thời, sau một thời gian sử dụng quỹ tiền của quỹ BHXH, các tổ chức tín dụng phải trả cho quỹ BHXH khoản tiền lãi theo thỏa thuận và lúc này tiền lại ra khỏi quỹ tín dụng để tạo lập quỹ