hóa trong Điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 và Điều lệ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm theo Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ. Suốt trong những năm tháng kháng chiến chống xâm lược, chính sách BHXH nước ta đã góp phần ổn định về mặt thu nhập, ổn định cuộc sống cho công nhân viên chức, quân nhân và gia đình họ, góp phần rất lớn trong việc động viên sức người, sức của cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược, thống nhất đất nước.
Từ năm 1965 đến 1994
Quỹ BHXH giai đoạn này là quỹ độc lập thuộc NSNN nhưng nguồn thu chủ yếu từ sự hỗ trợ của Nhà nước, tiếp đến là sự đóng góp của các cơ quan và xí nghiệp quốc doanh theo tỷ lệ phần trăm trên tổng quỹ lương (4,7% tổng quỹ lương), còn công nhân và viên chức không cần phải đóng phí BHXH. Việc quản lý quỹ BHXH giao cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam). Đối với khu vực ngoài quốc doanh, áp dụng theo điều lệ BHXH đối với xã viên hợp tác xã, các tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp (ban hành kèm theo quyết định 292/BCH-L ngày 15/2/1982 của Liên hiệp Hợp tác xã trung ương). Tuy nhiên, chế độ này chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn (từ 1982 đến 1989). Trong giai đoạn này cơ chế điều hành kiểu hành chính mệnh lệnh đã dẫn đến việc không phát huy được những nguồn lực cho hoạt động BHXH. Về phía xã hội thì lãng phí nguồn lực nhưng phân phối lại mang tính bình quân, còn về phía NLĐ thì hoàn toàn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
Kể từ sau Đại hội VI (năm 1986) của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước đi vào chiều sâu, trong đó việc đổi mới BHXH cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội là một yêu cầu bức bách nhằm thực hiện các chính sách xã hội. Đặc trưng cơ bản của BHXH trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn này là đã có sự chuyển giao dần "công việc" từ Nhà nước sang cho xã hội, cho cộng đồng.
Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ,"Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đối với công chức Nhà nước và người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động". Trong văn kiện Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã chỉ rõ, cần đổi mới chính sách BHXH theo hướng mọi
người lao động và các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều có nghĩa vụ đóng góp BHXH, thống nhất tách quỹ BHXH ra khỏi ngân sách.
Thời kỳ từ năm 1995 đến nay
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII cũng đã nhấn mạnh"Mở rộng chế độ BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế". Như vậy, các văn bản trên của Đảng và Nhà nước là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đổi mới chính sách BHXH nước ta theo cơ chế thị trường. Ngay sau khi Luật Lao động có hiệu lực từ ngày 1/1/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 về Điều lệ BHXH đối với người lao động trong các thành phần kinh tế. Nội dung của điều lệ này góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra góp phần thực hiện công bằng và sự tiến bộ xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường lao động và đồng thời đáp ứng được sự mong mỏi của đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế của cả nước.
Ngày 29/6/2006, Quốc hội nước ta chính thức thông qua Luật BHXH (có hiệu lực từ ngày 1/1/2007). Theo Luật BHXH hiện hành, nước ta thực hiện cả loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.BHXH bắt buộc thực hiện với 5 chế độ:trợ cấp ốm đau, trợ cấp tai nạn lao động,trợ cấp thai sản, trợ cấp hưu trí, trợ cấp tử tuất BHXH, BHXH tự nguyện được thực hiện từ ngày 1/1/2008 với 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Ngày 1/1/2009 chính sáchBHTN bắt đầu được thực thi.
Nội dung các chế độ nói trên đã có một số thay đổi cơ bản so với trước đây. Quỹ BHXH bắt buộc được tách ra thành các quỹ thành phần. Tỷ lệ đóng góp của NLĐ và NSDLĐ đã được điều chỉnh theo hướng tăng dần. Việc thực thi chính sách BHXH và Luật BHXH cũng được các cấp các ngành rất quan tâm.
3.1.2.Tổ chức bộ máy của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan hoạt động độc lập về tài chính và hành chính. BHXH Việt Nam hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 22/8/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2008-NĐ/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Theo Nghị định này, BHXH Việt Nam được tổ chức quản lý theo ngành dọc với 3 cấp từ trung ương đến cấp tỉnh (thành phố), huyện trong cả nước. Tại trung ương là Bảo hiểm xã
hội Việt Nam. Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam là cơ quan lãnh đạo cao nhất của BHXH Việt Nam bao gồm đại diện của Bộ Lao động-Thương bình và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và các thành viên khác do Chính phủ quy định.
Cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam theo Nghị định 94/2008/NĐ/CP ngày 22/8/2008 gồm 18 đơn vị thuộc cơ quan BHXH Trung ương và 63 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh). Chức năng và nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc do Tổng Giám đốc quy định 18 đơn vi trực thuôc gồm:
Cơ cấu tổ chức BHXH ở Việt Nam trực thuộc Trung ương bao gồm:
Các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
1/ Ban thực hiện chính sách BHXH 13/Viện Khoa học BHXH 2/ Ban thực hiện chính sách BHYT 14/Trung tâm thông tin
3/ Ban thu 15/Trung tâm lưu trữ
4/ Ban chi 16/Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH 5/ Ban cấp sổ, thẻ BHXH, BHYT 17/ Báo BHXH
6/ Ban tuyên truyền 18/ Tạp chí BHXH 7/ Ban hợp tác quốc tế
8/Ban kiểm tra
9/Ban thi đua khen thưởng 10/Ban kế hoạch - tài chính 11/ Ban tổ chức - cán bộ 12/Văn phòng
Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là BHXH cấp tỉnh) thành lập các phòng nghiệp vụ.Theo Quyết định số 4970 QĐ-BHXH ngày 11/10/2008 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về cơ cấu các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- 9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hải Dương, Thái Bình có cơ cấu 10 phòng nghiệp vụ là: phòng chế độ BHXH, phòng giám định BHYT, phòng thu, phòng kế hoạch- tài chính, phòng kiểm tra, phòng công nghệ thông tin, phòng cấp sổ, thẻ, phòng tiếp nhận- quản lý hồ sơ, phòng tổ chức- cán bộ, phòng hành chính - tổng hợp.
- 54 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại có cơ cấu 9 phòng nghiệp vụ gồm Phòng chế độ BHXH, phòng giám định BHYT, phòng thu, phòng kế hoạch- tài chính, phòng kiểm tra, phòng công nghệ thông tin, phòng cấp sổ, thẻ, phòng tiếp nhận - quản lý hồ sơ, phòng tổ chức - hành hành chính.
- BHXH huyện không có cơ cấu tổ chức trực thuộc. Giám đốc BHXH huyện quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ công chức, viên chức.
Với mô hình tổ chức bộ máy quản lý như trên ta thấy, bộ máy quản lý BHXH Việt Nam đã được hình thành độc lập. Vì thế, việc triển khai thực hiện chính sách khá kịp thời và theo đúng lộ trình vạch ra. Các loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp đều được quy tụ về một đầu mối quản lý, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tham gia. Mô hình tổ chức này giúp cơ quan BHXH các cấp thực hiện tốt công tác thu- chi quỹ, cải tiến quy trình thủ tục xét duyệt hồ sơ cho các đối tượng thụ hưởng chính sách. Đồng thời còn góp phần ổn định công tác tổ chức và tiết kiệm chi phí quản lý.
3.2. Thực trạng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam
3.2.1. Thực trạng về đảm bảo thu bảo hiểm xã hội.
3.2.1.1.Thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động
Kể từ sau đổi mới chính sách BHXH (1995), đặc biệt là từ khi luật BHXH (2007) được thực thiđến nay, do số lượng người tham gia BHXH tăng nhanhcùng với việc Nhà nước điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu trong giai đoạn này nên số thu BHXH đã tăng cao. Tình hình thu BHXH từ NLĐ và NSDLĐ giai đoạn 2007- 2013 được thể hiện trong Bảng 3.1
Bảng 3.1: Thu quỹ BHXH từ đóng góp của NLĐvà NSDLĐ giai đoạn (2007-2013)
Đơn vị :Tỷ đồng
Chỉ tiêu | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
1 | Thu quỹ BHXH bắt buộc | 23.755 | 30.939,4 | 37.487,9 | 49.740 | 62.257,7 | 89.613 | 105.018 |
2 | Thu quỹ BHXH tự nguyện | - | 10,8 | 69,4 | 174,4 | 251,2 | 379,4 | 552 |
3 | Thu quỹ BH thất nghiệp | - | - | 3.510 | 5.400 | 6.656 | 7.973 | 11.714 |
4 | Tổng | 23.755 | 30.950,2 | 41.067,3 | 55.314,4 | 69.164,9 | 101.706,4 | 117.284 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam - 7
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Trên Thế Giới Về Đảm Bảo Tài Chính Cho Bảo Hiểm Xã Hội Và Bài Học Đối Với Việt Nam
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
- Tổng Hợp Số Người Hưởng Trợ Cấp Tnlđ-Bnn Hàng Tháng
- Tình Hình Hoạt Động Đầu Tư Tăng Trưởng Quỹ Bhxh
- Số Lao Động Tham Gia Bhxh Bắt Buộc Trên Tổng Số Lao Động Thuộc Diện Bhxh Bắt Buộc (Giai Đoạn 2007- 2012)
Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.
Nguồn ; [8],[9],[10],[11],[12],[13 ]
Số liệu bảng 3.1 cho thấy, số thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động vào quỹ BHXH tăng nhanh qua từng năm. Năm 2007 số thu BHXH bắt buộc đạt 23.755 tỷ đồng thì đến năm 2013 ước đạt 105.018 tỷ đồng; số thu BHXH tự nguyện năm 2008 đạt 10,8 tỷ đồng, năm 2013 ước đạt 552 tỷ đồng; thu BHTN năm 2009 là năm đầu tiên triển khai BHTN là 3.510 tỷ đồng thì đến năm 2013 số thu ước đạt 11.714 tỷ đồng. Có được kết quả trên là do BHXH Việt Nam thời gian qua đã áp dụng nhiều biện pháp để tổ chức thực hiện thu BHXH. Hiện nay, công tác thu BHXH được thực hiện qua ba hình thức: thu chuyển khoản, thu từ ngân sách nhà nước chuyển sang và thu bằng tiền mặt, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và tuân thủ quy định của pháp luật, góp phần làm căn cứ để giải quyết chế độ cho người lao động được đầy đủ, kịp thời, chính xác.
Mặc dù BHXH Việt Nam đã tổ chức tuyên truyền, thông tin rộng rãi về chế độ, chính sách BHXH, đồng thời cũng đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực để thu BHXH nhưng tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH vẫn xảy ra, đặc biệt là trong những năm gần đây khi tình hình kinh tế suy thoái, đã ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Hiện nay, tình trạng nợ đóng BHXH còn khá phổ biến trong các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp trong đó có cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hàng chục năm nay không đóng tiền BHXH cho NLĐ với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.
Hiện nay, số nợ và tình trạng trốn tránh tham gia BHXH cho NLĐ của các đơn vị sử dụng lao động rất lớn. Số nợ này chủ yếu tập trung ở khu vực sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2012 tình hình nợ BHXH tuy có được cải thiện hơn so với trước đây,
song vẫn chiếm một tỷ lệ lớn, số nợ BHXH chiếm 4,76% số phải thu BHXH bắt buộc, bằng 4.639 tỷ đồng (Bảng 3.2) Tuy nhiên sang năm 2013, tình trạng nợ BHXH lại tăng đến mức báo động. Năm 2013 ước tính tổng số nợ BHXH là 7.746,2 tỷ đồng chiếm 7,6% tổng số phải thu BHXH.(Nguồn:BHXH Việt Nam)
Bảng 3.2: Tình hình nợ đóng BHXH giai đoạn 2007 đến 2013
Năm | Tổng số tiền phải thu BHXH bắt buộc (tỷ đồng) | Số tiền thu BHXH BHXH bắt buộc | Số tiền nợ đóng BHXH bắt buộc (Tỷ đồng) | Tỷ lệ nợ đóng BHXH so với số phải thu (%) | |
1 | 2007 | 25.488,9 | 23.755,0 | 1.734,0 | 6,8 |
2 | 2008 | 33.225,6 | 30.939,4 | 2.286,2 | 6,91 |
3 | 2009 | 39.796,2 | 37.487,9 | 2.994,0 | 5,31 |
4 | 2010 | 52.288,0 | 49.740,0 | 2.472,0 | 4,75 |
5 | 2011 | 66.753,8 | 62.257,7 | 4.496,0 | 7,23 |
6 | 2012 | 94.565,0 | 89.613,0 | 4.952,0 | 6,26 |
7 | 2013 | 100.248,0 | 105.000,0 | 4.752,0 | 4,30 |
Nguồn;[8],[9],[10],[11],[12],[13]
3.2.1.2. Thu từ ngân sách nhà nước
Từ năm 1995 trở về trước, BHXH nước ta thực hiện theo mô hình BHXH Nhà nước, có đặc điểm là: chế độ thu BHXH còn mang tính chất bao cấp nặng nề từ NSNN, phần đóng góp của cơ quan, xí nghiệp rất ít mà chủ yếu cũng là nguồn từ NSNN hỗ trợ; người lao động không trực tiếp đóng góp vào quỹ BHXH, phí bảo hiểm không được đưa vào cơ cấu tiền lương; mức đóng góp vào quỹ BHXH của các cơ quan, xí nghiệp quá thấp (chỉ là 4,75 tổng quỹ lương) dẫn đến quỹ BHXH thường xuyên bị thâm hụt.
Từ năm 1995 đến nay,BHXH nước ta thực hiện theo mô hình BHXH theo cơ chế thị trường có đóng, có hưởng và có sự tham gia của Nhà nước. Mô hình này có đặc điểm làNLĐ và NSDLĐ đều có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH theo quy định thống nhất của Nhà nước, phần nộp của NLĐ được đưa vào cơ cấu tiền lương với nền là mức lương tối thiểu, phần nộp của NSDLĐ được đưa vào tổng quỹ
lương. Tách quỹ BHXH ra khỏi NSNN hình thành cơ quan BHXH để quản lý thống nhất BHXH trong phạm vi toàn quốc theo chế độ tự quản, tự chịu trách nhiệm và đặt dưới sự giám sát của cơ quan tài chính Nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách về BHXH, tổ chức bộ máy quản lý BHXH. NSNN đóng vai trò hỗ trợ cho quỹ BHXH, đảm bảo cho quỹ này ổn định, ngày càng phát triển nhằm phục vụ tốt hơn các nhu cầu BHXH. Từ năm 1995 đền nay, nguồn thu từ NSNN có xu hướng giảm dần (Bảng 3.3)
Bảng 3.3: Tốc độ tăng thu từ ngân sách Nhà nước cho BHXH giai đoạn (2007-2013)
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
NSNN cho BHXH (Tỷ đồng) | 19.315 | 23.719 | 29.461 | 28.811 | 32.169 | 34.561 | 19.200 |
Tốc độ tăng NSNN cho BHXH (%) | - | 22,28 | 24,2 | -6,5 | 11,6 | 7,4 | -44 |
Nguồn ; [8],[9],[10],[11],[12],[13]
Nhìn vào Bảng 3.3 ta thấy tốc độ tăng thu từ ngân sách nhà nước cho BHXH giảm dần nếu như năm 2008 tăng so với năm 2007 là 22,28%, năm 2009 tăng 24% thì năm 2011 còn 11%, năm 2012 tăng 7,6% thậm chí năm 2010 NSNN cho BHXH còn giảm xuống so với năm 2009. Năm 2013 NSNN chuyển sang cho quỹ BHXH giảm 44% so với năm 2012. Điều đó cho thấy quỹ BHXH đang ngày càng phát triển và từng bước dần tách ra độc lập với NSNN.
Bảng 3.4: Tổng hợp tình hình thu BHXH giai đoạn ( 2007-2013)
Đơn vị:Tỷ đồng
Chỉ tiêu | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
1 | Thu BHXH bắt buộc | 23.755 | 30.939,4 | 37.487,9 | 49.740 | 62.257,7 | 89.613 | 105.018,0 |
2 | Thu BHXH tự nguyện | - | 10,8 | 69,4 | 174,4 | 251,2 | 379,4 | 552,0 |
3 | BH thất nghiệp | - | - | 3.510 | 5.400 | 6.656 | 7.973 | 11,7 |
4 | Lãi từ hoạt động đầu tư | 4.794 | 8.987 | 8.408 | 9.707 | 13.967 | 18.000 | 21.870,0 |
5 | NSNN chuyển sang | 19.315 | 23.719 | 26.461 | 28.811 | 32.169 | 34.561 | 19.200,0 |
6 | Thu khác | 14 | 129 | 133 | 190 | 200 | 202 | 234 |
7 | Tổng | 47.878 | 63.780 | 76.069,3 | 94.022,4 | 115.500,9 | 154.469,4 | 146.884,7 |
Nguồn: [8],[9],[10],[11],[12],[13]
3.2.2. Thực trạng về đảm bảo chi bảo hiểm xã hội
3.2.2.1. Thực trạng về đảm bảo chi trả các chế độ BHXH
Thứ nhất, tìnhhình đảm bảo chi trả các chế độ BHXH bắt buộc.
Trong những năm qua hệ thống BHXH Việt Nam đã đảm bảo chi trả cho hàng triệu người nghỉ hưởng các loại trợ cấp BHXH hàng tháng, hàng chục triệu lượt người hưởng các chế độ BHXH 1 lần, lần đầu, mai táng phí, trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, với số tiền chi hàng năm lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng cho các đối tượng thụ hưởng chính sách từ quỹ BHXH và từ nguồn NSNN. Tình hình đảm bảo chi trả cho các chế độ BHXH cụ thể như sau.
Một là, tình hình đảm bảo chi trả các chế độ ốm đau, thai sản
Từ năm 2007 đến nay, chế đố ốm đau, thai sản được thực hiện đã góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động khi họ không may bị ốm hoặc tai nạn rủi ro, khi thai sản phải nghỉ việc hoặc phải nghỉ việc để chăm con ốm đau. Bảng 3.5 cho thấy, số lượt người được giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản không ngừng tăng lên qua các năm. Với số tiền chi trả tăng từ 2.115 tỷ đồng năm 2007 lên 8.356 tỷ đồng năm 2012 (Bảng 3.5)
Bảng 3.5: Số lượt người được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản
Đơn vị tính:Lượt người
Loại đối tượng | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
1 | Chế độ ốm đau | 1.989.750 | 2.512.145 | 3.250.000 | 3.914.528 | 4.350.497 | 4.117.284 |
2 | Chế độ thai sản | 298.564 | 575.811 | 713.000 | 661.312 | 835.753 | 1.082.502 |
Nguồn:[8],9,10,11,12,13]
Hai là, đảm bảo chi trả chế độTNLĐ-BNN, theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2012 cơ quan BHXH đã tiếp nhận và giải quyết cho trên 40.000 người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN, trong đó trên 14.000 người hưởng trợ cấp hàng tháng, trên 19.000 người hưởng trợ cấp một lần, góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ khi họ chẳng may gặp rủi ro, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Số người được giải quyết hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN giai đoạn 2007- 2012 được thể hiện trong Bảng 3.6.