Nội Dung Đảm Bảo Tài Chính Cho Bảo Hiểm Xã Hội


Trong đó: Ktt : là tỷ hoàn thành thu BHXH

Đbhxh: Là số thu BHXH trong năm

Tbhxh : Là tổng số tiền phải thu BHXH trong năm

Tỷ lệ này phản ánh ánh mức độ tuân thủ pháp luật BHXH của các đối tượng tham gia BHXH trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH.

Ba là, tỷ lệ nợ đóng, trốn đóng BHXH

Tỷ lệ nợ đóng, trốn đóng BHXH là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa số nợ đóng, trốn đóng BHXH với tổng số phải thu BHXH.

Công thức tính

Nbhxh

Knbhxh = 100(%) (2.6)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Tbhxh

Trong đó: Knbhxh là tỷ lệ nợ đóng, trốn đóng BHXH Nbhxh là số tiền nợ đóng, trốn đóng BHXH Tbhxh là tổng số tiền phải thu BHXH

Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam - 5

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tuân thủ của các đối tượng tham gia BHXH trong việc nộp BHXH kịp thời, đầy đủ. Tỷ lệ này càng nhỏ phản ánh số nợ BHXH so với tổng số thu càng thấp, ngược lại tỷ lệ này cao phản ánh tình trạng nợ đóng BHXH diễn ra phổ biến.

Thứ ba, mức thụ hưởng của người tham gia bảo hiểm xã hội là mức hưởng trợ cấp BHXH phân theo từng chế độ BHXH, theo từng khu vực kinh tế và theo giới tính. Mức thụ hưởng của người lao động phản ánh tính công bằng trong việc đáp ứng quyền thụ hưởng của người tham gia BHXH góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Mức thụ hưởng của người lao động cũng phản ánh tính hợp lý trong việc tính toán chế độ trợ cấp hay lương hưu nhằm bảo vệ các thành viên tham gia BHXH có được mức sống ngang bằng với với mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.

Thứ tư, mức độ bền vững về tài chính BHXH phản ánh khả năng duy trì sự cân đối và ổn định quỹ BHXH trong dài hạn, mức độ bền vững về tài chính BHXH được phản ánh qua các chỉ tiêu.



Một là, tỷ lệ sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH

Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ là tỷ lệ giữa lãi thu được với số dư đầu tư quỹ BHXH trong năm.

Công thức tính

LĐT

IQ = 100(%) (2.7)

VĐT

Trong đó: IQ là tỷ lệ sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ

LĐTlà tiền lãi thu được từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH trong năm VĐT là tổng số dư đầu tư quỹ BHXH

Chỉ tiêu này cho thấy mức độ tăng trưởng ổn định của hoạt động đầu tư quỹ BHXH đồng thời mức độ duy trì, ổn định quỹ BHXH trong dài hạn.

Hai là, số người đóng BHXH cho một người hưởng. Số người đóng BHXH cho một người hưởng phản ánh mức độ bền vững của tài chính BHXH. Số người đóng BHXH cho một người hưởng BHXH càng cao thì mức độ bền vững tài chính BHXH cao và ngược lại.

Ba là, tỷ lệ giữa tổng mức chi so với tổng mức thu hàng năm

Là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa tổng mức hưởng BHXH với tổng mức thu BHXH hàng năm. Nếu tổng chi nhỏ hơn tổng thu thì được coi là bền vững về tài chính, ngược lại nếu tổng chi lớn hơn tổng thu thì được coi là thiếu tính bền vững về tài chính.

Công thức tính

∑ Cy

Itcy = (2.8)

∑Ty

Trong đó

Itcy: là chỉ số tài chính năm (thời kỳ) y.

∑ Cy: Tổng chi tài chính BHXH (tổng mức hưởng) năm (thời kỳ) y

∑Ty: Tổng thu tài chính BHXH năm (thời kỳ) y

Muốn biết tỷ lệ phần trăm thì lấy giá trị tuyệt đối nhân với 100 Nếu Itcy< 1 thì tính bền vững của tài chính BHXH cao và ngược lại



Tỷ lệ này phản ánh tính bền vững của BHXH thông qua đó phản ánh tính hợp lý của thể chế chính sách và thể chế tài chính để thông qua đó người ta điều chỉnh thể chế chính sách, thể chế tài chính cho phù hợp. [28, tr 86]

2.2.2. Nội dung đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội

2.2.2.1. Đảm bảo thu bảo hiểm xã hội

Các nguồn thu vào quỹ BHXH phụ thuộc vào mô hình BHXH. Nếu thực hiện theo mô hình Nhà nước phúc lợi, quỹ BHXH không tồn tại độc lập, các khoản chi BHXH đều lấy từ NSNN (nguồn thu chủ yếu là từ thuế). Nếu thực hiện mô hình BHXH theo cơ chế thị trường có đóng, có hưởng thì quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp theo những quy định của Luật BHXH. Hiện nay phần lớn các quốc gia trên thế giới thực hiện mô hình BHXH theo cơ chế thị trường có đóng, có hưởng. Theo mô hình này thì quỹ BHXH được hình thành từ những nguồn sau: Nguồn thu từ các đối tượng BHXH, thu từ NSNN, thu từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH và các khoản thu khác.

Như vậy, nguồn thu của BHXH có thể được quát như sau:


Người lao động

Người sử dụng lao động


Thu khác

Nhà nước

Lãi từ hoạt

động đầu tư

Quỹ Bảo hiểm xã hội

Tài sản đầu tư


Sơ đồ 2.1: Nguồn thu quỹ bảo hiểm xã hội



Thứ nhất, thu từ các đối tượng tham gia BHXH

Một là, đảm bảo thu đầy đủ và đúng đối tượng. Thu BHXH về thực chất là sự phân phối lại một phần thu nhập của các đối tượng tham gia BHXH, nhằm giải quyết hài hòa các mặt lợi ích kinh tế và thực hiện các chức năng kinh tế- xã hội của Nhà nước. Thu BHXH giúp hình thành nên quỹ BHXH, là cơ sở cho việc thực hiện hoạt động chi từ quỹ. Quy mô của quỹ BHXH phụ thuộc vào hiệu quả của hoạt động thu. Khi NLĐ tham gia đóng phí BHXH tức là đã tự bảo hiểm cho mình, đồng thời còn tham gia chia sẻ với những người khác cùng tham gia BHXH. Bởi vì bản chất của BHXH xuất phát từ nguyên tắc lấy số đông, bù số ít. Đặc biệt tính chia sẻ trong quỹ BHXH rất rõ ràng, đó là sự chia sẻ giữa những người may mắn cho những người kém may mắn, người khỏe mạnh cho người ốm đau, người trẻ cho người già...Tuy nhiên không phải đối tượng tham gia BHXH nào cũng hiểu hết được vai trò của quỹ BHXH. Bên cạnh đó, với mục đích tối đa hóa lợi nhuận, không ít chủ sử dụng lao động luôn tìm cách trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ. Chính vì thế cơ quan thu BHXH có vai trò rất quan trọng trong việc đôn đốc hoạt động thu BHXH, nhằm thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời là hết sức cần thiết.

Thu từ đóng góp của NLĐ và NSDLĐ bao gồm hai loại: Đóng góp của các đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH theo quy định (gọi tắt là nguồn bắt buộc) và đóng góp của các đối tượng tự nguyện (gọi tắt là nguồn tự nguyện).

Đối với quỹ BHXH bắt buộc: NLĐ đóng BHXH là để đảm bảo quyền lợi cho mình trên cơ sở trích một phần từ tiền lương hoặc thu nhập nhận được trong quá trình làm việc. Mức đóng BHXH từ người lao động thường được quy định cụ thể theo pháp luật BHXH của từng quốc gia. Sự đóng góp BHXH của NSDLĐ theo luật định thể hiện trách nhiệm của họ đối với NLĐ đồng thời để đảm bảo lợi ích kinh tế cho họ. Sự đóng góp BHXH của người SDLĐ được thực hiện trên cơ sở hàng tháng NSDLĐ trích từ quỹ lương của doanh nghiệp để đóng BHXH cho tổng số NLĐ mà họ thuê mướn. Sự đóng góp, hỗ trợ của Nhà nước, trong một số hệ thống BHXH, nhà nước có thể đóng BHXH trực tiếp hoặc gián tiếp. Trường hợp Nhà nước đóng BHXH trực tiếp vì Nhà nước cũng là người sử dụng lao động (một



lượng lớn lao động là công chức làm việc ở khu vực quản lý nhà nước, khu vực hành chính sự nghiệp và được nhận lương từ NSNN). Bên cạnh đó, với tư cách quản lý nền kinh tế, quản lý xã hội Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo khả năng tài chính của quỹ BHXH và hỗ trợ cho quỹ BHXH trong những trường hợp cần thiết.

Đối với quỹ BHXH tự nguyện: Phần quỹ BHXH tự nguyện được hình thành do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu. Do không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nên người dân có thể lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện theo các nội dung và mức độ khác nhau tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Ví dụ, họ chỉ tham gia chế độ hưu trí thì mức đóng góp vào quỹ BHXH cũng chỉ tương ứng với nghĩa vụ riêng của chế độ này. Phần tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ này tất yếu sẽ được đầu tư tăng trưởng nên quỹ BHXH tự nguyện chắc chắn được bổ sung phần lãi đầu tư. Khoản tiền Nhà nước hỗ trợ có hay không, nhiều hay ít phụ thuộc vào quy định của mỗi Nhà nước đối với hoạt động BHXH tự nguyện.

Hai là, xác định mức đóng BHXH phù hợp. Mức đóng góp BHXH yếu tố quyết định đảm bảo cân đối thu, chi quỹ BHXH nên cần được tính toán một cách khoa học. Trong thực tế, việc xác định mức đóng BHXH là một nghiệp vụ chuyên sâu của BHXH và phải sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định. Khi tính phí BHXH, có thể có những căn cứ tính toán khác nhau như:

- Dựa vào tiền lương và thang bậc lương để xác định mức trợ cấp BHXH, từ đó có cơ sở xác định mức phí đóng.

- Quy định mức phí BHXH trước rồi từ đó xác định mức hưởng.

- Dựa vào nhu cầu khách quan của NLĐ để xác định mức hưởng, rồi từ mức hưởng BHXH này có thể xác định được mức phí phải đóng.

Mặc dù chỉ thuần túy mang tính kỹ thuật nhưng xác định mức đóng BHXH lại khá phức tạp liên quan cả đến NLĐ và NSDLĐ và Nhà nước đồng thời liên quan đến khả năng cân đối thu nhập của NLĐ và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên khi xác định mức đóng BHXH vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc cân bằng thu - chi, lấy số đông bù số ít và có dự phòng. Mức đóng xác định phải được cân đối với mức hưởng, với nhu cầu BHXH và điều chỉnh sao cho tối ưu nhất. Có thể



nói mức đóng BHXH và mức thụ hưởng BHXH phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, như: nguồn lao động; cơ cấu nguồn lao động theo độ tuổi; giới tính; ngành nghề. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào xác suất tai nạn, rủi ro liên quan đến người lao động và tuổi thọ bình quân của người dân.

Mức đóng góp BHXH của từng nước phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của xã hội và khả năng kinh tế. Các nước phát triển thường có tỷ lệ đóng góp BHXH cao, tổng số có khi lên tới 40% - 50% tổng quỹ lương. Các nước đang phát triển có tổng mức đóng góp khoảng 15% - 25%. Có một số nước mức đóng góp BHXH rất thấp, tổng số khoảng 6 - 10% tổng quỹ lương, Nhà nước chỉ giảm thuế đối với các khoản đóng BHXH hoặc hỗ trợ nhỏ về tiền lương đối với những lao động khó khăn [64].

Như vậy, nguyên tắc cơ bản khi xác định mức đóng BHXH là:

- Mức đóng phải phù hợp với khả năng chi trả của đa số NLĐ đang tham gia và sẽ tham gia BHXH. Phải dựa vào số đông NLĐ với nhiều lĩnh vực, ngành nghề và phạm vi địa lý khác nhau để đưa ra tỷ lệ phí BHXH cho phù hợp. Tránh tình trạng phí BHXH quá cao hoặc quá thấp so với mức chi trả thực tế. Phí BHXH cao sẽ không hấp dẫn NLĐ tham gia (kể cả BHXH bắt buộc) từ đó làm giảm hiệu quả của chính sách BHXH. Ngược lại, nếu phí BHXH quá thấp sẽ không đảm bảo cân đối thu, chi trong BHXH và như vậy quỹ BHXH không thể tồn tại bền vững được.

- Mức đóng BHXH phải cân đối với mức hưởng, đảm bảo nguyên tắc cân bằng trong BHXH. Nguyên tắc này thể hiện có đóng, có hưởng và các khoản trợ cấp BHXH phải đảm bảo tương quan hợp lý với mức đóng và thời gian đóng BHXH. Mức đóng cao nhưng mức hưởng thấp sẽ gây ra những áp lực tâm lý cho NLĐ. Ngược lại mức đóng thấp mà mức hưởng cao sẽ làm tăng nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH, ảnh hưởng đển sự tồn tại của quỹ và kết quả thực hiện chính sách BHXH.

- Mức đóng BHXH phải phù hợp với năng suất lao động của nền kinh tế và khả năng tài chính của NSDLĐ. Trình độ lao động và năng suất lao động phản ánh trung thực đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Khi năng suất lao động của nền kinh tế thấp điều đó đồng nghĩa với mức sống của NLĐ thấp, do vậy khó có thể áp dụng mức đóng BHXH cao như các nền kinh tế có trình độ năng suất lao động cao. Bên cạnh đó, đối với NSDLĐ trách nhiệm phải đóng BHXH cho NLĐ



được coi là nghĩa vụ bắt buộc, khoản đóng góp của NSDLĐ được biết đến như một loại thuế mà doanh nghiệp phải thực hiện. Mức đóng BHXH mà NSDLĐ phải chi trả được tính vào chi phí của doanh nghiệp. Mức đóng BHXH từ NSDLĐ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến cầu lao động. Bởi lẽ mức đóng BHXH cao sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp đẩy giá thành sản phẩm lên cao ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp, cầu về lao động của doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Mức đóng BHXH cao là một trong những nguyên nhân kích thích doanh nghiệp gian lận BHXH (trốn đóng, nợ đóng, chậm đóng, khai mức thu nhập đóng BHXH thấp….) đồng thời góp phần làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và kích thích phát triển thị trường lao động phi kết cấu.

Ba là, căn cứ để xác định mức thu. Tùy theo pháp luật BHXH của từng quốc gia quy định mà căn cứ để xác định mức thu BHXH của mỗi quốc gia cũng khác nhau. Hiện nay có hai quan điểm, quan điểm thứ nhất cho rằng phải căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của tổ chức sử dụng lao động. Quan điểm thứ hai lại cho rằng phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của NLĐ được cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp. Cả hai phương thức này đều quy định việc đóng góp vào quỹ BHXH được thực hiện đều đặn, định kỳ hàng tháng. Việc đóng BHXH có thể thông qua cơ quan thuế, hoặc theo hình thức trích từ thu nhập hoặc tiền lương đóng BHXH của người lao động. Mặt khác, trong cùng một quốc gia nhưng do đặc thù nghề nghiệp của các ngành nghề khác nhau, dẫn đến phương thức đóng BHXH ở các ngành nghề cũng khác nhau.

Thứ hai, thu từ NSNN. Trong một số hệ thống BHXH, Nhà nước có thể đóng BHXH trực tiếp hoặc gián tiếp. Trường hợp Nhà nước đóng BHXH trực tiếp vì Nhà nước cũng là người sử dụng lao động (một lượng lớn lao động là công chức làm việc ở khu vực quản lý nhà nước, khu vực hành chính sự nghiệp và được nhận lương từ NSNN). Bên cạnh đó, với tư cách quản lý nền kinh tế, quản lý xã hội Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo khả năng tài chính của quỹ BHXH và hỗ trợ cho quỹ BHXH trong những trường hợp cần thiết.



Thứ ba, thu từ hoạt động đầu tư quỹ (phần này sẽ được đề cập đến trong mục

đảm bảo duy trì sự cân đối quỹ BHXH)

2.2.2.2. Đảm bảo chi bảo hiểm xã hội.

Theo khuyến nghị của ILO, quỹ BHXH được sử dụng để chi trả trợ cấp BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH, chi phí quản lý và chi phí cho đầu tư quỹ BHXH.

Tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội mà mỗi nước tham gia Công ước Giơnevơ (1952) thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau. Tỷ lệ và mức độ các khoản chi cho các chế độ BHXH phụ thuộc vào chính sách BHXH của mỗi quốc gia được luật pháp hóa, phù hợp với các quy định của công ước quốc tế. Đồng thời để các hoạt động của cả hệ thống BHXH diễn ra bình thường, cần phải có các chi phí quản lý, các chi phí này cũng được chi ra từ quỹ BHXH.

Thứ nhất, chi trả các chế độ BHXH

Trong các khoản chi của BHXH khoản chi trợ cấp các chế độ BHXH là khoản chi chiếm tỷ lệ lớn trong tổng các khoản chi. Các chế độ BHXH, theo khuyến nghị của ILO đã nêu trong công ước số 102 tháng 6 năm 1952, hệ thống các chế độ BHXH bao gồm: chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già (hưu trí), trợ cấp TNLĐ-BNN, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp khi tàn phế, trợ cấp tuất. 9 chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH. Tuy nhiên không phải nước nào cũng thực hiện được đầy đủ 9 chế độ trên. Bởi vì điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước khác nhau, thậm chí ngay trong một nước những điều kiện đó cũng khác nhau giữa các thời kỳ nên việc thực hiện được cả 9 chế độ trên là rất khó. Chẳng hạn, nếu tiềm lực và sức mạnh kinh tế yếu kém, khả năng tổ chức và quản lý hạn chế thì rất khó thực hiện các chế độ trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp gia đình. Hoặc nếu không thực hiện được quyền bình đẳng nam nữ, vai trò và đặc điểm của lao động nữ thì rất khó thực hiện được chế độ trợ cấp thai sản ..v..v. Chính vì vậy cho đến nay trên thế giới chỉ có 43 nước thực hiện được cả 9 chế độ, 92 nước chưa thực hiện được chế độ trợ cấp thất nghiệp, 9 nước chưa thực hiện được trợ cấp gia đình, 13 nước chưa thực hiện được 3 chế độ trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp gia đình

Xem tất cả 207 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí