Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Trên Thế Giới Về Đảm Bảo Tài Chính Cho Bảo Hiểm Xã Hội Và Bài Học Đối Với Việt Nam



BHXH. Quan hệ này cứ lặp đi lặp lại tạo nên mối quan hệ khăng khít và quay vòng giữa quỹ BHXH và quỹ tín dụng. Các tổ chức tín dụng cũng là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo điều lệ BHXH. Vì vậy hàng tháng, từ quỹ tín dụng này một lượng tiền nhất định sẽ được rút ra để nộp BHXH cho chính những người lao động đang làm việc trực tiếp trong các tổ chức tín dụng. Khoản tiền trích nộp từ các tổ chức tín dụng này đã chuyển dịch sang quỹ bảo hiểm xã hội để tạo lập quỹ.

Thứ tư, mối quan hệ giữa tài chính BHXH với tài chính hộ gia đình

Tài chính của các hộ gia đình chủ yếu được hình thành từ lương, tiền công, các khoản thừa kế, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của nhà nước và các tổ chức khác... Một phần tài chính của quỹ này tham gia vào quỹ BHXH dưới hình thức trích theo tỷ lệ quy định từ khoản tiền lương hàng tháng của mình để đóng BHXH, BHYT bắt buộc theo quy định của Nhà nước hoặc mua BHXH tự nguyện. Khi đó quỹ BHXH đã thu hút một phần từ quỹ tiền tệ của gia đình, của các tổ chức xã hội để tạo lập quỹ của mình. Tham gia BHXH người tham gia sẽ được trả trợ cấp trong trường hợp ốm đau, thai sản, trợ cấp hưu trí khoản trợ cấp này đã trở thành một phần thu nhập hình thành nên quỹ tiền tệ của hộ gia đình góp phần giảm gánh nặng về tài chính cho người tham gia bảo hiểm khi gặp rủi ro.

2.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội và bài học đối với Việt Nam

2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội.

2.3.1.1.Kinh nghiệm của Trung Quốc.

Từ năm 1980 đến nay hệ thống đảm bảo xã hội của Trung Quốc chủ yếu bao gồm BHXH, trợ giúp xã hội, phúc lợi xã hội và quyền lợi đối với một số nhóm đặc biệt, trong đó BHXH là một phần rất quan trọng của hệ thống đó. Cùng với cải cách kinh tế, Trung Quốc cũng đã khôi phục lại hoạt động của quỹ BHXH theo các nội dung bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm thai sản. Trong hệ thống đảm bảo xã hội nói chung, nhà nước Trung Quốc xác định ưu tiên hàng đầu trong thời gian này là bảo hiểm hưu trí, đảm



bảo mức sống cơ bản và tái tạo việc làm cho người lao động dôi dư trong doanh nghiệp Nhà nước và đảm bảo mức sống tối thiểu cho cư dân thành thị.

Hệ thống bảo hiểm hưu trí hiện nay của Trung Quốc bao gồm: hệ thống bảo hiểm hưu trí cho người lao động trong doanh nghiệp, hệ thống bảo hiểm hưu trí trong các cơ quan Nhà nước và bảo hiểm hưu trí bổ sung trong các doanh nghiệp.

Thứ nhất, hệ thống bảo hiểm hưu trí cho người lao động trong doanh nghiệp.

Tháng 7 năm 1997 Chính phủ Trung Quốc ban hành quyết định về thống nhất xây dựng chế độ bảo hiểm hưu trí cơ bản của công nhân viên doanh nghiệp. Tháng 01 năm 1999, chính phủ ban hành Điều lệ quy định về đóng góp BHXH, trong đó quy định quỹ BHXH sẽ thuộc quyền quản lý của các tỉnh và quy mô của quỹ sẽ mở rộng từ doanh nghiệp Nhà nước sang tất cả các loại hình doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ của tư nhân và hệ thống thương mại dịch vụ. Bên cạnh hệ thống hưu trí cơ bản bắt buộc, các doanh nghiệp được khuyến khích thành lập một quỹ bảo hiểm bổ sung cho NLĐ trong doanh nghiệp, đồng thời cũng khuyến khích việc đóng góp tiết kiệm bổ sung của bản thânNLĐ.

Đối tượng được thụ hưởng,hệ thống bảo hiểm hưu trí cơ bản được áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp và NLĐ trong doanh nghiệp cũng như cá nhân NLĐ ở khu vực thành thị. Tháng 6 năm 1999, số công nhân được thụ hưởng BHXH là 91,2 triệu người. Ở Thẩm Quyến, có tới 99% NLĐ tham gia bảo hiểm hưu trí [53, tr.193]

Tỷ lệ đóng góp, tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp do chính quyền các tỉnh quy định nhưng thông thường không quá 20% tổng quỹ lương của doanh nghiệp; những nơi nào quy định tỷ lệ đóng cao hơn 20% phải báo cáo lên chính quyền Trung ương để thông qua. Vào năm 1998 tỷ lệ đóng góp trung bình cả nước là 20,64% [53, tr.193]. Cá nhân cũng có đóng góp một phần lương của họ. Theo con số báo cáo năm 1997 là không dưới 4% [53, tr.193]. Mức đóng góp này sẽ được quy định tăng dần đều lên, 2 năm tăng lên 1% cho đến mức đạt 8%. Tuy nhiên, trong năm 1998, tỷ lệ đóng góp trung bình của các cá nhân trong toàn quốc chỉ đạt 3,9% [53, tr.193].



Tài khoản cá nhân, 11% của tổng số đóng từ lương sẽ được đưa vào tài khoản cá nhân để làm nguồn đảm bảo cho NLĐ, 11% đó bao gồm toàn bộ phần đóng góp của người lao động và một phần đóng góp của doanh nghiệp, phần đóng góp còn lại được đưa vào quỹ BHXH chung. Tài khoản cá nhân này được trả lãi suất và không thấp hơn lãi suất tiết kiệm của ngân hàng. Cuối năm 1998, đã có 61,18 triệu NLĐ có tài khoản cá nhân [53, tr.194].

Tuổi nghỉ hưu, Chính phủ quy định 60 tuổi cho nam, 55 tuổi cho nữ công nhân viên chức làm việc trong các ngành chuyên môn quản lý, 50 tuỏi cho công nhân nữ làm việc trong các khu vực sản xuất. Trung Quốc đang nghiên cứu để có thể nâng tuổi nghỉ hưu của cán bộ nữ ở một vài chức danh lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học [53, tr.194]

Mức hưởng BHXH, NLĐ đến tuổi nghỉ hưu và đã đóng góp BHXH không dưới 10 năm cho quỹ BHXH thì được nhận 2 phần bảo hiểm đó là: quyền lợi hưu trí cơ bản và quyền lợi hưu trí lấy từ tài khoản cá nhân. Phần bảo hiểm hưu trí cơ bản là 20% mức lương trung bình của tổng số năm đi làm. Còn bảo hiểm hưu trí lấy từ tài khoản cá nhân là 1/120 của tổng giá trị có trong tài khoản. Đối với những công nhân làm việc trước khi cải cách nhưng nghỉ hưu sau cải cách thì giai đoạn trước cải cách sẽ được tính là những năm đóng góp và mức bảo hiểm trong giai đoạn chuyển đổi là từ 1-1,4% mức lương trung bình hàng tháng cho tất cả các năm phục vụ. Đối với công nhân viên chức đã đóng góp dưới 10 năm thì phần tài khoản cá nhân của họ sẽ được trả một lần. [53. Tr.194]

Cơ chế điều chỉnh, Nhà nước sẽ đều đặn tăng mức bảo hiểm hưu trí theo mức tăng của lương và theo mức tăng của giá cả sinh hoạt.

Nguồn huy động cho các quỹ ở cấp tỉnh. Hiện nay, hầu hết sự phân bố quỹ BHXH ở các tỉnh, thành phố, khu vực được điều chỉnh theo mức trung bình của tỉnh. Cơ quan BHXH cấp tỉnh dự trù quỹ bảo hiểm của mình. Dự trù này sẽ được cân đối giữa các thành phố và các khu. [53,tr.195]

Xã hội hóa vấn đề chi trả bảo hiểm hưu trí. Trong một thời gian rất dài, lương hưu được được chi trả cho người về hưu thông qua cơ quan và doanh nghiệp mà họ làm việc. Hiện nay cùng với sự thay đổi chế độ BHXH, việc chuyển trả tiền BHXH



cũng được thay đổi. Bộ lao động và An sinh xã hội ủy quyền cho Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng xây dựng và Quỹ tiết kiệm của ngành bưu điện để trả bảo hiểm hưu trí cho người về hưu thông qua mạng lưới dịch vụ của mình. Việc xã hội hóa cách thức chi trả bảo hiểm hưu trí là hoàn toàn miễn phí. Vào cuối năm 1998, cách thức chi trả thông qua hệ thống ngân hàng đã phục vụ 7,82 triệu người về hưu, tương đương 35% tổng số người về hưu. [53,tr.198]

Thứ hai, hệ thống bảo hiểm hưu trí trong các cơ quan Nhà nước. Đây là hệ thống bảo hiểm hưu trí được áp dụng cho nhân viên trong các cơ quan Nhà nước. Nội dung của hệ thống này như sau:

- Các chi phí lương hưu do cơ quan Nhà nước trả và không có sự đóng góp nào từ cá nhân.

- Hệ thống chi trả đồng nhất và không có sự phân biệt giữa các cơ quan khác nhau.

- Bảo hiểm hưu trí được chi trả dựa trên mức lương của cá nhân và được tính theo số năm công tác. Đối với quân đội, lương hưu gồm lương cơ bản, phần thêm tính theo chức vụ. Đối với nhân viên các cơ quan nhà nước, lương hưu bao gồm lương cơ bản và chức vụ là trung bình của tất cả các năm công tác [53, tr.196]

Thứ ba, bảo hiểm hưu trí bổ sung trong các doanh nghiệp.

Bảo hiểm hưu trí bổ sung của các doanh nghiệp là hình thức NSDLĐ nhận bảo hiểm trên cơ sở tự nguyện và điều phối các quy định của Nhà nước. Các cá nhân cũng được khuyến khích để chia sẻ phần đóng góp. Đóng góp của NLĐ và NSDLĐ đều được chuyển vào tài khoản cá nhân. Khi NLĐ nghỉ hưu, các khoản tiền này có thể được rút ra một lần hoặc theo từng tháng. Tài khoản cá nhân gắn với NLĐ nên nếu NLĐ chuyển nơi ở, nơi làm việc, có thể vẫn tiếp tục sử dụng tài khoản này [53, tr.197]

Về quản lý và giám sát quỹ BHXH.

- Quản lý quỹ, cơ quan quản lý quỹ BHXH chủ yếu là do hệ thống dọc của Bộ lao động và an sinh xã hội ở các cấp và các cơ quan BHXH có liên quan chịu trách nhiệm. Các cơ quan BHXH được thiết lập ở 3 cấp tỉnh, địa khu, cấp huyện.



- Giám sát quỹ, năm 1998 Chính Phủ đã thành lập Bộ lao động và an sinh xã hội, đồng thời thành lập một vụ giám sát quỹ BHXH chịu trách nhiệm giám sát quỹ. Theo kế hoạch cùng với sự cải tổ cơ cấu của các cơ quan chính quyền ở tất cả các cấp thì một hệ thống quản lý quỹ BHXH cũng được hình thành ở tất cả các cấp từ Trung ương xuống địa phương. Một hệ thống giám sát quỹ BHXH sẽ dần dần được xây dựng, trong đó chủ yếu giám sát thông qua hệ thống kiểm toán và tài chính.

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc.

Hàn Quốc đã trải qua một quá trình biến đổi kinh tế- xã hội nhanh chóng nảy sinh từ công nghiệp hóa, đô thị hóa và gia đình hạt nhân từ năm 1960. Những thay đổi như vậy chắc chắn gây ra nhiều vấn đề xã hội, dẫn đến sự cần thiết ra đời của hệ thống ASXH. Một loạt các luật và điều lệ đã được ban hành vào năm 1960 để xây dựng hệ thống ASXH. Hiện nay, các chương trình BHXH ở Hàn Quốc được nhóm thành chương trình hưu trí khu vực công, bảo hiểm y tế, bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động và bảo hiểm thất nghiệp.

Hệ thống bảo hiểm hưu trí của Hàn Quốc hiện nay bao gồm; bảo hiểm hưu trí đối với công chức, viên chức và hệ thống bảo hiểm hưu trí đối với NLĐ trong doanh nghiệp.

Thứ nhất, bảo hiểm hưu trí đối với công chức, viên chức

Luật bảo hiểm hưu trí công chức, viên chức ban hành ngày 01 tháng 01 năm 1960, được áp dụng đối với công chức, viên chức nhà nước các cấp từ trung ương đến địa phương. Bộ nội vụ là cơ quan quản lý và giám sát thực hiện. Cơ quan bảo hiểm thực hiện thu và chi trả chế độ BHXH, quản lý, sử dụng và đầu tư tăng trưởng quỹ.

- Mức đóng BHXH, tổng mức đóng là 17% lương tháng. Trong đó, nhà nước đóng 8,5%, công chức, viên chức đóng 8,5%. Nhà nước hỗ trợ quỹ trong trường hợp chi lớn hơn thu và được cân đối hàng năm.

- Điều kiện hưởng,đủ 60 tuổi (cả nam và nữ), đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Tối đa 33 năm từ năm 34 không đóng bảo hiểm hưu trí nữa.

- Mức hưởng, NLĐ đã đóng đủ 20 năm được hưởng 50% lương trung bình của 3 năm cuối. Từ năm thứ 21 đến năm thứ 33 tăng thêm mỗi năm 2%, tối đa không quá 70% lương trung bình. Mức hưởng được điều chỉnh khi có trượt giá.



- Trợ cấp một lần,áp dụng đối với người có dưới 20 năm đóng bảo hiểm hưu trí, đối với người có đủ 20 năm đóng nhưng tự nguyện hưởng trợ cấp một lần.

Ngoài chi trả lương hưu, quỹ bảo hiểm hưu trí còn chi trả trợ cấp tàn tật và trợ cấp tử tuất. Mức hưởng trợ cấp tàn tật tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động mà mức trợ cấp là 15% đến 50% tiền lương tháng cuối cùng. Mức hưởng trợ cấp tử tuất cho thân nhân là 70% lương hưu, trừ các trường hợp vợ chồng mới cưới nhau, hoặc tái hôn sau khi nghỉ hưu [53, tr.216]

Thứ hai, bảo hiểm hưu trí đối với NLĐ trong doanh nghiệp

- Đối tượng BHXH được quy định trong Luật bảo hiểm hưu trí quốc gia ban hành ngày 1/1/1988. Khởi đầu chế độ hưu trí quốc gia được áp dụng đối với NLĐ ở những nơi có từ 10 lao động trở lên làm việc với thời gian đầy đủ, sau giảm xuống còn 5 lao động (vào năm 1992), mở rộng thêm đối tượng là nông dân và ngư dân (vào tháng 7/1995), người lao động tự tạo việc làm khu vực đô thị (vào tháng 4/1999); mở rộng phạm vi chế độ hưu trí bắt buộc áp dụng cho NLĐ và NSDLĐ ở nơi có từ 1 lao động trở lên [53, tr.217]

- Mức đóng BHXH, hàng tháng trước thuế đối với NLĐ và dựa vào tổng quỹ lương hàng tháng trước thuế đối với người sử dụng lao động. Mức đóng bảo hiểm hưu trí được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 2.1: Mức đóng bảo hiểm hưu trí trong các doanh nghiệp ở Hàn Quốc

Đơn vị: %


Năm

1988-1992

1993-1997

1998

1999 trở đi

Đối tượng tham gia bắt buộc

Tổng số

3,0

6,0

9,0

9,0


NLĐ

1,5

2,0

3,0

4,5


NSDLĐ

1,5

2,0

3,0

4,5


Quỹ tích lũy

-

2,0

3,0

-

Đối tượng tham gia tự nguyện

3,0

6,0

9,0

9,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam - 8

Nguồn; [53, tr.220]



- Mức hưởng lương hưu, bao gồm lương hưu cơ bản và lương hưu bổ sung, trong đó.

+ Lương hưu cơ bản, chỉ những ai có từ 20 năm đóng bảo hiểm trở lên mới có lương hưu cơ bản còn dưới 20 năm thì được nhận trợ cấp thấp hơn. Ba nhân tố quyết định mức lương hưu cơ bản là thời gian đóng BHXH, thu nhập bình quân của đối tượng thuộc diên bắt buộc và thu nhập bình quân của quá trình tham gia. Công thức tính lương hưu cơ bản là [53, tr.221]

Lương hưu cơ bản = 1,8 x (A+B) x (1+0,05 x N) (2.9)

Trong đó:

A: Thu nhập bình quân tháng được điều chỉnh theo giá của 3 năm trước khi trả lương hưu.

B: là bình quân của các khoản thu nhập chuẩn hàng tháng của một người tham gia trong cả quá trình đóng BHXH.

0,05: là tỷ lệ tính thêm hàng năm cho những người có trên 20 năm tham gia N: Số năm đóng ngoài 20 năm. Mỗi tháng được tính là 1/12 năm

+ Lương hưu bổ sung: là phần hỗ trợ cho gia đình, đối tượng hưởng là vợ (hoặc chồng), con dưới 18 tuổi bị tàn tật loại 1 và 2; bố mẹ đẻ và bố mẹ vợ (hoặc chồng) từ 60 tuổi trở lên bị tàn tật loại 1 và 2. Số tiền này cố định. Năm 2005 là 190.760 Won/năm cho vợ/ chồng và 127.170Won/năm cho mỗi con hoặc mỗi bố, mẹ. Thân nhân của đối tượng không được hưởng là người đang hưởng chế độ hưu dành cho người vẫn hoạt động tích cực [53, tr.222]

Lương hưu cơ bản và lương hưu bổ sung được điều chỉnh theo tỷ lệ thay đổi của chỉ số giá cả hàng năm. Từ tháng 4 năm trước đến tháng 3 năm sau lương hưu được điều chính.

- Chế độ hưu trí tuổi già

+ Lương hưu đầy đủ,mức hưởng lương hưu này được chi trả cho người tham gia BHXH đủ 60 tuổi và có từ 20 năm đóng BHXH trở lên. Trừ một số lao động trong các ngành nghề nặng nhọc (như thợ mỏ và ngư dân) thì họ có thể nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi - dưới 60 tuổi. Công thức tính [53, tr.222]

Lương hưu đầy đủ = lương hưu cơ bản + lương hưu bổ sung (2.10)



Ngoài ra nếu người được hưởng loại lương hưu này từ 60 tuổi đến 65 tuổi có tham gia vào hoạt động kinh tế nào đó thì cũng được hưởng loại lương hưu dành cho hoạt động tích cực, người ta tính theo tỷ lệ giảm dần theo tuổi (đối với ngành nghề đặc biệt thì từ 55 tuổi – dưới 60 tuổi)

+ Lương hưu khấu trừ, mức hưởng lương hưu này được chi trả cho người tham gia đủ 60 tuổi và có thời gian tham gia từ 10 đến dưới 20 năm, đối với lao động trong các ngành đặc biệt thì từ 55 đến dưới 60 tuổi). Công thức tính [53,tr.223]

Lương hưu

Lương hưu

=

cơ bản

Tỷ lệ theo thời gian

x +

đóng BHXH

Lương hưu bổ sung

(2.11)


Tỷ lệ trả theo thời gian đóng được quy định như sau.


Bảng 2.2: Tỷ lệ trả theo thời gian đóng BHXH ở Hàn Quốc


Đơn vị: %


Thời gian đóng

BHXH

10

năm

11

năm

12

năm

13

năm

14

năm

15

năm

16

năm

17

năm

18

năm

19

năm

Tỷ lệ trả trợ cấp (%)

47,5

52,5

57,5

62,5

67,5

72,5

77,5

82,5

87,5

92,5

Nguồn;[53,tr. 223]

+ Lương hưu cho người về hưu trước tuổi

Được áp dụng cho người từ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi với trên 10 năm tham gia, nếu người đó không tham gia hoạt động kinh tế nào.

Người ta tính lương hưu cho người về hưu trước tuổi theo lương hưu cơ bản với các tỷ lệ khác nhau. Nếu có từ 20 năm đóng trở lên thì lương hưu được tính bằng cách nhân lương hưu cơ bản với một tỷ lệ theo tuổi hưởng. Còn với người có từ 10 đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm thì lương hưu của họ được tính như sau. [53,tr 223]


Lương hưu =

Lương hưu cơ bản

Tỷ lệ trợ cấp

x theo thời gian x

đóng BHXH gia

Tỷ lệ trả lương hưu + theo tuổi

Lương hưu bổ sung


(2.12)


Tỷ lệ trả lương theo tuổi được quy định như sau

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023