Bảng 2.3: Tỷ lệ trả lương hưu theo tuổi ở Hàn Quốc
Đơn vị: %
55 | 56 | 57 | 58 | 59 | |
Tỷ lệ trả | 75% | 80% | 85% | 90% | 95% |
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Để Đảm Bảo Tài Chính Cho Bảo Hiểm Xã Hội.
- Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam - 7
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Trên Thế Giới Về Đảm Bảo Tài Chính Cho Bảo Hiểm Xã Hội Và Bài Học Đối Với Việt Nam
- Tổ Chức Bộ Máy Của Hệ Thống Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam.
- Tổng Hợp Số Người Hưởng Trợ Cấp Tnlđ-Bnn Hàng Tháng
- Tình Hình Hoạt Động Đầu Tư Tăng Trưởng Quỹ Bhxh
Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.
Nguồn, [53,tr. 223]
2.3.1.3. Kinh nghiệm của Italia
Trong số các nước phát triển thì Italia là nước có viễn cảnh về dân số bất lợi nhất, chế độ hưu trí của Italia vẫn là một trong những chế độ rộng rãi nhất trên thế giới và được ngân sách nhà nước hỗ trợ 1/3, hiện nay tăng lên 14% tổng sản phẩm quốc nội của Italia . Chính vì vậy, Italia đã đưa ra những cải cách quan trọng về chế độ hưu trí của Nhà nước. Qua hai cách cải cách liên tiếp được quyết định vào năm 1992 (cải cách Amato) và năm 1995 (cải cách Đini được bổ sung bằng các biện pháp được chính phủ Phoodi áp dụng vào năm 1997), Italia đã thay đổi căn bản các cách thức thu, thanh toán và phục hồi giá trị của các trợ cấp hưu trí[66, tr.468].
Giai đoạn thứ nhất (1992)
- Cải cách Amato, Chính phủ Amato đưa ra một cuộc cải cách nghiêm ngặt hơn về chế độ hưu trí nhằm giảm các thâm hụt cho ngân sách nhà nước Italia. Dự thảo luật xác định 4 mục tiêu; giữ chế độ hiện hành; duy trì phần chi phí cho hưu trí trong tổng sản phẩm quốc nội; thống nhất các nguyên tắc giữa khu vực công và khu vực tư; đảm bảo các trợ cấp đến kỳ hạn.
Để hoàn thành các mục tiêu này, các biện pháp được sử dụng, có thể được áp dụng đối với tất cả các chế độ.
Một là, tăng dần tuổi nghỉ hưu
Trong khoảng từ năm 1994 đến năm 2002 cứ 2 năm một lần tăng tuổi nghỉ hưu cho tới khi đạt 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.
Tuổi bắt đầu nghỉ hưu được quy định chính thức vào năm 1992 là 62 tuổi đối với nam nhưng có thể nghỉ hưu sớm từ 57 tuổi kèm theo việc trừ đi một tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi. Tương ứng với việc đó, có thể tiếp tục làm việc ngoài tuổi quy định của pháp luật trong thời kỳ chuyển đổi. Những người lao động lựa
chọn khả năng này được tăng một điểm trong tỷ lệ trợ cấp hàng năm để tính trợ cấp cho họ (3% thay vì 2%). Biện pháp này dành cho hầu hết những người lao động, trừ một số nhóm (những người khiếm thị, tàn tật, những người theo chế độ dự kiến giới hạn tuổi cao hơn và những người được bảo hiểm của một số quỹ) [66,tr. 479]
Hai là, kéo dài thời gian tham chiếu.
Được sử dụng để xác định mức trợ cấp. Dần dần để phù hợp cho tất cả những người được bảo hiểm, thời kỳ nói trên dành cho 10 năm cuối. Việc kéo dài thực tế được áp dụng đối với các chế độ của khu vực tư vào năm 2002, diễn ra 10 trước khu vực công (2012). Đối với những người mới được bảo hiểm (trừ một số nhóm ưu tiên; phi công, nhà báo), trợ cấp hưu trí được tính toán cho toàn bộ thời gian lao động, mặc dù vậy vẫ loại trừ các khoản tiền lương hàng năm thấp hơn một số phần trăm trong một khoảng thời gian đưa ra [66,tr. 479,480]
Ba là, thiết lập ba cách thức tính toán mức trợ cấp.
- Đối với những người được bảo hiểm có thâm niên đóng góp trên 15 năm, cơ sở tính toán là trợ cấp trung bình được định giá lại trong 5 năm cuối, tăng một nửa mức trợ cấp của thời gian được tính đến khoảng thời gian cuộc cải cách có hiệu lực và ngày thanh toán trợ cấp hưu trí, cho tới khi đạt mức tối đa là 10 năm. Giới hạn này cũng phải đạt trong khu vực công.
- Đối với những người được hưởng có thời gian đóng góp dưới 15 năm, người ta thêm vào kết quả tính toán dựa trên mức trung bình được tính toán lại của 5 năm cuối (trước ngày 01/01/1993) kết quả tính toán dựa trên tất cả các thâm niên đến kỳ hạn trong khoảng thời gian cải cách có hiệu lực (01/01/1993) và ngày thanh toán trợ cấp hưu trí.
- Đối với những người mới được bảo hiểm (từ 01/01/1993), số tiền hưu trí được xác định từ mức trung bình của tất cả các trợ cấp được nhận trong toàn bộ thời gian làm việc [66, tr480]
Bốn là, tăng thời gian đóng góp cần thiết. Để được hưởng trợ cấp tuổi già; từ 15 năm lên 20 năm, với mức hai năm một lần, từ năm 1993. Năm 2001, thâm niên đóng góp tối thiểu là 20 năm.
Cuộc cải cách Amato có liên quan một cách khác nhau đến những người được bảo hiểm tùy thuộc vào việc họ thuộc về lĩnh vực tư hay lình vực công. Đối với những người thuộc lĩnh vực tư, tuổi nghỉ hưu với tỷ lệ đầy đủ phải tăng lên 5 năm, đối với cả nam giới và nữ giới và thời gian tham chiếu để tính toán mức trợ cấp phải kéo dài thêm 5 năm đối với phụ nữ, nhưng được duy trì là 65 tuổi đối với nam giới. Ngoài ra, thời gian tham chiếu được mở rộng từ thời gian của lương cuối cùng đến 10 năm cuối, mỗi năm đóng góp chỉ mang lại 2% của lương trung bình và thâm niên đóng góp tăng từ 20 đến 35 năm đối với nam giới và từ 15 đến 35 năm đối với phụ nữ [66, tr .481]
Giai đoạn 2 (1995)
Mục tiêu được đưa ra với cuộc cải cách này là thiết lập trong thời gian đầu sức nặng của hưu trí trong tổng sản phẩm quốc nội trong khoảng 15% sau đó đi đến cân bằng các khoản thu và các khoản chi đúng thời hạn của chế độ.
Cuộc cải cách đã thay đổi các điểm cơ bản về tuổi bắt đầu nghỉ hưu và siết chặt các điều kiện chi trả trợ cấp thâm niên. Nhưng điều cơ bản nhất là thống nhất các điều kiện nhận các trợ cấp hưu trí được đưa ra dựa trên nguyên tắc “góp vốn ảo” và làm cho phụ thuộc vào mức trợ cấp theo tuổi thọ trung bình vào thời điểm thanh toán trợ cấp. Tuổi bắt đầu nghỉ hưu linh hoạt trong khoảng 57 và 65 tuổi.
Cuộc cải cách lần này cũng thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc thu và chi trả các chế độ trợ cấp hưu trí; nguyên tắc trả trợ cấp, theo đó số tiền trợ cấp là khoản tiền được chi trả hàng năm phụ thuộc vào những tháng lương làm việc cuối cùng bị hủy bỏ và thay thế bằng nguyên tắc đóng góp giống như kỹ thuật góp vốn. Mỗi người đóng góp sở hữu một tài khoản cá nhân có ghi “ảo” các đóng góp hưu trí được chi trả trong thời gian hoạt động nghề nghiệp của người đó. Các đóng góp tích lũy khôi phục giá trị hàng năm theo một chỉ số bằng mức thay đổi trung bình của các năm theo một chỉ số bằng mức thay đối trung bình của các tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trong 5 năm cuối. Vào thời điểm thanh toán trợ cấp hưu trí, vốn “ảo” tích lũy theo cách trên được chuyển đổi thành các trợ cấp hàng năm, đồng thời áp dụng một số chuyển đổi phụ thuộc vào tuổi để thanh toán. Các hệ số chuyển đổi để xác định để tính tuổi thọ trung bình ở độ tuổi bắt đầu nghỉ hưu và một định mức tăng trưởng tổng
sản phẩm quốc nội 1,5%/năm, để những người về hưu được nhận trước một phần các lợi nhuận từ khả năng sinh lời trong tương lai [66,tr. 483,484]
2.3.1.4. Kinh nghiệm của Thụy Điển
Thụy Điển là nước có mức thu nhập trung bình theo giờ làm việc cao nhất trong liên minh châu Âu; 28,56EU trong khi mức trung bình của liên minh Châu Âu là 22,70EU.
Nghiên cứu kinh nghiệm của Thụy Điển, luận án cho rằng chế độ bảo hiểm hưu trí của Thụy Điển có nhiều điểm chúng ta cần học tập kinh nghiệm.
Năm 1999, Thụy Điển vừa tiến hành cải cách lớn chế độ bảo hiểm hưu trí của Nhà nước, chuyển từ chế độ hai tầng, bậc bao gồm một chế độ hưu trí cơ bản phổ thông (trợ cấp tuổi già) và một chế độ hưu trí bổ sung tỷ lệ với các thu nhập sang một hệ thống duy nhất với những đóng góp nhất định. Cải cách này độc đáo vì nó dựa trên sự thay đổi hoàn toàn các cách thức thu và tính toán các khoản tiền hưu trí, với việc thiết lập hai chế độ bắt buộc một là thực thu thực chi và hai là tài khoản cá nhân.
Ba mục tiêu của chế độ hưu trí mới gồm
- Được đảm bảo lâu dài về mặt ngân sách
- Được đóng góp hoàn toàn dựa vào việc thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ giữa các đóng góp và mức trợ cấp được chi trả
- Rõ ràng bằng cách tách biệt hoàn toàn chức năng bảo hiểm và phân phối lại Chế độ hưu trí cũ được thay thế bằng một chế độ hưu trí bắt buộc mới của
Nhà nước bao gồm hai chế độ, một vận hành theo cách thức tọa thu, tọa chi, một vận hành theo cách thức tài khoản cá nhân, được hình thành từ quỹ đóng góp xã hội theo tỷ lệ 18% lương và các khoản thu nhập.
Chế độ đầu tiên là chế độ có các đóng góp nhất định vận hành theo cách thức tọa thu, tọa chi dưới sự quản lý của Bộ ASXH, sử dụng 16 điểm đóng góp có ghi tên vào các tài khoản cá nhân được gọi là các “khái niệm”.
Chế độ thứ hai là chế độ tài khoản cá nhân dưới sự quản lý của một cơ quan Chính phủ mới với các tài khoản cá nhân có 2,5điểm đóng góp đầu tư vào các hoạt động tài chính khác nhau
Với mức đóng là 18,5% tiền lương tháng trong đó NSDLĐ và NLĐ đóng như nhau. Trong số 18,5% tổng số đóng góp thì 16% dành cho quỹ để chi cho chế độ mức hưởng xác định và 2,5 dành cho quỹ tài khoản cá nhân. Vào thời điểm nghỉ hưu, người đóng góp có quyền nhận hai hình thức trợ cấp; một dựa trên các thu nhập và các đóng góp và một dựa trên lợi nhuận đầu tư. Việc đóng góp 18,5% theo thu nhập với mức trần cao nhất là 278.000curon Thụy Điển/năm. Những người có thu nhập vượt quá mức trần này phải sử dụng các cách thức bảo hiểm khác nếu họ muốn nhận được khoản trợ cấp hưu trí có ưu thế hơn [ 66, tr. 454,455].
Từ thời kỳ chuyển đổi trong đó có các cách thức vẫn đang được tranh luận, các đóng góp theo mức lương được NSDLĐ và NLĐ đóng như nhau, mỗi bên theo mức 9,25% nguyên lương (tức 8,47% đối với NLĐ trên thực tế nếu người ta trừ đi các khoản thuế). Như vậy, các khoản đóng góp của NLĐ phải vượt từ 6,95% nguyên lương vào năm 1999 đến 7% vào năm 2000 và phải tăng dần để đạt mức 4,87%.[66, tr.455]
Mức trợ cấp được tính toán dựa trên thu nhập trung bình trong toàn bộ thời gian đóng góp chứ không chỉ trong 15 năm có mức lương cao như cách tính hiện nay. Như vậy, mức trợ cấp sẽ xuất phát từ việc đóng góp chứ không chỉ từ một khoảng thời gian hoạt động nghề nghiệp. Để ghi nhận những cố gắng liên quan đến hoạt động đóng góp này mỗi NLĐ có một tài khoản cá nhân có ghi các khoản đóng góp hàng năm. Thời gian hoạt động nghề nghiệp càng dài, “vốn” đóng góp ảo dựa vào đó để tính toán mức trợ cấp càng quan trọng. Việc lựa chọn không đạt mức cao nhất thời hạn bảo hiểm và vì vậy, không xác định tuổi về hưu hợp pháp nữa, coi như đưa ra các biện pháp khuyến khích mạnh mẽ để những NLĐ tự giác kéo dài hoạt động của mình mà không cần phải sử dụng đến các biện pháp hợp pháp kéo dài tuổi nghỉ hưu.
Mức tuổi tối thiểu để được chi trả các trợ cấp hưu trí được giữ lại và được xác định là 61 tuổi. Ngoài 61 tuổi, tuổi nghỉ hưu rất linh hoạt, cách tính toán trợ cấp dựa vào tuổi thực tế để chi trả trợ cấp hưu trí.
2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm về đảm bảo tài chính cho BHXH của một số nước trên thế giới, có thể rút ra 4 bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau:
Thứ nhất, tăng cường vai trò của Nhà nước đối với BHXH
Cần thiết phải tăng cường vai trò của nhà nước đối với BHXH nhằm đảm bảo tài chính cho BHXH. Vai trò của Nhà nước thể hiện ở việc xây dựng các văn bản pháp quy về BHXH và ban hành thực hiện. Sau đó hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách BHXH. Định hướng cho các hoạt động BHXH và bảo hộ, bảo trợ cho quỹ BHXH trong những trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo duy trì sự ổn định bền vững cho quỹ.
Thứ hai, hoàn thiện về thiết chế chính sách BHXH
Từng bước hoàn thiện về thiết chế chính sách BHXH theo hưởng mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng dần độ bao phủ BHXH để đảm bảo quyền được tham gia BHXH của NLĐ.
Nên dựa vào mức thu nhập tháng để làm căn cứ đóng BHXH (Hàn Quốc) thay vì căn cứ vào thang, bảng lương như hiện nay, tỷ lệ đóng góp vào quỹ nên cân đối, hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thực tế hiện nay ở nước ta, còn có sự chênh lệch rất lớn giữa mức lương và mức thu nhập thực tế. Nếu căn cứ vào mức lương để đóng BHXH thì tương ứng mức hưởng BHXH cũng rất thấp, không đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người hưởng lương hưu.
Thứ ba, mở rộng hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện đặc biệt là đối với đối tượng là nông dân.
Bên cạnh quỹ BHXH công do Nhà nước đài thọ cần thiết lập các quỹ BHXH tự nguyện bổ sung. Phát triển và mở rộng các loại hình BHXH theo nguyên tắc đóng - hưởng. Nhà nước hỗ trợ một phần khi quỹ BHXH không đủ.
Thứ tư, từng bước thực hiện các cải cách như:
- Cải cách cách tính lương hưu
- Tăng tuổi nghỉ hưu.
- Chuyển dần cơ chế PAYG sang cơ chế tài khoản cá nhân NDC
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã phân tích tổng quan về tài chính BHXH, bản chất, chức năng của tài chính BHXH, và những vấn đề cơ bản về đảm bảo tài chính cho BHXH.
Đảm bảo tài chính cho BHXH xét dưới góc độ quản lý quỹ BHXH là đảm bảo cân đối thu, chi quỹ BHXH. Xét dưới góc độ kinh tế chính trị học thì đảm bảo tài chính cho BHXH là đảm bảo thu, chi và đầu tư quỹ sao cho kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng, đầu tư quỹ BHXH an toàn và hiệu quả nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối lại thu nhập và phát triển an sinh xã hội bền vững. Những tiêu chí để đánh giá mức độ đảm bảo tài chính cho BHXH là: mức độ bao phủ của hệ thống BHXH; mức độ tuân thủ bảo hiểm xã hội; mức thụ hưởng của người lao động; mức độ bền vững của quỹ BHXH. Điều kiện để đảm bảo tài chính cho BHXH là: vai trò của nhà nước đối với BHXH; lựa chọn mô hình BHXH phù hợp; mối quan hệ giữa tài chính BHXH với NSNN, tài chính doanh nghiệp và các tài chính trung gian.
Trên cơ sở nghiên cứu về đảm bảo tài chính cho BHXH của một số nước trên thế giới, luận án đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam là: tăng cường vai trò của Nhà nướcđối với BHXH, hoàn thiện thiết chế, chính sách về BHXH; mở rộng các hình thức BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện cho khu vực nông dân; từng bước thực hiện các cải cách trong chính sách BHXH.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về Bảo hiểm xã hội Việt Nam
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Thời kỳ trước năm 1945
Ở Việt Nam, từ lâu BHXH được thực hiện dưới dạng tương thân, tương ái gắn liền với cộng đồng làng xã, nhằm cưu mang, giúp đỡ những người gặp phải rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống. Các hình thức hoạt động chủ yếu là lập các quỹ như:Quỹ quả phụ điền, quỹ cô nhi điền… để giúp bà góa, con côi,những loại quỹ này được người dân tự giác tham gia và có sự giám sát của làng xã nên được sử dụng rất đúng mục đích. Ngoài ra ở các làng nghề còn có sự hình thành các phường, hội nghề nghiệp để tương trợ lẫn nhau không chỉ trong nghề nghiệp mà trong cả cuộc sống nếu không may gặp phải rủi ro. Nhà nước phong kiến không những khuyến khích mà còn dựa trên những hoạt động này để đề ra những sắc lệnh phù hợp, áp dụng trong toàn quốc như lập ra các quỹ dự phòng thông qua thuế để tổ chức khám chữa bệnh cho dân khi có bệnh dịch, khi đói kém, mất mùa. Trong thời kỳ Pháp thuộc, những người làm việc trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp cũng được hưởng các chế độ BHXH như hưu bổng, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp. Dưới sự đấu tranh của giai cấp công nhân, những NLĐ trong hầm mỏ, nhà máy của Pháp cũng được hưởng một số chế độ BHXH nhưng chưa nhiều[53, tr.116, 117]
Thời kỳ từ năm 1945 đến 1964
Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, trên cơ sở Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ đã ban hành một loạt các sắc lệnh quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công nhân, viên chức nhà nước (sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947; sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 và sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950). Cơ sở pháp lý tiếp theo của BHXH được thể hiện trong hiến pháp năm 1959. Hiến pháp năm 1959 của nước ta đã thừa nhận công nhân viên chức có quyền được trợ cấp BHXH. Quyền này được cụ thể