Tài Chính Bảo Hiểm Xã Hội: Khái Niệm, Đặc Điểm Và Chức Năng



họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Số lượng người này thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp. Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít BHXH thực hiện việc phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại thu nhập giữa những NLĐ có thu nhập cao và thấp, giữa những người khỏe mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc... Với chức năng này, BHXH đã góp phần thực hiện công bằng xã hội [39,tr.52]

- Góp phần kích thích NLĐ hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi tham gia lao động sản xuất, NLĐ được chủ sử dụng lao động trả lương hoặc trả công. Khi họ bị ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hoặc khi về già đã có BHXH trợ cấp, thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đã bị mất. Vì thế, cuộc sống của họ và gia đình họ được đảm bảo ổn định, làm cho NLĐ luôn yên tâm gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc. Từ đó họ tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này được coi như là một đòn bẩy kinh tế, kích thích NLĐ nâng cao năng suất lao động cá nhân và do đó năng suất lao động xã hội cũng tăng theo. [39,tr.52]

- Gắn bó lợi ích giữa NLĐ với NSDLĐ, giữa NLĐ với xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, NLĐ và NSDLĐ vốn có mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động...Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó sẽ được điều hòa và giải quyết. Đặc biệt cả hai giới này đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. Điều này giúp họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích với nhau hơn. Đối với Nhà nước và xã hội, chi BHXH là cách thức phải chi ít nhất mà vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho NLĐ và gia đình họ, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội [39, tr .52].

2.1.2. Tài chính bảo hiểm xã hội: Khái niệm, đặc điểm và chức năng

2.1.2.1. Khái niệm về tài chính bảo hiểm xã hội.

Tài chính BHXH là tổng thể các quan hệ thu và chi của hệ thống BHXH do Nhà nước thực hiện và được thể chế hóa bằng quy đinh của pháp luật. [54, tr 213] Theo nghĩa hẹp, tài chính BHXH là tổng thể tài sản của BHXH tính bằng tiền bao gồm quỹ thực hiện việc chi trả BHXH và các cơ sở vật chất được tạo lập từ quỹ BHXH. Thông thường, hệ thống tài chính quốc gia trong một nền kinh tế thị trường



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

bao gồm ba bộ phận cấu thành, đó là NSNN, tài chính doanh nghiệp và các khâu tài chính trung gian. NSNN là một thể chế tài chính thể hiện tổng thể các quan hệ thu, chi phát sinh và cân đối thu, chi của Nhà nước trong một giai đoạn nhất định nhằm trang trải chi phí của bộ máy nhà nước, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo kế hoạch của Nhà nước trong giai đoạn đó. Tài chính doanh nghiệp là tổng thể quan hệ thu, chi và cân đối thu, chi trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệp thực hiện theo quy định của luật pháp. Tài chính BHXH là khâu tài chính trung gian, thực hiện nhiệm vụ của khu vực công nhưng với nguồn tài chính riêng, không nằm trong phạm vi hoạt động của NSNN. Tài chính BHXH được hình thành chủ yếu từ đóng góp của các thành viên được bảo hiểm, nhằm phục vụ lợi ích của người tham gia BHXH và thực hiện mục tiêu đảm bảo xã hội của Nhà nước cho NLĐ. [54, tr. 214]

Tài chính BHXH có hạt nhân là quỹ BHXH. Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng. Mục đích tạo lập quỹ là dùng để chi trả cho người lao động, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp các biến cố hoạc rủi ro. Chủ thể của quỹ chính là những người tham gia đóng góp hình thành nên quỹ bao gồm NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước. Quỹ BHXH được hình thành từ 2 nguồn đó là: Nguồn đóng góp của các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và nguồn đóng góp từ các đối tượng tự nguyện. Về hình thức hai nguồn này tuy khác nhau về phạm vi, đối tượng và mức độ đóng góp, song nội dung kinh tế - xã hội lại tương đối đống nhất với nhau, đó là: có chung mục đích hình thành quỹ BHXH để chi trả các chế độ BHXH; các nội dung về thu nộp và chi trả cho các chế độ BHXH đều do Nhà nước quy định, quỹ BHXH được quản lý độc lập theo nguyên tắc có thu mới có chi, thu trước, chi sau, phần thiếu hụt được NSNN cấp bù. Vì vậy quỹ BHXH vừa mang nội dung kinh tế vừa mang tính xã hội rất đậm nét; phần quỹ tạm thời nhàn rỗi được phép đầu tư phát triển kinh tế- xã hội. Các hoạt động đầu tư phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước và được Nhà nước bảo lãnh [39,tr98]

Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam - 4

Nguồn quỹ BHXH bắt buộc được hình thành từ, đóng góp của NLĐ và NSDLĐ, Nhà nước đóng góp với tư cách là người sử dụng lao động và hỗ trợ thêm cho quỹ BHXH.



Nguồn quỹ BHXH tự nguyện được hình thành do người tham gia BHXH đóng góp. Do không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nên người dân có thể lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện theo các nội dung và mức độ khác nhau tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình.

Quỹ BHXH được sử dụng cho mục đích sau: Chi trợ cấp cho các chế độ BHXH; chi cho sự nghiệp quản lý BHXH; chi cho đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH; chi dự phòng và chi khác. Trong đó chi trợ cấp cho các chế độ BHXH là khoản chi lớn nhất và quan trọng nhất. Khoản chi này được thực hiện theo luật định và phụ thuộc vào phạm vi trợ cấp của từng hệ thống BHXH. [39,tr105]

2.1.2.2. Đặc điểm của tài chính bảo hiểm xã hội.

Tài chính BHXH được thể chế hóa và thực hiện trên cơ sở luật pháp. Các hoạt động tài chính BHXH không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm ổn định xã hội và phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Tài chính BHXH tổng hợp toàn bộ các khâu liên quan đến nguồn hình thành tài chính và sử dụng tài chính của hệ thống BHXH theo nguyên tắc cân đối thu - chi tài chính và đảm bảo duy trì hoạt động và phát triển của hệ thống BHXH.

Tài chính BHXH với tư cách là khâu tài chính trung gian gắn với nền kinh tế thị trường và phát triển của thị trường các nhân tố sản xuất, đặc biệt là thị trường lao động và thị trường vốn. Mặc dù, về cơ bản tài chính BHXH hoạt động theo những nguyên tắc chung nhưng nội dung và kết quả tài chính BHXH có thể khác nhau tùy thuộc vào chính sách BHXH của mỗi nước. Ví dụ, nội dung và hoạt động của tài chính BHXH của hệ thống BHXH có chi phí dựa trên nguyên tắc mức hưởng xác định trước có thể khác với hệ thống BHXH hoạt động theo nguyên tắc tài khoản cá nhân hoặc nguyên tắc chi phí kết hợp cả hai hệ thống. [54, tr. 215]

2.1.2.3. Chức năng của tài chính bảo hiểm xã hội

Tài chính BHXH là công cụ để thực hiện các chức năng sau.

- Thực hiện chức năng chuyên môn bao gồm các hoạt động thu, chi và cân đối thu - chi theo kế hoạch và các chi phí phát sinh. Thực hiện chức năng này, nhiệm vụ của tài chính BHXH là dự báo các nguồn thu, các khoản chi nhằm cân đối thu, chi và đánh giá, dự báo tính bền vững tài chính của hệ thống.



- Thực hiện chức năng điều tiết, cụ thể là điều tiết mức trợ cấp theo chính sách BHXH của Nhà nước trên cơ sở các chỉ số về phát triển kinh tế - xã hội. Chức năng này thể hiện bản chất của tài chính BHXH là khâu tài chính trung gian, tức là có sự điều chỉnh và can thiệp của Nhà nước. Ở một số trường hợp, các khoản phát sinh do điều chỉnh trợ cấp và thay đổi chính sách BHXH được lấy từ nguồn NSNN.

- Thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước. BHXH là một chính sách xã hội nhằm thực hiện mục tiêu góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống cho NLĐ trong thời gian lao động và sau khi nghỉ hưu, mất sức. Đây là một mục tiêu quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong mọi thời kỳ. Thông qua tài chính BHXH, các dòng thu và chi, cân đối thu - chi sẽ giúp cho Nhà nước đánh giá tình hình thực hiện chính sách BHXH và yêu cầu về điều chỉnh, sửa đổi chính sách nhằm đạt mục tiêu đảm bảo và ổn định xã hội.

- Tài chính BHXH cũng là một công cụ phục vụ xây dựng chính sách xã hội nói chung và góp phần lành mạnh hóa hệ thống tài chính quốc gia nói riêng. Đó là chính sách BHXH do Nhà nước thực hiện nhưng nguồn thu chính để thực hiện các khoản chi và hoạt động tài chính là đóng góp của NLĐ.Nếu hệ thống BHXH mất cân đối về tài chính, hay thu không đủ bù chi thì Nhà nước sẽ phải sử dụng ngân sách để cấp bù. Vì vậy, các dự báo cân đối thu - chi của tài chính BHXH là rất cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế - xã hội trong dài hạn. Ở hầu hết các nước phát triển thường việc công khai hóa tài chính BHXH hàng năm là bắt buộc nhằm cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên trách và các nhà hoạch định chính sách. [54, tr. 215]

2.2. Một số vấn đề cơ bản về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội

2.2.1. Khái niệm và tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội

2.2.1.1. Khái niệm đảm bảo tài chính cho BHXH

Cho đến nay trên thế giới cũng như trong nước vẫn còn rất ít các công trình khoa học nghiên cứu về đảm bảo tài chính cho BHXH cũng như chưa có tác giả nào đưa ra khái niệm thế nào là đảm bảo tài chính cho BHXH.

Theo tác giả vấn đề đảm bảo tài chính cho BHXH có thể xem xét dưới hai góc độ sau:



- Dưới góc độ quản lý quỹ BHXH thì đảm bảo tài chính cho BHXH là đảm bảo sự cân đối trong quan hệ thu và chi của quỹ BHXH.

Đảm bảo sự cân đối quan hệ thu và chi của quỹ BHXH tùy thuộc vào đặc điểm của quỹ BHXH song luôn đảm bảo nguyên tắc: thu phải đảm bảo chi và có kết dư quỹ. Theo đó.

Đối với quỹ BHXH ngắn hạn mô hình cân đối quỹ hàng năm là



Tổng thu

=

trong năm

Tổng chi các chế độ

ngắn hạn trong + năm


Chi quản lý (có

cả lệ phí thu chi) +


Dự phòng

1-2 tháng (2.1)


Hiện nay ở nhiều nước cũng quy định, quỹ phải có dự phòng 1-2 tháng mới gọi là cân đối quỹ. Nước ta cũng cần thiết phải áp dụng mô hình này.

Đối với quỹ BHXH dài hạn (hưu trí, tử tuất..) mô hình cân đối quỹ là.


Tổng thu của các chế độ dài hạn trong năm

Tổng số tiến tích tũy (vốn và lãi

+ đầu tư) tính đến >

năm đó


Tổng chi

các chế độ + trong năm

Chi quản lý (có cả lệ phí thu chi trong năm


+ Chi khác


(2.2)


Đối với các chế độ BHXH dài hạn, thời gian cân đối quỹ thường kéo dài 30- 40 năm. Nhưng ít nhất trong khoảng thời gian 20 năm đầu số thu của quỹ phải luôn luôn lớn hơn số chi, vì trong thời gian đầu số người đủ điều kiện nghỉ hưu còn ít. Số tiền thu lớn hơn số chi được qũy BHXH tích lũy lại, sau 20 năm NLĐ đủ số năm đóng BHXH và đủ tuổi đời, quỹ có sẵn tiền để chi trả cho những người về hưu. Như vậy, do đặc điểm của quỹ BHXH dài hạn sẽ không có tính liên thông giữa tính cân đối và mất cân đối của quỹ, trong suốt thời gian cân đối quỹ phải luôn đảm bảo quan hệ tỷ lệ các nguồn thu của quỹ trong năm phải lớn hơn số chi trong năm đó. Khi nguồn thu nhỏ hơn nguồn chi vào năm thứ 21 trở đi thì quỹ bị coi là mất cân đối.

Mô hình này được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển, các nước trong khu vực. Tuy nhiên đối với các nước có nền kinh tế phát triển như Cộng hòa Liên bang Đức và một số nước Đông Âu lại áp dụng mô hình cân đối quỹ ngắn hạn hàng năm đối với các chế độ dài hạn. Vì ở các nước này, ngân sách nhà nước có điều kiện sẵn sàng cấp bù phần thiếu hụt của quỹ để đảm bảo đời sống của người về hưu.



- Dưới góc độ Kinh tế chính trị học, đảm bảo tài chính cho BHXH là đảm bảo quan hệ thu, chi tuân thủ đúng quy định pháp luật BHXH để quỹ BHXH có khả năng duy trì được sự cân đối, ổn định trong dài hạn nhằm đáp ứng quyền thụ hưởng của người tham gia BHXH một cách công bằng, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Như vậy, đảm bảo tài chính cho BHXH trước hết là đảm bảo thu đúng, thu đủ, tránh tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động ảnh hưởng đến quyền lợi về BHXH của NLĐ. Mức đóng BHXH phải phù hợp với khả năng chi trả của đa số NLĐ tham gia, phù hợp với khả năng tài chính của NSDLĐ. Bởi vì mức đóng BHXH là một nhân tố quyết định sự tham gia của NLĐ, NSDLĐ và cân đối thu, chi quỹ BHXH.

Tiếp theo là đảm bảo chi trả kịp thời, đầy đủ các chế độ BHXH. Mức hưởng trợ cấp các chế độ BHXH phải phải đảm bảo chi tiêu trung bình, đảm bảo mức sống tối thiểu cho NLĐ góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ khi họ chẳng may gặp rủi ro làm giảm thu nhập hoặc mất khả năng lao động, khi hết tuổi lao động, khi thất nghiệp. Đảm bảo chi đúng đối tượng, tránh tình trạng lạm dụng, trục lợi BHXH làm thất thoát quỹ dẫn đến sự mất công bằng giữa các đối tượng tham gia.

Mặt khác, đảm bảo tài chính cho BHXH phải đảm bảo hoạt động đầu tư quỹ BHXH, sao cho luôn được an toàn và có sinh lợi nhuận nhằm bảo toàn và tăng trưởng cho quỹ, đảm bảo được nguồn tài chính bền vững.

Cuối cùng, đảm bảo tài chính cho BHXH phải đảm bảo công bằng trong phân phối quỹ BHXH, qua đó thực hiện ASXH bền vững, được thể hiện ở tỷ lệ bao phủ của BHXH, tỷ lệ tuân thủ BHXH và mức thụ hưởng BHXH của NLĐ.

Qua trên ta thấy, đảm bảo tài chính cho BHXH có một ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể.

- Góp phần điều hòa mâu thuẫn giữa NSDLĐ và NLĐ. Trong thực tế lao động sản xuất, NLĐ và NSDLĐ vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian làm việc. Nếu NSDLĐ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH đối với NLĐ sẽ giúp NLĐ yên tâm làm việc, gắn bó với công việc và nơi làm việc.Ngược lại nếu chủ sử dụng không quan tâm đến quyền lợi của NLĐ về BHXH, cố tình vi phạm pháp luật, không đóng BHXH cho NLĐ, khiến cho họ không



yên tâm, và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đình công, làm cho sản xuất bị ngưng trệ.

- Góp phần tăng năng suất lao động xã hội. Nhờ có sự đảm bảo, thay thế, bù đắp thu nhập kịp thời, đồng thời hỗ trợ NLĐ được nghỉ ngơi, nâng cao sức khỏe, người lao động sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục lao động, tạo ra sản phẩm cho xã hội. Khi NLĐ yên tâm làm việc, gắn bó với công việc thì chất lượng công việc mới cao.

- Góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Với tư cách là một quỹ tiền tệ, quỹ BHXH có vai trò huy động vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt động đầu tư quỹ BHXH. Hoạt động đầu tư quỹ BHXH đạt hiệu quả cao sẽ đảm bảo được sự bền vững về tài chính, đây cũng chính là nguồn vốn quan trọng đối với nền kinh tế.

- Đảm bảo phân phối lại thu nhập công bằng, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, phát triển ASXH bền vững.

2.2.1.2. Tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính cho BHXH

Thứ nhất, độ bao phủ của bảo hiểm xã hội.

Mức độ bao phủ của hệ thống BHXH phản ánh mức độ tham gia và hưởng lợi của người dân (không phân biệt khu vực kinh tế) vào hệ thống BHXH. Mức độ bao phủ BHXH càng rộng thì mức độ an toàn cho người lao động khi tuổi già hoặc khi gặp rủi ro càng cao. Mặt khác nó cũng phản ánh sự tiến bộ xã hội về mặt an sinh xã hội. Xu hướng chung là an sinh xã hội đều hướng tới đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong xã hội, phòng ngừa giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Để phản ánh mức độ bao phủ của BHXH người ta dựa vào chỉ tiêu về tỷ lệ lao lao động tham gia BHXH trên tổng số lao động xã hội. Tỷ lệ lao động tham gia BHXH trên tổng số lao động là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa số người lao động tham gia BHXH với tổng số lao động xã hội từ 15 tuổi trở lên không phân biệt là khu vực tư nhân hay khu vực Nhà nước. [28, tr.82]

Công thức

Sbhxh

Cbhxh = 100 (%) (2.3)

D


Trong đó: Cbhxh là tỷ lệ lao động tham gia BHXH Sbhxh là số lao động tham gia BHXH

DDân số trong độ tuổi từ 15 trở lên, không phân biệt khu vực tư nhân hay Nhà nước.

Tỷ lệ lao động tham gia vào hệ thống BHXH cao cũng đồng nghĩa với khả năng phòng ngừa rủi ro của dân số cao, vì đa số người dân chủ động tiết kiệm được được số tiền cần thiết để phòng ngừa rủi ro và nhờ đó mức độ an toàn của họ sẽ cao hơn.

Mặt khác, tỷ lệ dân số tham gia BHXH cao sẽ góp phần tăng nguồn thu cho quỹ BHXH góp phần đảm bảo chi trả các khoản trợ cấp BHXH.

Thứ hai, mức độ tuân thủ bảo hiểm xã hội phản ánh việc thu, chi BHXH đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật BHXH, và đảm bảo được sự công bằng đối với các đối tượng BHXH, mức độ tuân thủ BHXH được biểu hiện ở các chỉ tiêu sau:

Một là, tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trên tổng số lao động thuộc diện BHXH bắt buộc là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa số người lao động tham gia BHXH bắt buộc với tổng số lao động thuộc diện BHXH bắt buộc

Ltg

Ktt = 100 (%) (2.4)

Lbb

Trong đó: Ktt là tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc Ltg là số lao động đang tham gia BHXH bắt buộc

Lbb là tổng số lao động thuộc diện BHXH bắt buộc

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tuân thủ pháp luật BHXH của NSDLĐ trong việc thực hiện nghĩa vụ về BHXH đối với NLĐ.

Hai là, tỷ lệ hoàn thành thu BHXH:

Là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa tổng số thu BHXH bắt buộc trên tổng số tiền BHXH phải thu trong năm.

Công thức tính

Đbhxh

Ktt = 100(%) (2.5)

Tbhxh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023