Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Về Chính Sách Tài Chính Bảo Hiểm Xã Hội

của các quốc gia trên thế giới, về những nguyên tắc tài chính và các hệ thống tài chính BHXH, đặc điểm và hệ thống tài chính phù hợp với các chế độ BHXH ngắn hạn và dài hạn...Đây là những nội dung cơ bản mang tính lý luận làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện BHXH các quốc gia trên thế giới.

Do đặc thù về nhân khẩu học, tuổi thọ bình quân dân số, đặc điểm thị trường lao động, quan điểm của Chính phủ... ở mỗi nước có sự khác biệt, nên những nghiên cứu của các chuyên gia ILO, ngân hàng thế giới và hiệp hội ASXH Quốc tế (ISSA)... về tài chính BHXH tại Châu Á và Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý về tài chính BHXH. Khác với nghiên cứu nói trên của ILO mang tính lý luận tổng quát, trong cuốn “BHXH của các nước ASEAN và Thái Bình Dương, năm 2008”, của Hiệp hội An sinh xã hội quốc tế đã nêu bật lên được nét nổi trội của BHXH các nước ASEAN và Thái Bình Dương bao gồm tất cả các nội dung liên quan đến: nguồn hình thành quỹ BHXH, mức đóng góp của các bên tham gia, các chế độ BHXH được triển khai và nội dung từng chế độ của mỗi nước [27]. Đặc biệt, nghiên cứu này của ISSA giúp các nhà khoa học có cái nhìn tổng quan nhất về các loại hình BHXH được các nhà cung cấp dịch vụ tài chính triển khai như: tài khoản cá nhân bắt buộc, quỹ tiết kiệm, hệ thống trách nhiệm người sử dụng lao động. Mỗi quốc gia trong khu vực ASEAN và Thái Bình Dương đối với từng chế độ, trong từng giai đoạn nhất định của nền kinh tế có thể sử dụng các cách thức khác nhau về dịch vụ tài chính nêu trên. Dưới góc độ quản lý, dịch vụ tài chính sẽ ảnh hưởng đến cách thức quản lý của BHXH. Ví dụ, nếu quốc gia lựa chọn hình thức thu BHXH thông qua tài khoản cá nhân, nghĩa là mỗi NLĐ tham gia BHXH sẽ có tài khoản tương tự như tài khoản ATM. Hàng tháng, khi NLĐ nhận lương, tự động BHXH sẽ trích khoản tiền đóng BHXH của từng NLĐ. Phần đóng góp của NSDLĐ cũng nộp trực tiếp cho quỹ BHXH thông qua tài khoản của doanh nghiệp. Cách thức quản lý này giúp nhà quản lý khắc phục được tình trạng NSDLĐ trích tiền đóng BHXH từ lương của NLĐ nhưng không đóng cho cơ quan BHXH làm ảnh hưởng đến quyền lợi cho NLĐ.

Nghiên cứu của ILO “Social sercurity and rule of law” công bố tại hội nghị 100 Gerneva năm 2011 khẳng định: “Quyền tham gia BHXH trong pháp luật quốc tế và phương pháp tiếp cận BHXH hướng tới quyền cơ bản của con người...” [63]. Vấn đề ASXH được xem xét như là quyền con người và được

đề cập trong Hiến pháp quốc gia từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi quyền lợi xã hội lần đầu tiên được đặt ra trong các bản Hiến pháp Nga, Mexico và Cộng hòa Weimar của Đức. Nghiên cứu chỉ ra ba cấp độ của tính pháp lý trong BHXH là: mở rộng đối tượng, thực thi chính sách và chất lượng dịch vụ.

Về vấn đề thi hành pháp luật ASXH, không thể thiếu quá trình giám sát, kiểm tra của Nhà nước, và cách thức thực hiện (bao gồm cả nguyên lý chung và các phương pháp mới được áp dụng) trong các trường hợp không tham gia BHXH, trốn đóng và gian lận trong BHXH.

Đối với quá trình giám sát của Nhà nước, các tổ chức thực hiện BHXH tại các quốc gia trên thế giới đều chịu sự giám sát ở các mức độ khác nhau bởi Chính phủ. Thông thường, Chính phủ sẽ giao cho một cơ quan trực thuộc Chính phủ trực tiếp quản lý tổ chức BHXH. Tuy nhiên, tại một số quốc gia tổ chức BHXH chịu sự giám sát bởi nhiều cơ quan khác nhau. Ví dụ ở Sri Lanka quỹ do NLĐ làm việc trong khối hành chính, sự nghiệp do Bộ Lao động quản lý, các quỹ còn lại do ngân hàng trung ương kiểm soát. Tại Chile, các chế độ BHXH được chia thành ba nhóm có đặc điểm tương đồng nhau, tương ứng do ba cơ quan khác nhau thuộc Chính phủ quản lý. Ngược lại, một số quốc gia như Cộng hòa thống nhất Tazania hoạt động giám sát được thực hiện bởi một tổ chức độc lập với Chính phủ có tính chất tư nhân hoặc bán tư nhân. Công cụ để các tổ chức này thực hiện hoạt động giám sát là tài liệu kiểm toán. Thông qua cách thức kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ của hai cơ quan là thanh tra lao động và chính hệ thống BHXH sẽ phát hiện các gian lận trong BHXH.

Đối với quá trình tổ chức thực hiện, cách thức tổ chức thực hiện của các quốc gia có nhiều các phương pháp mới được áp dụng một cách sáng tạo có thể là bài học kinh nghiệm đối với các quốc gia đang trong tiến trình hoàn thiện vấn đề quản lý và thực hiện chính sách BHXH như Việt Nam. Với mục tiêu làm thế nào để thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật về ASXH của cả NLĐ và người sử dụng lao động, kinh nghiệm của Canada là tập trung vào các biện pháp phòng ngừa như kiểm tra và kiểm toán, đào tạo, các chiến dịch quảng cáo nâng cao nhận thức; kinh nghiệm của Chile là công bố công khai những doanh nghiệp cam kết không thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH qua kênh “Boletín de Infractores Laborales y Previsionales” [61].

Một vấn đề chưa có lời giải đối với việc quản lý tài chính BHXH tại Việt Nam hiện nay là chưa nắm bắt được cơ sở dữ liệu đầy đủ về đối tượng tham gia BHXH, nói cách khác việc thu BHXH dựa vào sự chủ động đăng ký của đối tượng tham gia. Điều này tác động trực tiếp đến kết quả thu BHXH cũng như ảnh hưởng đến việc chi trả và đầu tư quỹ BHXH. Nghiên cứu này của ILO đã chỉ ra cách thức mà Italia kiểm soát cơ sở dữ liệu của đối tượng tham gia là sử dụng công cụ quản lý thông minh chẳng hạn như tạo ra bản đồ nguy cơ và phân bổ nguồn lực quản lý cụ thể cho các cuộc chiến chống lại việc không khai báo BHXH. Trong năm 2009, viện quản lý các chương trình bảo hiểm thương tật INAIL của Italia đã quản lý được 12.000 đăng ký bảo hiểm mới, và khôi phục lại phí bảo hiểm chưa thanh toán khoảng 27 triệu €. Cùng mục tiêu chống gian lận trong BHXH, Vương quốc Anh thiết lập đường dây nóng miễn phí để người dân tố cáo những gian lận trong BHXH, Mỹ cho phép bất kỳ ai cũng có thể điền vào một hệ thống trực tuyến thông tin của người bị nghi ngờ là có hành vi gian lận. Một biện pháp khác được nhiều nước áp dụng là tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức an ninh, cơ quan thuế, thanh tra lao động, cảnh sát, dịch vụ hải quan và nhập cư. Chẳng hạn tại Mongtenegro một dự án gọi là “Unified registration and collection of taxes and contributions” từ 1/3/2010 cho phép quốc gia này tích hợp tất cả các đăng ký hiện tại bao gồm thuế và đóng góp BHXH thành một. Những thành tựu này là minh chứng cho hiệu quả của cách tiếp cận chủ động trong cuộc chiến chống lại việc trốn đóng, gian lận BHXH [71].

Những phân tích trên trong nghiên cứu của ILO mang tính tổng quan, có thể định hướng cho công tác quản lý tài chính của các quốc gia thông qua hệ thống pháp luật. Tuy nhiên đây là nghiên cứu mang tính lý luận chung, chưa thể áp dụng trực tiếp vào điều kiện thực tế của Việt Nam. Ví dụ như kinh nghiệm của Italia trong việc quản lý đối tượng thuộc diện tham gia. Việt Nam chưa nắm bắt được số lao động thuộc diện tham gia nhưng chưa có mã định danh cấp cho từng NLĐ và hệ thống thông tin cho phép NLĐ tự kiểm soát được quá trình tham gia BHXH của mình. Do vậy, tình trạng NLĐ bị vi phạm quyền lợi như không được tham gia BHXH, tham gia với mức thấp hơn, bị người sử dụng lao động chiếm dụng phần đóng BHXH còn phổ biến. Mặc dù

vậy, việc áp dụng công cụ quản lý thông minh của Italia gặp trở ngại lớn từ chính sách, từ điều kiện cơ sở hạ tầng, từ bộ máy tổ chức thực hiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Thông qua việc tìm hiểu cách thức và kinh nghiệm tổ chức thực hiện BHXH ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt những quốc gia có điều kiện kinh tế, có đặc điểm nhân khẩu học tương đồng với Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ban hành và thực hiện chính sách. Tuy nhiên, nghiên cứu này mang tính chất tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn thực hiện và nội dung các chế độ BHXH các nước Châu Âu, Châu Mỹ hay khu vực ASEAN và Thái Bình Dương mà chưa đi sâu nghiên cứu về chính sách tài chính BHXH.

1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách tài chính bảo hiểm xã hội

Hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - 3

Tài chính BHXH là một thuật ngữ thuộc phạm trù tài chính chỉ một mắt khâu tài chính tồn tại độc lập trong hệ thống tài chính quốc gia. Tài chính BHXH tham gia vào quá trình sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cuộc sống cho người là động và gia đình của họ khi gặp rủi ro từ đó đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, nhìn rộng ra thì tài chính BHXH là việc sử dụng tài chính BHXH như một công cụ quản lý xã hội của Nhà nước. Nhà nước thông qua hoạt động tài chính BHXH để thực hiện mục tiêu quản lý xã hội đó là đảm bảo cuộc sống cho nhân dân trước những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động hay khi về già, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. BHXH thể hiện tính ưu việt của mỗi quốc gia, mỗi thể chế xã hội. Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tài chính BHXH là quản lý thu - chi BHXH. Như vậy, tài chính BHXH chủ yếu liên quan đến việc làm thế nào để hoạt động thu – chi quỹ BHXH được thực hiện một cách bình thường trước những biến động của môi trường. Biến động ở đây là những biến động và đối tượng tham gia, đối tượng hưởng, biến động của môi trường sống, môi trưởng kinh tế... những biến động tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động, đến việc thu – chi quỹ BHXH, ảnh hưởng đến việc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH.

Tại Việt Nam trong những năm gần đây, vấn đề quản lý BHXH nhằm hướng tới mục tiêu đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện chính sách tài chính BHXH được các nhà khoa học, nhà quản lý trong nước quan tâm nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu đều đề cập đến chính sách tài chính BHXH, trong đó

có chính sách tạo lập quỹ BHXH, chính sách sử dụng quỹ BHXH, chính sách cân đối và đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH.

1.2.1. Những nghiên cứu về chính sách huy động nguồn tài chính BHXH

Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH” do TS. Dương Xuân Triệu làm chủ nhiệm năm 2000 đã nghiên cứu hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH. Trong đề tài này, tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý thu BHXH phù hợp với những đối tượng tham gia BHXH. Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm thu BHXH của một số nước như Nhật Bản, Indonesia, Mỹ, Singapore và thực trạng công tác quản lý thu BHXH của Việt Nam qua các thời kỳ, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH như: Hoàn thiện các quy trình thu BHXH bao gồm mức thu, tiền lương tối thiểu, đăng kí lao động tham gia BHXH; hoàn thiện quy trình thu BHXH theo từng loại đối tượng tham gia BHXH; áp dụng quản lý thu BHXH bằng công nghệ [16]. Nội dung của đề tài này chủ yếu tập trung vào hoạt động tác nghiệp của các cơ quan thực hiện chính sách BHXH.

Trong luận án tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam”, tác giả Phạm Trường Giang (2010) đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế thu BHXH, nghiên cứu sự phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống thu BHXH để từ đó phát hiện ra những tồn tại, bất cập. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác thu BHXH ở Việt Nam, luận án đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án này là cơ chế thu BHXH. Phạm vị nghiên cứu của luận án là loại hình BHXH bắt buộc trong giai đoạn từ năm 2004 đến 2008 [43]. Do đó, dữ liệu nghiên cứu của luận án đã cũ và các giải pháp mà tác giả đưa ra có thể không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Tác giả Nguyễn Thị Hào (2015) với đề tài luận án tiến sĩ “Đảm bảo tài chính cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam” đã chỉ ra khái niệm đảm bảo tài chính cho BHXH dưới góc độ kinh tế chính trị học và luận giải nội dung đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm các vấn đề: đảm bảo thu; đảm bảo chi; đảm bảo duy trì sự cân đối và ốn định quỹ BHXH trong dài hạn; đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng tham gia BHXH. Luận án đã đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá

đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm: mức độ bao phủ của hệ thống; mức độ tuân thủ BHXH; mức độ thụ hưởng của người lao động phân theo chế độ BHXH, khu vực kinh tế và giới tính; mức độ bền vững về tài chính BHXH. Luận án cũng đưa ra những điều kiện để đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm: vai trò của Nhà nước đối với BHXH; lựa chọn mô hình BHXH phù hợp; giải quyết mối quan hệ giữa tài chính BHXH với ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình và các tài chính trung gian. Để đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, luận án đề xuất 8 giải pháp, trong đó các giải pháp mới tập trung vào các nhiệm vụ như: Xây dựng hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội; Định hướng cơ bản cho các hoạt động tài chính BHXH; Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính BHXH; Bảo hộ, bảo trợ cho các hoạt động BHXH nhằm đảm bảo cho BHXH không bị ảnh hưởng trước những biến động về kinh tế - xã hội, đặc biệt là những biến động về tài chính; Phát triển rộng rãi loại hình BHXH tự nguyện, tạo điều kiện để mọi người dân thuộc mọi thành phần kinh tế đều được tham gia,…[31]. Như vậy, phạm vị nghiên cứu của luận án này không chỉ loại hình BHXH bắt buộc mà còn là các loại hình BHXH tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp. Các giải pháp đưa ra chưa đi sâu vào các chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam.

1.2.2. Những nghiên cứu về chính sách sử dụng nguồn tài chính BHXH

Trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Thực trạng và định hướng hoàn thiện tác nghiệp chi trả chế độ BHXH hiện nay” của TS. Dương Xuân Triệu làm chủ nhiệm năm 1996 đã khái quát những vấn đề lý luận về BHXH và quỹ BHXH. Phân tích thực trạng hoạt động chi trả BHXH ở Việt Nam giai đoạn 1995-1996 thông qua việc phân tích các mặt như: Cơ sở vật chất phục vụ việc chi trả, quản lý đối tượng chi trả. Đồng thời, thông qua việc phân tích các phương thức chi trả BHXH, tác giả đã chỉ ra được những ưu, nhược điểm của từng phương thức chi trả. Từ đó, tác giả đã đưa ra được những kiến nghị nhằm hoàn thiện tác nghiệp chi trả các chế độ BHXH cho người lao động như: Hoàn thiện các văn bản quy định có liên quan đến quản lý đối tượng, quản lý tài chính, tạo hành lang pháp lý để BHXH các cấp có sơ sở thực hiện; xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy chi trả BHXH từ trung ương đến cơ sở, tính toán mức phí chi trả giữa

các vùng, các khu vực hợp lý hơn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tài chính trong khâu nghiệp vụ chuyên môn [15].

Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quy chế chi BHXH” do TS. Trần Đức Nghiêu làm chủ nhiệm năm 2005 đã tổng hợp khá đầy đủ các văn bản pháp luật liên quan đến quy chế chi BHXH. Trong đề tài này, tác giả đã trình bày những nội dung khá cụ thể về chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, chi trả trợ cấp BHXH 1 lần, chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức, quy trình chi trả lượng hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, quy trình chi trả trợ cấp 1 lần. Đề tài đã nói lên được những ưu điểm và hạn chế của quy trình hiện hành về quản lý chi BHXH, qua đó đưa ra những biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, trong đề tài này cũng mới chỉ tập trung nghiên cứu quy trình về quản lý chi BHXH và cũng chỉ nghiên cứu BHXH bắt buộc [47].

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Chính (2010) với đề tài “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH”. Luận án này tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến công tác tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH cho người lao động. Phân tích thực trạng hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH cho người lao động ở Việt Nam. Trong hoạt động chi trả BHXH, luận án đã phân tích và rút ra những vấn đề còn tồn tại như: Việc lập kế hoạch chi còn có những sai sót, báo cáo quyết toán chậm, công tác hướng dẫn kiểm tra còn chưa sâu sát, phương tiện vận chuyển và bảo quản tiền mặt còn thiếu, mạng lới thông tin chưa được phủ khắp các tỉnh, lệ phí chi trả thấp, còn một bộ phận người sử dụng lao động chưa làm trong trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động… từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động chi trả và quyền lợi của đối tượng hưởng BHXH. Trên cơ sở chỉ ra được những hạn chế trên, tác giả luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chi trả các chế độ BHXH ở Việt Nam trong những năm tiếp theo [35]. Như vậy, công trình nghiên cứu này của tác giả Nguyễn Thị Chính mới chỉ dừng lại trong việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động chi trả BHXH mà không đề cập đến các hoạt động khác như hoạt động đầu tư quỹ BHXH hay cân đối quỹ BHXH.


1.2.3. Những nghiên cứu về chính sách đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH

Trong luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Thành Hưng (1999) với đề tài “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về BHXH và chế độ bảo hiểm hưu trí, các nguồn hình thành và chi trả của chế độ bảo hiểm hưu trí. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm hưu trí. Luận án cũng đưa ra một số mô hình đánh giá tính bền vững, hiệu quả của quỹ bảo hiểm hưu trí, các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính bảo hiểm hưu chí. Trên cơ sở phân tích thực trạng quỹ bảo hiểm hưu trí của Việt Nam giai đoạn 1995 – 1998, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ bảo hiểm hưu trí như: hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH để đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân tham gia BHXH; tổ chức có hiệu quả quá trình chi trả lượng hưu và các khoản chi khác liên quan đến người về hưu; quản lý và đảm bảo sự an toàn, phát triển quỹ bảo hiểm hưu trí; xây dựng và hoàn thiện phương án thu để hình thành quỹ hưu trí đủ trang trải cho mọi chi phí cho chế độ hưu trí; tăng cường công tác phân tích, dự báo tài chính, đặc biệt là thẩm định tài chính đối với các phương án đầu tư của quỹ; tăng cường quản lý và giám sát cơ chế đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm hưu trí [54].

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Trọng Thản (2004) với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư từ quỹ BHXH ở Việt Nam” cũng đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về bản chất của quỹ BHXH và các mô hình tổ chức quỹ BHXH. Trong luận án này, tác giả đã đánh giá toàn diện về quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXH ở Việt Nam, định lượng việc sử dụng quỹ trong hoạt động đầu tư quỹ BHXH. Qua đó, tác giả đã xây dựng các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ BHXH. Những kết quả nghiên cứu của tac giả Nguyễn Trọng Thản một mặt góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư tài chính BHXH và hiệu quả đầu tư tài chính BHXH, luận án cũng đóng góp những ý tưởng khoa học để xây dựng hệ thống các định chế pháp lý liên quan đến hoạt động tài chính của ngành BHXH, những chiến lược đầu tư tài chính BHXH trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam [29].

Trong luận án tiến sĩ của tác giả Trịnh Hồng Sơn (2015) với đề tài nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam” đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả đầu tư quỹ BHXH Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014, chỉ ra những kết quả đã đạt được và những tồn tại hạn chế; phân

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2024