Đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 8

* Tổng quan về chi tiêu ASXH Mỹ.

Hơn 70 năm kể từ khi ra đời cho đến nay, ASXH Mỹ đã trở thành chương trình vô cùng quan trọng đối với người dân Mỹ. Chi phí ASXH ở Mỹ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với tổng thu nhập quốc nội GDP và tổng mức chi cho ASXH rất lớn phụ thuộc vào quy mô, cũng như tốc độ TTKT . Năm 1970, tổng chi cho ASXH chiếm 4% GDP, năm 2000 tăng thành 6,47% GDP, năm 2010 con số này tăng gấp đôi là 8,4% GDP. Đến năm 2050, dự kiến tổng chi cho chương trình này đạt gần 15% GDP do số người đến tuổi về hưu - trên 65 tuổi trở lên tại Mỹ sẽ tăng lên gấp hơn 2 lần từ 40 triệu người vào năm 2010 lên đến 89 triệu người vào năm 2050. Chi tiêu cho ASXH và chăm sóc y tế dự kiến sẽ tăng lên đáng kể từ nay đến

năm 2050 khi số lượng người nhận trợ cấp tăng lên và tăng chi phí sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ 2.

b) Tổng quan về Nguồn cung cấp ASXH Mỹ

Các chương trình trong mạng lưới ASXH của Mỹ được chia thành hai nhóm: BHXH và các Chương trình trợ cấp thu nhập:

* Nguồn cung cấp chương trình BHXH: BHXH được chi trả do Quỹ BHXH (hay còn gọi là Quỹ ủy thác An sinh). Quỹ BHXH bao gồm các khoản phí bảo hiểm của người lao động và người sử dụng lao động. Ngoài ra một số người lao động phải nộp thuế liên bang dựa trên thu nhập của họ, thuế này cũng được trích nộp vào BHXH và từ nguồn lãi đầu tư Quỹ ủy thác Bảo hiểm. Quỹ BHXH dùng để trả tiền bảo hiểm cho người hưởng lợi và các chi phí quản lý hành chính khác 3. Tổng cộng, người Mỹ đã đóng góp hơn 13 nghìn tỷ USD vào các quỹ ủy thác An sinh và tổng chi phí BHXH cho người hưởng lợi kể từ trước đến nay là 11,9 nghìn tỷ USD4. Như vậy đối với các chương trình BHXH thì Nguồn thu (A) có thể lớn hơn Chi phí (B) và ngược lại, giá trị này tùy thuộc vào diễn biến tài chính theo các năm, tùy thuộc vào mức độ ổn định của các vấn đề xã hội. Ví dụ dân số có xu hướng già đi, tăng tỷ lệ người nghỉ hưu thì chi phí B sẽ tăng lên hoặc tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ dẫn đến chi phí bảo hiểm việc làm tăng và kéo theo là chi phí B tăng lên.

* Nguồn cung cấp các chương trình trợ cấp thu nhập: Từ nguồn ngân sách của nhà nước và của chính phủ liên bang là kết quả thu thuế tư TTKT.

c. Cung cấp và chi tiêu các chương trình ASXH Mỹ

* BHXH: Chương trình BHXH là chương trình mang lại lợi ích nhiều nhất cho người già (người về hưu) chiếm tới 63,15% trong tổng số người nhận BHXH và những người tàn tật không có khả năng lao động chiếm 13,36% trong tổng số người nhận BHXH, trẻ em cũng là đối tượng được hưởng lợi từ BHXH chiếm 8,24% tổng số người được hưởng lợi. Tuy nhiên nguồn thu từ BHXH trong những năm qua không những đủ chi trả BHXH cho các đối tượng hưởng lợi, và các chi phí quản lý bảo hiểm khác mà còn mang lại giá trị thặng dư. Từ năm 2010 nguồn thu có xu hướng giảm đi so với các năm khác.

* BHYT: Quỹ BHYT được đóng góp từ phí BHYT mà người lao động và người tự doanh bắt buộc phải nộp theo quy định. BHYT chi trả chi phí bệnh viện cho những người già và người tàn tật. Phí BHYT mà người lao động phải nộp là 1.45% thu nhập, người sử dụng lao động cũng phải nộp tương đương với số đó, người tự doanh phải nộp quỹ BHYT là 2,9%. Ngoài ra, Quỹ BHYT phần A còn từ các nguồn thuế thu nhập, từ chương trình bảo hiểm ngành đường sắt chuyển sang, từ phí BHYT tự nguyện, từ các quỹ bồi hoàn, từ lãi đầu tư Quỹ. Chi phí phần này bao gồm các chi trả phí bệnh viện cho người được hưởng bảo hiểm và các chi phí quản lý hành chính, thông thường các chi phí quản lý hành chính bằng khoảng 1-2%

chi phí trả cho người hưởng lợi 5.

* Medicaid: Đối tượng hưởng lợi từ trợ cấp Y tế bao gồm những người nghèo là người già, người tàn tật/mù lòa, trẻ em, người lớn có trẻ em phụ thuộc, các đối tượng khác như phụ nữ có thai, người có thu nhập thấp... Mỗi năm số người được nhận trợ cấp y tế là 53,8 triệu người, tăng gần 4%. Số người được hưởng lợi từ Trợ cấp Y tế nhiều nhất là trẻ em, mỗi năm trung bình 25,201 trẻ em được nhận trợ cấp Y tế (46,78% ), người nuôi con nhỏ, người tàn tật và người già cũng nhận được Trợ cấp Y tế tương ứng là 22,58% và 15,01% trong tổng số người được nhận trợ cấp y tế.

* Chương trình Phụ cấp An sinh SSI: Chi tiêu Phụ cấp An sinh cho đối tượng hưởng lợi là người tàn tật chiếm đa số (trung bình 85,78%). Số người mù trong xã hội chỉ chiếm thiểu số nên chi phí Phụ cấp An sinh cho đối tượng này chiếm phần nhỏ (khoảng 1%).

* Các Chưong trình trợ cấp thu nhập khác: Chương trình Trợ cấp tạm thời cho các gia đình nghèo TANF, Tín thuế thu nhập EITC, Tín thuế dành cho người nuôi con nhỏ (CTC) được tài trợ bởi ngân sách liên bang, dùng để hỗ trợ cho các gia đình và đối tượng đủ điều kiện hưởng lợi dưới dạng tiền mặt thông qua các hình thức trợ giúp khác nhau.

* Các Chương trình trợ cấp thu nhập bằng hiện vật: Hai chương trình trợ cấp hiện vật lớn nhất trong hệ thống ASXH Mỹ là chương trình Hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung SNAP/tem phiếu thực phẩm và chương trình hỗ trợ nhà ở. Nguồn cung cấp của 2 chương trình này từ nguồn ngân sách liên bang dùng để hỗ trợ cho người nghèo có chỗ ở và thức ăn đảm bảo dinh dưỡng.

d) Xu hướng cải cách hệ thống ASXH Mỹ sau khủng hoảng tài chính toàn

cầu


1. Tăng mức ASXH:

* Tăng chi phí bảo hiểm thất nghiệp.

* Tăng chi phí chương trình SNAP.

2. Dự báo tương lai của hệ thống ASXH Mỹ:

* Tăng đối tượng hưởng ASXH.

* Quỹ ủy thác ASXH Mỹ không đủ nguồn chi trả BHXH>

3. Đề xuất cải cách:

* Sửa đổi công thức 3 khung thành công thức 4 khung.

* Tăng trợ cấp tối thiểu cho người thu nhập thấp.

* Tăng trợ cấp cho những người già và những người tàn tật có tuổi thọ cao.

* Tăng độ tuổi nghỉ hưu.

* Tăng phí đóng bảo hiểm.

* Giảm bộ máy hành chính quản lý ASXH.

* Sau năm 2020 tất cả lao động đều tham gia bảo hiểm xã hội.

* Nhận xét chung về ASXH của Mỹ.

ASXH Mỹ là một mạng lưới hoàn chỉnh bao gồm 2 nhóm chủ yếu là BHXH

và các chương trình trợ cấp thu nhập. Trong đó, nhóm chương trình BHXH được chi trả từ các Quỹ BHXH được đóng góp bởi người lao động, người sử dụng lao động và những người tự doanh, họ sẽ nhận được trợ cấp bảo hiểm khi đủ điều kiện

như về già, ốm đau, bệnh tật, mất khả năng lao động ,... bao gồm các chương trình Hưu trí, BHYT và bảo hiểm việc làm khác. Đối tượng hưởng lợi lớn nhất từ BHXH là người già (người về hưu) chiếm tới 63,15% trong tổng số người nhận BHXH. Năm 2010, trung bình mỗi người Mỹ nhận được tiền hưu trí hàng tháng là 1,074 USD và được trả BHYT hàng năm là 8,938 USD/người/năm. Tổng số người nhận hưu trí là 54,triệu người.

Nhóm các chương trình trợ cấp thu nhập được tài trợ từ nguồn ngân sách nhà nước và của chính phủ liên bang, đối tượng hưởng lợi từ các chương trình này là những người có hoàn cảnh đặc biệt mù lòa, tàn tật, già cả, trẻ em, cha mẹ đơn thân... có tài sản và thu nhập thấp hơn mức quy định, chương trình này nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo được mức sống của họ. Trong các chương trình trợ cấp thu nhập thì chương trình Trợ cấp Y tế (Medicaid) là chương trình trợ cấp thu nhập lớn nhất dành cho những cá nhân và những gia đình có mức thu nhập thấp. Trung bình mỗi năm số người được nhận trợ cấp y tế là 53,8 triệu người, mỗi năm số người nhận trợ cấp y tế tăng gần 4%.

ASXH Mỹ có những nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho người dân, chống đói nghèo nhằm duy trì ổn định xã hội. Sau giai đoạn khủng hoảng 2008-2009, dựa trên nền tảng ASXH vững chắc mà ở Mỹ đã mang đến những phúc lợi xã hội kịp thời và cần thiết cho công dân Mỹ đối phó với khủng hoảng mà không cần có thay đổi và cải cách nhiều duy chỉ có chi tiêu cho ASXH tăng lên mạnh trong giai đoạn khủng hoảng. Trung bình mỗi năm chi phí ASXH Mỹ tăng 5,5%, trong giai đoạn khủng hoảng chi phí này tăng trên 11%. Trong đó, hai chương trình BHTN và Trợ cấp dinh dưỡng bổ sung SNAP/phiếu thực phẩm có chi phí tăng mạnh nhất do gia tăng mạnh mẽ số người thất nghiệp tạm thời trong thời gian khủng hoảng và giá lương thực tăng cao vì lạm phát, nhiều gia đình không có khả năng đảm bảo chi trả chi phí thực phẩm trong điều kiện này.

Trong tương lai, hệ thống ASXH Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn do sự gia tăng đối tượng nhận trợ cấp ASXH, đặc biệt là tăng số người nghỉ hưu. Dự báo trong 10 năm tới số người nghỉ hưu sẽ tăng 33%. Quỹ ủy thác ASXH Mỹ trong các năm tới sẽ không đủ bù đắp chi phí BHXH. Do vậy ASXH Mỹ đã có những kế hoạch đối phó với những khó khăn bằng những biện pháp dự kiến thay đổi chính sách ASXH

trong tương lai như cải cách bộ máy quản lý ASXH, tăng phí đóng bảo hiểm, tăng độ tuổi nghỉ hưu... ngoài ra còn có những biện pháp hỗ trợ cho những người nghèo, thu nhập thấp trong xã hội.

Sự gắn kết giữa ASXH với TTKT của Mỹ:

Đầu năm 2009, TTKT Mỹ giảm xuống âm 1,3%, tỷ lệ thất nghiệp tăng 8,5%. Cuối năm 2009, TTKT của Mỹ đã hồi phục, đạt 2%, do đó tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng từ 6,7% lên 9% vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010. TTKT của Mỹ trong năm 2012 đạt 2.2 % cao hơn so với mức tăng 1.8% năm 2011. Từ đó dẫn đến đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt, mức độ mua sắm của người dân Mỹ được cải thiện rõ rệt nhờ sự cải thiện trên thị trường lao động nước này, tạo điều kiện cho người dân có khả năng mua sắm hơn. Những dấu hiệu tích cực trên góp phần làm cho nền kinh tế Mỹ được phục hồi nhanh chóng. Khi TTKT ổn định, Mỹ đã quyết định tăng quỹ ASXH thêm 3,6% phúc lợi cho 55 triệu người dân Mỹ, tức là lợi tức của ASXH tăng thêm 516 đôla/năm đạt tới 14,748 đô la/năm. Điều này cho thấy, TTKT góp phần nâng cao, đảm bảo ASXH và ngược lại. ASXH đảm bảo góp phần quan trọng vào TTKT thể hiện người dân có việc làm, có thu nhập ổn định, tạo ra tiền đề nộp thuế, đảm bảo các chi phí gia đình, nuôi dưỡng con cái, chữa bệnh.. từ đó sẽ đóng góp vào TTKT, thúc đẩy TTKT.

2.5.2. Kinh nghiệm của CHLB Đức

CHLB Đức là nước tư bản phát triển theo mô hình thể chế KTTT xã hội. Lịch sử tồn tại và phát triển của Nhà nước Đức trên một thế kỷ qua, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay, đã đem lại những thành công quan trọng trong việc phát triển, TTKT và đảm bảo ASXH cho mọi người dân; đã và đang trở thành một trong những mô hình tiêu biểu trên thế giới về kết hợp TTKT với thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo ASXH. Các giá trị cơ bản của KTTT xã hội Đức là: tự do, bình đẳng, đoàn kết, đã chi phối hoạt động xây dựng nhà nước, chế định pháp luật và là cơ sở tư tưởng cho các chính sách xã hội, trong đó có ASXH .

KTTT xã hội ở Đức dựa trên cơ sở lý luận về thể chế “kinh tế tự do mới”, với những nguyên tắc cơ bản là:

- Cơ chế thị trường - cạnh tranh;

- Sở hữu tư nhân;

- Các quyền cơ bản và tự do cơ bản (của con người);

- Điều tiết sai lệch của thị trường;

- Cân bằng xã hội (dựa trên các chính sách của nhà nước).

Theo đó, Nhà nước không thể giữ mãi vai trò như là “người gác cổng” của “chủ nghĩa tư bản tự do”, mà thay vào đó, Nhà nước phải có vai trò can thiệp, thực hiện trọng trách cao hơn đó là đưa ra những khuôn khổ pháp lý, luật chơi bảo đảm cho các lĩnh vực đời sống xã hội, trước hết là đời sống kinh tế vận hành một cách tự do, đúng luật và có hiệu quả, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội trong mối quan hệ với phát triển, TTKT; các quyền tự do của con người, sự ASXH của họ chỉ có thể được thực hiện trong quá trình hoạt động kinh tế và cùng với sự phát triển, TTKT. Nhà nước không thể đứng bó tay chấp nhận sự khác biệt giữa những người nghèo hoặc nhóm người yếu thế và mạnh về phương diện xã hội mà phải can thiệp làm thu hẹp chúng nếu có thể được. Nhà nước phải đảm bảo những cơ sở tồn tại của công dân Đức nói chung và theo đuổi chính sách chăm lo một cách phòng ngừa cho cuộc sống của công dân độc lập với nghĩa vụ để tạo sự cân đối về xã hội, chẳng hạn như thông qua những biện pháp thích hợp trong ngành giáo dục và y tế, trong các lĩnh vực khác của chính sách xã hội và trong chính sách kinh tế. Đặc biệt, Nhà nước phải tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm của con người; phải đảm bảo sự tồn tại tối thiểu về vật chất cho những công dân cần được giúp đỡ.

Mô hình Hệ thống ASXH ở Cộng hòa liên bang Đức (CHLB Đức) là mô hình điển hình cho ASXH định hướng thị trường, gắn kết đảm bảo ASXH với TTKT (điều tiết của thị trường và của Nhà nước). Hệ thống ASXH ở CHLBĐ cũng bao gồm hai bộ phận, BHXH và trợ cấp xã hội. Trợ cấp xã hội cũng được tổ chức theo nguyên lý chung là sử dụng nguồn tài chính từ NSNN thu được do kết quả của TTKT. Ở đây tác giả đề cập sâu đến các vấn đề có liên quan đến BHXH định hướng thị trường ở CHLB Đức.

Hệ thống an sinh xã hội của Cộng hòa Liên bang Đức


AN SINH XÃ HỘI


Bảo hiểm xã hội

Trợ cấp xã hội

Phúc lợi xã hội

- Bảo hiểm hưu trí.

- Bảo hiểm y tế.

-Bảo hiểm thất nghiệp.

- Bảo hiểm tai nạn.

- Bảo hiểm tuổi già.

- Bảo hiểm tàn tật.

- Trợ cấp thiết yếu cho cuộc sống.

- Trợ cấp cho những người có khó khăn đặc biệt.

- Chế độ hưu trí cho người không còn khả năng làm việc.

- Chế độ hưu trí cho người già.

- Chế độ hưu trí thợ mỏ.

- Các dịch vụ cần

thiết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 8


a. Bảo hiểm xã hội

Về bảo hiểm hưu trí. Hệ thống bảo hiểm hưu trí chủ yếu liên quan đến nhóm xã hội tham gia thị trường và phụ thuộc vào TTKT gồm:

- Hệ thống bảo hiểm hưu trí theo luật định (bắt buộc).

- Hệ thống bảo hiểm hưu trí do doanh nghiệp tổ chức (không bắt buộc).

- Hệ thống bảo hiểm hưu trí tư nhân (người lao động tự nguyện mua bảo hiểm tư nhân).

+ Bảo hiểm hưu trí dựa trên cơ sở đóng - hưởng (pay-as-you-go).

+ Bảo hiểm hưu trí đóng 12% thu nhập.

+ Các doanh nghiệp góp một phần bảo hiểm hưu trí cho người lao động. Nhà nước hỗ trợ 6,5% tổng mức chi phí bảo hiểm hưu trí.

+ Người làm nghề tự do tự mua bảo hiểm (có thể tham gia bảo hiểm bắt buộc).

+ Lao động nông nghiệp không tham gia bảo hiểm hưu trí.

Về bảo hiểm thất nghiệp. BHTN thuộc loại hình bảo hiểm bắt buộc. Qũy BHTN có 3 nguồn:

- Người tham gia bảo hiểm và người sử dụng lao động đóng 6,5%. (mỗi bên đóng 50%).

- Các khoản bồi thường.

-Tiền từ ngân sách Liên bang bù vào (nếu thiếu).

+ Người thất nghiệp tự báo hoặc doanh nghiệp báo thất nghiệp cho cơ quan lao động với điều kiện đã đóng 12 tháng BHTN bắt buộc trong thời hạn 3 năm trước khi thất nghiệp.

+ Mức trả BHTN là 60% (không có con) và 67% (có con) của tiền lương trước khi thất nghiệp và các đóng góp bắt buộc khác (trước thuế).

+ Thời gian chi trả tối đa 1 năm nếu đã đóng góp 3 năm BHTN .

+ Nếu thất nghiệp dài ngày thì chuyển sang trợ cấp thất nghiệp 53% (không có con) và 57 % (có con).

Qũy BHTN còn hỗ trợ người thất nghiệp mau chóng trở lại tham gia thị trường lao động.

Các khoản hỗ trợ từ Qũy thất nghiệp gồm:

+ Tư vấn và môi giới việc làm.

+ Cải thiện khả năng hòa nhập của người thất nghiệp.

+ Hỗ trợ nhận việc làm (chi phí đi lại, chi phí hành chính để nhận việc).

+ Hỗ trợ bồi dưỡng nghề ( trợ cấp đào tạo nghề).

+ Hỗ trợ hòa nhập nghề cho người tàn tật.

+ Trợ cấp cho người sử dụng lao động (trả tiền công khi người lao động cần hòa nhập vào thị trường lao động).

+ Hỗ trợ các biện pháp đào tạo nghề (cho vay vốn, trợ cấp).

Về bảo hiểm y tế. Nước Đức rất coi trọng BHYT cho nên Nhà nước quy định như sau:

- 100% người Đức phải tham gia BHYT .

- Người có mức lương trên 3862,5 EURO/tháng và người làm nghề tự do (không làm việc theo hợp đồng thuê mướn) có thể không tham gia BHYT của Qũy bảo hiểm mà tham gia bảo hiểm tư nhân.

- Người có mức lương từ 3862,5 EURO/tháng trở xuống phải tham gia BHYT của Qũy bảo hiểm.

53

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023