chịu đựng của NSNN, với thu nhập của dân cư, với tình hình phát triển kinh tế của đất nước.
2.3.3. Nhân tố văn hóa - xã hội
Văn hóa - xã hội là nhân tố quan trọng, tác động nhiều tới quá trình phát triển
của mỗi quốc gia, liên quan đến thưc
hiên
quyền con người và phát triển con người .
Phát triển văn hóa - xã hôi một mặt, kế thừ a và ph át huy truyền thống văn hóa , các
gía trị và chuẩn mực xã hội tốt đẹp của dân tộc như truyền thống yêu nước , truyền thống của gia đình , truyền thống nhân ái, hiếu hoc̣ , thông minh , cần cù , sáng tạo...
Giờ đây, các truyền thống và giá trị xã hội đó tiếp tuc khẳng điṇ h vai trò của mình
trong thưc
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Nghiên Cứu Chuyên Sâu Từng “Trụ Cột” Của An Sinh
- Vấn Đề Đảm Bảo Asxh Gắ N Với Tăng Trưởng Kinh Tế:
- Cách Thức Gắn Kết Giữa Đảm Bảo An Sinh Xã Hôi Vớ I Tăng Trưởng Kinh Tế
- Đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 8
- Mô Hình Nhà Nước Phúc Lợi Và An Sinh Xã Hội Của Các Nước Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch)
- Những Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Việt Nam
Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.
hiên
đảm bảo ASXH của người dân, đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp
hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH), chuyển đổi cơ cấu kinh tế và khi xảy ra rủi ro về khủng hoảng, suy giảm kinh tế . Đây là truyền thống nhân ái, lòng yêu thương con người, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” đã được phát huy cao độ khi ra thiên tai, lũ lụt, đối với một số người và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đó là truyền thống tương thân tương ái rất đáng quý, cần được phát huy.
2.3.4. Nhân tố về hôi
nhâp
quố c tế
Bên cạnh tác động tích cực đến TTKT, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng cũng có tác động tích cực để đảm bảo ASXH gắn với TTKT. Điều đó thể hiện khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế thì phải tuân thủ các quy ước về đảm bảo ASXH. Ví dụ như khi một quốc gia tham gia vào Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế có các cam kết quốc tế về ASXH (nhất là Công ước 102 năm 1952 Quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội; ) thì cũng phải thực hiện các chuẩn mực về ASXH theo quy định của các tổ chức này. Cũng chính vì thế, chính sách ASXH quốc gia phải dần tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về ASXH trong KTTT và gắn với TTKT như chuẩn nghèo, chuẩn trợ cấp xã hội dựa trên sàn tối thiểu ASXH và cách tiếp cận đa chiều. Bên cạnh đó, khi là một thành viên đầy đủ của cộng đồng quốc tế, các quốc gia thành viên cũng phải phát huy trách nhiệm của mình cùng với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giải quyết các vấn đề ASXH bức xúc như nghèo đói, bệnh tật, đại dịch HIV/AIDS, dịch cúm gia cầm, vấn đề việc làm, giảm tác động của biến đổi khí hậu, các vấn đề liên quan đến trẻ em...Mặt khác, khi một quốc
gia nào đó, nhất là các quốc gia đang hoặc kém phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng thì cũng có cơ hội nhận được các nguồn đầu tư về vốn FDI và ODA để xây dựng và phát triển đất nước, giúp kinh tế tăng trưởng tốt, đồng thời cũng tận dụng các nguồn vốn ODA để đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho các mục tiêu đảm bảo ASXH như giáo dục, y tế, … giúp đất nước mình ngày càng phát
triển. Chẳng hạn, khi Việt Nam bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình thì xu hướng chung là Viện trợ phát triển chính thức (ODA) sẽ ngày càng giảm. Song Việt nam vẫn thuộc nhóm thấp nhất của các nước có thu nhập trung bình. Bởi vậy, trong tiến trình hội nhập vẫn phải tranh thủ tối đa sự trợ giúp
quốc tề kể cả về kỹ thuật, thông tin, đào tạo cán bộ và tài chính để tăng thêm nguồn lực cho đảm bảo ASXH, nhưng phải sử dụng hiệu quả và ưu tiên tập trung cho những vấn đề ASXH bức xúc nhất và cho những vùng đặc biệt khó khăn.
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế
2.4.1. Chỉ tiêu quan hệ giữa vấn đề việc làm gắn với tăng trưởng kinh tế
2.4.1.1. Hệ số co giãn việc làm với tăng trưởng kinh tế
Vấn để đảm bảo ASXH xét từ việc làm gắn với TTKT thể hiện rất rõ thông qua hệ số co giãn việc làm với TTKT.. Hệ số này phản ánh tốc độ của tăng trưởng
lao động (viêc
làm) so với tốc độ tăng trưởng của GDP (đầu ra), tức là cứ 1% tăng
GDP (TTKT) thì số lao động có việc làm tăng thêm bao nhiêu %, được tính theo công thức.
ED = %∆L / %∆Y
Trong đó: L: Lao động
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ED: Hệ số co giãn việc làm
Do khái niệm việc làm đối nghịch với khái niệm thất nghiệp nên trong phân tích có thể sử dụng hệ số co giãn tỷ lệ thất nghiệp với TTKT, tức là cứ 1% tăng GDP (TTKT) thì số lao động thất nghiệp giảm bao nhiêu %.
2.4.1.2. Chỉ số bao phủ chính sách giải quyết việc làm:
Độ bao phủ chính sách giải quyết việc làm phản ánh độ mở rộng số lao động có việc làm (tăng trưởng việc làm) do TTKT đem lại. Độ bao phủ này càng lớn khi
TTKT tăng và ngược lại, được đo thông qua chỉ số bao phủ chính sách giải quyết việc làm. Chỉ số này được tính theo phần trăm lao động được giải quyết việc làm thông qua dự án vay vốn, tư vấn giới thiệu việc làm.
Công thức tính như sau:
Cgqvl = Sgqvl/L
Trong đó: Cgqvl: Là chỉ số bao phủ của chính sách giải quyết việc làm Sgqvl: Là số người được giải quyết việc làm thông qua dự án vay
vốn/tư vấn giới thiệu việc làm
L: Số lao động đang làm việc
2.4.1.3. Chỉ số bao phủ chính sách đào tạo nghề Là phần trăm lao động được hỗ trợ đào tạo nghề. Công thức: Cđtn = Sđtn/L
Trong đó: Cdtn: Là chỉ số bao phủ của chính sách đào tạo nghề Sgqvl: Là số người lao động được hỗ trợ đào tạo nghề L: Số lao động đang làm việc
2.4.2. Chỉ tiêu quan hệ giữa giảm nghèo gắn với tăng trưởng kinh tế
Trong môt nêǹ kinh tế mà ở đó đảm bảo ASXH gắn với TTKT thì phải đi
kèm với xóa đói giảm nghèo . Hay nói một cách khác là tăng trưởng vì người nghèo (pro-poor growth). Theo WB tăng trưởng vì người nghèo thể hiện ở các chỉ tiêu: (i) tộc độ hay tỷ lệ giảm nghèo phải nhanh; (ii) tốc độ tăng thu nhập bình quân của nhóm nghèo phải cao hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân của xã hội; (iii) khoảng cách chênh lệc giàu nghèo phải dần thu hẹp. Có thể định lượng thông qua các chỉ số:
- Hê ̣số co giañ trưởng GDP giảm đươc
giảm nghèo và TTKT: Chính là mối quan hệ giữa 1% tăng bao nhiêu % người/hộ nghèo. Để bổ sung cho chỉ số này
trong phân tích có thể dùng thêm chỉ số co giãn giảm nghèo và thu nhập, tức là để giảm tỷ lệ nghèo với cùng một mức, thì thu nhập cần phải được tăng lên nhiều hơn so với trước bao nhiêu %.
- Tỷ lệ giảm nghèo theo chuỗi thời gian (1 năm, 5 năm...).
- Tỷ lệ tăng thu nhập của nhóm người nghèo so với tăng thu nhâp của xã hội.
bình quân
- Khoảng cách chênh lệch giàu nghè o: Trên thế giới người ta dùng hai tiêu chí hay hai phương pháp để đánh giá sự phân hóa giàu nghèo :
+ Phương pháp xác định mức chênh lệch giàu nghèo: Chia dân số thành 5 nhóm bằng nhau , mỗi nhóm là 20% dân số so sánh mức chênh lệch thu nhập của các nhóm trên.
+ Theo công thứ c: 1/n: Trong đó n là % dân cư để so sánh.
+ Lươn
g hóa mối quan hê ̣giữa phân phối thu nhâp
và TTKT
Mô hình về mối quan hê ̣giữa tăng trưởng và phân phối thu nhâp̣ , bất bình
đẳng đươc
xây dưn
g để phân tích : Tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng , tác
đôṇ g của tăng trưởng đến bất bình đẳng, có dạng như sau: GINI = π0 + π1GROWTH + π2X + π3Z + µ1
Trong đó , X là các biến s ố có tác động đến tăng trưởng (Growth) và bất bình
đẳng thu nhâp
(GINI). Z là các biến ngoaị sinh chỉ tác đôṇ g đến GINI và đươc
giả
điṇ h đôc
lâp
với tăng trưởng (hầu như không tác đôṇ g đến tăng trưởng)
2.4.3. Chỉ tiêu về phát triển bảo hiểm xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế
TTKT và BHXH quan hê ̣với nhau thông qua chỉ tiêu đóng - hưởng : % thu
nhâp
và tỷ lê ̣hỗ trơ ̣ của nhà nước/đối tương.
2.4.3.1. Chỉ số độ bao phủ BHXH : Là tỷ lệ phần trăm dân số trong độ tuổi từ 15 trở lên tham gia BHXH. TTKT càng cao chỉ số độ bao phủ BHXH càng mở rộng. Công thức tính như sau :
Cbhxh = Sbhxh/Dld x 100% Trong đó: Cbhxh: Là chỉ tiêu độ bao phủ BHXH.
Sbhxh: Là số người tham gia BHXH (bắt buộc, tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ).
Dld: Là dân số trong độ tuổi từ 15 trở lên, không phân biệt đó là khu vực tư nhân hay nhà nước.
2.4.3.2. Chỉ số độ bao phủ BHYT: Là tỷ lệ phần trăm dân số tham gia BHYT. Cũng như BHXH, TTKT càng cao thì độ bao phủ BHYT có khả năng càng mở rộng theo xu hường BHYT toàn dân. Công thức tính như sau :
Cbhyt = Sbhyt/Dcn x 100% [146,2008,tr.30] Trong đó: Cbhyt: Là chỉ tiêu độ bao phủ BHYT.
Sbhyt: Là số người tham gia BHYT tại thời điểm nghiên cứu, kể cả tham gia BHYT bắt buộc hay tự nguyện, không phân biệt đó là khu vực tư nhân hay nhà nước.
Dcn: Là tổng số dân trong nước tại thời điểm nghiên cứu, không phân biệt độ tuổi.
2.4.3.3. Chỉ số độ bao phủ BHTN: Là tỷ lệ phần trăm người tham gia BHTN trong lực lượng lao động (Chỉ bao gồm người lao động có việc làm). Độ bao phủ BHTN theo xu hướng mở rộng cũng phụ thuộc vào TTKT.
Công thức tính :
Tỷ lệ người tham gia BHTN = Số người tham gia BHTN/Lực lượng lao động x 100%.
2.4.3.4. Hệ số co giãn giữa BHXH và TTKT: TTKT và BHXH là hai phạm trù khác nhau , tuy nhiên laị có mối quan hê ̣hữu cơ , tương quan chăṭ chẽ với nhau . BHXH muốn phát triển thì kinh tế phải tăng trưởng . Mối quan hệ này có thể đánh
giá thông qua hệ số co giãn giữa số người tham gia BHXH theo TTKT, đó là quan
hệ giữa tăng trưởng 1% GDP thì số người tham gia BHXH tăng bao nhiêu%.
2..4.4. Chỉ tiêu trợ giúp xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế
2.4.4.1. Chỉ tiêu độ bao phủ TGXH: Là tỷ lệ phần trăm giữa số người nhận được trợ giúp hàng tháng hoặc được nuôi dưỡng so với tổng số đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện xem xét trợ cấp xã hội và đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc. Tỷ lệ này phụ thuộc vào nhu cầu cần TGXH và khả năng của NSNN thu được từ kết quả TTKT. Công thức tính như sau:
Ctgxh = Stgxh/Dbtxh x 100%
Trong đó:Ctgxh: Là chỉ tiêu độ bao phủ trợ giúp xã hội Stgxh : Là số người nhận được trợ cấp xã hội
Dbtxh : Là tổng số đối tượng bảo trợ xã hội [35, 2009, tr. 83]
2.4.4.2. Hệ số co giãn giữa TGXH và TTKT: Chỉ tiêu này thể hiện ở hệ số co giãn của chi từ NSNN cho TGXH theo TTKT, tức là quan hệ giữa tăng trưởng 1% GDP thì chi từ NSNN cho TGXH tăng bao nhiêu %.
2.4.5. Chỉ tiêu tiếp câṇ
2.4.5.1. Tỷ lệ bao phủ:
dic̣ h vụ xã hội cơ bản gắn với tăng trưởng kinh tế
Tỷ lệ này phản ánh tỷ trọng của nhóm đối tượng được tiếp cận các dịch vụ xã
hôi
cơ bản trong xã hôi
so vớ i tổng dân số.
Tỷ lệ bao phủ = Tổng số đối tươn tổng dân số.
g đươc
t iếp cân
các dic̣ h vu ̣xã hôi
cơ bản /
2.4.5.2. Tỷ lệ so sánh tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản trong GDP thể hiện ở 2 khía cạnh:
- Tỷ lệ giữa mức tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và mức sống trung bình
= mứ c tiếp cân các dịch vụ xã hội cơ bản / GDP bình quân đâù người.
- Tỷ trọng chi cho tiếp cân
các dic̣ h vu ̣xã hôi
cơ bản trong Ngân sách chi tiêu
công = Tổng kinh phí chi tiêu công cho tiếp cân
các dic̣ h vu ̣xã hôi
cơ bản/ GDP.
2.4.5.3. Hệ số co giãn giữa tiếp chi NSNN cho dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục và đào tạo, y tế,..) và TTKT: Đó là quan hệ giữa tăng trưởng 1% GDP thi chi từ NSNN cho dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục và đào tạo, y tế,..) tăng lên bao nhiêu 1%.
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về gắn kết an sinh xã hội với tăng trưởng kinh tế
2.5.1. Kinh nghiệm của Mỹ
Mỹ là một nước tư bản phát triển theo mô hình thể chế KTTT tự do. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Mỹ luôn tự điều chỉnh để khắc phục những mâu thuẫn vốn có của nó và thích nghi với điều kiện mới, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nền kinh tế Mỹ phát triển cực thịnh vào thập kỷ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Tuy nhiên, tình hình đã nhanh chóng thay đổi, khi mà các nước tư bản khác phục hồi và phát triển kinh tế trở thành đối thủ cạnh tranh quyết liệt với Mỹ và nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái. Do đó, Mỹ đã liên tục cơ cấu lại nền kinh tế, nhất là vào các thời kỳ trước năm 2000 và sau năm 2000 đến nay. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Mỹ hàng năm như sau: 3,7% (2000), 0,8% (2001), 1,9% (2002), 3,0% (2003), 4,4% (2004), 3,5% (2005) và 2,2% (2007).
Năm 1998, GDP của Mỹ (gồm toàn bộ sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong nước) đạt trên 8,5 nghìn tỷ USD. Mặc dù chiếm chưa đến 5% dân số thế giới, nhưng nước Mỹ lại chiếm hơn 25% sản lượng kinh tế toàn thế giới. Nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng liên tục kể từ năm 1999, tổng số người thất nghiệp chỉ chiếm 4,1% lực lượng lao động, một tỷ lệ thấp nhất trong gần 30 năm qua. Thành tựu trên đây có sự đóng góp to lớn của Chính phủ. Mặc dù, Mỹ là nước theo mô hình KTTT tự do, nhưng vai trò can thiệp của Chính phủ ngày càng tăng vào nền kinh tế, vào chính sách xã hội, đặc biệt là phát triển hệ thống ASXH , chương trình chu cấp các khoản
43
hưu trí cho người cao tuổi. Các nhà lãnh đạo của thời kỳ chính sách mới đã ủng hộ việc xây dựng mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp và Chính phủ nhằm đẩy nhanh TTKT bằng cách tăng cường chi tiêu Chính phủ và cắt giảm thuế, thúc đẩy các hoạt động trợ giúp y tế cho người già, trợ cấp cho các khu ổ chuột trong thành phố, tăng ngân sách giáo dục, phân phối rộng khắp các lợi ích thu được từ nền kinh tế phát đạt của Mỹ cho nhiều công dân hơn. Chi tiêu liên bang tăng mạnh khi Chính phủ đưa ra các chương trình mới như chương trình BHYT (chăm sóc sức khỏe cho người già), chương trình tem phiếu thực phẩm (giúp đỡ thực phẩm cho người nghèo) và rất nhiều sáng kiến về giáo dục (giúp đỡ sinh viên cũng như trợ cấp cho các trường phổ thông và đại học). Đặc biệt, xã hội và luật pháp Hoa Kỳ cũng chú ý bảo vệ quyền lợi người tàn tật. Ngay từ thập niên 60 của thế kỷ 20, chương trình phúc lợi xã hội đã cố gắng hỗ trợ nhiều người nghèo và người tàn tật hơn. Cho đến thập niên 70, người tàn tật bắt đầu được coi là một nhóm thiểu số trong xã hội - một nhóm có đầy đủ quyền lợi được bảo vệ tương tự như các nhóm dân tộc thiểu số khác. Đạo luật bảo vệ người tàn tật Hoa Kỳ (ADA) là nền tảng pháp lý giúp người tàn tật hòa nhập vào cộng đồng và tham gia đầy đủ vào mọi mặt của đời sống xã hội với mục tiêu: “bình đẳng về cơ hội, tham gia đầy đủ, sống độc lập và tự chủ về kinh tế”. Đặc biệt, trong Điều II của ADA quy định chính quyền các tiểu bang và các địa phương phải cung cấp các dịch vụ công cho người tàn tật.
Như vậy, đối với Mỹ, giải quyết mối quan hệ giữa phát triển, TTKT và thực hiện chính sách ASXH của Nhà nước đã phát triển đến ngày nay là kết quả của sự vận động và điều chỉnh liên tục hàng trăm năm. Nó được kế thừa và phát triển những nguyên tắc của châu Âu (chủ yếu là từ Anh) và được những người lập quốc đưa vào ngay từ những ngày đầu lập quốc và “Mỹ hóa” nó cho đến ngày nay. Nguyên tắc cơ bản của nó là:
- Nhà nước tuyệt đối không thực hiện hoạt động kinh doanh, không có sở hữu nhà nước, tư nhân hóa 100%. Nhà nước chỉ có nguồn thu từ thuế do kết quả TTKT hàng năm và dùng tiền này để chi tiêu công, bao gồm cả ASXH và phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, vai trò can thiệp và điều tiết của nhà nước có xu hướng tăng.
- Hệ thống chính sách xã hội bao gồm hai nhánh: nhánh theo nguyên tắc đóng - hưởng (thu - chi) và nhánh theo nguyên tắc Nhà nước đảm bảo.
Chương trình chính sách của Hoa Kỳ cho những chương trình ASXH dài hạn gồm Bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm người còn sống và bảo hiểm tàn tật (được gọi là ASXH hoặc OASDI) và trợ cấp y tế cho người già (chăm sóc y tế) được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ trợ cấp Nhà nước. Tuy nhiên, cũng có những chiến dịch được tài trợ để khuyến khích tư nhân hóa, một số nỗ lực thay thế ASXH bằng kế hoạch xác định đóng góp, tư nhân và bắt buộc, bằng tài khoản cá nhân đôi khi được bổ sung bằng một chương trình tối thiểu nào đó của Nhà nước cho những người có nhu cầu (Max
J. Skidmore, 2001).
a. Đặc điểm và nguyên tắc hệ thống ASXH của Hoa Kỳ trong mối quan hệ với TTKT
Khái niệm ASXH ở Mỹ là sự bảo đảm của xã hội, nhằm bảo tồn nhân cách cùng giá trị của cá nhân, đồng thời tạo lập cho con người một đời sống đảm bảo và hữu ích để phát triển khả năng tốt nhất phụ thuộc vào TTKT và thông qua điều tiết của thị trường là chủ yếu, Nhà nước chỉ can thiệp hạn chế, trong trường hợp cụ thể.
Mô hình ASXH ở Mỹ
Ở Mỹ, ASXH mang một ý nghĩa khá riêng biệt. ASXH của nước này mô tả các hệ thống phúc lợi được điều hành hoặc bảo trợ bởi chính phủ và được gây quỹ chủ yếu từ những đóng góp của người lao động từ thu nhập được phân phối lần đầu do kết quả TTKT đem lại và chủ của họ nhằm hỗ trợ người nghèo.
Giới thiệu khái quát các chương trình ASXH Mỹ:
Gồm đối tượng được nhận, hình thức chi trả, điều kiện nhận trợ cấp.
* BHXH: 1/Hưu trí. 2/ Thân nhân người chết, 3/Bảo hiểm người tàn tật
* BHYT.
* Các chương trình BH khác: thất nghiệp, bồi thường lao động, bảo hiểm ngành đường sắt, bồi thường bụi phổi.
* Chương trình trợ cấp thu nhập: trợ cấp y tế medicaid, phụ cấp an sinh, hỗ trợ tạm thời cho các gia đình nghèo, tín thuế dành cho người thu nhập thấp, tín thuế cho người nuôi con nhỏ.
* Các chương trình trợ cấp khác: chương trình SNAP/phiếu thực phẩm, hỗ trợ nhà ở, các chương trình phúc lợi khác.
* Cung cấp và chi tiêu cho ASXH ở Mỹ .