Mô Hình Nhà Nước Phúc Lợi Và An Sinh Xã Hội Của Các Nước Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch)

- Nhà nước Đức đang cải cách lĩnh vực ASXH , trong đó, BHYT sẽ chuyển sang bảo hiểm công dân. Hệ thống bảo hiểm công dân quy định:

+ Phí bảo hiểm được xác định trên cơ sở thu nhập: phí bảo hiểm theo khả năng của người tham gia, từ thu nhập lương hoặc từ tài sản vốn.

+ Nghĩa vụ bắt buộc: Qũy theo luật định hay quỹ tư nhân không được đòi hỏi phải kiểm tra sức khỏe trước.

+ Nguyên tắc cung cấp dịch vụ: Mọi bệnh nhân đều được hưởng dịch vụ ngay, không cần phải trả tiền trước.

Bảo hiểm công dân được xây dựng theo tinh thần sau:

- Người khỏe tương trợ người ốm.

- Người có gia đình tương trợ người độc thân.

- Người lương cao góp phần để người thấp được hưởng sự chăm sóc y tế tốt hơn.

b. Bảo trợ xã hội

Hệ thống bảo trợ xã hội (BTXH) của Đức chủ yếu có nguồn từ NSNN thu được phụ thuộc vào TTKT, với 3 nguyên tắc xây dựng và vận hành:

- Người nhận BTXH là người không còn khả năng tự lo cho bản thân, không nhận được sự hỗ trợ từ người thân, họ hàng hoặc từ các loại lợi ích khác.

- Người nhận BTXH sẽ được bù đắp những thiếu hụt về nhu cầu để bảo đảm mức sống tối thiểu về văn hóa xã hội.

- Bảo hiểm xã hội cá nhân hóa sự hỗ trợ (tức là thực hiện theo từng loại đối tượng và theo nhu cầu của đối tượng).

Có 2 loại trợ cấp xã hội chính:

- Trợ cấp thiết yếu cho cuộc sống.

- Trợ cấp cho những người trong tình trạng đặc biệt khó khăn.

Chính phủ Đức chịu trách nhiệm cung cấp và hỗ trợ chính cho trợ cấp xã hội. Các bang huy động sự đóng góp của xã hội và xác định mức đóng góp. Chính phủ chịu trách nhiệm về các khoản BTXH cho người di cư từ nơi khác đến, cho dân tỵ nạn và cho ngừi Đức ở nước ngoài.

c. Phúc lợi xã hội

Phúc lợi xã hội ở Đức có thể do thị trường hoặc Nhà nước cung cấp, đều gắn với TTKT, có các chế độ cho phúc lợi và dịch vụ xã hội:

- Chế độ bảo hiểm hưu trí.

- Chế độ bảo hiểm hưu trí nông dân.

- Chế độ bảo hiểm hưu trí thợ mỏ (những người bị chết trong khai thác mỏ).

- Chế độ bảo hiểm tuổi già với người làm nghề tự do (Bác sĩ, kiến trúc sư, thẩm phán, dược sĩ với tư cách là thành viên của một văn phòng). Nếu không ở tư cách ấy thì họ tham gia bảo hiểm hưu trí.

Sự gắn kết giữa ASXH và TTKT ở Đức

Năm 2010 kinh tế Đức TTKT đạt mức kỷ lục 3,6%, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất trong 19 năm. Năm 2011, TTKT của Đức đạt 2,3%, mức thất nghiệp năm 2011 giảm còn 7% so với 7,7% năm 2010. Con số thất nghiệp là 2,94 triệu người. Với GDP hơn 3000 tỉ USD, Nhà nước Đức đã chi tới 27,6% số thu nhập quốc gia cho ASXH . Mô hình của cộng hoà Liên Bang Đức là KTTT mang đặc tính xã hội. Nước Đức đã sớm kết hợp được mặt ưu việt của hai mô hình: kinh tế kế hoạch tập trung và KTTT tự do, do đó vừa phát triển kinh tế dựa vào cạnh tranh, quy luật cung cầu và sáng kiến cá nhân, mặt khác đề cao trách nhiệm cộng đồng và Nhà nước, đưa ra một chuẩn mực ASXH tối thiểu cho mọi người. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống ASXH hoạt động hiệu quả. Nhà nước điều phối qua thuế, đảm bảo ASXH qua các lĩnh vực như lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, giáo dục, y tế... và phân phối lại của cải xã hội bằng hệ thống lũy tiến. Nhà nước còn một chức năng cơ bản nữa, đó là đảm bảo hàng hóa công (hạ tầng giao thông, các cơ sở vật chất của xã hội, giáo dục, đào tạo nghề...). Năm 2012, TTKT của Đức giảm xuống còn 1%, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 6,7%. Điều đó chứng minh rằng TTKT gắn bó mật thiết với ASXH và ngược lại. Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, TTKT ở Đức giảm, đóng góp cho BHYT giảm 0,6% và đứng ở mức 14,9%. Quỹ Bảo hiểm hưu trí gặp tổn thất khá lớn sau khủng hoảng, giá trị tài sản của một số quỹ bảo hiểm hưu trí tư nhân đã giảm. Sự đóng góp trong các chương trình BHTN giảm đến 2,6%... Đảm bảo ASXH ở Đức đóng góp quan trong cho TTKT thể hiện tỷ lệ thất nghiệp giảm, người lao động có công ăn việc làm, thu nhập ổn định, họ sẽ tự nguyện đóng các khoản thuế vào ngân sách nhà nước, từ đó kích thích TTKT.

2.5.3. Kinh nghiệm của cá c nướ c Bắc Âu

Các nước Bắc Âu có hệ thống ASXH phù hợp với thể chế KTTT nhà nước phúc lợi có đặc trưng chủ yếu là đảm bảo quyền lợi dân sự. Tất cả mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ ASXH thông qua thuế để điều tiết thu nhập từ kết quả TTKT. Người dân lao động được nhận thêm những khoản tiền thanh toán liên quan đến thu nhập từ hệ thống công ty. Chỉ có BHTN là được thanh toán từ hệ thống phúc lợi của Nhà nước và nó được hình thành dựa trên chi phí đóng góp tự nguyện. Mức độ bao phủ của chính sách ASXH là tương đối cao, hầu hết các khoản tài chính được cung cấp từ nguồn thu thuế để điều tiết phân phối TTKT. Thế giới đánh giá rất cao hệ thống ASXH của các nước Bắc Âu, trong đó có Thụy Điển đứng thứ nhất. Hệ thống này được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Mô hình nhà nước phúc lợi và an sinh xã hội của các nước Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch)


Mô hình

Đặc trưng

1. Mô hình nhà nước phúc lợi

Xã hội dân chủ

- Phân phối phúc lợi bình đẳng giữa các giai cấp, các thành viên xã hội;

- Nhà nước là lực lượng chủ yếu đảm bảo phân phối phúc lợi;

- Việc làm đầy đủ là mục tiêu ưu tiên hàng

đầu.

2. Mô hình an sinh xã hội

An sinh xã hội kiểu Scandinavi

- Mọi người dân đều được hưởng hệ thống an sinh xã hội;

- An sinh xã hội chủ yếu dựa vào thuế;

- Hệ thống công ty chịu trách nhiệm chủ yếu về phân phối lợi ích an sinh xã hội;

- Nhà nước chỉ đảm nhận thanh toán bảo hiểm thất nghiệp;

- Người dân được hưởng lợi ích an sinh xã

hội cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 9

Nguồn: Bộ lao động Thụy Điển

Thụy Điển là một mô hình điển hình về kết hợp giữa phát triển KTTT và thực hiện ASXH. Thụy Điển là một quốc gia dân chủ với một nền KTTTphát triển. Là một nước nhỏ ở Bắc Âu, chỉ trong vòng một thế kỷ từ một đất nước nông nghiệp kém phát triển và nghèo đói đã trở thành một trong những nước phát triển hiện đại, một quốc gia công nghiệp tiên tiến và một hệ thống phúc lợi xã hội hoàn thiện. Sự thịnh vượng mà Thụy Điển đã xây đắp nên trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc người già và trẻ em, bảo hiểm phụ huynh, hưu trí và nhiều phúc phúc lợi chung khác từ nguồn thu thuế để điều tiết TTKT. Thụy Điển xây dựng mô hình (gọi là mô hình Thụy Điển) “Nhà nước của nhân dân - Folkhem", thực chất là nhà nước phúc lợi và xây dựng một xã hội không phân biệt giới tính, giai cấp, nguồn gốc xã hội và những hoàn cảnh khác, đều được Nhà nước đảm bảo an ninh kinh tế cơ bản; mọi phúc lợi xã hội và trợ cấp xã hội mà người dân được thụ hưởng đều được chi trả bằng một hệ thống thuế, trong đó người giàu sẽ chia sẻ, gánh một phần lớn. Nói một cách khác, mô hình xã hội Thụy Điển có cơ sở là hệ thống phúc lợi xã hội, ASXH của toàn dân chúng do tiền thuế từ kết quả TTKT chi trả. Thụy Điển đứng hàng đầu thế giới về mức độ thuế tính theo phần trăm tổng giá trị sản phẩm quốc dân. Người dân Thụy Điển có việc làm và thu nhập phải đóng thuế thu nhập với tỷ lệ phần trăm cao hơn các nước tương đương khác (Bảng 2.2).

Bảng 2.2: Biểu thuế thu nhập cá nhân ở Thụy Điển (năm 2006)


Thu nhập tháng (SEK)

Thuế (SEK)

Thuế (%)

12.000

14.000

17.000

20.000

25.000

35.000

40.000

45.000

3.100

3.800

4.800

5.900

7.700

12.600

15.200

18.100

26

27

28

30

31

36

38

40

Nguồn: Báo cáo Kinh tế Thụy Điển (2006)

Nguyên tắc phân phối mà Thụy Điển theo đuổi là: “Đóng góp theo khả năng và phân phối theo nhu cầu.”

Bảng 2.3. Hệ thống an sinh xã hội của Thụy Điển


NHÀ NƯỚC PHÚC LỢI



Hệ thống giáo dục miễn phí.


Hệ thống chăm sóc sức khỏe với chi phí danh nghĩa.

Hệ thống bảo

hiểm xã hội.

Bảo hiểm hưu trí.

Bảo hiểm cha mẹ.

Các loại trợ cấp hào phóng.

Nguồn: Bộ lao động Thụy Điển

Hệ thống ASXH của Nhà nước phúc lợi Thụy Điển có 3 hợp phần quan trọng: Hệ thống giáo dục miễn phí, hệ thống chăm sóc sức khỏe với mức chi phí rất thấp, chỉ là danh nghĩa và hệ thống BHXH (Bảng 2.3). Nhiều người gọi mô hình ASXH Thụy Điển là mô hình an sinh“thân thiện với việc làm”, tức là bảo đảm việc làm cho mọi người. Những hình thức ASXH của Thụy Điển tập trung nhiều nhất vào các loại hình sau:

-Bảo hiểm hưu trí cho người già.

-Trợ giúp cho gia đình có con cái, gặp khó khăn.

-Trợ cấp cho người ốm đau, tàn tật.

-Trợ cấp thất nghiệp.

Về phúc lợi xã hội, Thụy Điển có nhiều chính sách và chế độ, đặc biệt là chính sách với bà mẹ cô đơn, chính sách chăm sóc trẻ em, chế độ trợ cấp cho người mất sức lao động.

Nói đến chính sách BHXH của Thụy Điển phải kể đến bảo hiểm hưu trí với mấy quy định độc đáo sau:

- Bảo hiểm hưu trí của Thụy Điển gồm bảo hiểm hưu trí cơ bản và bảo hiểm hưu trí bổ sung. Bất kỳ ai đã sống ở Thụy Điển ít nhất 40 năm và làm việc ở đất nước này ít nhất 30 năm thì hưởng mức hưu trí bằng 96% mức thu nhập tối thiểu cộng thêm khoản bù chênh lệch bằng 60% mức thu nhập trung bình cao nhất của 15 năm làm việc.

- Những người không hưởng lương hưu theo chế độ hoặc mức thu nhập quá thấp thì hưởng một số dạng trợ cấp như trợ cấp hưu trí, trợ cấp thuê nhà, miễn giảm thuế thu nhập.

- Những người nước ngoài cư trú tại Thụy Điển đều được hưởng BHXH. Khi 60 tuổi, họ được quyền đăng ký bảo hiểm tuổi già tại một cơ quan BHXH địa phương.Ngân sách BHXH ở Thụy Điển có 3 nguồn: (i) Ngân sách nhà nước; (ii) Đóng góp bảo hiểm; (iii) Lãi suất tín dụng.

Sự gắn kết giữa đảm bảo ASXH và TTKT ở Bắc Âu:

Trong hệ thống ASXH các nước Bắc Âu đi theo một mô hình riêng, trong đó điểm đặc trưng cơ bản của hệ thống ASXH Bắc Âu là kết hợp thuế cao để diều tiết thu nhập từ TTKT và hệ thống phúc lợi hào phóng để thực hiện mục tiêu TTKT nhanh và hạn chế thất nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hệ thống ASXH Bắc Âu gặp phải nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan rộng kể từ năm 2008. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng mạnh đến các nền kinh tế Bắc Âu, khiến khu vực này chịu nhiều rủi ro. Là những nền kinh tế mở cửa, có quy mô nhỏ, các nước Bắc Âu được hưởng lợi mạnh mẽ từ tăng trưởng thương mại và đầu tư toàn cầu, do vậy trong bối cảnh thương mại và đầu tư quốc tế giảm trong ba năm qua, các nền kinh tế Bắc Âu chịu nhiều tác động nặng nề (Bảng 2.4). [104, 2012, tr. 1]

Bảng 2.4. Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới tăng trưởng GDP, thất nghiệp, ngân sách ở các nước Bắc Âu

Nước

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tăng trưởng GDP (%)

Đan Mạch

3,4

1,7

-0,9

-5,1

1,2

1,1

Phần Lan

4,4

4,8

1,2

-7,8

1,5

2,4

Na Uy

2,3

2,7

1,8

-1,5

0,7

1,4

Thụy Điển

4,5

2,7

-0,5

-4,4

2,3

4,0

NORDIC

3,7

2,9

0,4

-4,4

1,7

2,5

EU

3,2

2,8

0,7

-4,2

0,8

-

Thất nghiệp (%)

Đan Mạch

3,8

2,8

1,8

3,5

5,2

6,2

Phần Lan

7,7

6,9

6,4

8,2

10,0

7,8

Na Uy

3,5

2,5

2,6

3,2

3,7

3,3

7,1

6,1

6,2

8,3

9,7

7,5

NORDIC

5,5

4,6

4,3

6,0

7,3

6,2

EU

8,5

7,4

7,2

9,3

10,5

-

Ngân sách chính phủ (%)

Đan Mạch

5,0

4,4

3,4

-3,0

-5,8

-

Phần Lan

4,0

5,2

4,5

-2,2

-4,0

-

Na Uy

18,5

17,7

18,8

9,7

9,3


Thụy Điển

2,2

3,4

3,1

-1,6

-3,0

-

NORDIC

7,5

7,8

7,6

0,9

-0,5

-

EU

-1,4

-0,6

-2,0

-7,3

-8,1


Thụy Điển

Nguồn: [104, 2012, tr. 1]

Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước Bắc Âu trong những năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng tăng mạnh, từ mức 4,3% năm 2008 lên mức 6% năm 2009, 7,3% năm 2010 và 6,2% năm 2011. Theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê Đan Mạch, năm 2010 có 164,5 nghìn người Đan Mạch lâm vào tình trạng thất nghiệp. Ngày càng nhiều người phải rời khỏi TTLĐ do không có việc làm. Riêng quý I năm 2012, Đan Mạch mất 9.000 việc làm, trong đó 4.000 việc làm ở khu vực công cộng và 5.000 việc làm tại khu vực tư nhân, khiến TTLĐ chịu áp lực ghê gớm. Tại Thụy Điển, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, từ mức 6,2% năm 2008 lên mức 8,3% năm 2009, 9,7% năm 2010 và 7,5% năm 2011. Phần Lan là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất khu vực Bắc Âu, ở mức 8,2% năm 2009 so với mức 6,4% năm 2008, tăng lên ở mức 10% vào năm 2010. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có những tác động tiêu cực đến hệ thống ASXH Bắc Âu trên nhiều phương diện. Cuộc khủng hoảng tác động đến TTLĐ, sức khỏe, thu nhập, nhà ở, việc làm, khiến người dân phải chịu nhiều tổn thương khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, đồng thời dẫn đến chi tiêu cho ASXH trong khủng hoảng gặp nhiều thách thức hơn nhằm bảo đảm sự ổn định xã hội. Với chức năng đem lại lợi ích ASXH cho tất cả mọi người, từ trẻ em, cha mẹ, người già, người mất việc làm, chăm sóc sức khỏe vật chất và tinh thần, các nhà nước phúc lợi Bắc Âu gặp gánh nặng rất lớn về kinh phí và nguồn lực bởi hai lý do sau: Thứ nhất, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong thời kỳ khủng hoảng 2008 - 2012 dẫn đến các nguồn quỹ bảo đảm ASXH và chi tiêu nhà nước cho bảo trợ xã hội tăng lên nhanh chóng. Thứ hai, do TTKT thấp, sự tham gia của người dân trên TTLĐ giảm, mức

lương cho người lao động bị hạ thấp, đã dẫn đến tình trạng Nhà nước không có khả năng thu thuế từ người lao động để bù đắp cho việc mở rộng chi tiêu ASXH.

Tại Thụy Điển, tỷ lệ thất nghiệp tăng rất cao đã tạo áp lực cho nguồn thu từ thuế của chính phủ. Vào năm 2007, tổng doanh thu từ thuế của Chính phủ Thụy Điển là 40 tỷ Sek, năm 2008 giảm còn 10 tỷ Sek, năm 2009 giảm còn 15 tỷ Sek và năm 2010 giảm còn 10 tỷ Sek. Trong khi đó, thất nghiệp và những chi tiêu ASXH cho người già, người ốm tiếp tục tăng cao và tạo áp lực rất lớn cho hệ thống ASXH Thụy Điển. [104, 2012, tr.1]

Những thách thức của hệ thống ASXH Bắc Âu hiện nay:

Mặc dù được thế giới đánh giá cao về những thành công trong việc bảo đảm ASXH toàn diện gắn chặt với TTKT cho người dân nhưng hệ thống ASXH của các nước Bắc Âu từ khi xảy ra khủng hoảng nợ công EU và khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đến nay đã gặp phải những thách thức không nhỏ. Cụ thể là:

Thứ nhất, chi phí cho hệ thống ASXH Bắc Âu là không nhỏ, trong khi tỷ lệ người dân tham gia TTLĐ ngày càng thu hẹp khiến cân đối thu, chi cho quỹ ASXH ở khu vực này gặp nhiều khó khăn. Tính trong GDP, chi phí ASXH ở các nước Bắc Âu cao nhất khu vực châu Âu (chiếm 26,9% GDP năm 2004) và mức thuế đánh vào người lao động cũng cao nhất khu vực châu Âu (46,9% GDP năm 2004). Năm 2004, các nước Bắc Âu hưởng thặng dư ngân sách 4,1% GDP nhờ cân đối được thu (từ thuế) và chi của chính phủ cho các mục tiêu phát triển, trong đó có ASXH.

Những biện pháp cải cách thuế thời gian gần đây đã hạ dần mức thuế áp dụng cho các nước Bắc Âu và vào năm 2008 mức thuế trung bình của các nước Bắc Âu đều giảm mạnh. Điều này đồng nghĩa với nguồn thu ngân sách từ thuế giảm dần, trong khi ASXH những năm gần đây liên tục tăng cao do những lý do nhân khẩu học và TTLĐ, đặc biệt cao trong lĩnh vực chăm sóc người già, ốm đau. Tuổi tác của lực lượng lao động đang là mối đe dọa đến sự ổn định và bền vững của mô hình nhà nước phúc lợi Bắc Âu, bởi mô hình này chủ yếu dựa vào việc đánh thuế thu nhập của thế hệ đang làm việc để bù đắp ASXH cho thế hệ người già, trẻ em và những người ốm đau bệnh tật. Mặc dù tỷ lệ người có việc làm ở khu vực Nordic hiện nay cao hơn so với các nước EU khác, nhưng do tăng tuổi thọ, cộng thêm tỷ lệ sinh đẻ thấp dần ở Bắc Âu đang dẫn đến tình trạng già hóa dân số và sự thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ cho TTLĐ trong tương lai. Nó đặt ra thách thức đối với việc mở rộng ASXH trong nhiều lĩnh vực như an sinh thu nhập (tiền lương hưu), chăm sóc sức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023