Bài Học Thứ Ba: Cần Phá T Huy Vai Trò Của Nhà Nướ C Trong Viêc

chương trình ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng) và phát huy vai trò, trách nhiện của nhà nước (các chính sách, chương trình ASXH không theo nguyên tắc đóng - hưởng và do NSNN đảm bảo).

2.5.5.2. Bài học thứ hai: Lưa

chon

cấu trú c của hê ̣thố ng an sinh xã hôi

cho phù hợp và được đặt trong điều kiện của TTKT.

Qua kinh nghiệm lựa chọn cấu trúc của hệ thống ASXH của các quốc gia nói trên cho thấy, mỗi nước có những chính sách ASXH cụ thể không giống nhau. Tuy nhiên, các nước đều theo một xu hướng chung là thiết lập một hệ thống ASXH đa tầng và linh hoạt, hỗ trợ và liên thông với nhau, bao gồm các tầng sau:

- Bảo hiểm xã hội, gồm bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp...;

- Chính sách thị trường lao động tích cực và thụ động để hỗ trợ người mất việc làm, người thất nghiệp sớm tham gia trở lại thị trường lao động (hỗ trợ thu nhập, dạy nghề, đào tạo lại, tư vấn, giới thiệu việc làm...);

- Trợ cấp xã hội, nhất là cho người nghèo, nhóm yếu thế (trợ cấp nuôi con nhỏ, trợ cấp gia đình có thu nhập thấp, trợ cấp tàn tật, trợ cấp nhà ở...).

Trong đó, trợ cấp xã hội là tầng cuối cùng để lấp kín các khe hở của các tầng khác còn để ngỏ, để không một ai bị lọt xuống dưới nó nhằm khắc phục nguy cơ bị bần cùng hóa, loại trừ xã hội (bị gạt ra bên lề xã hội).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Ví dụ, ở Trung Quốc, với quy mô dân số ở nông thôn khá đông (60% năm 2009) nên Trung Quốc chủ trương thực hiện chính sách kinh tế - xã hội theo định hướng Tam Nông (hướng phát triển mạnh về khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân). Điển hình là Trung Quốc đã triển khai thực hiện bảo hiểm hưu trí nông thôn và chương trình bảo đảm mức sống tối thiểu dân cư nông thôn. Bảo hiểm hưu trí là chương trình cốt lõi của hệ thống ASXH Trung Quốc. Bài học cho Việt Nam ở đây là phấn đấu xây dựng một hệ thống bảo hiểm có khả năng cung cấp hỗ trợ đóng phí cho những người nghèo và cận nghèo, cho dân cư nông thôn để họ có thể tham gia BHXH tự nguyện.

2.5.5.3. Bài học thứ ba: Cần phá t huy vai trò của Nhà nướ c trong viêc

Đảm bảo an sinh xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 11

gắn

kết giữa đảm bảo an sinh xã hôi và tăng trưởng kinh tê.́

Hệ thống ASXH của các nước, nhất là các nước phát triển , có lịch sử phát triển khá lâu đời, phát huy tác dụng tốt trong đời sống xã hội, nhưng cũng còn những nhược điểm, hạn chế, nên luôn luôn được điều chỉnh hoặc cải cách theo

hướng gắn chặt với kinh tế và phù hợp với nền KTTT có sự điều tiết của Nhà nước. Kinh nghiệm tốt có thể rút ra ở đây là cải cách hệ thống ASXH của các nước dựa trên cơ sở có sự chia sẻ trách nhiệm giữa các chủ thể, bao gồm: 1) Nhà nước; 2) Người sử dụng lao động; 3) Người lao động, những công dân đã trưởng thành và các chủ thể khác với tư cách là những nhà cung cấp dịch vụ thị trường (như các quỹ). Sự chia sẻ trách nhiệm giữa các chủ thể trong giải quyết vấn đề ASXH được thực hiện theo các hướng sau:

- Phát triển các loại hình BHXH theo nguyên tắc đóng - hưởng (bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...), trong đó, người lao động và người sử dụng lao động tham gia các loại hình BHXH đều đóng góp vào quỹ BHXH , nhà nước hỗ trợ một phần khi đóng góp của các bên không đủ. Ngoài các hình thức BHXH bắt buộc, người lao động và mọi công dân đều có cơ hội lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện.

- Bên cạnh hệ thống ASXH công (của Nhà nước) là chủ yếu, khuyến khích doanh nghiệp, khu vực tư nhân tham gia, chia sẻ cùng Nhà nước; nhất là phát triển hệ thống bảo hiểm hưu trí của doanh nghiệp, cho phép khu vực tư nhân kinh doanh bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế... theo đúng luật pháp của Nhà nước.

- Xác định các mức trợ cấp xã hội dựa trên sự phát triển, TTKTvà nhu cầu tối thiểu, cơ bản thông qua xác định các chuẩn cho từng loại trợ cấp xã hội trên cơ sở bảo đảm nhu cầu mức sống tối thiểu, cơ bản theo từng thời kỳ phù hợp với TTKT (chuẩn về trợ cấp bảo hiểm hưu trí, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thu nhập thấp...). Trong đó, quan trọng nhất là xác định chuẩn an sinh tối thiểu (sàn ASXH), được coi là chuẩn tối thiểu, cơ bản nhất dùng làm mức sàn thấp nhất cho các trợ cấp xã hội khác.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình trợ cấp xã hội cho các đối tượng đặc thù, nhất là đối với nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương (người già, trẻ em, người tàn tật, người nghèo, phụ nữ...).

- Đảm bảo các nguồn tài chính vững chắc cho thực hiện các chính sách và chương trình ASXH trên cơ sở hình thành các quỹ từ sự đóng góp của doanh

nghiệp, của người lao động, sự hỗ trợ của chính phủ từ thuế; Nhà nước có chính sách ưu đãi để quỹ tham gia đầu tư sinh lời...

- Mở rộng độ bao phủ của các chính sách ASXH, nhất là BHXH và trợ cấp xã hội cho toàn dân (chẳng hạn, bảo hiểm y tế công dân); tạo cơ hội cho mọi người tham gia và hưởng lợi từ các chính sách và chương trình ASXH.

2.5.5.4. Bài học thứ 4: Thiết lập và phát triển một hệ thống tổ chức quản lý quỹ an sinh xã hội.

Nói chung, các chính sách và chương trình ASXH rất phức tạp, đa dạng, đối tượng tham gia rất rộng với nội dung khá toàn diện, do đó công tác quản lý phải thống nhất. Các nước phát triển đều có một cơ quan chính phủ cụ thể quản lý nhà nước về lĩnh vực này để lên kế hoạch thực hiện, điều phối, hướng dẫn và quản lý (Mỹ có cơ quan quản lý quỹ ASXH gọi là Ủy ban quản lý Quỹ ASXH - Social Protection Trust Fund Commission; Thụy Điển có Ủy ban Bảo hiểm Quốc gia - National Social Insurance Board...). Các chính sách về ASXH đều được luật pháp hóa thành những đạo luật và chương trình hoá có mục tiêu trong đó đảm bảo gắn với TTKT. Đồng thời, các nước thiết lập hệ thống theo dõi thu nhập thông qua đăng ký và thiết lập tài khoản thống nhất cho tất cả các nguồn thu của đối tượng thụ hưởng, dựa vào đó các cơ quan quản lý ASXH có thể sử dụng thông tin để xác định các mức trợ cấp.

Cần tránh không mắc phải những nhược điểm, làm hạn chế sự gắn kết giữa TTKT và đảm bảo ASXH của các nước .

Các nước có một hệ thống ASXH rất phát triển và các chính sách trợ cấp khá đa dạng. Tuy nhiên, cũng bộc lộ một số nhược điểm, hạn chế rất quan trọng, cụ thể là:

- Trong lịch sử phát triển của mình, một số nước theo mô hình KTTT tự do đã quá nhấn mạnh vai trò thống trị của thị trường, dẫn đến tuyệt đối hóa sức mạnh điều tiết của thị trường đối với thực hiện công bằng xã hội; ngược lại một số nước theo mô hình KTTTxã hội, Nhà nước phúc lợi lại thực hiện một chính sách ASXH hào phóng, bao cấp từ Nhà nước trên cơ sở đánh thuế lũy tiến rất cao đã từng là nguyên nhân của sự trì trệ về kinh tế, giảm động lực cho TTKT, xuống cấp về đạo đức và mất ổn định về chính trị.

- Các nước có hệ thống ASXH khổng lồ, nhất là các nước Bắc Âu, đang phải đối mặt, chịu nhiều áp lực về kinh tế, đặc biệt là trong những giai đoạn suy thoái, TTKT giảm hoặc kinh tế chậm phát triển. Mỹ là nước giàu có, khi đối tượng tham gia hệ thống ASXH rất rộng và có chi phí lớn, một mình chính phủ không đủ khả năng cáng đáng cả gánh nặng tài chính. Từ đó, trong cải cách hệ thống ASXH, trợ cấp xã hội, các nước này có xu hướng cắt giảm bớt các khoản trợ cấp (trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp người có thu nhập thấp, trợ cấp trẻ em, trợ cấp ốm đau, tàn tật...), hoặc chuyển bớt trách nhiệm của Nhà nước cho thị trường (ví dụ: cho phép khu vực tư nhân kinh doanh BHXH thiếu sự quản lý của Nhà nước). Từ đó, dẫn đến thách thức lớn về kinh tế và chính trị đối với Nhà nước trước một bài toán đặt ra là phát triển hệ thống ASXH sao cho có thể tiếp tục đảm bảo an ninh kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo đời sống người dân so với mức đạt được trước đây.

- Các nước phát triển hệ thống ASXH và giải quyết vấn đề trợ cấp xã hội theo hướng Nhà nước không chỉ là cơ quan quyền lực, thực hiện chức năng cai trị, mà còn là một Nhà nước phục vụ trong một xã hội dân chủ, xã hội dân sự với hệ thống cung cấp dịch vụ công và dịch vụ thị trường khá phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống cung cấp dịch vụ công và dịch vụ thị trường trong thực hiện chính sách và chương trình ASXH vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế do đối tượng ngày càng mở rộng và chất lượng dịch vụ ngày càng đòi hỏi cao hơn; người dân vẫn phải chờ đợi lâu trong tiếp cận các dịch vụ và chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ. Hạn chế này có thể được khắc phục khi phát triển mạnh mạng lưới cung cấp dịch vụ ở cơ sở và đào tạo đội ngũ cán sự xã hội tương ứng với nó.

Bài học của Trung Quốc đã cho chúng ta thấy: TTKT không thể chỉ là giúp một số người hưởng lợi. Xã hội sẽ không phát triển nếu không có chính sách kích thích một bộ phận dân chúng vươn lên làm giàu chính đáng. Nhưng nếu không có chính sách hợp lý thì không bao giờ tạo ra được công bằng và sự phát triển bền vững. Cũng không thể cào bằng bằng cách điều tiết hết lợi ích của người giàu chia cho người nghèo. Vì vậy, trong quá trình phát triển, cần có các chính sách tạo điều kiện cho người có năng lực, có khát vọng có thể làm giàu tối đa nhưng cũng không bỏ mặc những người không có khả năng tự bươn chải. Chấp nhận một khoảng cách giữa người giàu và nghèo, nhưng phải nâng được mặt bằng mức sống của người

nghèo lên để họ có thể tiếp cận phúc lợi tối thiểu về nhà ở , y tế, giáo dục, để không có người dân nào không được chữa bệnh, không được đi học chỉ bởi hô ̣nghèo.

2.5.5.5. Bài học thứ năm : Phải đảm bảo an sinh xã hội cùng vớ i sự tương

thích các hê ̣thố ng dic̣ h vụ xã hội (như trường hoc̣ , bêṇ h viên

...).

Chính phủ cần phát triển hệ thống ASXH tổng thể để đảm bảo an toàn cuôc

sống cho người dân thông qua các biên

pháp nhằm đaṭ đươc

an ninh về viêc

làm ,

thu nhâp̣ , tiếp cân

các dic̣ h vụ xã hội cơ bản và bảo vệ có hiệu quả những người yếu

thế trong xã hôị . Đồng thời đảm bảo ASXH với sư ̣ tương thích với hê ̣thống dic̣ h vu

xã hội cơ bả n như trường hoc

, bêṇ h viêṇ , các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe nhân

dân, đảm bảo nhà ở ở mức tối thiểu để người dân được thụ hưởng nhiều hơn từ chính sách ASXH của Đảng và Nhà nước. Coi đầu tư cho phát triẻn hệ thống cung cấp dịch vụ ASXH cũng là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho con người ngày càng tăng, được đảm bảo thì người dân an tâm khi gặp những rủi ro trong cuộc sống, họ sẽ yên tâm lao động và cống hiến sức lực và trí tuệ cho sự phát triển của đất nước, từ đó thúc đẩy TTKT mà vẫn đạt được mục tiêu ASXH.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Khái niệm đảm bảo ASXH và TTKT là tương đối mới và chưa thống nhất ở Việt Nam. Chương này đã nêu một cách hệ thống khái niệm về ASXH theo quan điểm của các tổ chức trên thế giới và ở Việt Nam cũng như quan điểm của Luận án về ASXH, khái niệm TTKT, khái niệm đảm bảo ASXH gắn với TTKT. Đồng thời mối quan hệ tác động qua lại giữa TTKT và ASXH đã được phân tích khá kỹ dựa trên 5 trụ cột cơ bản của ASXH, qua đó có thể thấy TTKT và ASXH có mối quan hệ gắn kết rất chặt chẽ với nhau, có TTKT mới có thể thực hiện đảm bảo ASXH nhưng ASXH cũng có tác động ngược trở lại là thúc đẩy TTKT . Vấn đề cách thức gắn kết giữa ASXH với TTKT cũng đã được phân tích khá chi tiết , cụ thể như: đảm bảo ASXH trên cơ sở xây dựng và thực hiện sàn tối thiểu của ASXH; đảm bảo ASXH được thực hiện trên cơ sở kết quả của TTKT (khả năng của nền kinh tế);

thưc

hiên

sư ̣ gắn kết đảm bảo ASXH với các nội dung của chính sách , kế hoac̣ h ,

chương trình phát triển kinh tế - xã hội; phân điṇ h rõ mối quan hê ̣công - tư (trách

nhiêm

giữa nhà nước và thị trường, xã hội), vấn đề đảm bảo ASXH gắn với TTKT

phải tiếp cận dần các chuẩn mực quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế . Các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo ASXH gắn với TTKT gồm: Mô hình phát triển của mỗi quốc gia, thể chế chính sách, nhân tố văn hóa - xã hội , nhân tố hội nhập quốc tế . Các tiêu chí để đánh giá đảm bảo ASXH gắn với TTKT đã được xác định là: tiêu chí quan hệ giữa TTKT với việc làm, TTKT với giảm nghèo, TTKT với bảo hiểm

xã hội, TTKT với trợ giúp xã hội, chỉ tiêu độ bao phủ BHXH, BHYT, BHTN, chỉ tiêu tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số bao phủ chính sách giải quyết việc làm, chỉ số bao phủ chính sách đào tạo nghề.

Qua phân tích kinh nghiệm quốc tế của một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Đức, các nước Bắc Âu và Trung Quốc Luận án rút ra một số bài học là: cần phải lựa chọn mô hình tăng trưởng phù hợp với điều kiện của đất nước;lựa chọn cấu trúc của hệ thống ASXH phải khoa học và thực tế; cần phát huy vai trò của Nhà

nước trong viêc gắn kêt́ giữa đam̉ baỏ ASXH và TTKT; thiết lập và phát triển một

hệ thống tổ chức quản lý quỹ ASXH; phải đảm bảo ASXH cùng với sư ̣ tương thích các hệ thống dịch vụ xã hội (như trường hoc̣ , bêṇ h viêṇ ...).

Trên thực tế, nếu các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thực hiện được các bài học đã rút ra ở trên sẽ góp phần không nhỏ vào việc thực hiện đảm bảo ASXH gắn với TTKT.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

3.1. Thực trạng chính sách đảm bảo an sinh xã hội gắ n vớ i tăng trưở ng kinh tế

3.1.1. Chủ trương, quan điểm của Đảng về đảm bảo an sinh xã hội gắn vớ i tăng trưởng kinh tế.

ASXH là một trong những quyền cơ bản của con người, một mục tiêu phát

triển xã hội, tiêu chí của tiến bộ, bình đẳng và công bằng xã hội. Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hiệp quốc được thông qua ngày 10/12/1948 ghi rõ: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng ASXH”. [88,1948,tr. 2]

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm chủ trương phải gắn kết phát triển , TTKT với

đảm bảo ASXH theo nguyên tắc công bằng xã hội, xem đó không chỉ là muc

tiêu

mà còn là động lực cho tăng trưởng , phát triển kinh tế . Người nói: “Trong công tác lưu thông phân phối , có hai điều quan trọng phải luôn nhớ : Không sơ ̣ thiếu chỉ sơ ̣ không công bằng, không sơ ̣ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”. [97,2011,tr. 1]

Vấn đề này đươc

Đảng ta đăc

biêṭ quan tâm . Cương lĩnh năm 1991 của Đảng

đã xác định phải “kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội”. Quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta về kết hợp hài hoà giữa TTKT với tiến bộ và công bằng xã hội, được khẳng định trong hầu hết các Văn kiện Đại hội Đảng, nhất là trong thời kỳ đổi mới. [129,1991,tr. 5]. Quan điểm nhất quán này cần phải được hiểu đảm bảo ASXH là một trong những nội dung quan trọng, cốt yếu của công bằng xã hội trên cơ sở " Công dân có quyền được đảm bảo ASXH" (Điều 34. Hiến pháp 2013 của Việt Nam).

Văn kiên

Đaị hôị VII của Đảng (năm 1991) xác định: “Kết hơp

hài hòa giữa

phát triển kinh tế với phát triển văn hóa , giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bô ̣xã hôị ….”. [129,1991,tr. 5]

Đại hội VIII đã xác định: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”. [130,1996,tr.8]

Xem tất cả 210 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí