Kết Cấu Ca Dao Trữ Tình Xét Ở Góc Độ Diễn Xướng


CHƯƠNG 1. KẾT CẤU CA DAO TRỮ TÌNH XÉT Ở GÓC ĐỘ DIỄN XƯỚNG

1.1. Khái niệm diễn xướng

Từ lâu, để đời sống văn hóa và tinh thần thêm phong phú, con người đã tạo nên nghệ thuật diễn xướng. Tìm hiểu về cơ sở và thời điểm hình thành phương pháp nghiên cứu folklore dưới góc độ diễn xướng, Trần Thị An trong “Nghiên cứu văn học dân gian từ góc độ type và motif- Những khả thủ và bất cập” đã viết: “Trong khi S.Thompson chỉ quan tâm đến tư liệu folklore tồn tại ở các văn bản có giá trị văn học và chúng là sản phẩm của quá khứ thì các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng folklore vẫn tồn tại trong đời sống hôm nay, là biểu hiện của lĩnh vực rộng lớn của hành vi và văn hóa loài người. Đó là cơ sở cho sự ra đời của phương pháp nghiên cứu folklore từ góc độ diễn xướng, một phương pháp nghiên cứu thịnh hành ở Hoa Kỳ vào nửa cuối thế kỷ XX và đang được cả thế giới ứng dụng ngày nay. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là các nhà nghiên cứu William Bascom, R.M.Dorson, Richard Bauman, Linda Dégh,…Các nhà nghiên cứu tán đồng quan điểm này, chỉ coi văn bản như một yếu tố tham chiếu chứ không phải là toàn bộ tư liệu nghiên cứu…”. Chính quan niệm này “sẽ dẫn đến một cách tiếp cận thông qua chính bản thân sự diễn xướng. Trong cách tiếp cận như vậy, sự vận dụng hình thức các đặc điểm ngôn ngữ học sẽ trở nên thứ yếu so với thực chất của sự diễn xướng, như nó vốn có, được quan niệm và định nghĩa như một phương cách thông tin” [4].

Ở Việt Nam, thời Lý Trần – thời kỳ cực thịnh của văn hóa dân tộc – diễn xướng dân gian có điều kiện phát triển mạnh. Nhà bác học Lê Quý Đôn trong “Kiến Văn tiêu lục” cho biết: triều đình nhà Trần đã kể tên các trò diễn xướng dân gian (trò Ngô, mẹ Đĩ, đánh vật, đá cầu,…) vào “Lễ bộ chương” và trong thế kỷ XII – XIII diễn xướng văn hóa dân gian rất phong phú. Thời


Tiền Lê, diễn xướng được triều đình sử dụng trong các nghi thức ngoại giao. Trong “Sứ giao tập”, Trần Cương Trung ghi rằng: vua Lê Hoàn đã cùng nhảy múa với các nghệ nhân trong buổi tiếp sứ nhà Tống. Thời Lê, có hai khúc vũ nhạc ghi trong lịch sử văn học nghệ thuật Việt Nam là “Bình Ngô phá trận” và “Chư hầu lai triều” được xem là có nghệ thuật diễn xướng độc đáo. Ở Thanh Hóa, các hình ảnh miêu tả vũ hội hóa trang trên trống đồng Đông Sơn đã cho thấy thời điểm ra đời của diễn xướng dân gian nơi đây trên hai ngàn năm. Như tác giả Lê Ngọc Canh viết, diễn xướng “đã hình thành từ nhu cầu tái hiện và từ hiện thực ấy vươn lên ước vọng của con người” [197, tr.212].

Theo Lê Ngọc Canh, “Diễn xướng là đặc tính, đặc điểm nhiều thể loại văn hóa dân gian: dân ca, sử thi, nhạc, múa, sân khấu,…Nghệ thuật biểu diễn dân gian gồm có âm nhạc dân gian, múa dân gian, trò diễn dân gian, múa rối, sân khấu dân gian” [197, tr.208, 209]. Về sau, thuật ngữ “diễn xướng” được sử dụng rộng rãi để diễn tả sinh hoạt văn hoá nghệ thuật nói chung, được các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu.

Diễn xướng ban đầu được hiểu rất đơn giản, gồm hai yếu tố ghép lại với nhau là: “diễn” (thể hiện, hành động) và “xướng” (âm thanh, hát, đọc, hò, hô, kể chuyện, hỏi đáp, đối đáp,…). Nhưng khi đã phát triển “từ thô phác đến tinh vi, từ giản đơn đến phức tạp, từ sự lỏng lẻo, tùy hứng đến bài bản, quy củ, từ nguyên hợp đến phân chia tương đối độc lập” [197, tr.217] thì ngoài hai yếu tố “diễn” và “xướng”, “diễn xướng” gồm nhiều yếu tố khác kết hợp hài hoà, chặt chẽ với nhau: ngôn từ, âm nhạc, điệu bộ, múa, trò chơi và nghi lễ. “Với tác phẩm văn học dân gian, diễn xướng không chỉ là sự ca xướng, biểu diễn nhằm đem lại cho nó một chất lượng thẩm mỹ, một hiệu quả thẩm mỹ mới mà còn là sự sử dụng theo nghĩa thông thường của từ này, tức là dùng vào một mục đích thiết thực nhất định nào đó” [186, tr59].


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Đúng như Richard Bauman đã viết: “Khái niệm diễn xướng đã trở nên có tầm quan trọng then chốt trong việc định hướng cho một số ngày càng tăng các nhà folklore và cả những người khác quan tâm đến nghệ thuật lời nói…Thuật ngữ “sự diễn xướng” dùng để chuyển tải ý nghĩa kép của hành động mang tính nghệ thuật - một việc làm có tính folklore và một sự kiện có tính nghệ thuật - đó là tình huống biểu diễn, bao gồm người biểu diễn, hình thức nghệ thuật, thính giả và bối cảnh.” [174, tr.744]

Như vậy, diễn xướng là biểu diễn, trình diễn có nghệ thuật tác phẩm để tạo ra sự liên kết, gắn bó những người tham gia trong hòan cảnh nhất định và với ý nghĩa, chức năng nhất định. Diễn xướng ca dao là tổng hợp những hình thức, cách thức khác nhau để diễn tả có mục đích nội dung, hình thức lời ca theo các lề lối nhất định, trước người nghe (người xem) trong một môi trường cụ thể. Trong ý nghĩa đó, có thể hiểu diễn xướng ca dao gồm tổng thể các phương thức nghệ thuật (lời, nhạc, động tác, điệu bộ, lối hát) để tạo nên sự hòa quyện giữa ca hát và hành động của con người trong những hòan cảnh, môi trường cụ thể nhằm biểu hiện, diễn tả tình ý của cả người hát lẫn người nghe.

Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 4

1.2. Đặc điểm của diễn xướng

“Đặc trưng nổi bật của sự diễn xướng nằm ở tác động qua lại giữa các nguồn có tính chất thông tin, năng lực cá nhân và mục đích của những người tham gia, trong khuôn khổ bối cảnh của những tình huống nhất định. Nguồn (….) là tất cả mọi khía cạnh của hệ thống thông tin có sẵn cho các thành viên của một cộng đồng sử dụng để tiến hành sự diễn xướng…Mục đích của người tham gia bao gồm những cái thuộc bản chất của sự diễn xướng – sự thể hiện trình độ, sự tập trung chú ý vào bản thân mình như một người biểu diễn, sự nâng cao vốn sống - cũng như những mục đích cuối cùng mà người ta mong muốn sự diễn xướng đem lại” [174, tr.744]. Như vậy là, theo


Richard Bauman, đặc trưng của diễn xướng thể hiện qua mục đích, năng lực, trình độ của người diễn xướng trong hòan cảnh nhất định. Đặc trưng đó thể hiện qua tính truyền thống và tính ứng tác - sáng tạo.

Trong quá trình sáng tạo, lưu truyền ca dao, những truyền thống nào phù hợp với hòan cảnh sáng tác, cách diễn xướng, phù hợp với tâm tư, tình cảm của nhân dân thì được lưu truyền và tham gia ứng tác. Ngược lại, truyền thống nào không còn phù hợp sẽ bị mai một và biến mất. Chẳng hạn những bài hát cố định khi diễn xướng Quan họ như bài hát chào, hát dạo, hát đố, hát se kết, hát giã bạn, hát tiễn mang tính truyền thống, được lưu truyền rộng rãi. Tính truyền thống có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sáng tác và diễn xướng ca dao.

Khi diễn xướng ca dao, người diễn xướng đã kết hợp hài hoà giữa truyền thống, ứng tác. Ứng tác là hình thức phổ biến, hình thức sáng tạo tức thời của người diễn xướng, tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho diễn xướng. Người ứng tác muốn ứng tác được tức thời, ứng tác đúng và hay, phải dựa vào các bài ca dao truyền thống. Ứng tác muốn đạt hiệu quả cao thì người ứng tác không chỉ dựa vào vốn sống, vốn bài hát dân gian, mà còn phải có khả năng sáng tạo để ứng tác phù hợp với hoàn cảnh. Trong quá trình diễn xướng, từ truyền thống mà sinh ra tính ứng tác - sáng tạo. “Trên cơ sở truyền thống, người sáng tác - với kinh nghiệm của mình – sẽ tạo nên những giá trị thẩm mỹ. Người sáng tác sẽ dựa vào mẫu mực trong những tác phẩm do người trước để lại mà tạo nên những tác phẩm dân gian mới. Những tác phẩm này vừa theo khuôn mẫu truyền thống nhưng vừa được cải tiến, sửa sang cho thích nghi với những điều kiện, những nhu cầu mới nảy sinh trong cuộc sống, trong thực tiễn.” [102, tr.19]. Trên nền tảng âm điệu truyền thống, người diễn xướng một mặt sẽ hát để phù hợp với truyền thống một cách nhuần nhị; mặt khác, họ có thể ứng tác về từ ngữ, cao độ (lên bổng,


xuống trầm), điều chỉnh nhịp điệu (nhanh hay chậm), giọng điệu thể hiện tính độc đáo cá nhân và phù hợp với hoàn cảnh.

Ứng tác tạo nét riêng biệt, khác lạ, đặc sắc cho từng bài ca dao. “Ở ca dao, cái chung, cái truyền thống chiếm ưu thế so với cái riêng, cái đổi mới. Và do đó mà ở ca dao, việc tìm cái chung, cái giống nhau hay gần nhau thường không khó khăn bằng việc phát hiện, nhận biết cái riêng, cái khác lạ ở từng bài, từng câu. Thiếu cái riêng dù rất ít, rất nhỏ này thì mỗi bài ca dao sẽ không có và không thể có “cái duyên”, có nét riêng của nó nữa và do đó nó cũng không còn lý do để tồn tại. Cái riêng của mỗi bài ca dao chính là sự phản ánh cách cảm cách nghĩ riêng của mỗi con người đã tham gia sáng tác ca dao.” [193, tr.25]

Trong quá trình diễn xướng ở các vùng, miền đất nước, từ truyền thống, một số điệu lý được sáng tạo, nâng cao, bổ sung để trở thành bài hát mới. Chẳng hạn như từ bài lý giao duyên Bình Trị Thiên, lý giao duyên Nam Bộ đã được chỉnh sửa, bổ sung để trở thành bài hát với tên gọi mới là Ru con.

Dân ca Quan họ cũng thể hiện rõ tính ứng tác và sáng tạo. Từ những bài truyền thống ban đầu, số lượng làn điệu, lời ca Quan họ luôn biến đổi (lúc tăng, lúc giảm) vì người hát không ngừng sáng tạo, gọt giũa, nâng cao chất lượng bài hát. Theo các nhà nghiên cứu, chỉ riêng số lượng âm điệu cơ bản (không tính dị bản) – tức âm điệu truyền thống - dân ca Quan họ đã gồm khoảng 500 âm điệu (bắt nguồn từ tuồng, chèo, chầu văn, lý con sáo, lý cây đa, lý mười thương,...). Tính ứng tác, sng tạo trong dân ca Quan họ biểu hiện qua lời ca, giai điệu âm nhạc, thang âm, tiết tấu, bố cục, cách hát (mỗi người, mỗi cặp, mỗi thế hệ, mỗi vùng, mỗi thời kỳ hát khác nhau), qua cách sáng tác riêng của từng địa phương. Tính ứng tác, sáng tạo trong Quan họ xuất hiện trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các địa phương (xen kẽ với hát ví,


hát tuồng, hát chèo,...). Vì thế, âm điệu của hát ví, hát tuồng ảnh hưởng đến Quan họ (như ở Thị Cầu), âm hưởng của hát chèo ảnh hưởng đến Quan họ (ở Ngang Nội).

Một trong những nguyên nhân khiến diễn xướng mang tính ứng tác là do hòan cảnh diễn xướng, tài năng sáng tạo của người hát (có khi nằm ngoài ý thức của họ), lần hát trước khác với lần hát sau. Chẳng hạn như các bài Quan họ nói về đề tài “Giã bạn” – có khi hát để nói về tình cảm của người về đối với người ở lại, có khi ngược lại, thể hiện tình cảm của người ở lại (mong nhớ, buồn,…) với người ra về, tùy hòan cảnh: “Chúng em (hoặc chúng anh) giờ ra về, liệu Quan họ có nhớ đến chúng em (hoặc chúng anh) chăng? Ngòai ra, người hát có những cách lấy hơi, cách phát âm, ngắt câu, luyến láy, nhả chữ tuỳ theo thị hiếu, tình cảm, hứng thú, kinh nghiệm của mỗi cá nhân.

Hai yếu tố truyền thống và ứng tác - sáng tạo có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong truyền thống có tính ứng tác - sáng tạo và ngược lại, ứng tác - sáng tạo dựa trên cơ sở truyền thống. Ứng tác - sáng tạo phải phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của nhân dân, với môi trường. Chẳng hạn, từ một lời ca mang tính truyền thống, xuất phát từ thực tiễn: Chiều chiều quạ nói với diều / Tìm nơi đống trấu có nhiều gà con mà ca dao Nam Bộ có bài: Chiều chiều quạ nói với diều / Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm. Rồi tuỳ theo địa danh người sáng tác sinh sống mà có các bài ca dao tương tự, “Cù lao Ông Chưởng”được thay bằng “Ô Môn Bình Thuỷ” (Cần Thơ),...Hay từ bài ca dao: Nam Vang đi dễ khó về / Trai đi có vợ, gái về có con để chỉ một xứ rất xa, không tiện đi lại, mà có các bài ca dao thay địa danh Nam Vang thành Long Xuyên, Cần Thơ, Gò Công,...Giải thích điều này, GS.Đinh Gia Khánh viết: “Những giá trị thẩm mỹ của văn hoá dân gian thường được lưu truyền từ địa phương này sang địa phương khác...Nếu như tác phẩm dân


gian được tái tạo để thích nghi với từng thời đại thì nó cũng được tái tạo để thích nghi với từng địa phương...Mỗi địa phương có thể vay mượn của các địa phương khác những giá trị văn hoá dân gian nào đó và tái tạo chúng theo yêu cầu của mình...Những sáng tạo của nhiều người, thậm chí của nhiều thời đại, của nhiều địa phương đã kết hợp với nhau một cách tự nhiên theo những quy luật của sự tiếp biến văn hoá” [197, tr.21, 22].

1.3. Các hình thức diễn xướng

Diễn xướng ca dao được chia thành hai loại: hát đơn (độc thoại) và hát đối đáp (còn gọi là đối thoại).

Theo “Từ điển Văn học”, “độc thoại và đối thoại là hai kiểu giao tiếp ngôn từ cơ bản…mang màu sắc chủ quan và bộc lộ những đặc tính của những chủ thể phát ngôn” [141, tr.448]. Độc thoại và đối thoại đều có vai trò quan trọng trong ca dao.

1.3.1. Hát đơn

Hát đơn là lối diễn xướng do một cá nhân trình diễn, “một mình mình hát, một mình mình nghe”. Hát đơn diễn ra chủ yếu trong sinh hoạt gia đình (ví dụ: hát ru), hoặc trong khung cảnh sinh hoạt, lao động bình thường khác. Trong thực tiễn, có những điệu hát, bài hát không nên đối đáp vì sẽ không thể hiện được cái hồn của bài ca như: hát chầu văn, ru con,…Kết cấu hát đơn tuy không có hai vế “đối” và “đáp” nhưng bao gicũng gián tiếp hướng tới đối tượng đối thoại, nhắn gửi, tâm sự.

1.3.2. Hát đối đáp

Hát đối đáp là hình thức diễn xướng gồm từ hai người hoặc hai tốp, hai bên hát trở lên, cĩ người hỏi, người đáp. Người hỏi đặt ra một hay nhiều câu hỏi, người đáp trả lời theo nội dung tương ứng. Vế hỏi và vế đáp luơn cĩ sự tương xứng về hình thức cũng như nội dung.


Hát đối đáp có hai dạng: đối đáp vặt và đối đáp trong cuộc. Đối đáp vặt là đối đáp giữa hai người, thường là một nam, một nữ hoặc đối đáp giữa hai tốp hát. Đối đáp vặt không bị quy định về không gian, thời gian, lề lối. Chàng trai, cô gái có thể hát đối đáp với nhau khi có tình ý. Hát đối đáp cuộc (hát Quan họ, hát xoan, hát giặm,…) có sự quy định chặt chẽ về thời gian, địa điểm, lề lối hát, các chặng hát.

1.4. Đặc trưng diễn xướng tác động đến ca dao và sự hình thành kết cấu ca dao

1.4.1. Đặc trưng diễn xướng tạo nên kết cấu đối đáp, nội dung đối đáp trong ca dao

Ca dao được nhõn dõn sỏng tỏc và lưu truyền là nhờ hỡnh thức sinh hoạt đối đỏp trong lao động, lỳc nghỉ ngơi hay hội hố đỡnh đỏm. Ca dao ra đời, được lưu truyền và biến đổi chủ yếu thụng qua sinh hoạt dõn ca. Do đú mà phần lớn ca dao trữ tỡnh cũn in rừ khuụn dấu dõn ca, mà “khuụn dấu ấy chớnh là lời đối đỏp, do cỏc kiểu hỏt tập thể (ghẹo, vớ, trống quõn, cũ lả, phường cấy, phường vải, quan họ, v.v…) của dõn tộc ta mà cú. Đối đỏp là núi chuyện bằng lời thơ, điệu hỏt giữa đụi trai gỏi, giữa hai họ, hai phường” [45, tr.44]. Do đú, kết cấu đối đỏp (một vế hay hai vế) chớnh là sản phẩm, hệ quả của đặc trưng diễn xướng của ca dao. Đặc trưng này của ca dao khỏc hẳn thơ trữ tỡnh. Trong thơ trữ tỡnh, đụi khi chỳng ta cũng gặp những hỡnh thức đối đỏp. Vớ dụ những bài thơ đối đỏp ônảy lửaằ giữa Phan Văn Trị và Tụn Thọ Tường, hay hỡnh thức đối đỏp giữa ômỡnhằ và ôta ằ trong bài thơ

ôViệt Bắc ằ của Tố Hữu. Song, cả hai vớ dụ vừa dẫn đều khụng giống như đối đỏp trong ca dao và đều khụng phải là kết quả, sản phẩm của diễn xướng như ca dao.

Kết cấu một vế hay độc thoại trong ca dao là câu chuyện, tâm tình, là ngôn ngữ của nhân vật trữ tình nói về tình cảm, về cảnh ngộ, số phận, nỗi

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí