Vai Trò Của Thơ Ca Dân Gian Trong Đời Sống Tinh Thần Của Người Dao Tuyển

bài kinh dưới dạng thơ ca. Các quyển kinh được đọc và ngâm theo điệu nhạc có đệm trống, chiêng hay thanh la. “Châu báu tác thành độ nhấn huyền; Thuyền lướt qua trong luân hồi đó; Khi tụng như cơn mưa xuân nhỏ; Muôn dân vạn vật nảy sinh sôi…”[51, tr.31].

* Thơ ca trong lễ cưới

Lễ cưới người Dao Tuyển ở Lào Cai là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian độc đáo, được chia thành các nghi lễ: Lễ so tuổi, lễ dạm hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt. Thơ ca đám cưới của người Dao Tuyển chủ yếu gắn chặt với các nghi lễ ấy. Đó là một hệ thống các bài hát được trình diễn giữa một bên là nhà trai và một bên là nhà gái từ khi nhà trai đi đón dâu đến khi kết thúc lễ cưới ở nhà trai. Hệ thống các bài hát này được ghi chép thành tập thơ “Vằn ẳn có” (Hôn ân ca).

* Thơ ca trong lễ mừng nhà mới

Sau khi tổ chức xong các nghi lễ khánh thành nhà mới, người Dao Tuyển còn tổ chức lễ hát mừng nhà mới. Mở đầu là những bài hát của nam nữ trung niên có nhà cửa khang trang, có đủ con trai con gái đứng lên hát đối đáp chúc mừng gia chủ. Sau đó, chủ nhà trực tiếp hát để cầu mong thần thánh phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn, cảm ơn sự giúp đỡ của họ hàng và dân làng. Cuộc hát được tổ chức đến tận đêm khuya, diễn ra ngay bên mâm rượu, mọi người đều trong tâm trạng vui vẻ.

* Thơ ca trong tang lễ

Thơ ca là một bộ phận không thể thiếu trong tang lễ của người Dao Tuyển. Khi có người thân quá cố, gia đình tang chủ phải mời người hát giỏi, đến hát phụ hoạ cho tiếng khóc than. Đồng thời thầy cúng trong một số nghi lễ cũng trở thành thầy hát, hát các bài ca nghi lễ. Suốt các nghi lễ trong đám tang đều có người hát. Nội dung các bài hát đều bày tỏ sự xót thương của người thân đối với người quá cố.

* Thơ ca trong các nghi lễ khác

Ngoài các nghi lễ đã nêu trên, người Dao Tuyển còn tổ chức các nghi lễ tôn giáo khác như lễ cúng thần nông, lễ giải hạn, lễ làm chay…Các nghi lễ ấy đều được tổ chức trang trọng và các thầy cúng đều diễn xướng các bài ca tôn giáo. Tuy đây là những bài ca mang tính chất tôn giáo nhưng vẫn lấp lánh ánh sáng soi rọi vào lịch sử hoặc phản ánh cuộc sống của con người.

1.2.2.3. Thơ ca sinh hoạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Thơ ca nghi lễ phong tục chủ yếu thể hiện mối quan hệ khách quan giữa người hát đối với đối tượng, qua đó người hát ít nhiều gửi gắm tình cảm chủ quan của mình. Khác với thơ ca nghi lễ phong tục, thơ ca sinh hoạt của người Dao Tuyển chủ yếu thể hiện tình cảm chủ quan của người hát đối với những đối tượng gần gũi, thân thiết như người mẹ với đứa con trong các điệu hát ru, những đứa trẻ trong hát đồng dao, các chàng trai, cô gái hát đối đáp trong các bài ca giao duyên. Vì vậy, thơ ca sinh hoạt của người Dao Tuyển chủ yếu là do người hát tự đặt lời truyền khẩu nên ít bị gò bó như hát theo nghi lễ.

* Hát ru

Thơ ca dân gian của người dao tuyển ở Lào Cai - 4

Hát ru của người Dao Tuyển ở Lào Cai khá phong phú với những bài hát ru của bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru em và tuỳ theo thời gian mà có những bài hát ru buổi sáng, hát ru buổi trưa, hát ru buổi tối. Chức năng chủ yếu của lời hát ru là tạo nên nhịp điệu êm ái để đưa đứa trẻ vào giấc ngủ, nội dung chủ yếu là thể hiện tình cảm của người hát ru đối với đứa trẻ. Đặc biệt, người Dao Tuyển có bài hát ru của bà nội đối với cháu đích tôn “Bồ hôố xây sủn tòn con” – Bài hát ru cháu trai gốc. Nội dung của nó vừa thể hiện tình cảm yêu quý của bà nội vừa nhắc nhở trách nhiệm nối dõi tông đường của cháu :

Cháu nội của bà ngủ ngoan

Ôi vàng của bà, bà qúi cháu lắm Bao nhiêu của quí bà không thích


* Hát đồng dao

Bà yêu cháu vàng nối tổ tông Bánh trưng bàn thờ cháu thờ cúng

Đừng quên ông bà và tổ tiên [ 51, tr.44].

Người Dao Tuyển gọi hát vui chơi của trẻ em là “Ăy đao jủng” có nghĩa là vừa hát vừa chơi. Hầu hết các trò chơi của người Dao đều có bài hát phụ hoạ. Các bài hát này thường miêu tả các trò chơi, cách chơi theo qui định của trẻ em với nhịp điệu dễ hát, phù hợp với nhịp điệu các trò chơi, thể hiện tính chất hồn nhiên vui vẻ của lứa tuổi thơ.

* Hát giao duyên

Tiếng hát giao duyên là phương tiện chủ yếu giãi bày tình cảm, trò chuyện tìm hiểu, trao đổi tình yêu của người Dao Tuyển. Hình thức hát giao duyên của họ khá phong phú nhưng chủ yếu gồm hai hình thức: Hát tự phát đơn lẻ và hát có lề lối tổ chức. Hát tự phát đơn lẻ là hình thức hát của một nam, một nữ hoặc một tốp nam nữ tình cờ gặp nhau giữa chợ, trên nương, trên đường đi chơi, tự cất tiếng hát với nhau. Nội dung những bài hát này do hoàn cảnh ứng tác và người hát tự quyết định. Hát có lề lối tổ chức là hình thức hát được hai bên chuẩn bị trước, được thống nhất tổ chức theo những nghi thức khá chặt chẽ, điển hình như hát hội đầu xuân, hát qua làng, hát xin cốm.

* Tín ca (Thư ca)

Ở Lào Cai, có lẽ chỉ có người Dao mới có hình thức thơ ca dân gian độc đáo này. Thư ca là loại dân ca được ghi chép thành sách (bằng chữ Nôm Dao) để lưu truyền cho con cháu. Người Dao Tuyển ở vùng thượng nguồn sông Hồng còn lưu giữ 4 loại thư ca khác nhau. Đó là thư ca giao duyên, thư ca than thân, thư ca nhờ giúp đỡ và thư ca thiên di. Thư ca than thân và thư ca giao duyên được gọi là “Chắn”, còn thư ca thiên di và thư ca nhờ giúp đỡ được gọi là “jủng”. Hai loại này có đặc điểm riêng là : “Chắn” thường có tính chất giãi bày tâm sự, thiên về tính chất trữ tình, hướng nội. Còn “jủng” thì có

tính chất kể lể, kêu gọi, thiên về tự sự và hướng ngoại, hướng tới cộng đồng. Thư ca được sáng tác bằng thể thơ 7 chữ, có thể chỉ do một người viết nhưng lại được lưu giữ, diễn xướng phổ biến trong cộng đồng người Dao Tuyển và trở thành bài hát, là tài sản chung của cộng đồng.

1.2.3. Vai trò của thơ ca dân gian trong đời sống tinh thần của người Dao Tuyển

Thơ ca dân gian là một thể loại tiêu biểu, là di sản văn hóa phi vật thể có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào Dao Tuyển ở Lào Cai. Cùng vời các thể loại văn học dân gian khác như sử thi, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích…thơ ca dân gian người Dao Tuyển đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học dân gian của dân tộc Dao nói riêng, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá người Dao trong bản sắc chung của văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Qua thơ ca dân gian người Dao Tuyển chúng ta có thể thấy được phần nào bản sắc văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng và vẻ đẹp tâm hồn phong phú, đa dạng của con người. Thơ ca dân gian được diễn xướng trong các lễ hội dân gian, trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, trong lao động sản xuất và trong vui chơi, giải trí, trên đường đi nương, khi khánh thành những ngôi nhà mới, khi lại thu hút cả bản làng vào những cuộc hát giao duyên như hát hội đầu xuân, hát qua làng, hát xin cốm…Tất cả những điều đó chứng tỏ rằng: sinh hoạt thơ ca dân gian là một hình thức sinh hoạt văn hoá giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của người Dao Tuyển.

Thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở Lào Cai là một nguồn tư liệu quý về phản ánh đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của người Dao. Đặc biệt là qua thơ ca (tín ca) người đọc sẽ hình dung ra được lịch sử di cư, nguồn gốc của người Dao Tuyển. Kho tàng thơ ca dân gian ấy chứa đựng những tri thức về nhiều mặt như lịch sử văn hoá, địa lí, dân tộc học…và có giá trị văn học nghệ thuật

vô cùng độc đáo đòi hỏi phải tiếp tục bảo tồn và phát huy những yếu tố tích cực phục vụ cho cuộc sống hiện tại và tương lai.

Thơ ca dân gian đối với người Dao Tuyển không chỉ thực hiện chức năng biểu hiện trao gửi tình yêu lứa đôi mà còn soi chiếu phong tục tập quán, truyền thống tín ngưỡng của đồng bào Dao Tuyển với một thái độ nhân sinh sâu sắc. Qua diễn xướng thơ ca dân gian biết bao chàng trai cô gái đã nên vợ nên chồng rồi biết bao đôi lứa khi đã yêu nhau thường muốn mượn lời ca tiếng hát để bộc bạch tâm sự. Tình cảm của mẹ dành cho con, của bà đối với cháu, của chị đối với em nhỏ thật thiết tha, sâu nặng nghĩa tình.

* Tiểu kết

Tộc người Dao Tuyển ở Lào Cai có truyền thống lịch sử lâu đời, có nền văn hoá văn học dân gian khá phong phú và đa dạng. Trong tổng thể văn hoá dân gian nói chung và văn học dân gian của cộng đồng người Dao Tuyển nói riêng, thơ ca dân gian giữ một vai trò hết sức quan trọng, phản ánh mọi mặt đời sống tinh thần, phong tục tập quán, tín ngưỡng của con người. Có thể nói rằng, thơ ca dân gian người Dao tuyển như một nguồn suối ngọt ngào hoà vào dòng chung văn hoá văn nghệ dân gian của đồng bào Dao, góp phần làm cho con người đẹp lên cả về nhân cách và tài năng, khơi dậy niềm vui trong cuộc sống sinh hoạt, trong lao động sản xuất làm cho bản làng ngày càng tươi đẹp hơn.

Trên đây chỉ là một vài nét khái quát về lịch sử tộc người, đặc điểm truyền thống văn hoá, văn học dân gian của người Dao Tuyển ở Lào Cai, trong đó có thơ ca dân gian. Những vấn đề đó chỉ mang tính chất giới thiệu, làm nền cho việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu về nội dung và nghệ thuật của Thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở Lào Cai.

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG THƠ CA DÂN GIAN NGƯỜI DAO TUYỂN Ở LÀO CAI


Thơ ca dân gian không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Lấy nguồn cảm hứng từ cuộc sống, thơ ca dân gian được sáng tạo nên. Nó là cái hay cái thơm của dân tộc. Nhất là đối với người Dao Tuyển ở Lào Cai, cư trú ở những nơi non xanh, núi biếc, suối sâu, rừng thẳm. Ở những vùng như thế chỉ có ca hát mới làm cho vui bản, vui làng. Hát để cho cuộc sống bớt vắng lặng, hát để giãi bày tâm sự, để trao duyên tình tứ, để thể hiện ước mơ, để hăng say lao động làm cho bản làng ngày càng giàu đẹp hơn. Vì thế nó phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Các già làng dùng lời ca nghi lễ để bày tỏ niềm tôn kính đối với các vị thần linh, các em nhỏ mượn lời hát đồng dao để vui chơi, giải trí, các chàng trai cô gái dùng lời hát giao duyên để bày tỏ nỗi niềm với nhau. Đó là nhu cầu thiết yếu của con người. Đúng như Gorki đã từng nhận định: “Con người không thể sống mà không vui sướng được, họ phải biết cười đùa, họ sáng tạo nên những bài hát vui tươi, họ thích nhảy múa” [69, tr.8]. Trong kho tàng thơ ca các dân tộc Việt Nam, đã có không ít các lời thơ thể hiện nhu cầu thiết yếu đó. Đây là khúc hát giao duyên của người Dao:

Bốn bề các bạn hát đều hay

Thua được cần gì ta cứ say [69, tr.198].

Hay trong thơ ca M.Nông:

Thiếu tiếng đàn tiếng hát

Như thiếu muối thiếu cơm [18, tr.708].

Thơ ca dân gian người Dao Tuyển có nội dung khá đa dạng, phản ánh một cách sinh động hiện thực đời sống, thể hiện sâu sắc tư tưởng tình cảm, tâm hồn, tính cách, phong tục tập quán, đời sống tín ngưỡng, tình yêu lứa đôi của con người.

2.1. Vài nét khái quát về cuộc sống của người Dao Tuyển qua thơ ca dân gian

Như chúng tôi đã trình bày ở chương 1, người Dao Tuyển có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau như chiến tranh, loạn lạc, do bị bóc lột ức hiếp hoặc do cuộc sống làm ăn khó khăn mà họ đã di cư đến Việt Nam. Thư ca thiên di người Dao Tuyển ở Lào Cai đã phản ánh rõ nét quá trình thiên di của tộc người này đến Lào Cai sinh sống với thời gian, niên đại, các địa danh đi qua, lưu trú… rất cụ thể. Người Dao từ Quảng Tây ( Trung Quốc ) đến Vân Nam rồi theo hướng sông Hồng vào Việt Nam, định cư ở Châu Thuỷ Vĩ ( Lào Cai ):

Năm Giáp Thân triều Minh kết thúc Người Dao li tán khắp nơi nơi

Một đường là núi Nam bộ Quý Châu

Đường thứ hai là đất Giao Chỉ của Việt Nam Toạ lạc ở núi phương Bắc của Việt Nam Đường thứ ba trôi theo hướng Hải Nam

Đường thứ tư đến Vân Nam phân thành hai ngả Một ngả ở phủ giám biên sông Hồng

Sinh sống theo hướng châu Mộng Tự Cho đến năm Tân Dậu triều Thanh

Đến Hà Khẩu, đến Quỳnh Sơn [51, tr.57].

Đến Lào Cai, người Dao Tuyển mong muốn có một cuộc sống ổn định ấm no và hạnh phúc. Nhưng là những người đến sau, thiếu đất, thiếu ruộng nên họ phải cư trú ở những vùng núi cao. Thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng không kém phần dữ dằn và khắc nhiệt bởi gió mưa, thác lũ, nắng hạn… thêm vào đó là thú rừng tàn phá nương rẫy, làm cho cuộc sống của họ hết sức vất vả và khó khăn. Trai gái người Dao Tuyển vẫn thường nhắc lại hình ảnh những năm trời hạn kéo dài trong khúc hát giao duyên của mình:

Trời hạn ba năm hoa khô rụng

Nông dân cày cấy chẳng được mùa Chợt nghe sấm rền mưa gió đến

Chín năm ao tù thấy nước trôi [51, tr.177].

Cuộc sống khắc nghiệt khiến cho con người phải đối mặt với trăm bề thiếu thốn. Thế nhưng với bản tính cần cù chịu khó, với lòng lạc quan yêu đời, trong sâu thẳm con người vẫn ấp ủ một niềm tin tưởng và hi vọng vào tương lai tốt đẹp:

Suốt đời làng bản không ánh sáng

Chờ đợi nắng trời soi khắp nơi [51, tr.165].


Mong cho thời tiết được thuận hoà Năm năm cày cấy, mùa bội thu Vạn vật sinh sôi, người vui vẻ

Nam nữ gọi tình chẳng nghỉ ngơi [51, tr.177].

Trong cuộc sống, mỗi khi gặp khó khăn khắc trở, gặp cảnh ngộ éo le, con người lại dùng lời ca tiếng hát của mình để bộc bạch tâm sự, để chia sẻ bớt nỗi niềm, để mọi người thấu hiểu và cảm thông với hoàn cảnh éo le. Khi xã hội cộng đồng bị phá vỡ thì sự phân hoá giai cấp, phân hoá giàu nghèo diễn ra. Những kẻ giàu có coi khinh người nghèo không bằng con vật nuôi trong nhà chúng. Đây là lời bộc bạch của một người nghèo:

Con chó đến làng được ăn cơm

Người nghèo đến nhà ngồi ngoài cửa [51, tr. 268].

Cái nghèo đã dẫn đến cảnh bao chàng trai cô gái phải chia lìa đôi lứa. Bởi tục lệ của người Dao vẫn còn nặng nề với tính chất mua bán rất rõ. Đây là lời của chàng trai nghèo trước tình yêu lỡ dở:

Phúc mạng không có đời buồn tâm Bàn tay không tiền là vì số

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí