câu (tức là dòng thơ có nội dung thông báo nhiều hơn một câu) chỉ xuất hiện trong thơ, còn ca dao thì không. Ví dụ như dịng thơ thứ hai trong bài sau đây của Bích Khê:
Thoảng tiếng gáy của cu Cườm. Hiu hiu vàng đượm.
Hay dịng thơ thứ hai của Huy Cận:
Như mặt trời lọc qua khóm liễu, một Hoàng hôn. Đàn môi, chim báu tớt
Hai ví dụ trên cho thấy trong một dòng có hai câu (biểu hiện qua dấu chấm giữa dòng): “Cườm. Hiu hiu vàng đượm” và “Hoàng hôn. Đàn môi, chim báu tớt”. Vì thế, nội dung thông báo của dòng nhiều hơn một câu là như vậy. Song hiện tượng này khá hiếm.
Trong dân gian, ca dao dùng để hát, ca dao không tồn tại dưới hình thức văn bản. Khi sưu tầm, biên soạn, các nhà sưu tầm, biên soạn đã dùng chữ viết để ghi chép ca dao. Việc chia tách hay ghép các dòng trong một bài ca dao, cách ngắt nhịp các yếu tố ngơn từ trong từng dịng phụ thuộc vào chủ quan của các nhà sưu tầm, biên soạn. Điều này dẫn đến hiện tượng cĩ những văn bản ca dao tuy là một bài nhưng khác nhau ở cách phân dịng, ngắt nhịp, ở thể thơ.
Ví dụ văn bản bài ca dao sau do Vũ Ngọc Phan nghiên cứu, tồn tại ở thể bốn âm tiết nên mỗi dòng gồm bốn âm tiết:
“Quả cau nho nhỏ Cái vỏ vân vân Nay anh học gần
Mai anh học xa”...[145, tr.86].
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Cấu Ca Dao Trữ Tình Xét Ở Góc Độ Diễn Xướng
- Đặc Trưng Diễn Xướng Tạo Nên Những Đặc Thù Của Đơn Vị Tác Phẩm Ca Dao
- Đặc Trưng Diễn Xướng Tạo Nên Những Biến Đổi Của Đơn Vị Tác Phẩm Ca Dao
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 8
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 9
- Công Thức Truyền Thống Trong Việc Xây Dựng, Tạo Nên Các Bài Ca
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Còn trong “Kho tàng ca dao người Việt” của Nguyễn Xuân Kính và nhiều tác giả khác biên sọan thì văn bản trên tồn tại ở thể tám âm tiết, mỗi dòng gồm tám âm tiết:
Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân Nay anh học gần, mai anh học xa...
( TL.I (2), L34, tr.1910).
Vì thế, việc cảm thụ nội dung bài ca dao đó trong các tập sưu tầm cũng có thể sẽ khác nhau.
Dòng mở đầu ca dao
Dòng mở đầu trong ca dao được cấu tạo bởi những yếu tố như nội dung, từ ngữ, thanh điệu, nhịp điệu, vần điệu,…Việc tìm hiểu về kết cấu của ca dao dưới gĩc độ dịng mở đầu, phần nào giúp cho việc hiểu sâu hơn về kết cấu thể loại.
Dòng mở đầu trong thơ trữ tình bao giờ cũng mang dấu ấn cá tính tác giả, còn dòng mở đầu trong ca dao, cá tính cá nhân hịa trộn với tập thể người sáng tạo, tập thể dân gian. Dòng mở đầu trong ca dao mang tính truyền thống, thường được lặp đi lặp lại trong các bài ca khác nhau; có kết cấu trùng lặp, giống nhau biểu hiện qua các đặc điểm sau:
Đặc điểm thứ nhất: Độ dài thông thường của dòng mở đầu ca dao phụ thuộc vào đặc điểm của thể thơ, vào âm tiết
Cũng như các dịng khác, độ dài thông thường của dòng mở đầu ca dao thường biến đổi từ 1 đến 8 âm tiết, lúc kéo dài cũng không quá 14 âm tiết. Ví dụ: “Em về làm dâu ba với má, giả như giá nọ làm dưa” (TL.I (1), L.286, tr.1083).
Xét ở gĩc độ thể thơ, ở thể lục bát, dịng đầu thường là câu lục (6 âm tiết), dịng cuối là câu bát (8 âm tiết). Tuy nhiên, cũng cĩ trường hợp ngược lại, dịng đầu là câu bát, dịng cuối là câu lục – trường hợp này rất ít. Ví dụ:
-Thiên hạ đời mô, thiên hạ đời chừ Lông mày thì xỏ lông mắt
(TL.I (2), L.539, tr.2165).
Đây là lục bát biến thể, cả dòng lục và dòng bát đều thay đổi. Số lượng âm tiết thay đổi trong các dòng dẫn đến nhịp thơ thay đổi.
Với thể cách luật, số âm tiết của mỗi dòng có quy định trước (4 âm tiết, 5 âm tiết, 6 âm tiết, 7 âm tiết,…), thường bằng nhau; tạo cho dòng trên và dòng dưới sự cân xứng, nhạc tính. Thanh điệu sẽ quyết định sự trầm bổng của dịng thơ và hình thức đối lập giữa các dịng.
Đặc điểm thứ hai: Các dòng mở đầu ca dao – có những từ, ngữ mở đầu giống nhau, lặp đi lặp lại với tần số cao, mang ý nghĩa khái quát chung cho các nhóm bài ca dao - tạo nên những mẫu đề quen thuộc trong ca dao.
Những từ, ngữ lặp đi lặp lại ở các dòng mở đầu ca dao, xuất hiện trong nhiều lời ca dao, làm hạt nhân cho các lời đó. Những từ ngữ này gắn liền với những đặc điểm tư tưởng và nghệ thuật của sáng tác dân gian. Các từ, ngữ mở đầu ca dao giống nhau, lặp đi lặp lại đã làm nổi bật kết cấu, hình ảnh, ngôn ngữ (từ, ngữ, câu) ca dao. Dù những từ ngữ lặp đi lặp lại này biểu hiện về hình thức nhưng đã góp phần thể hiện tốt nội dung. Nguyên nhân của hiện tượng này là do truyền thống, hoàn cảnh và phương pháp sáng tác tạo nên. Giải thích điều này, Cao Huy Đỉnh cho là do đối đáp, vì “đối đáp là phải cảm hứng nhạy và ứng khẩu nhanh… Vì thế, trong
ca dao thường có những từ, những câu được lặp đi lặp lại ở trong nhiều bài khác nhau: “Ai về nhắn hỏi...”, “Chiều chiều...”, “Đôi ta như thể...”, “Em là con gái...”,...Tính chất truyền miệng, đối đáp tại chỗ đã tạo cho người hát cái biệt tài tiếp thu có sáng tạo” [47, tr.49, 50]. Hồng Tiến Tựu gọi những từ cĩ tần số lặp đi lại là “những nhĩm cĩ kiểu kiến trúc tương tự và mỗi nhĩm như thế ít nhất cũng cĩ hàng chục bài dài, ngắn khác nhau, cĩ nhĩm gồm hai ba chục bài hoặc hàng trăm bài...”[157, tr.23].
Theo thống kê của chúng tôi, trong “Kho tàng ca dao người Việt” (gồm 12.487 lời), những nhóm từ mở đầu có tần số xuất hiện tương đối cao là: “Ai làm”: 27 lần, “Ai về”: 59 lần, “Anh đi”: 41 lần, “Anh về”: 118 lần, “Bây giờ”: 42 lần, “Cây đa”: 12 lần, “Chàng về”: 38 lần, “Con chim”: 41 lần, “Công anh”: 32 lần, “Chiều chiều”: 87 lần, “Đêm khuya”: 55 lần, “Đêm qua”: 49 lần, “Đôi ta”: 100 lần, “Gió đưa”: 60 lần, “Ngó lên”: 70 lần, “Nào khi”: 24 lần, “Ra về”: 97 lần, “Thân em”: 59 lần,…
Những từ, ngữ mở đầu ca dao giống nhau, lặp đi lặp lại với tần số cao, mang ý nghĩa khái quát chung cho các nhĩm bài ca dao rất đa dạng, đã tạo nên những mẫu đề quen thuộc trong ca dao. Đĩ là mẫu đề con cò, cái bống, trầu cau, cây đa, đào mận, trúc mai, loan phượng, én nhạn,…
Ví dụ: “Cái bống đi chợ Cầu Canh / Cái tôm đi trước, củ hành đi sau…”, “Cái bống đi chợ Cầu Canh / Mua giấy mua bút cho anh vào trường…”, “Cái bống đi chợ Cầu Cần / Thấy ba ông Bụt cởi trần nấu cơm”, “Cái bống đi chợ Cầu Nôm / Sao mày chẳng rủ cái tôm đi cùng?”, “Cái bống là cái bống bang / Con đi lấy sàng cho mẹ đổ khoai”,... Hay: “Cái cò, cái vạc, cái nông / Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?...”, “Cái cò, cái vạc, cái nông / Cùng ăn một đồng, nói chuyện dăng ca…”, “Cái cò, cái vạc, cái nông / Sao
mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?”, “Cau già dao sắc lại non / Nạ dòng trang điểm, gái non không bằng”, “Cau già, dao sắc lại non / Người già trang điểm phấn son vẫn già”,…Và: “Cây đa cũ, bến đò xưa / Bây giờ con bóng đương trưa”, “Cây đa cũ, bến đò xưa / Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ”, “Cây đa là cây đa cũ / Bến đò là bến đò xưa”,...
Các dòng mở đầu ca dao giống nhau khi sử dụng cacù từ, ngữ về thời gian (“Chiều chiều…”, “Đêm đêm…”, “Đêm qua”, “Bây giờ…”, “Hôm qua…”, “Hôm nay…”, “Toái qua…”, “Sáng ngày…”, “Ngày ngày…”,), về không gian, địa danh (“Đồng Đăng có phố…”, “Hà Nội năm cửa nàng ơi…”, “Cần Thơ gạo trắng nước trong…”, “Đường vô…”, “Ai về…”, “Ai lên…”, “Trên trời…”, “Trèo lên trái núi…”,…), lời hô gọi (“Ai ôi…”, “Chàng ơi…”,..). Những từ ngữ này đã tạo nên những mẫu đề về khung cảnh thời gian, không gian, địa danh.
Ví dụ:
Hay:
- Chiều chiều con quạ lợp nhà Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh,
- Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ nồi cơm nguội, nhớ niêu nước chè
- Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người đãy gấm, khăn điều vắt vai
- Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ thầy kí lục ăn liều bánh ngô,…
- Ngồi tựa vườn đào
Thấy người thục nữ ra vào,
- Ngồi tựa vườn đào
Thấy người tri kỉ ra vào, em những ngẩn ngơ,...
Tính chất công thức, ước lệ là đặc điểm nổi bật trong việc miêu tả thời gian. Những công thức miêu tả thời gian đối lập quá khứ với hiện tại hay ngược lại, hiện tại với quá khứ giúp cho việc thể hiện tâm trạng đạt hiệu quả cao, tạo nên cảm giác về sự thay đổi, vận động của thời gian. Trần Thị An với cơng trình nghiên cứu: “Về một phương diện nghệ thuật của ca dao tình yêu” đã cho thấy thời gian trong ca dao tình yêu cũng mang tính ước lệ, được nhìn từ góc độ những công thức như: “chiều chiều”, “ngày ngày”, “trăm năm”, “trước kia-bây giờ”,...“Thời gian là động, là không đứng yên, tâm trạng con người diễn ra trong thời gian và bằng thời gian, do đó cũng không nhất thành bất biến” [3, tr.254]. Về khơng gian và địa danh trong ca dao, theo Nguyễn Xuân Kính, bên cạnh không gian vật lý - không gian bình dị của làng quê - là không gian xã hội. Không gian có tên gọi cụ thể, song những trường hợp như thế không nhiều [97, tr.182]. Nếu cĩ tên gọi cụ thể thì tên gọi đĩ là địa danh của làng, xã, huyện, tổng của Việt Nam. Ca dao hiếm khi cĩ địa danh Trung Quốc như trong thơ cổ điển. Số lượng địa danh làng, xã, huyện, tổng trong ca dao nhiều hơn là địa danh tỉnh. Điều này cho thấy cuộc sống khép kín của người dân năm xưa, họ ít khi ra khỏi lũy tre làng. Nguyễn Xuân Kính đã viết: “Từ lâu các nhà nghiên cứu đã công nhận rằng tên riêng chỉ địa điểm (địa danh), nhất là những tên gọi ít quen thuộc có khả năng tạo ra một thứ ma thuật âm thanh” [97, tr100]. Khơng gian và thời gian đứng ở dịng mở đầu là những chất liệu nghệ thuật để tạo nên cấu tứ cho lời ca dao.
Trong công trình “Bộ hành với ca dao” (Lê Giang sưu tầm và biên soạn), chỉ riêng ca dao Tây Nam Bộ đã có gần 60 lời ca dao xuất hiện qua từ "Đôi ta" lặp đi lặp lại. Tuy cùng mẫu đề nhưng các nhóm bài ca dao này lại
có nét riêng về nội dung. Từ "Đôi ta" - hai đối tượng trong tình yêu lứa đôi - xuất hiện với các cung bậc tình yêu khác nhau:
-Đôi ta như đá với dao
Năng liếc năng sắc năng chiều năng quen.
-Đôi ta bắt gặp nhau đây
Như con bò gầy gặp bãi cỏ non
Các hình ảnh đưa ra so sánh mang màu sắc địa phương, làm phong phú thêm cho kho tàng ca dao dân tộc về hình thức biểu hiện và giá trị biểu đạt.
Đặc điểm thứ ba: Nhiều dòng mở đầu ca dao giống nhau, lặp đi lặp lại, xuất hiện ở những lời ca dao khác nhau
Ví dụ:
Và:
Hay:
- Bao giờ cho đến tháng mười Lúa trổ bời bời nhà đủ người no
(TL1 (1), L.160, tr.228)
-Bao giờ cho đến tháng mười Thổi nồi cơm nếp vừa cười vừa ăn.
(TL1 (1), L. 161, tr. 228)
-Bấy lâu vắng mặt khát khao Bây giờ thấy mặt tính sao hỡi tình.
(TL1 (1), L. 353, tr.264)
-Bấy lâu vắng mặt khát khao
Giờ đây thấy mặt mừng sao hỡi mừng. (TL.I (1), L 354, tr.264)
Theo thống kê của chúng tôi trong “Kho tàng ca dao người Việt”, tần số xuất hiện của những dòng mở đầu giống nhau ở những bài ca dao có hai dòng thơ là 878, ở các bài có ba dòng thơ là 414, trong đó có một số dòng đầu lặp lại với tần số xuất hiện khá cao là: “Ăn chanh ngồi gốc cây chanh”: 8 lần, “Làm trai cho đáng nên trai”: 7 lần, “Trèo lên cây bưởi hái hoa”: 7 lần.
Thông thường, ca dao ở các địa phương có các dòng mở đầu giống nhau – lấy từ dòng mở đầu trong ca dao truyền thống - chỉ khác nhau ở dòng tiếp theo. Ví dụ: dịng mở đầu với thời gian và cảnh ước lệ :
Chiều chiều quạ nói với diều
Các địa phương giữ nguyên dòng đầu, chỉ thay địa danh ở dòng tiếp theo cho phù hợp với bối cảnh, với thực tiễn:
Chiều chiều quạ nói với diều Tìm nôi đoáng traáu coù nhieàu gaø con
Và trong ca dao Nam bộ là:
Chiều chiều quạ nói với diều
Cù lao Ôâng Chưởng có nhiều cá tôm.
Rồi tuỳ theo nơi người sáng tác sinh sống mà dòng tiếp theo ở các lời ca có kết cấu tương tự, chỉ khác địa danh: “Cù lao Ôâng Chưởng” được thay bằng “Ô Môn Bình Thuỷ” (Cần Thơ),...
Nhiều trường hợp, lời ca dao ở các vùng miền giống nhau cả về kết cấu lẫn nội dung, chỉ khác địa danh ở dòng mở đầu. Ví dụ: Từ lời ca dao "Nam Vang đi dễ khó về, / Trai đi có vợ, gái về có con" để chỉ một xứ rất xa, đi lại khó khăn, ai đi Nam Vang làm ăn thì thường ở luôn ở bên ấy. Trong