Nguyễn Du chuyển tải vào tác phẩm. Chắc hẳn trong đời, ai cũng từng một lần nhìn thấy hình bóng mình trong đó. Vì thế, nội dung và ngôn ngữ Truyện Kiều được một số tác giả văn tế dùng làm phương tiện bày tỏ tấm lòng, suy nghĩ của mình, đặc biệt là nói về cái chết của người phụ nữ, của người mẹ và chữ hiếu dành cho mẹ.
Văn tế tập Kiều và lẩy Kiều tiêu biểu có Văn tế lão mẫu của Bùi Viện [152; 514], Tử tế mẫu văn (khuyết danh) [12; 33a]…, chưa kể một số tác phẩm mượn rải rác từ ngữ Truyện Kiều như Văn tế cha của Lê Đình Huyến [32; 118]. Ở hai bài đầu, mỗi câu mỗi liên đều tập Kiều và lẩy Kiều. Từ ngữ, câu cú Truyện Kiều trong văn tế thể hiện nhiều nội dung khác nhau. Ví dụ vài nội dung trong Văn tế lão mẫu:
- Thể hiện nỗi nhớ, nỗi đau xa cách: “Non khơi nước thẳm, lạc bước phù tang; Đất thấp trời cao, đau lòng trắc Dĩ.”; “Khi trên thác dưới ghềnh, khi ra khơi vượt biển, trông vời cố quốc, lòng tư thân một bước một đau; Khi chân mây mặt sóng, khi cữ gió tuần mưa, đoái dặm tử phần, nỗi viễn khách càng thương càng nhớ.”
- Thể hiện chữ hiếu: “Ngày vĩnh quyết cách lời khuất mặt, tấc lòng nào thương nhớ có nguôi; Công dưỡng sinh tạc dạ ghi lòng, trăm thân dẫu đền bồi chưa dễ.”
- Thể hiện tâm trạng biết lỗi của người làm con: “Nỗi nhà báo đáp, tội con vâng biết đã nhiều; Còi khách xa xăm, cơ tạo nghĩ đâu ra thế.”
- Thể hiện tâm trạng bàng hoàng khi nghe tin dữ: “Khi được tới tàu vừa đỗ bến, đèo Hải Vân theo quán dịch lân la; Tin đâu như sét đánh lưng trời, nghe từ mẫu đã sân Lai vắng vẻ.”
Có thể thấy, từ ngữ và nội dung phong phú của Truyện Kiều đã trở thành chất liệu hình thành nên bài văn tế của Bùi Viện. Cần nói thêm rằng, cũng như bao nhiêu tác phẩm khác thời trung đại, Truyện Kiều dùng rất nhiều điển cố của Trung Quốc. Bên cạnh mượn nguyên văn chữ Hán, không ít từ ngữ và điển cố Truyện Kiều đã được Nguyễn Du “Việt hoá” bằng cách dịch Nôm. Trong đó có nhiều trường hợp không dịch cả câu mà lựa chọn chi tiết đắt nhất để dịch. Kết hợp với các từ ngữ tiếng Việt điêu luyện khác trong câu văn Nôm, cách dụng điển của Nguyễn Du thể hiện đầy cá tính sáng tạo. Đến lượt mình, văn tế lại mượn điển cố Trung Quốc trong Truyện Kiều thông qua từ ngữ đã được Nguyễn Du khéo léo chuyển dịch. Tử tế mẫu văn: “Gan óc dễ đền; Lửa phiền khôn dập.” [12; 33a]
“Gan óc” xuất phát từ điển cố “Gan và óc trát đất” (肝腦塗地, ý nói dân chúng chết thảm
Có thể bạn quan tâm!
- Dùng Từ Ngữ Và Cú Thức Kiểu Mẫu
- Điển Cố Và Cách Vận Dụng Điển Cố
- Dụng Điển Từ Lịch Sử Và Văn Học Cổ Điển Việt Nam
- Cách Miêu Tả Tâm Trạng Qua Thời Gian Và Không Gian Của Văn Tế Trong Văn Học Trung Đại Việt Nam
- Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 26
- Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 27
Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.
do chiến tranh) trong Sử ký - “Lưu Kính Thúc Tôn Thông liệt truyện”. Truyện Kiều diễn đạt lại: “Khắc xương ghi dạ xiết chi, Dễ đem gan óc đền nghì trúc mai.” (câu 1964-1965) Trong ngữ cảnh Truyện Kiều, điển cố này không còn mang màu sắc chiến tranh tàn khốc mà thể hiện rò tính nhân văn và tình cảm chân thành của nhân vật. Văn tế mượn lại điển cố này diễn tả tấm lòng hiếu thảo của người con dành cho mẹ, có thể nói hiệu quả đạt được phần lớn là nhờ tài tái sáng tạo của Nguyễn Du.
Văn tế tập Kiều, lẩy Kiều tuy ít nhưng rò ràng đã góp thêm một nét đặc sắc về cách thể hiện của thể loại văn tế. Dù là vay mượn, nhưng những câu Kiều trong văn tế vẫn mang tính biểu cảm cao và phối hợp rất nhịp nhàng với toàn bộ ngữ cảnh của bài văn tế. Đương nhiên điểm chung của văn tế tập Kiều, lẩy Kiều là tế phụ nữ. Điều này phù hợp với nội dung của bài văn tế là nói về nỗi bất hạnh và cái chết của người phụ nữ cũng như tình cảm, nỗi nhớ của tác giả dành cho đối tượng được tế. Thủ pháp này góp phần nâng cao giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời đem lại hiệu quả tiếp nhận cao.
3.2.3.2. Mượn lời hoặc ý trong ca dao ví tính cách nào đó của con người
Ca dao là thể loại ra đời rất sớm trong dân gian, phản ánh nhiều phương diện trong đời sống của nhân dân lao động, đúc kết kinh nghiệm của các dân tộc về tự nhiên, về lịch sử, về nhân sinh, hoặc nêu lên quan niệm, tỏ bày tình cảm. Văn tế Việt Nam có mượn từ ngữ của ca dao nói về lòng dạ con người. Cũng Văn tế sống tình nương: “Hay là cô muốn dò dạ thế cạn sâu, chẳng tham nơi thuyền vắn chèo dài, câu thích chí được sớm trưa nghiêng ngửa?” [152; 517] Cụm từ “dạ thế cạn sâu”, “thuyền vắn chèo dài” có nguồn gốc từ ca dao: “Dò sông dò biển dễ dò, Nào ai lấy thước mà đo lòng người.” “Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài, Ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây.” Sông biển là nơi sâu thẳm nhưng người ta còn đo được, nếu đã quen thuộc và cẩn thận sẽ không xảy ra chuyện bất trắc, còn lòng dạ con người hiểm hóc, cay độc khôn lường, ai đã bị phụ phàng, bị lừa dối mới hiểu được lòng dạ người ta. Tư tưởng đúc kết từ trong dân gian này được tác giả vận dụng bằng từ ngữ ngắn gọn mà sâu sắc.
Văn tế cũng mượn ý trong ca dao nói về công ơn cha mẹ. Cha mẹ là hai đấng được khắp thế giới tôn thờ. Khắp nơi người ta ví von công ơn cha mẹ với những sự vật hiện tượng vĩ đại, trường tồn của giới tự nhiên. Người Việt Nam dùng hình tượng núi cao biển rộng để nói về công ơn hai đấng sinh thành. Song nữ tế tế Thái thuỷ văn: “Dưới trần hoàn
dầu cưu dạ từ ô, tìm đâu thấy để đền ơn non bể. [48; 89]” “Ơn non bể” có nguồn gốc từ ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” Núi Thái Sơn, nước trong nguồn được dùng ví với công ơn to lớn của cha, tình thương không bao giờ vơi cạn của mẹ. Tuy có yếu tố bắt nguồn từ điển cố Trung Quốc (Thái Sơn) nhưng cách nói trên đã trở nên quen thuộc trong ca dao Việt Nam và với người Việt, đồng thời dẫn dắt người đọc nhớ tới hai câu còn lại của bài ca dao. Đây vừa là cách tác giả bày tỏ lòng hiếu thảo của bản thân, vừa là lời gửi gắm, nhắc nhở mọi người về chữ hiếu.
3.2.3.3. Mượn quan niệm xưa trong dân gian ví thân phận con người
Người xưa thường quan niệm số phận hoặc cuộc đời con người gắn với một sự vật hiện tượng tự nhiên hoặc liên quan đến một con số nhất định. Trong văn hoá Trung Quốc và Việt Nam, con số 12 có nhiều cách hiểu khác nhau: 12 con giáp hoặc 12 nghề trong xã hội, 12 nhân duyên theo tư tưởng Phật giáo, 12 bà mụ, 12 tạng phủ… nhưng đều chỉ một quá trình đầy đủ, hoàn tất, tận cùng của sự vận động trong thời gian, không gian [182]. Thêm vào từ “bến nước” làm liên tưởng đến sự trôi nổi không cố định. Vì thế, dân gian Việt Nam dùng quan niệm “mười hai bến nước” chỉ cả vòng đời long đong của người phụ nữ. Văn tế sống tình nương tiếp thu quan niệm ấy: “Đành bến nước mười hai là phận, trong gia đạo chưa có người toan liệu, sao cô chẳng kiếm nơi gần gũi, nỡ để mẹ thầy tuổi tác, biết lấy ai khi mưa dầu nắng lửa, gió kép mưa đơn?” [152; 517] “Mười hai bến nước” biểu thị cuộc đời trải qua nhiều gian nan vất vả của con người nói chung. Có điều, người phụ nữ trong xã hội cũ dễ phải chịu cảnh long đong trong hôn nhân gia đình, nên quan niệm này thường dùng nói về thân phận của người phụ nữ.
Truyện Kiều, văn học dân gian, quan niệm dân gian là những hiện tượng rất quen thuộc, gần gũi với con người. Điều này lý giải vì sao văn tế mượn những hiện tượng này phần lớn là những bài tế người thân yêu. Cách vay mượn này làm cho bài văn tế càng trở nên gần gũi, thể hiện đầy đủ tình cảm của người đứng tế và tính cách của người được tế.
3.3. GIỌNG ĐIỆU CỦA VĂN TẾ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ, một yếu tố quan trọng trong văn học. Cùng với ngôn ngữ, giọng điệu là chất liệu thứ hai không thể thiếu trong việc xây dựng và triển khai ý tưởng, cảm xúc.
Văn tế trong văn học trung đại Việt Nam không chỉ phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức mà còn đặc sắc về giọng điệu. Đây là một trong những yếu tố tạo nên nét độc đáo của thể loại này. Giọng điệu của văn tế được thể hiện rất rò ràng, phong phú, nhất là qua bộ phận văn tế Nôm.
3.3.1. Giọng trang nghiêm
Trang nghiêm là có dáng vẻ, hình thức tỏ rò thái độ coi trọng, tôn kính cao độ. Trong đối xử với các bậc bề trên cần phải tỏ rò thái độ trang nghiêm, trong tế tự càng phải như vậy. Ngoại trừ dạng văn tế trào phúng, giọng trang nghiêm là giọng điệu chủ đạo của thể loại văn tế nói chung.
Kinh Lễ nói: “Việc tế của bậc hiền giả đến độ cực thành tín, lấy lòng trung kính mà dâng vật thờ cúng, lấy lễ làm đạo, lấy nhạc làm an, lấy thời tham dự, dâng phụng rò ràng sáng sủa mà thôi vậy.” [88; 204] Lời ấy cho thấy, việc tế tự không đặt nặng vấn đề lễ vật, quan trọng nhất là lòng thành kính và thái độ trang nghiêm. Thành kính, trang nghiêm trong tế tự là để tỏ tình cảm của mình và như thấy được hình bóng, tình cảm của người được tế khi còn sống. Không gian thực tại của văn tế là lễ tế, cần sự trang nghiêm, nên bài văn tế không thể thiếu giọng điệu này.
Đặc biệt hơn các giọng điệu khác, giọng trang nghiêm có thể trải dài trong khắp bài văn tế. Giọng trang nghiêm có thể được thể hiện ở nhiều phần khác nhau của bài văn tế như lời cảm thán, phần tự sự, phần tiếc thương… nhưng rò ràng nhất là ở phần đầu và phần cuối, vì đây là hai dấu mốc quan trọng mở đầu và kết thúc bài văn, đồng thời cũng là hai phần trực tiếp nói lên thái độ, tình cảm của người đứng tế.
Mở đầu Văn tế các tướng sĩ trận vong và bệnh vong, Lê Văn Đức khấn: “Kính vâng ân chỉ của vua, ban một đàn tế, đầy đủ lễ vật, rượu thịt và thức ngon, tưởng nhớ các tướng sĩ đã anh dũng trận vong và bệnh vong trong cuộc tiến đánh bọn nghịch tặc Nông Văn Vân. Nay lập đàn tế cáo với linh hồn các tướng sĩ…” Lê Văn Đức là một vị tướng, là cấp trên của các tướng sĩ, nhưng trước giờ phút linh thiêng của lễ tế, có đất trời và linh hồn các tướng sĩ chứng giám, ông đã thể hiện trọn vẹn thái độ thành kính, tình cảm trân trọng của mình dành cho họ. Lời khấn thể hiện rò thái độ thành kính trang nghiêm, không chỉ vì tế theo lệnh vua mà còn vì hàm ân, tưởng nhớ những người đã mãi ra đi.
Phần cuối Văn tế Hiệp quản Lê Đình Quý, tác giả bài văn tế cũng nói rò lòng thành của mình như sau: “Nay đã hồn yên phách thoả, thần lại cố hương. Gọi là lễ bạc lòng thành, ngu theo pháp cổ (…) Hỡi ôi! Có thiêng xin thấu tỏ.” [79, T19; 630] Một trong những mục đích quan trọng của lễ tế về mặt tín ngưỡng là an ủi linh hồn, giúp linh hồn tìm được nơi ngụ yên ổn. Lời an ủi phải xuất phát từ đáy lòng chân thật mới có thể cảm thông đến linh hồn, như câu “lễ bạc lòng thành” mà tác giả nói rò qua bài văn tế.
Lòng thành kính ắt thể hiện ra dáng vẻ, lời nói và giọng điệu trang nghiêm, không phụ thuộc vào lễ vật ít nhiều hậu bạc. Trong văn tế, thường lễ vật chỉ là chung rượu lạt, đĩa muối dưa, bát canh suông, lưng cơm bạc nhưng tấm lòng thành kính luôn là yếu tố quan trọng nhất.
3.3.2. Giọng tâm tình thân thiết
Thân thiết là có mối quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau, yêu thương, kính trọng lẫn nhau; tâm tình là giãi bày suy nghĩ riêng tư, thầm kín với người có mối quan hệ vô cùng thân thiết. Giọng tâm tình thân thiết được thể hiện phổ biến dành cho hầu hết các nhóm đối tượng của văn tế, trong đó đầu tiên phải kể đến văn tế người thân.
Trong văn tế, lời của tác giả, dù là lời than trách, lời xót thương, lời kể lể… dường như đều là lời tâm sự, chuyện trò trực tiếp với người đã khuất. Đây là những lời Ngô Thì Nhậm tâm sự trực tiếp với linh hồn của cha: “Than ôi! Cha từ biệt ngôi nhà này đã ba năm, bọn chúng con như không được qua sân mà nghe lời khuyên bảo. Vì cha lên chầu trời có kỳ hạn, sự vui vầy ở dưới gối, ngày tháng còn dài. Hốt nhiên sao Cơ sao Vỹ trở về còi trời, vị thần long biến hoá, sự thật, mắt người trần phàm không thể lường tính được. Vài tháng trước đây, linh cữu còn ở trong nhà, chúng con hầu hạ đứng ngồi, nhìn áo mũ mà khóc, như cha còn sống vậy. Kỳ an táng đã định rồi, ngày tháng không lưu được, nay linh xa đã giục giã, cha sẽ phải từ biệt hẳn nhà này. Nghìn năm dằng dặc, không còn dịp nào gặp lại, tiệc ly biệt ở trước mắt, đau buồn căng mắt trông, vậy sao có thể cầm lòng được đây!” (Văn tế điện hàng ngày ở nhà tế khi về tới quê [38, T2; 550])
Tình cảm là yếu tố rất được chú trọng trong những bài văn tế dạng này. Không thể và không còn cơ hội trực tiếp thể hiện tình thân thương với người đã chết, chỉ còn cách duy nhất là bày giãi qua ngôn ngữ, giọng điệu. Nhiều tác giả văn tế bày tỏ lòng kính
trọng, tình thương yêu của mình đến cha mẹ, anh em bằng những lời lẽ, giọng điệu rất sâu sắc, cảm động.
Một số tác giả viết hộ nhiều văn tế như Nguyễn Bá Xuyến, Nguyễn Quang Diêu… có viết hộ văn tế cha mẹ cho đồng liêu, bằng hữu, láng giềng (B46, B47, B159, B160, B161, B165). Mặc dù viết hộ nhưng tình cảm thể hiện rất chân thật, giọng điệu yêu thương tha thiết như đối với chính người thân của mình. Tác giả phải là người có lòng hiếu thảo, đức tính nhân hậu, biết yêu thương mọi người mới được mọi người quý trọng, tin tưởng và làm được những bài văn tế như thế.
Chủ thể và đối tượng của văn tế rất đa dạng, vì thế giọng điệu tâm tình thân thiết cũng được thể hiện rất phong phú. Không chỉ hiếu kính cha mẹ, hoà ái anh em mà tất cả các mối quan hệ khác, từ gia đình đến xã hội, đều được thể hiện cụ thể, phong phú qua ngôn ngữ, giọng điệu. Có tác giả trực tiếp nói lên tình thân thiết của mình với thầy như cha với con: “Chân bước lên đài cao, tình sâu như phụ tử.” (Văn tế quan Lưu thủ Tuyên Quang [5; 3a]) Chỉ một câu ngắn gọn đã lột tả rò ràng lòng yêu thương, kính trọng của tác giả dành cho vị thầy đáng kính.
Ngay cả những người thuộc tầng lớp thấp trong xã hội hay người xa lạ gặp cơn hoạn nạn cũng được tác giả văn tế nói đến với một tình cảm, giọng điệu đặc biệt thân thiết, yêu thương: “Ai biết được rằng ngươi lại có thể đem tấm lòng ta thờ chúa ra thờ ta, để đến nỗi mắc phải tai nạn khổ đau này. Ngày ấy, Nguyễn Ngọc Thân đến nói hết với ta về tình hình tổn thất của ngươi, lòng ta cảm thấy bàng hoàng, vội bảo em trai ngươi đi tìm ngươi về. Chạy đi chạy lại bốn năm lần mà không tìm được. Ta đoán rằng ngươi đã chết trong đám loạn binh, thây xác chồng chất, không thể nào nhận ra được. Thế nhưng năm sáu năm nay vì việc nước mất nhà tan, ta lâm vào cảnh khốn khó cùng cực, nên chẳng thể đi tìm tung tích của ngươi, khiến cho mẹ già ngươi, vợ dại ngươi, con thơ ngươi gào khóc thảm thiết, lênh đênh khốn khổ. Ngươi ở dưới suối vàng hẳn là chẳng phải vô vọng ở ta, mà thực ta cũng chưa một ngày nào quên được mối thâm tình ấy.” [91; 526] Những lời tâm sự, bộc bạch nỗi lòng của Thượng thư Ngô Trọng Khuê dành cho người nô bộc cho thấy đức tính nhân hậu của người Việt Nam, không chỉ yêu thương riêng người thân mà trải lòng yêu thương đến tất cả mọi người.
3.3.3. Giọng tự hào
Tự hào là lấy làm hãnh diện một cách chính đáng về cái tốt đẹp mà mình hay những người có quan hệ nhất định với mình có được. Trong văn tế, niềm tự hào có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố chính: 1/ Từ quan hệ thân thiết kính thương dẫn đến niềm tự hào về những phẩm chất tốt đẹp của người được tế (văn tế người thân); 2/ Từ lòng ngưỡng mộ, cảm phục tài đức, sự hi sinh của người được tế (văn tế các bậc nhân nhân chí sĩ và anh hùng nghĩa sĩ); 3/ Rộng lớn hơn là khi nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đất nước (văn tế yêu nước). Do đó, giọng tự hào hầu như ít nhiều đều thể hiện rò trong từng tác phẩm.
Một tác giả tự hào về đức hạnh của tổ mẫu như sau: “Bốn kỷ lời nhân tiếng nghĩa, hòa hợp xung quanh; Ba triều khuôn phép thanh quy, chói ngời sách sử. Vun bồi nghiệp lớn xương minh; Hun đúc gia thanh bình trị. Giấy vàng sách quý, tôn vinh đủ vẻ dung nghi; Nhà ngọc đài quỳnh, di dưỡng tròn tâm hòa khí.” (Đức đại tôn đại tế văn [5; 7b] NĐT) Truyền thống tốt đẹp của gia tộc được hun đúc, lưu truyền từ nhiều thế hệ trước. Gần gũi hơn, nó được xây dựng nên từ chính lời ăn tiếng nói, hành vi cử chỉ gương mẫu hàng ngày của mỗi con người; lớn lao hơn, nó được hun đúc từ chính đức hạnh, công nghiệp của mỗi thế hệ cha ông. Tất cả đều xứng đáng là niềm tự hào của con cháu, của gia tộc. Tự hào về đức hạnh, công nghiệp của tổ tiên, các thế hệ sau sẽ noi gương, cố gắng giữ gìn và phát huy truyền thống ấy.
Lòng yêu nước, sự hi sinh của anh hùng nghĩa sĩ cũng thật sự đáng tự hào nên được thể hiện bằng giọng điệu tự hào trong văn tế: “Chí lăm dốc cờ xuê lộ bố, chói sắc giữa trào; Ai muốn đem gươm báu Can Tương, chôn hơi ngoài ải (…) Rạch Giá, Gò Công mấy trận, người thấy đã kinh; Cửa Khâu, Trại Cá khắp nơi, ai nghe chẳng hãi.” (Văn tế Trương Định [21; 81] Những trận đánh của Trương Định dữ dội đến độ ai nghe thấy cũng phải kinh hoàng, nhưng đọc những câu trên của Nguyễn Đình Chiểu ta phải hiểu theo hai chiều: sự kinh hoàng của ta và sự kinh hoàng của giặc. Kinh hoàng của ta là do quá phấn khích, hồ hởi trước những trận đánh oai hùng long trời lở đất làm giặc khốn đốn; kinh hoàng của giặc là do phải hứng chịu tới tấp nhiều cuộc tấn công như vũ bão của ta. Hiểu theo chiều nào thì hình ảnh vị tướng họ Trương cũng rất đáng tự hào. Đặc biệt,
câu văn trên còn dùng cụm từ “cờ xuê lộ bố” theo kiểu danh tướng Lý Thường Kiệt thể hiện rò quyết tâm quét sạch quân xâm lược ra khỏi còi bờ.
Niềm tự hào về truyền thống gia tộc và phẩm chất tốt đẹp của con người là nền tảng của niềm tự hào về đất nước. Ở chiều hướng sâu rộng hơn, tự hào trong văn tế là niềm hãnh diện về tinh thần yêu nước, một truyền thống quý báu ngàn đời của dân tộc: “Tấm thân giữa trời đất, hạo khí từ xưa nay. Người đời ai chẳng chết, chết mà vẫn oai linh.” (Văn tế các tướng sĩ đánh Pháp tử trận [4; 11b] NĐT) Câu văn tế trên thể hiện rò giọng điệu tự hào về khí tiết oai hùng, tinh thần yêu nước của dân tộc, về “hạo khí” được đất trời hun đúc từ ngàn xưa đến nay. Công cuộc trung hưng trừ bạo nhờ đó đạt nhiều thành quả. Đặc biệt, những câu trên còn ca ngợi tinh thần không tiếc máu xương vì tổ quốc, sẵn sàng hi sinh ngoài chiến trường, không để đời người mất đi vì cái chết vô nghĩa.
Thường thì giọng điệu này được thể hiện ở phần thích thực của bài văn tế. Chức năng của giọng điệu sôi nổi, tự hào này là ca ngợi đức độ, công huân của người đã khuất. Nhớ về đức hạnh, công lao của người đã khuất, tác giả không khỏi tiếc thương cho sự ra đi quá nhanh của họ. Do vậy, gắn liền với giọng điệu sôi nổi, tự hào (và giọng thân thiết) chính là giọng điệu bi ai oán thán.
3.3.4. Giọng bi ai oán thán
Bi ai là nỗi lòng buồn thảm, thương xót, đồng thời gây cảm giác xót thương ở người khác. Đây là giọng điệu thường trực của văn tế. Chết là sự mất mát vĩnh viễn. Dù là cái chết của người thân hay bất cứ mối quan hệ nào khác, người đứng tế đều tỏ lòng xót xa, thương tiếc, bi ai.
Giọng bi ai đặt nền tảng trên giọng thân thiết. Vì quá đỗi thân thiết, yêu thương nên khi có một người mãi đi xa, người ở lại không sao tránh khỏi cảm giác mất mát cực kỳ to lớn về mặt tinh thần. Cú sốc lớn nhất không gì bằng con mất mẹ: “Đạo trời vốn có âm dương được mất, lòng người thảm nhất lúc mẫu tử biệt li. Mẹ ra đi chuyến này đau đớn quá, nên Thuật đầm đìa huyết lệ sầu bi. Nhị Hà nước chảy về đông, phố phường tiêu tác; Hồ xuân sen đầy mặt nước, thôn ấp sầu tư.” (Nguyễn Thuật tế mẫu văn [9; 7a] NĐT) Hiểu rò đạo trời có âm dương được mất, nhưng đạo người vẫn không thể cam lòng trước cảnh biệt li. Đó là lẽ tự nhiên của tình người. Nước chảy theo luật, sen nở đúng mùa, lòng