Kết Cấu Ca Dao Trữ Tình Xét Ở Gĩc Độ Diễn Xướng


thù của kết cấu dân ca Nga, đi sâu miêu tả “phép đối ngẫu tâm lý”, “thủ pháp thu hẹp dần các tầng bậc hình tượng” của bài ca.

Theo các tác giả, khi sử dụng “phép đối ngẫu tâm lý”, bài ca sẽ so sánh, đối chiếu (tương đồng hoặc tương phản) con người, hành động và tâm trạng con người với bức tranh thiên nhiên. Sự so sánh, đối chiếu đó chi phối cách sắp xếp các yếu tố, các bộ phận của bài ca, tạo nên sự cân đối của các phần trong bài ca. Một trong những ví dụ mà các nhà folklore học Nga thường dẫn ra khi nói về phép đối ngẫu tâm lý là bài ca sau đây:

Trong sương mù mặt trời hồng, trong sương mù Mặt trời hồng không nhìn rõ trong sương mù

Nỗi buồn, cô gái đẹp, nỗi buồn

Không ai nhìn thấy nỗi buồn của cô [2, tr.102].

Khi sử dụng “thủ pháp thu hẹp dần các tầng bậc hình tượng”, bài ca đi từ rộng tới hẹp, từ bức tranh thiên nhiên, sinh hoạt và kết lại cuối cùng ở hình ảnh, tình cảm, tình ý của nhân vật trữ tình:

Trên thảo nguyên, thảo nguyên Xaratốp Và thảo nguyên khác ở miền Camuwsca Giữa rừng rậm bao la

Bên dòng nước chảy qua Bên giếng khơi lạnh buốt

Chàng Coodawsc sông Đông Đang cho ngựa uống nước [2, tr.104]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Đặc biệt, các tác giả đã phân tích ý nghĩa kết cấu của hình tượng con người trong dân ca Nga. Đây là những ý kiến sâu sắc, thi vị, giúp chúng ta tiếp cận tìm hiểu kết cấu ca dao từ góc độ các biện pháp tu từ (có người còn gọi là “phong cách học”).


Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 3

Ngoài những công trình nghiên cứu về kết cấu ca dao đề cập đến một góc độ của kết cấu như đã nêu trên, còn có những công trình mà trong đó kết cấu ca dao được nhìn nhận không phải từ một mà từ hai hay ba góc độ như đã nêu. Chẳng hạn như công trình của tác giả Hoàng Tiến Tựu “Bước đầu tìm hiểu sự khác nhau giữa ca dao và thơ lục bát”, của Đặng Văn Lung “Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình”, chương sách của Chu Xuân Diên “Cấu tứ trong thơ trữ tình dân gian và những truyền thống nghệ thuật của ca dao, dân ca Việt Nam”, “Thi pháp ca dao” của Nguyễn Xuân Kính, “Những thế giới nghệ thuật ca dao” của Phạm Thu Yến và các công trình của N.I.Cravxốp và X.G.Lazuchin mà chúng tôi đã dẫn.

Những truyền thống nghiên cứu trên, những đóng góp của các thế hệ nghiên cứu rất đáng trân trọng. Luận án tiếp thu những ý kiến quý báu, trên cơ sở đó tiếp tục đào sâu và mở rộng một số vấn đề thuộc đặc trưng kết cấu ca dao.

7. Các khái niệm, quan niệm liên quan đến đề tài

7.1. Khái niệm ca dao

Có nhiều quan niệm khác nhau về cách gọi “ca dao”, “dân ca”. Theo sách Mao truyện, từ “ca” là hát có kèm theo nhạc. Còn trong sách “Thuyết văn”, “dao” là hát không có đàn sáo. Nhĩ Nhã cũng viết: “Dao vi vô ti trúc chi loại, độc ca chi”, ca dao là thuật ngữ chỉ những bài hát có nhạc hoặc không có nhạc.

Trong thực tế, những bài hát cổ ở Trung Quốc và Việt Nam khi ghi lại trong các tập sách, chỉ còn phần lời ca, giống như ca dao mà thôi. Nhà văn Sơn Nam đã nhận xét: “Trong ngôn ngữ bình dân không nghe nói đến từ ca dao. Căn cứ vào nhạc điệu, trường hợp sử dụng, họ gọi đó là hát đưa em, hát huê tình, hát đối, hò chèo ghe, hò xay lúa, hò cấy,…”[73, tr.55]. Phạm Duy thì cho rằng: “Dân ca Việt là những bài thơ bốn chữ, năm chữ, lục bát, hay


song thất lục bát, được những giọng hát địa phương phổ nhạc, rồi tùy theo công dụng hay thổ ngơi mà mang tên là ca, là hò, là lý, vân vân...Dân ca Việt là những bài thơ hoặc văn vần do kẻ sĩ hay nông dân sáng tạo và hát lên, rồi tùy theo nhu cầu mà có thêm nhịp điệu cần thiết cho sự sống còn của giai điệu và lời ca” [25, tr28 - 29].

Tác giả Vũ Ngọc Phan cũng cho rằng giữa ca dao và dân ca ranh giới không rõ. Trong cuốn “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”, ông đã viết: “Không chỉ riêng điệu “hò Đồng Tháp” đã sử dụng ca dao, hát trống quân, hát quan họ Bắc Ninh, hát ru em, hát xẩm, hát lý cũng hay dùng nguyên ca dao, và tùy theo từng loại dân ca, người ta thêm vào những tiếng đệm, những tiếng láy, những điệp khúc, tạo nên những giai điệu riêng biệt của từng loại dân ca, làn điệu khác nhau. Điều này chứng tỏ rằng nếu chỉ nghiên cứu dân ca riêng về mặt văn học thì không thấy được hết giá trị của dân ca.” [145, tr.599].

Theo cuốn “Việt Nam tự điển” thì “Ca” là bài hát thành khúc, “Dao” là câu hát ngắn độ một vài câu. Ca dao là câu hát phổ thông trong nhân gian. Từ "dân ca" thì không có. Từ “dân ca” có lẽ chỉ được khai sinh trong giai đoạn phát triển của tân nhạc vào khoảng giữa thập niên 40, khi các nhà soạn nhạc muốn quay về cội nguồn và khởi sự công việc sưu tầm nghiên cứu dân nhạc cổ truyền, để từ đó sáng tác ra những nhạc phẩm có tinh thần dân tộc. Dân ca là những bài hát đã đi vào kho tàng nghệ thuật dân gian bằng phương thức truyền miệng [10].

Các nhà khảo cứu của tổ chức Văn học dân gian, trong cuốn “Ca dao Việt Nam trước Cách mạng” đã định nghĩa: “Ca” là: câu thành khúc điệu. “Dao”: câu không thành khúc điệu. “Dân ca”: bài hát có nhạc điệu nhất định. Họ khẳng định: "hầu hết dân ca Việt Nam là ca dao có khúc điệu, có tiếng đệm, tiếng lót" [179]. Quan niệm này gắn chặt dân ca với ca dao.


“Từ điển thuật ngữ văn học” cũng đưa ra định nghĩa về “ca dao” đồng nghĩa với “dân ca” như sau: “ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu…Ca dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu”. Dân ca là “một loại hình sáng tác dân gian mang tính chất tổng hợp bao gồm lời nhạc, động tác, điệu bộ kết hợp với nhau trong diễn xướng” [66].

Như vậy, thuật ngữ “ca dao”, “dân ca” không phải bắt nguồn trong sinh hoạt dân gian, mà do các nhà sưu tầm và biên soạn thơ ca dân gian “mượn từ sách Hán thi, đồng thời mượn luôn cả định nghĩa của họ”. Chúng tôi đồng ý với quan niệm của Chu Xuân Diên và Nguyễn Xuân Kính. Tác giả Chu Xuân Diên viết: “Ca dao là những bài hát thường ngắn, hoặc hai, bốn, sáu hay tám câu, âm điệu lưu loát, phong phú…Theo cách hiểu thông thường, thì ca dao là lời các bài dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy…hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành làn điệu dân ca” [94, tr.436]. Còn Nguyễn Xuân Kính trong bộ “Kho tàng ca dao người Việt” thì khẳng định: “Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi)…Không phải tòan bộ những câu hát của một loại dân ca nào đó cứ tước bớt tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi,…thì sẽ đều là ca dao. Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách. Và ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian” [99]. Mặt khác, chúng tôi nhấn mạnh:

Vì thuật ngữ ca dao, dân ca có quan hệ chặt chẽ với nhau nên tách ca dao ra khỏi dân ca khi khảo sát, nghiên cứu nhiều khi sẽ sa vào tình trạng không giải thích đúng, thậm chí không lý giải được hiện tượng. Về nguyên tắc lý thuyết, cần phải quan niệm hai khái niệm “ca dao”, “dân ca” gắn bó


chặt với nhau, nhiều khi là một. Nhưng trên thực tế, phải thừa nhận sự tồn tại song song hai thuật ngữ “ca dao”, “dân ca” để phục vụ mục đích nghiên cứu. Tiếp cận ca dao phải chú ý đến mối quan hệ chặt chẽ với hồn cảnh diễn xướng, hình thức diễn xướng, làn điệu và ngược lại.

Trong luận án, chúng tôi dùng thuật ngữ “ca dao”, hay “lời ca dao”, “bài ca dao” để nói về đơn vị tác phẩm ca dao.

7.2. Kết cấu

Thuật ngữ kết cấu mượn từ kiến trúc, hội họa. Bất cứ tác phẩm nào cũng được xem như là một công trình kiến trúc. Kết cấu tác phẩm nhằm mục đích phản ánh đời sống, biểu lộ thái độ, tình cảm với đời sống. Trong tác phẩm, từ một ký hiệu ngôn ngữ đến một hệ thống hình tượng đều thể hiện phương diện này hay phương diện khác của kết cấu.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra quan niệm về kết cấu. Dương Quảng Hàm viết: “Kết cấu (kết: tết lại, cấu: gây thành) nghĩa là cách sắp đặt các ý tứ cho thành một bài văn” [67, tr.10]. Hà Như Chi cũng cho rằng kết cấu “nghĩa là cách xếp đặt ý tứ” [23, tr.38]. Quan niệm về kết cấu như thế còn đơn giản. Kết cấu phải bao gồm các yếu tố nghệ thuật gắn bó với nội dung và thể loại. “Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục tác phẩm…Kết cấu là một yếu tố của hình thức,…thực hiện nhiệm vụ đối với các yếu tố của nội dung tác phẩm như: chủ đề, tư tưởng,…Trong mối quan hệ giữa kết cấu và chủ đề, tư tưởng, bao giờ chủ đề, tư tưởng cũng đóng vai trò chủ đạo và chi phối kết cấu, ngược lại, nếu kết cấu thay đổi thì chủ đề tư tưởng cũng chịu ảnh hưởng…Nhiệm vụ quan trọng nhất của kết cấu là phải tổ chức tác phẩm sao cho chủ đề tư tưởng tập trung thông qua kết cấu” [58, tr.143].

Trần Đình Sử thì quan niệm: “Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm. Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác


nghệ thuật...Kết cấu tác phẩm không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng trong tác phẩm…Kết cấu là toàn bộ tổ chức tác phẩm trong tính độc đáo, sinh động, gợi cảm của nó…Mọi phương diện tổ chức tác phẩm, từ nhỏ nhất như ví von, ẩn dụ, mỉa mai, câu, đoạn cho đến tổ chức trần thuật, hệ thống hình tượng, thể loại, cốt truyện… đều thuộc phạm vi kết cấu” [113, tr.295 - 296]. Trần Đình Sử còn nhấn mạnh: “Cần phân biệt kết cấu như một phương diện hình thức của tác phẩm văn học với kĩ thuật, thủ pháp…Kết cấu chỉ có ý nghĩa khi nào nó phục vụ cho việc biểu hiện một nội dung nhất định” [113, tr.295, 296].

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, “kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm”. “kết cấu thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp” [66], kết cấu chính là chỉ sự tổ chức các yếu tố nghệ thuật vào bố cục một văn bản cụ thể. Bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào cũng có bố cục nhất định.

Chủ nghĩa cấu trúc xem kết cấu là toàn bộ tổ chức tác phẩm trong tính độc đáo, sinh động, gợi cảm của nó. Kết cấu tác phẩm không phải là sự liên kết theo những công thức, biện pháp có sẵn mà là liên kết theo quan điểm của người sáng tác, nhằm tạo ra hiệu quả tư tưởng - thẩm mĩ. Kết cấu là một yếu tố vừa mang tính hình thức vừa mang tính nội dung. Kết cấu gắn liền với loại, thể, bút pháp, ngữ điệu, nhịp điệu,…nhằm thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Kết cấu giúp cho việc liên kết những cảm xúc và hình ảnh trong một cấu trúc tác phẩm, để làm nổi bật chủ đề, đảm bảo tối đa hiệu quả và sức truyền cảm của tác phẩm.

Kết cấu và cấu trúc là những khái niệm gần nghĩa nhau. Mở những trang từ điển, mục từ “cấu trúc”, cũng sẽ thấy các nhà nghiên cứu, các nhà từ điển học định nghĩa “cấu trúc” gần như với “kết cấu”. Ví dụ: “Từ điển thuật ngữ văn học” định nghĩa: “Cấu trúc là tổ chức nội tại, mối quan hệ qua lại


của các yếu tố của tác phẩm mà sự biến đổi một yếu tố nào đó kéo theo sự biến đổi của các yếu tố khác” [66, tr.34]. Kết cấu về cấu trúc đều bao hàm, chứa đựng sự tổ chức những yếu tố thuộc cả hình thức lẫn nội dung và đều do nhiều yếu tố tạo nên. Có những yếu tố thể hiện trong văn bản, có những yếu tố nằm ngoài văn bản (ví dụ đặc trưng thể loại, đặc trưng diễn xướng) nhưng cũng có vai trò vô cùng quan trọng tạo nên chúng. Sự phân biệt kết cấu và cấu trúc chỉ là tương đối, tùy thuộc vào quan niệm, mục đích nghiên cứu, sử dụng của người nghiên cứu, vì không phải mọi khái niệm đều có thể được phân định rạch ròi. Gorki đã nói: “Mọi sự minh định khái niệm đều phải dựa vào những ý nghĩa vốn không chặt chẽ, được nắm bắt bằng kinh nghiệm của từ ngữ trong ngôn ngữ tự nhiên” [113, tr.299].

Tranh luận về sự giống và khác của hai thuật ngữ “kết cấu” và “cấu trúc” không phải nhiệm vụ của luận này. Trong luận án, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “kết cấu” và “cấu trúc” thống nhất nghĩa với nhau. Chúng tôi tán đồng ý kiến của N.I.Cravxop, rằng kết cấu bao gồm:

“ Những bộ phận cấu tạo của chỉnh thể nghệ thuật (các thành phần);

- Sự sắp xếp, trình tự và mối quan hệ của các bộ phận;

- Các kiểu kết cấu;

- Các hình thức diễn đạt;

- Các phương pháp và biện pháp cấu trúc;

- Hình tượng con người và ý nghĩa kết cấu của nó” [140].

Kết cấu luôn mang đặc trưng loại và thể loại. Theo đó, kết cấu của loại tự sự khác với loại trữ tình và kịch. Kết cấu của tiểu thuyết khác truyện ngắn, thơ, tùy bút..v...v. Kết cấu ca dao khác với vè, đồng dao, khác với thơ trữ tình.

8. Cấu trúc luận án

Phần MỞ ĐẦU gồm:

1. Lý do chọn đề tài


2. Giới hạn và tư liệu nghiên cứu

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

6. Lịch sử vấn đề

7. Các khái niệm, quan niệm liên quan đến đề tài

8. Cấu trúc luận án


Phần thứ hai (nội dung) gồm 03 chương:

CHƯƠNG 1. KẾT CẤU CA DAO TRỮ TÌNH XÉT Ở GĨC ĐỘ DIỄN XƯỚNG

CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CA DAO TRỮ TÌNH XÉT Ở GÓC ĐỘ CÁC CÔNG THỨC TRUYỀN THỐNG

CHƯƠNG 3. KẾT CẤU CA DAO TRỮ TÌNH XÉT Ở GĨC ĐỘ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

Phần thứ ba: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023